Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Làm Cho Hoa Giấy Nở Đúng Ngày Tết mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hôm nay thứ 7, Trường An mới có thời gian để tập trung tham gia với trang nhà. Đọc bài anh SOS chuẩn bị Giáng Sinh, TA viết bài chuẩn bị tết Nguyên Đán, nhưng viết cho điều kiện khí hậu ở miền Nam VN. (TA)
Mỗi năm cứ vào dịp cuối năm là mọi nhà náo nức chuẩn bị chưng dọn làm đẹp cho nhà cửa, những nơi kinh doanh hoa, kiểng thì chuẩn bị sớm vì tùy thuộc vào thời gian sinh trưởng, ra hoa kết quả của cây trồng, tất cả chỉ để phục vụ vui chơi ba ngày tết cổ truyền .
Trường An được học hỏi và đã thực hành thử cho hoa nở đúng tết nguyên đán của hoa giấy. TA viết lên đây để mọi người tham khảo và góp ý cho hoàn thiện về qui trình xiết nước cho Hoa Giấy ra hoa đúng ngày Tết Âm Lịch.
Điều kiện bắt buộc:
– Hoa giấy phải được trồng trên chậu, không có rễ ăn xuống đất, nếu có rễ ăn xuống đất phải xoay chậu cho đứt rễ ăn xuống đất, hoăc chặt đứt rễ ( vì nếu có rễ ăn xuống đất chắc chắn khi bị xiết nước rễ sẽ ăn sâu thêm để tìm nguồn nước).
– Lá cây hoa giấy đang ở giai đoạn lá già thì rất hiệu quả trong việc xiết nước.
Đúng ngày mùng 10 tháng 11 âm lịch, ta cắt cành tỉa nhánh cây bông giấy để tạo dáng ( chặt bỏ hết những nhánh non), lặt sạch hết tất cả các lá còn lại trên cây bông giấy – lúc nầy cây hoàn toàn trơ cành- bắt đầu ngày mùng 10 tháng 11 âm lịch cây bông giấy không được tưới nước nữa, phải để cho nó khô hạn, không được tưới trên cành hay tại gốc gì hết, kể cả trời mưa cũng không cho nước mưa ướt vào gốc bằng cách kể từ ngày mùng 10 tháng 11 âl nầy ta chịu khó dùng miếng bạt ni-lông to che chắn kín gốc cây( phủ nguyên chậu). Cứ thế mà xiết nước suốt cho đến gần ngày tết. Trên những mắt lá sẽ ra 1 chùm hoa giấy và rất ít lá, ta sẽ có 1 chậu hoa giấy toàn bông rực rỡ không chen lá xanh đúng vào ngày tết, Khi đã ra hoa được nhỏ nhỏ bằng đầu đủa rồi có thể tưới sương sương cho có độ ẩm, chưng xong mấy ngày tết tưới nước, dưỡng cây, chăm sóc cây lại bình thường chờ năm sau làm tiếp qui trình nầy.
Nếu chúng ta sợ cây hoa giấy bị khô hạn chết mà tưới vào thì cây sẽ ra lá nhiều, không đẹp đâu và cây sẽ ra hoa sai ngày. Đừng sợ cây chết vì hoa giấy là cây chịu hạn, trong điều kiện thiếu nước nó ra hoa nhiều, đầy đủ nước nó ra lá và nhánh.
Hình ảnh kèm theo đây là của tác giả đã thực hành tại nhà.
Cách Làm Hoa Đào Nở Đúng Tết
Chăm sóc cây đào để đào nở hoa vào đúng dịp Tết, không phải chỉ tác động vào giai đoạn cuối mà phải tác động trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây.
Ngoài các biện pháp chăm sóc như tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, cắt tỉa tạo tán… muốn cho cây đào ra hoa đúng dịp Tết Nguyên đán chúng ta cần phải thực hiện thêm các biện pháp kỹ thuật như: khoanh vỏ hoặc đảo cây, vặt lá (tuốt lá)…
Vào tháng 10 -11 (tuỳ từng năm nhuận hay năm thường, phụ thuộc vào cây sinh trưởng tốt hay xấu để áp dụng) chúng có thể tiến hành các biện pháp sau:
Dừng bón phân, tưới nước cho đào
Không bón phân, tưới nước muộn (từ tháng 10 trở đi).
Phun tưới nước cũng là một công đoạn quan trọng vì đào phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Tùy điều kiện trời mưa rét hay nắng ấm, người trồng đào phải phun nước ấm (hoặc nước lạnh) để kích thích đào nở sớm (hay hãm cho đào nở đúng dịp).
Đảo cây đào
Thời gian đảo cây: Giống Đào Bích đảo cây khoảng 1/8 (âm lịch), đào Phai 20/7, đào Thất Thốn 1/7.
Cách đảo cây: Đào 1 bầu cách gốc 20 – 25 cm, sâu 20 – 25 cm (tùy theo kích cỡ của cây), tránh làm vỡ bầu. Chọn ngày trời nắng để đảo và đảo vào buổi sáng. Khi đảo cây ta có thể bứng cây vào chậu luôn hoặc chuyển cây sang hố khác, lấp đất chặt gốc.
Theo kinh nghiệm dân gian và theo các chuyên gia thì thường “thiến” đào vào tháng 8 âm lịch.
Đầu tiên, bà con sẽ tiến hành thao tác “thiến” đào. Theo kinh nghiệm dân gian và theo các chuyên gia thì thường “thiến” đào vào tháng 8 âm lịch, bằng cách: Dùng dao sắc cắt bỏ một khoanh vỏ thân ở dưới chỗ phân cành; sau đó một tuần, lá đào sẽ chuyển từ màu xanh đậm sang vàng nhạt và hơi rủ xuống. Nếu lá vẫn xanh tươi, thì tiếp tục cắt thêm một khoanh vỏ nữa. Sau khi bóc vỏ xong, cần dùng túi nylon cuốn che bên trên vết khoanh, buộc chặt để nước mưa không đọng chỗ vỏ bị khoanh làm thối vỏ.
Tiếp theo, từ đầu tháng 10 âm lịch, bà con cần hạn chế bón các loại phân bón có hàm lượng nitơ cao. các chuyên gia cũng lưu ý thêm từ giữa đến cuối tháng 11 âm lịch, bà con nên dừng bón phân vào gốc đào và hạn chế tưới nước để chuẩn bị tuốt lá.
Tuốt lá để làm gì?
Song song với việc khoanh hãm đào, bà con nên tuốt lá trước thời điểm sắp đến Tết âm lịch 2 tháng.
Tuốt lá nếu muốn có hoa đẹp nở trong dịp Tết âm lịch, song song với việc khoanh hãm đào, bà con nên tuốt lá trước thời điểm sắp đến Tết âm lịch 2 tháng. Thời gian tuốt lá tuỳ thuộc vào năm nhuận hay năm thường, hay thời tiết trong từng năm hoặc là sức sinh trưởng của cây nữa. Nếu tuốt bằng tay cần thận để không làm mất phần chân lá dính vào cành, làm như vậy sẽ mất mầm hoa. Với đào thế, bà con nên đánh cây và trồng cây trước khi tuốt lá 1 – 2 tháng. Đó là cách làm hoa đào nở đúng dịp Tết.
Cách thúc, hãm đào để đào nở đúng dịp Tết Nguyên Đán
Vào giữa tháng 11 âm lịch, nếu thời tiết nồm ẩm kéo dài, nụ hoa sẽ nhú to, hoa đào có khả năng sẽ nở sớm thì phải hãm lại.
Trong trường hợp áp dụng đúng quy trình như trên, tuy nhiên gặp phải thời tiết bất thường làm ảnh hưởng rõ rệt đến sự nở đào, lúc đó thì phải thúc đào nếu đào nở muộn. Phương pháp thúc đào nở muộn như sau:
Đến tháng Chạp âm lịch (tháng 12 âm), mà chưa thấy nụ hoa rõ rệt, thời tiết lạnh kéo dài (dưới 10 độ C trong vòng 7 ngày), thì phải thúc hoa bằng cách không tưới nước sau vài ngày, rồi tưới thật đẫm trở lại bằng nước ấm 40 – 50 độ C vào quanh gốc đào, tưới 5 – 6 lần/ngày, đồng thời quây nylon và thắp điện vào ban đêm – phun phân bón lá Đầu Trâu 901, 902 kích thích cho hoa nở đúng tết.
Vào giữa tháng 11 âm lịch, nếu thời tiết nồm ẩm kéo dài, nụ hoa sẽ nhú to, hoa đào có khả năng sẽ nở sớm thì phải hãm lại bằng các cách sau: Làm giàn che lưới tải đen và phun nước lạnh thường xuyên lên toàn bộ cả cây, pha phân urê với nồng độ 1% phun lên thân lá đào hoặc tưới bằng nước lạnh. Dùng dao khoanh một hay nhiều vòng xung quanh cành đào và thân đào để hạn chế vận chuyển dinh dưỡng nuôi cây, ức chế quá trình sinh trưởng như hãm đào lần đầu và chặt rải rác từ 10 – 12% bộ rễ quanh gốc đào. Như vậy đào cũng sẽ nở vào đúng dịp Tết âm lịch.
Một số lưu ý đối với người mua đào về chưng Tết
Đào trồng chậu thì cần thường xuyên tưới nước cứ khi nào thấy đất trên miệng chậu khô là phải tưới nước.
Sau khi mua cành đào mang về nhà nên đốt gốc, đốt cành hay nhúng ngay vào chậu nước nóng già 70 – 80 o C để nhựa của cành đào không chảy và các chất dinh dưỡng dự trữ nuôi hoa trong cành không thẩm thấu được ra ngoài, khi cắm vào lọ nên thay nước sạch 2 – 3 ngày/lần và mỗi lần thay nước cho 1 viên aspirin nhằm hạn chế vi khuẩn gây thối cành, tàn hoa. Nếu muốn đào nở nhanh hơn thì để trong phòng kín, thắp điện, đốt hương. Nếu muốn đào nở chậm lại cho nước đá vào bình, đặt ở chỗ thoáng khí, ban đêm mang ra ngoài ban công.
Đào trồng chậu thì cần thường xuyên tưới nước cứ khi nào thấy đất trên miệng chậu khô là phải tưới nước. Nhưng không nên tưới quá nhiều nước cho cây, cây sẽ bị úng, sinh ra khí độc thối rễ, cây sẽ nhanh bị chết. Không nên để chậu đào gần quạt hay chỗ có gió lùa vì sẽ làm đào mất nước nhiều dẫn đến rụng nụ và hoa sớm cũng không nên để đào chỗ quá tối vì sẽ không đủ ánh sáng cho đào quang hợp, mắt chồi sẽ bật, lá ra nhanh, màu sắc hoa bị nhạt, hoa nhanh tàn hoặc nụ hoa sớm rụng.
Cách Chăm Sóc Cho Cây Hoa Giấy Ra Hoa Nhiều, Nở Đúng Dịp Tết Đón Xuân
Cây hoa giấy là loại cây dễ trồng và chăm sóc nên được rất nhiều người yêu thích được trồng ở trước cổng nhà, trồng cây bonsai,… Cây cho hoa mỏng manh, uyển chuyển trong gió như một thiếu nữ và mùi thơm thoang thoảng. Cây cho hoa nở vào mùa hè đến hết mùa thu. Tuy nhiên, để cây hoa giấy nở hoa đúng vào dịp tết đang được rất nhiều người quan tâm.
Thực hiện xiết nước cho cây hoa giấy ra hoa đúng dịp tết
1. Bổ sung dinh dưỡng cho cây hoa giấy
– Trước khi thực hiện biện pháp ngưng tưới nước cho cây hoa giấy, cần bổ sung dinh dưỡng cho cây giúp cây khỏe mạnh, tăng đề kháng cho cây.
– Sử dụng phân bón NPK cung cấp cho cây, sử dụng 2/3 bát cơm pha với 20 lít nước sạch hòa tan hoàn toàn phân trong nước, tưới đẫm nước cho cây đến khi nước chảy ra ngoài thì ngưng tưới. Sau khi tưới 2-3 ngày đất trong chậu đã khô tưới lại nước sạch cho cây và để cân bằng lượng phân.
– Nên tưới cho cây 2 lần phân như vậy, mỗi lần tưới cách 7-10 ngày để cây có thể hấp thu được hết các dinh dưỡng được cung cấp cho cây. Sau 2 ngày tưới lại với nước sạch cho cây cân bằng lượng cung cấp phân.
– Việc cung cấp dinh dưỡng cho cây như vậy nhằm giúp cho cây sinh trưởng khỏe mạnh và có đầy đủ dinh dưỡng.
2. Kỹ thuật xiết nước cho cây hoa giấy
– Để kích cho cây hoa giấy ra hoa bạn cần làm khô đất, ngưng tưới nước cho cây là biện pháp giúp cây bật mầm, nở nụ cho cây.
– Sau khi bón phân đợt 2 cho cây được 7-10 ngày nên tiến hành xiết nước cho cây, tạo độ khô hạn hoàn toàn cho cây. Việc tạo đất khô hạn để kích thích cho cây bật nụ, cần quan sát lớp đất trong chậu khô hạn, khô trắng đất. Quan sát lá cây trên cành thấy lá héo rũ xuống, nhưng bên trên bề mặt lá vẫn còn màu xanh trên cành hoặc lá bị vàng 1/3 đầu lá.
– Việc xiết nước cho cây liên tục trong vòng 10-15 ngày cây bắt đầu ra nụ, là đã xiết nước thành công trên cây hoa giấy. Tuy nhiên, trong thời gian xiết nước cho cây hoa giấy bạn cần chú ý đến hiện tượng vàng lá, nếu quan sát thấy cuống hoa vẫn chắc, bình thường thì chưa cần tưới nước bổ sung ngay cho cây. Nhưng nếu trên cây có hiện tượng rụng hoa thì cần bổ sung nước cho cây ngay.
– Lúc này, việc bổ sung nước cho cây như thế nào là đúng? Bạn cần bổ sung lượng nước nhỏ cho cây từng ngày nhằm giúp cho cây sống, lượng nước tưới bạn có thể sử dụng bát ăn cơm tưới cho cây 2 bát nước là vừa đủ, không nên tưới nhiều một lúc cho cây để tránh tình trạng cây bị sốc nước khi tưới đột ngột tưới nước cho cây.
– Khi nào thấy lá trên cây có hiện tượng rụng và nhấc nhẹ lá ra được khỏi cành cây. Hoa ra đều khắp mọi phía của cây hoa giấy thì lúc này không cần cho cây đến giai đoạn ngưng nước. Và lúc này nên tưới nước trở lại cho cây với lượng nhỏ chia đều tưới dần sau 5-7 ngày là tưới nước bình thường cho cây.
– Khi tưới nước trở lại lá trên cây có thể rụng bởi lúc xiết nước cho cây hoa giấy lá đã chuyển hóa già và vàng lá nên lá rụng xuống khi gặp nước là hiện tượng bình thường.
– Sau khi xiết nước cho cây bạn không cần bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây hoa giấy, bởi ở giai đoạn trước khi xiết nước đã bổ sung thêm phân cho cây, lúc này cây đã có đủ dinh dưỡng cho nuôi hoa. Tuy nhiên, để cây ra hoa khỏe mạnh hơn bạn có thể bổ sung thêm nước vo gạo cho cây. Hòa nước vo gạo với nước sạch hoặc tưới trực tiếp nước vo gạo cho cây hoa giúp cho hoa nở bông to, đều và bền màu hơn. Bởi trong nước vo gạo có chứa hàm lượng vitamin B1 rất cao, nên có thể giúp cây cho hoa nhiều hơn, bông to hơn.
3. Những lưu ý khi thực hiện việc xiết nước cho cây hoa giấy
– Việc xiết nước để kích thích cho cây ra hoa giấy phải tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của cây, nên thực hiện việc này đối với những cây khỏe mạnh, cây sinh trưởng phát triển bình thường, có bộ lá xanh tốt. Không thực hiện trên cây yếu, cây dưới 5 năm tuổi.
– Quan sát trên cây nếu có nhiều cành chi dăm thì có thể thực hiện được. Nếu cây có ít chi dăm thì cũng không nên thực hiện việc xiết nước cho cây.
– Việc xiết nước cho cây hoa giấy ra hoa này có thể áp dụng vào dịp tết. Lúc này nên thực hiện việc bón phân cho cây từ đầu hoặc trung tuần tháng 11 âm lịch tưới cho cây 1 lần sau đó cách 7-10 ngày tưới tiếp cho cây một lần phân tiếp theo. Tiếp theo đến 27-28 tháng 11 âm lịch tiến hành ngắt nước cho cây hoa giấy hoàn toàn.
Chậu hoa giấy khoe sắc đón xuân
– Sau khi cây đã ra hoa bạn có thể tưới thêm phân cho cây, để cây ra hoa nhiều. Tuy nhiên vào mùa đông bạn nên tưới nước ấm cho cây để cây có thể kích thích nở hoa cho cây.
– Khi đang xiết nước cho cây ra hoa nếu gặp trời mưa bạn nên sử dụng bao nilong để che toàn bộ chậu lại để nước không thể ngấm vào chậu. Còn nếu khi siết nước được khoảng độ 2 tuần bạn có thể bỏ bao nilong ra và tưới nước bình thường.
Uniconazole là chất ức chế sinh trưởng thực vật, kích thích phân hóa mầm hoa, thúc đẩy ra hoa trái vụ. Khống chế sự phát triển chiều cao cây, giúp cây khỏe mạnh, cứng cáp hơn…
Chất ức chế sinh trưởng chlormequat clorua, Cycocel CCC, giúp hạn chế chiều cao cây, hỗ trợ tạo dáng cây cảnh bon sai, giúp cây có vẻ đẹp gài và cổ hơn. tạo tán cho cây ăn quả, hạn chế chiều cao cây lúa chống đổ ngã, phân
Hoa giấy là loài hoa được trồng phổ biến ở nước ta. Hoa giấy có 2 loại (hoa đơn và hoa kép). Hoa giấy có nhiều màu khác nhau: Đỏ thẫm, tím Huế,…
Hoa giấy với đăc tính dễ trồng, dễ chăm sóc,…hoa đa dạng màu sắc, được trồng với nhiều ý nghĩa khác nhau. Việc ghép hoa giấy ngũ sắc hiện nay đang trở thành một trào lưu ghép mắt, tạo dáng của các nghệ nhân.
Để nhân giống cây hoa giấy, bạn chỉ cần cắt một đoạn cành dài khoảng 15-20 cm từ cây đang trồng, nhúng đầu cắt của cành vào hoóc môn kích thích ra rễ và cắm vào chậu nông đựng đất trồng cây thoát nước tốt.
Bí Quyết Chăm Sóc Hoa Mai Tết Nở Rộ Đúng Ngày
Từ lâu, hoa mai đã trở thành loại hoa không thể thiếu trong những dịp tết đến xuân về. Với màu tươi sáng tượng trưng cho sự hân hoan ngày tết, mang ý nghĩa tươi vui và tài lộc. Tuy nhiên, làm thế nào để mai ra hoa đúng dịp tết là câu hỏi mà rất nhiều nhà vườn bâng khuâng. Vậy chăm sóc mai Tết thế nào, xử lý ra hoa như ra sao là đúng thời điểm?
1/ Cách xử lý ra hoa cho mai
Có hai cách xử lý ra hoa trên cây đó là dùng hóa chất và xử lý thủ công bằng tay. Tuy nhiên, việc kích thích ra hoa cho cây bằng hóa chất thường không được lựa chọn.
Mặc dù dùng hóa chất có thể tiết kiệm công và thời gian, tuy nhiên có thể lá không rụng hết và đôi khi còn phải lặt lại lá. Đặc biệt, việc sử dụng hóa chất quá nhiều sẽ dẫn đến cây mai bị suy kiệt và không có khả năng ra hoa tiếp những đợt sau.
Cách làm chủ yếu hiện nay đó là lặt lá mai bằng tay, bằng cách này giúp cho cây ra hoa đồng loạt và tập trung dinh dưỡng nuôi hoa. Căn cứ vào hình dạng của nụ mai cũng như thời tiết mà lặt lá cho cây đúng thời điểm để ra hoa đúng dịp tết.
2/ Thời điểm lặt lá mai thích hợp
2.1 Dựa vào thời tiết
Chuẩn bị lặt lá từ ngày 10 tháng Chạp (tháng 12) hàng năm, đồng thời còn dựa vào thời tiết mà lặt lá sớm hay muộn hơn.
Đối với hoa mai vàng 5 cánh: Khi thời tiết se lạnh nên lặt lá mai vào rằm tháng Chạp (14 – 15/12).
– Đối với thời tiết có nắng nóng và gió mạnh thì nên lặt lá vào khoảng 17 – 20 tháng Chạp nhằm tránh trường hợp hoa sẽ bung nở sớm hơn.
– Nếu tháng Chạp trời mưa nhiều và mùa mưa kết thúc muộn: cần lặt lá sớm (10 – 14/12) để kích thích nụ mai bung vỏ.
Đối với những giống mai có nhiều hơn 5 cánh (thường là loại 12 cánh trở lên) thì hoa thường nở muộn hơn so với mai 5 cánh vài ngày. Nên bạn sẽ phải lặt lá sớm hơn hoa mai 5 cánh khoảng 1 tuần.
2.2 Dựa vào hình thái nụ hoa
Bắt đầu quan sát nụ hoa từ ngày 10/12 âm lịch để lựa chọn thời điểm thích hợp lặt lá cho cây mai.
Tiến hành lặt lá cho cây vào khoảng ngày 12 – 13/12 nếu quan sát thấy nụ hoa còn quá nhỏ bằng hạt gạo. Nếu nụ hoa đã có kích thước vừa phải bằng hạt đậu đen và chưa lớn hẳn, thì tiến hành lặt lá vào thời gian 15 – 16 âm lịch.
Còn nếu nụ hoa đã lớn và sắp bung vỏ lụa thì nên vặt lá vào thời gian 18 – 19/12. Cần lặt lá cây mai sao cho nụ hoa bung vỏ lụa vào ngày 23/12 thì sẽ đảm bảo hoa mai nở đúng ngày tết.
3/ Cách lặt lá cho cây mai
Để cho cây mai ra hoa đẹp cần phải đảm bảo lặt hết lá trên cây nhằm tập trung dinh dưỡng cho cây nuôi nụ hoa. Khi lặt lá không nên tuốt vì sẽ làm hư hỏng mầm hoa. Sử dụng thao tác một tay nắm cành hoa, một tay cầm từng lá giật ngược về phía sau. Sau khi lặt lá cho cây hoa mai, chăm sóc mai tết thật cẩn thận, ngưng tưới nước một vài ngày rồi mới tưới trở lại.
Nụ hoa mai chuẩn bị bung nở
4/ Lưu ý sau khi lặt lá mai
Sau khi lặt lá, hãm nước trong vòng vài ngày cần tưới nước trở lại và chăm sóc như bình thường. Để cây đầy đủ dinh dưỡng phát triển nụ hoa. Lúc này cần bón phân với hàm lượng lân và kali cao nhằm phát triển mầm hoa, đồng thời nuôi dưỡng nụ hoa.
Cần cung cấp dinh dưỡng hữu cơ và lành tính cho cây mai sau khi lặt lá. Trong đó, phân trùn quế Sfarm là lựa chọn lý tưởng với
– Đầy đủ dinh dưỡng đa – trung – vi lượng và khoáng chất
– Vi sinh vật có lợi vô cùng đa dạng và phong phú
– Acid amin hữu cơ cần thiết như acid humic, acid fulvic và IAA
– Dinh dưỡng ở dạng dễ hấp thụ, cây có thể sử dụng ngay sau khi bón
– Đặc biệt hàm lượng lân, kali hữu cơ vô cùng cao giúp chuẩn form và bền hoa
5/ Cách xử lý khi hoa mai nở sớm và nở muộn
Nếu thời tiết lạnh hơn bình thường sẽ làm hoa nở chậm, nên tưới thêm nước ấm giúp cho hoa mai nở sớm hơn.
Ngược lại nếu thời tiết nóng và hoa có khả năng nở sớm nên đưa chậu hoa vào nơi mát mẻ hoặc dùng lưới đen để che lại cho hoa mai chậm nở hơn.
Hi vọng, với những chia sẻ nêu trên, các bạn có thể lựa chọn thời điểm lý tưởng để tiến hành lặt lá mai và chăm sóc mai tết chu đáo nhất. Để tạo ra được những chậu hoa mai đẹp và bền hoa thì cần phải chăm sóc cây mai thật tốt, chú ý quan tâm đến tình trạng thời tiết.
chúng tôi
5
/
5
(
3
bình chọn
)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Làm Cho Hoa Giấy Nở Đúng Ngày Tết trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!