Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Ghép Lan Rừng Bằng Thép Uốn Cây Cực Nhanh mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khi mua lan rừng theo kg về, bạn có thể lựa chọn nhiều cách ghép, bạn có thể ghép lên lũa, cột lên gốc cây, khúc gỗ… hoặc bạn có thể ghép lan vào chậu.
Bước 1: Chuẩn bị giá thể và lan rừng
Khi mua lan rừng theo kg về, bạn cắt bớt rễ khô già xong ngâm kích rễ tầm 30 phút đến 2 giờ – tùy loại lan, sau đó vớt ra để khô ráo.
Giá thể gồm: Vỏ thông, rêu rừng… bạn cũng ngâm vào nước tầm 2h, rồi vớt ra bỏ vào chậu nhé.
Bước 2: Cắt thép uốn cây ra từng khúc theo kích thước chậu bạn có.
Bước 3: Cố định lan và thép
Bạn sắp lan vào chậu theo thế thẩm mỹ nhất, sau đó bạn cố định 1 đầu thép vào thành chậu, rồi kéo chặt thép để cố định gốc lan.
(Loại thép này cực dễ uốn, phù hợp với bàn tay phụ nữ, không cần lực nhiều, lại cố định chắc chắn gốc lan vào chậu)
Bạn có thể cố định 1 dây đến 3 dây như các hình Ad làm bên dưới nhé!
Trồng theo cách này, bạn có thể ghép nhanh, cố định gốc chắc chắn, và đặc biệt là không bị lấp gốc, vì lan rừng rất ghét bị lấp gốc.
Chúc các bạn có những giò lan như ý.
Xin nhắc lại là Ad đã ghép được 11 giò chỉ trong vòng 1h đồng hồ đó ạ.
Nếu thấy hữu ích, hãy chia sẻ bạn nhé!
Kỹ Thuật Trồng Lan Cắt Cành Bằng Cách Chiết, Giâm, Ghép Trên Thân Cây Cực Đơn Giản
Kỹ thuật trồng hoa lan cắt cành có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau như ghép trên thân cây, trồng bằng xơ dừa hay cũng có thể trồng thành luống…
Các nhóm lan cắt cành được trồng phổ biến hiện nay như lan Dendrobium, lan Mokara, lan Vanda, lan Oncidium – vũ nữ…Kỹ thuật trồng hoa lan cắt cành dù có thể áp dụng nhiều phương pháp nhưng lại tương đối cầu kỳ và đòi hỏi cách chăm sóc khoa học mới đem lại những chậu lan đẹp như ý muốn.
Kỹ thuật trồng lan cắt cành bằng cách ghép trên thân cây
Với phương pháp này bạn nên sử dụng thân cây còn sống, cây lan được trồng ghép phải nhận được ánh sáng ban mai. Sau đó sử dụng thân cây đã chết như cây vú sữa, bóc vỏ, cắt thành các khúc ngắn để treo hay thành những đoạn dài để đứng, có giàn che cây lan. Buộc một miếng xơ dừa vào thân cây rồi buộc chồng lên đó gốc lan muốn trồng để giữ độ ẩm cây. Vào mùa mưa hay những nơi thời tiết quá ẩm không cần dùng xơ dừa. Khi buộc phải để gốc lan nằm lộ ra ngoài không khí để rễ cây phát triển.
Kỹ thuật trồng lan cắt cành bằng xơ dừa
Phương pháp trồng lan cắt cành bằng xơ dừa cũng không có gì khó. Tuy nhiên để lan có thể sống và cho hoa đẹp cần chọn xơ dừa của những quả già, khô xé ra to bằng bàn tay. Xếp các mảnh xơ dừa này thành băng dài trên giàn gỗ hoặc tre, mặt lưng quay xuống, mặt ruột lõm quay lên, giữ chặt chúng bằng 2 thanh nẹp tre ở 2 bên. Hoặc xếp các miếng xơ dừa theo chiều đứng thành từng bánh khoảng 3 – 5 cm. Sau đó dùng các cọc tre có mũi nhọn cắm thẳng vào giữa miếng xơ dừa để làm cọc đứng. Buộc cây lan vào cọc, gốc lan sát với xơ dừa. Với phương pháp trồng này không nên tưới nước nhiều sẽ khiến ngập úng. Để tránh úng nước có thể đục một lỗ nhỏ ở giữa miếng xơ dừa trước khi trồng.
Kỹ thuật trồng lan cắt cành trên luống
Trước khi tiến hành trồng cần làm luống cao 15 – 20 cm, rộng 1m, chiều dài tuỳ theo kích thước vườn. Có thể sử dụng giá thể gồm đất với phân chuồng, tro trấu. Nhưng hiện nay giá thể trồng luống được sử dụng là vỏ đậu phộng cho kết quả rất tốt, vì giá thể này có đặc điểm nhẹ, xốp nên thoát nước tốt, đồng thời quá trình phân hủy võ đậu phộng góp phần cung cấp dinh dưỡng cho cây.
Buộc đứng các cây lan vào các nẹp tre, cành cách cành 20 cm. Các cành lan dài khoảng 40 – 50 cm, càng nhiều tầng rễ càng tốt, thường có 2 – 3 tầng rễ. Dùng vỏ đậu phộng trải trên mặt luống cho chạm đến gốc lan, trên cùng dùng xơ dừa đã ngâm trải lên nhưng không nén lại mà tạo thành độ xốp.
Kỹ thuật trồng lan bằng cách chiết cành
Sau khi lấy bụi lan ra khỏi chậu, rửa sạch gốc rễ để loại bỏ đất trồng cũ, cắt bỏ rễ già đã bị khô chết, giữ lại rễ còn tốt và cắt ngắn chỉ để dài 5-6cm. Dùng dao sắc hơ qua ngọn lửa hoặc lau bằng cồn 90o, cắt tách mỗi bụi ra thành nhiều đơn vị, mỗi đơn vị có hai đến ba thân và hai đến ba mắt mầm ngủ, dùng vôi bôi vào chỗ vết cắt để vết cắt không bị hư thối.
Chậu trồng nên dùng loại bằng đất nung có nhiều lỗ để thoát nước và cho rễ lan đeo bám, kích thước chậu tuỳ thuộc vào độ lớn của nhánh lan định trồng. Đất trồng nên dùng than gỗ ngâm nước một ngày, vớt ra cho ráo rồi đập thành cục nhỏ kích thước 3-5cm. Xếp cục lớn dưới đáy chậu, cục nhỏ bên trên. Nhớ để mặt trên của lớp than cách mép chậu 2-3cm.
Để canh lan đứng cố định cần dùng cây kẽm làm cây ty, uốn gắn cây ty vào mép chậu, đặt cây lan lên mặt lớp than rồi cột thân cây lan vào cây ty để cây lan không bị đổ ngã khi chúng chưa kịp ra rễ bám chắc vào lớp than và thành chậu. Khi trồng nhớ đặt cây lan ở gần mép chậu và xoay hướng mọc của cây lan con vào giữa để sau này cây lan con mọc dần về phía giữa chậu, chậu lan sẽ cân đối. Để giữ ẩm nên phủ một lớp mỏng xơ dừa hay dớn sợi lên phía trên lớp than.
Sau khi trồng xong cần mang chậu lan vào chỗ mát, ẩm cao, tưới nước, phân hoặc phun phân bón lá và thuốc kích thích ra rễ Rootone. Khi thấy cây lan ra rễ non thì đưa dần chậu lan ra chỗ có ánh sáng rồi đưa lên giàn.
Kỹ Thuật Trồng Cây Hoa Hồng Leo Bằng Hạt Ra Hoa Cực Nhanh
Kỹ thuật trồng cây hoa hồng leo bằng hạt đúng là một thử thách giống như một trò chơi bởi tỷ lệ nảy mầm đạt 100% là cực khó. Nhưng nếu bạn thật sự có hứng thú với cách trồng này thì lại cực kỳ đơn giản so với cách trồng hoa hồng khác như giâm cành, trồng gốc…
Nhiệt độ
Tùy từng loại giống hoa hồng mà hạt cần nhiệt độ khác nhau để nẩy mầm, tuy nhiên dao động từ khoảng 20-25oC thích hợp cho đại đa số hạt. Không cần quá chú trọng đến vấn đề này vì chỉ cần che lưới là ổn.
Đất ươm hạt
Để tỷ lệ hạt nảy mầm cao trước hết bạn phải lựa chọn đất tribat hoặc đất ruộng pha cát, miển là thoát nước tốt. Để phòng hạt bị thối bạn nên đem đất gieo phơi nắng trực tiếp và phun thước trừ nấm để. Cũng cần phải chú ý luôn đảm bảo độ ẩm cho đất, không được để đất bị khô.
Ngâm ủ hạt giống
Hạt giống cây hoa hồng được đóng gói là hạt khô, nên cần ngâm nước ấm để hạt hút đủ ẩm, vỏ mềm hơn để mầm đủ sức phá vỡ lớp vỏ. Sau khi ngâm nước ấm khoảng 4 giờ, những hạt nổi cần loại bỏ vì chúng đều là những hạt lép hoặc đã hỏng. Sau đó những hạt giống đã được lựa chọn tiếp tục đem ngâm nước ấm trong khoảng 1-2 ngày cho đến khi hạt nở căng hết và ngấm đủ nước.
Kỹ thuật trồng cây hoa hồng leo từ hạt
Kỹ thuật trồng cây hoa hồng leo bằng gieo hạt bạn cần phải chú ý gieo sâu khoảng 5-15mm vào khay đất đã được trộn, sau đó phủ thêm 1 lớp cát để giữ ẩm cho đất. Cũng có thể che khay gieo hạt bằng nilon hoặc giấy báo để ngăn sự bay hơi. Nhớ phải để khay gieo hạt vào chỗ thoáng mát, có mái che, không để bị nắng chiếu trực tiếp vào khay gieo hạt.
Tránh trường hợp khay gieo hạt bị khô nên phải kiểm tra thường xuyên, nếu thấy khô phải xịt ẩm. Chỉ khoảng sau một tuần gieo, hạt giống sẽ nảy mầm, nhưng cũng có hạt phải tới hàng tháng mới nảy mầm tùy vào điều kiện từng nơi.
Cách chăm sóc sau khi gieo hạt
Khi hạt giống cây hoa hồng non mới nhú mầm dùng bình phun, hoặc chai nước đục lỗ nhỏ để phun tưới cho đất hơi ẩm là được, khi cây cao hơn 15cm thì chỉ tưới khi mặt trên của đất bắt đầu khô. Phương pháp tưới bầu ươm không được tưới trực tiếp từ trên xuống mà tưới từ dưới lên bằng cách cho vào bát hoặc khay sau đó đổ nước vào bát hoặc khay để viên nén tự hút nước.
Bón phân
Đối với những cây con, lúc này hệ rễ vẫn chưa đủ mạnh để hấp thụ phân có nồng độ cao, cho nên hãy dùng phân bón lá cũng có thể bón bằng lân vi sinh bón gốc khi cây được 3 tuần tuổi. Khi cây lớn hơn bạn muốn chuyển sang bầu hoặc chậu hãy làm ướt đẫm bầu cây, chờ thời tiết mát dịu vào chiều tối hãy chuyển cây phòng tránh cây bị héo. Bầu đất cần cao hơn mặt đất bạn chuyển cây, cây sẽ không bị thối thân, bạn hãy tưới nước cho cây vào buổi sáng mát hay chiều xuống, không tưới vào ban đêm sẽ bị úng thân và cây dễ sinh bệnh.
Cách lấy hạt từ hoa hồng để nhân giống cho vụ sau
Khi bạn đã sở hữu một giàn hoa hồng leo cực đẹp lúc này hãy nghĩ tới việc nhân giống nếu bạn muốn trồng thêm bui cây hoa hồng khác. Trước tiên hãy quan sát khi quả hoa hồng bắt đầu khô và nhăn lại, hãy lấy hạt vào thời điểm này, đừng để chúng khô hoàn toàn nếu thấy hạt chuyển sang màu nâu có thể các hạt bên trong đã bị chết khô rồi, không sử dụng được nữa.
Sau đó cắt quả hoa hồng với một con dao nhỏ, hạt sẽ nhanh chóng được lộ ra, bạn hãy khéo léo kéo các hạt ra với chính mũi dao bạn vừa dùng hoặc bất kỳ vật dụng nào khác. Khi đã tách hạt ra từ những bông hoa chúng ta cần làm sạch hạt, không còn lớp bột mỏng bao phủ hạt nữa, nếu lớp bột này còn sẽ ngăn cản việc hạt nảy mầm. Phương pháp tách hạt từ hoa chỉ có vậy, sau đó nếu muốn trồng luôn bạn hãy thực hiện như các bước hướng dẫn ngâm ủ ở trên để có được những cây hồng con khỏ mạnh rồi đem trồng.
An Dương
Kích Thích Ra Rễ Lan Cực Nhanh
Làm thế nào để lan phát triển khỏe mạnh ra rễ nhanh, nhiều? Tại sao tôi trồng lan mà rễ nó phát triển kém? Có chất kích thích nào sử dụng giúp lan ra rễ khỏe, nhiều hay không? Kỹ thuật trồng phong lan ra rễ nhanh mạnh? Kích thích rễ lan mọc nhanh bằng cách nào? địa chỉ mua bán hóa chất kích thích ra rễ lan?
Trước khi đi vào tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp chăm sóc lan chúng ta bạn đọc có thể tham khảo đặc điểm thực vật học của hoa lan đặc biệt là rễ lan:
1. Đặc điểm thực vật học của hoa phong lan
Để trồng phong lan tốt và biết về cách kích lan ra rễ bạn phải luôn lưu ý rằng rễ phong lan khác với rễ của cây trồng khác trong vườn. Rễ phong lan bao gồm một lõi bên trong rất cứng có chức năng lưu dẫn chất dinh dưỡng và lớp phủ bên ngoài là vật liệu không thấm nhưng hấp thụ được nước, phân bón và oxy. Để biết được một bộ rễ khỏe bạn chỉ cần nhìn xem rễ có màu xanh lục hoặc đôi khi màu đỏ. Phần xanh ở đầu rễ càng dài thì rễ sẽ mọc càng nhanh. Cái màu xanh của rễ đôi khi làm cho người trồng bị nghiện nhìn hơn cả nụ hoa.
Chức năng của rễ hoa lan:
Có nhiều loại lan sống phụ sinh trên các cành cây cao. Vậy nên rễ không chỉ hấp thụ chất dinh dưỡng, sương sớm, nước mưa…mà còn phải bám chặt vào thân cây.
* Rễ lan hấp thụ nước như thế nào?
Khi rễ phong lan khô sẽ có màu trắng nhưng sẽ chuyển sang xanh lục khi ngậm đủ nước. Khi rễ ướt thì phần vỏ ngoài rẽ phồng lên giúp rễ ngậm nhiều nước nhất có thể, khi rễ bị khô thì phần vỏ ngoài này lại đóng vai trò như một lớp màng ngăn nước thấm ngược ra ngoài gây mất nước cho cây.
* Khả năng bám vào giá thể của rễ lan
Thông thường các rễ ở bên trên (tạm gọi là rễ gió) không thể lấy nước và chất dinh dưỡng thì rễ gió có chức năng trao đổi oxy và bám chặt vào bề mặt cành cây. Một khi đã bám được vào bề mặt thì phần bám ở đầu rễ sẽ dẹp đi để tăng diện tích bề mặt bám giúp lan bám dín chặt hơn. Các rễ gió có lớp ngoài dày hơn các rễ khác giúp chúng thích nghi (thường là hấp thụ nhanh nước) với các cơn mưa bất chợt ngoài tự nhiên. Một lưu ý là rễ lan sẽ mềm và xanh khi chúng bị ướt liên tục trong thời gian 10 phút hoặc lâu hơn sau đó sẽ hấp thụ nước.
Vì thế các nhà vườn thường tưới nước sơ qua trước khi bón phân hay xịt thuốc hoặc tưới nước thành 2-3 đợt.
* Sự trao đổi khí ở rễ cây hoa lan
Một chức năng quan trọng đối với tất cả các loài thực vật và phong lan nói riêng là trao đổi khí vì vậy phong lan thích được tiếp xúc với không khí trong lành. Nếu mua lan về trồng thì hầu hết phong lan không thể được trồng bằng đất mà phải được trồng trong các chậu có lỗ thoáng để đảm bảo không khí lưu thông quanh rễ như ngoài môi trường tự nhiên.
* Sự quang hợp của rễ cây phong lan
Rễ có thể đóng vai trò quang hợp, nếu trồng trong chậu nhựa bạn sẽ thấy rỗ rễ lan chuyển sang màu xanh lục. Một ví dụ cụ thể là lan Căn Điệp, loại này là lan không lá nhưng lại có được năng lượng để phát triển nhờ chất diệp lục trong rễ.
* Rễ lan là nơi lưu trữ tạm thời
Một chức năng nữa của rễ lan đó là có thể lưu trữ chất dinh dưỡng và nước tạm thời trước khi lưu dẫn lên thân.
* Có nên thay chậu cho cây hoa lan?
Thời gian tốt nhất để thay chậu là vào 1 trong 2 thời điểm:
Lúc rễ bắt đầu nhú đến khoảng 2-3cm để rễ cây thích nghi nhanh với môi trường mới
Lúc rễ ra dài từ 5-6cm để cây rễ cây thích nghi nhanh với môi trường mới và nếu bạn có làm gãy rễ trong quá trình thay chậu thì rễ cây đủ lớn để mọc nhánh rễ mới trên rễ bị gãy.
Rễ phong lan rất nhạy cảm với môi trường sống, khi có sự thay đổi môi trường sống thì cây sẽ phải thay rễ cũ bằng rễ mới để thích nghi.
* Thay đổi chất lượng nước
Sự thay đổi về chất lượng nước có thể làm phong lan chột rễ cũ và mọc mới nhằm thích nghi với các điều kiện mới.
2. Tại sao tôi trồng lan mà rễ nó phát triển kém?
2.1. Xử lý giá thể trồng phong lan
– Giá thể trồng lan đã xử lý đúng cách hay chưa, có thể than để trồng lan có chứa nồng độ mặn.
– Để khắc phục bạn cần đánh lan ra trồng vào giá thể khác hoặc tưới xả nước thành nhiều lần, đồng thời kích rễ bằng thuốc B1.
Vì vậy xử lý tốt giá thể trước khi trồng là việc không thể bỏ qua.
2.2. Sử dụng chất hóa học quá sớm
Khi lan ra rễ, đầu rễ còn non bạn đã tưới phân, xịt thuốc nấm hay diệt vi khuẩn cho lan. Điều này khiến rễ bị thun lại không đâm dài tiếp được nữa.
– Cách xử lý: chỉ dùng nước tưới thường xuyên, không tưới phân hoặc thuốc tới khi lan mọc rễ mới.
2.3. Tưới nước không đúng thời điểm
Việc làm này tưởng chừng tốt cho lan nhưng lại gây hư hại đầu rễ: trưa nắng bạn tưới nước, cây sẽ bị sốc nhiệt ngay sau đó.
2.4. Không thay giá thể lan
Vài năm bạn không quan tâm xem giá thể trồng lan có bị hư mục hay không, và không thay mới cho chúng. Đầu dễ sẽ kém phát triển hay bị cháy vì giá thể gia tăng thêm acid hoặc quá kiềm.
2.5. Thay đổi vị trí trồng lan
Khi bạn di chuyên chậu lan từ vùng này sang vùng khác dẫn đến khí hậu bị thay đổi làm cây không ra rễ mới, có khi 6 tháng sau vẫn không chịu ra rễ mới. Nhưng cây vẫn sống khỏe mạnh, vào mùa phù hợp cây sẽ cho rễ và phát triển giả hành khỏe hơn.
2.6. Lạm dụng việc di chuyển lan
Việc di chuyển chỗ ở của lan thường xuyên cũng gây ra sự phát triển chậm ở rễ cattleya, thiếu hụt nắng sáng cũng làm rễ mới lâu ra.
2.7. Lan mang mầm bệnh
Lan mang mầm bệnh hay quá yếu, nhất là khi cây cho rễ rồi những lại bị thui chột mất.
2.8. Tách chiết nhiều lần
Giống lan Cattleya nếu tách chiết nhiều lần cũng khó có thể cho ra rễ mới ở những giả hành cũ, hoặc khi giả hành con đâm rễ con thì mới bung rễ sau…
2.9. Ghép lan trên thân gỗ không vững
Lan khi ghép trên thân gỗ không được cố định vững chắc, hay bị đong đưa sẽ khó cho rễ
2.10. Chậu trồng lan quá nóng
Vào buổi chưa, chậu có bị nung nóng quá hay không, nếu nóng quá cũng làm cho rễ bị thun lại khi bám vào chậu.
3. Kích rễ cho lan mọc nhanh chóng và hiệu quả
Khi hoa lan mới mua về thường thì rễ hay bị héo hoặc bị trơ rễ. Bạn hãy làm theo cách sau đây để kích rễ cho lan nhanh chóng, giúp lan phát triển khỏe mạnh, sớm cho hoa.
Kỹ thuật pha và sử dụng chất kích thích ra rễ Auxin NAA 99%
Bước 1: Tiến hành sử dụng chất kích thích ra rễ NAA 99% để kích ra rễ cho cây hoa lan
+ Nhúng nhanh 3 – 5s: Sử dụng α-NAA 99% nồng độ 4000 – 6000 ppm (4 – 6g/1 lít nước).
+ Ngâm trong khoảng 1h: Sử dụng Auxin α-NAA 99% nồng độ 50 – 150 ppm, tương ứng (1g – 2g/20 lít).
– Nhúng hoặc ngâm đoạn cành/gốc của lan vào dung dịch nêu trên. Sau đó nhấc ra, để khô ráo nước sau đó ngâm vào dung dịch lần nữa, quan sát rễ căng phồng vì được hút no nước thì nhấc ra.(không áp dụng cho trường hợp nhúng nhanh).
Lưu ý: Trước khi ngâm rễ vào dung dịch nên để cho rễ hơi khô. Không pha quá nồng độ khuyến cáo, không ngâm hoặc nhúng quá thời gian khuyến cáo sẽ làm ức chế sự ra rễ của cành/gốc lan.
+ Auxin Alpha NAA: ít tan trong nước, dễ tan trong nước nóng: độ tan trong nước 0,42g/lít. Độ hòa tan trong rượu etylic 33g/lít. Tan tốt trong các dung môi khác như acetone, eter, cloroform, dung dịch kiềm
+ Auxin Alpha Na-NAA (loại muối): Tan tốt trong nước
Hướng dẫn pha Auxin Alpha NAA bằng dung dịch kiềm:
Cách 1:
Hòa tan bằng dung dịch kiềm NaOH (hoặc K 2CO 3 – Kali hữu cơ)
– 200 – 300ml nước nguội hòa tan 1 thìa NaOH (hoặc K 2CO 3). Thu được dung dịch NaOH loãng (có môi trường kiềm nhẹ)
– Sau đó cho 1 – 2g NAA vào dung dịch vừa pha lắc cho tan hoàn toàn.
– Bỏ lượng nước còn lại vào. Thu được dung dịch có thể được sử dụng.
Cách 2:
Để tạo dung dịch kiềm ta hòa tan khoảng 2 – 3 thìa cà phê Baking Soda hoặc Nabica (có thể mua Baking Soda hoặc muối Nabica tại hiệu thuốc hoặc cửa hàng hóa chất) vào khoảng 200 – 300ml nước nóng (80 – 95ºC), khuấy đều cho tan hoàn toàn. Cân lượng NAA cho vào dung dịch kiềm vừa pha và khuấy đều đến tan hết, sau đó mới thêm đủ lượng nước nguội theo định mức trước khi ngâm hoặc nhúng cành giâm.
Bước 2: Thực hiện sau khi thực hiện (bước 1) 2 ngày
Ngâm phần rễ trong dung dịch sau: 4 lít nước ấm; 1 thìa đường vàng; 1 thìa cà phê phân bón loại NPK 16-16-8 (nên kết hợp với thìa cà phê Dịch rong biển dạng bột (tan 100%). Hòa tan dung dịch này và tiến hành ngâm rễ trong khoảng từ 1 đến 2 tiếng đồng hồ. Sau đó nhấc ra, để khô ráo nước, rồi tiếp tục ngâm tiếp vào dung dịch đó 1 lần nữa. Nếu quan sát thấy rễ căng phồng vì được hút no nước thì nhấc ra và trồng trên giá thể lan.
IBA-K98% tan trong nước chủ yếu được sử dụng để kích thích ra rễ của cành giâm, IBA-K có tác dụng kích thích ra rễ cực mạnh (đặc biệt trong kỹ thuật giâm cành bằng cành
Kinetin thường được sử dụng trong nuôi cấy mô thực vật để kích thích sự hình thành callus (mô sẹo) (kết hợp với auxin) và tái tạo các mô chồi, ứng dụng trong việc đánh thức chồi ngủ…
Alpha NAA (1-Naphthylacetic Acid hoocmon NAA) là một loại auxin có nhiều tác dụng trong nông nghiệp, ưu điểm đặc trưng nhất chính là khả năng kích thích ra rễ, kích thích
Tự sản xuất phân bón lá, công thức phối trộn phân bón lá, pha chế phân bón lá có chứa vitamin B1 như thế nào? Phân bón lá vi lượng, vitamin B1 kích rễ và hoa cho cây cảnh…
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Ghép Lan Rừng Bằng Thép Uốn Cây Cực Nhanh trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!