Đề Xuất 3/2023 # Cách Đơn Giản Để Nhận Biết Hoa Lan Hoàng Lạp Có Thể Bạn Chưa Biết # Top 3 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Cách Đơn Giản Để Nhận Biết Hoa Lan Hoàng Lạp Có Thể Bạn Chưa Biết # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Đơn Giản Để Nhận Biết Hoa Lan Hoàng Lạp Có Thể Bạn Chưa Biết mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Là loài lan thuộc chi hoàng thảo, gốc thóp bé, thân rất cứng, tròn bóng, có nhiều rãnh dọc, phình ở giữa (tùy cây phình nhiều hay ít), cao khoảng 6-30 cm, chu vi thân thường khoảng 1.5-4 cm, có 2-5 đốt/thân, màu vàng pha hơi xanh, thân già vàng nhiều hơn. Thường có 2-5 lá/thân, thuôn dài 10-15 cm, rộng 2-3.5 cm.

Hoàng Lạp

Hoa buông chùm khoảng 15-20 cm mọc ở gần ngọn, gồm nhiều bông cỡ 3.5-4 cm, cánh dày hơn Vảy Rồng, hơi bóng, màu vàng, môi hoa tròn, phần trung tâm của môi hoa màu vàng sẫm hơn và có các vạch gân đỏ, cánh lưng bé dài 1.2-2 cm, rộng 0.5-0.9 cm. Hoa nở vào mùa xuân khoảng tháng 3 – đầu tháng 4 dương lịch, độ bền khoảng 7-10 ngày, có hương thơm. Cây ưa ánh sáng mạnh, tốt nhất trồng dưới 1 lớp lưới đen, ưa ẩm, không có mùa nghỉ.

Phân biệt lan Hoàng lạp và Sơn thủy tiên không khó. Tuy nhiên nếu chỉ nhìn vào giả hành, không thể nào phân biệt chính xác được đâu là Sơn Thủy Tiên, đâu là Hoàng Lạp. Có thể nói cách duy nhất để biết chính xác đâu là Sơn Thủy Tiên, đâu là Hoàng Lạp thì chỉ có thể là chờ hoa nở. Họng hoa của bông hoa Sơn thủy tiên có màu đỏ nâu hoặc nâu tím hoặc tím thẫm. Họng hoa của bông Hoàng Lạp có màu vàng và vài vạch chỉ đỏ (sọc đỏ).

Tìm hiểu chung về hai loại lan

Hoàng lạp tên khoa học Dendrobium Chrysotoxum

Sơn thủy tiên tên khoa học Dendrobium Chrysotoxum var. Suavissimum

Có thể nói Sơn thủy tiên là một biến thể của lan Hoàng lạp. Sơn Thủy Tiên kích cỡ nhỉnh hơn Hoàng Lạp, nhìn cứng cáp hơn, gốc to hơn, nhìn từ gốc đến ngọn to đều đều. Loại này theo tài liệu nước ngoài thì có phân bố ở cả Ấn Độ, Myanmar, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Lào. Hoa của Sơn Thủy Tiên có họng sẫm hơn Hoàng Lạp, có cây họng nhung nâu hoặc nâu đen rất đẹp, giá trị Sơn Thủy Tiên cũng cao hơn Hoàng Lạp.

Cách phân biệt lan Hoàng lạp và Sơn thủy tiên

Hoàng lạp

Sự cứng cáp của giả hành, sự tươi tắn của mặt hoa, sức sống mãnh liệt của giống lan, mùi thơm dịu dàng khi khoe sắc….

Hoàng có nghĩa là chiếu sáng, sáng rực rỡ, sáng chói, là sắc vàng

Theo như hình thái giả hành và hình thái mặt hoa, ta có thể hiểu tên của Hoàng lạp là do giả hành màu vàng và hoa màu vàng cộng với độ bóng mướt của giả hành và cánh hoa như sáp ( bóng như cây nến, đèn cầy) mà thành.

Giả hành khi non thì xanh, nhưng trưởng thành và già thì vàng bóng. Độ lớn thì tùy giống phân bố tại vùng miền nào mà khác nhau. Có giống giả hành nhỏ như cây đũa mà dài, có giống thì mập ú mà ngắn một khúc. Có khi giả hành chỉ to bằng ngón tay, nhưng cũng có giống giả hành to bằng cổ chân. Có giống gốc giả hành thóp lại bé xíu và to mập ở khúc giữa, nhưng cũng có giống thuôn đều. Có giống chỉ dài 20cm, nhưng cũng có giống dài hơn nửa mét.

Sơn thủy tiên

Sơn thủy tiên chính là một biến thể (đột biến) của Hoàng Lạp. Về cơ bản chỉ khác nhau Họng bông hoa. Nếu chỉ nhìn vào hình thái giả hành, số lá trên giả hành… không thể nào phân biệt chính xác được đâu là Sơn Thủy Tiên, đâu là Hoàng Lạp. .

Có nhiều người nhầm lẫn hai giống này dù là chơi lan mười hoặc hai chục năm vẫn không biết phân biệt là bình thường và chính vì lẽ đó nên thường xảy ra rất nhiều tranh cãi không hay.

Có thể nói cách duy nhất để biết CHÍNH XÁC đâu là Sơn Thủy Tiên, đâu là Hoàng Lạp thì chỉ có thể là chờ hoa nở.

Họng hoa của bông hoa Sơn thủy tiên có màu đỏ nâu hoặc nâu tím hoặc tím thẫm hoặc tím đỏ hoặc đỏ thẫm.

Nhận biết Sơn thủy tiên

Một số web phân tích rằng lá Sơn Tủy Tiên dày hơn, cứng hơn; giả hành mập hơn, nặng hơn…. đều là không chính xác. Vì Hoàng Lạp cũng có giống giả hành to bằng cổ chân, lá vừa dày vừa cứng.

Có web lại nói Sơn Thủy Tiên thuôn đều từ gốc tới ngọn còn Hoàng Lạp thì gốc giả hành nhỏ và thân mập ú. Cũng không chuẩn luôn. Vì thực tế là tôi đã sở hữu đủ các kiểu hình như trên nhưng lại toàn là Hoàng Lạp.

Thực tế thì Sơn Thủy Tiên ở Việt Nam hiện nay rất ít, nếu bạn có may mắn sở hữu 1 giò thì đó chính là 1 báu vật. Mắc thì không phải quá mắc, nhưng muốn sở hữu thì lại rất khó.

Nhận Biết Và Cách Trồng Lan Hoàng Lạp Đơn Giản Trong Một Nốt Nhạc

Nhận biết lan hoàng lạp qua thân lá

Hoàng thảo hoàng lạp có tên khoa học là Dendrobium Chrysotoxum, thuộc họ thủy tiên. Chính vì thế, hoàng lạp còn có nhiều tên gọi khác nữa là thủy tiên hoàng lạp, hoàng lan, nến vàng.

Lan hoàng lạp là lan hoàng thảo với nhiều hành giả cứng, căng tròn bóng hoặc có nhiều rãnh dọc thân. Gốc hoàng lạp thóp bé, thân phình to ở giữa và tóp nhỏ ở đầu ngọn. Ở vị trí đầu ngọn thường có 2-7 lá thuôn dài khoảng 7-15cm, rộng 2- 3cm. Hoàng lạp là lan rễ chùm, bám chắc vào cây dớn hay trên các cành cây trong rừng.

Hoàng lạp có nhiều kiểu thân lá khác nhau. Nếu thiếu nước chúng sẽ có thân còi cọc khá tương đối ngắn. Theo thời tiết thì hoàng lạp cũng có sự thay đổi: Cuối thu đến đầu xuân hoàng lạp tích trữ nước vào thân rất nhiều nên thân trở nên căng bóng và mập mạp, các rảnh sẻ dọc thân cũng vì thế không nhìn rõ nữa.

Nhận biết lan hoàng lạp qua mặt hoa

Hoa hoàng lạp thường mọc ra ở các nách lá đầu cành. Thuộc họ thủy tiên nên hoàng lạp cho hoa dạng chùm, bông thưa hơn kiều rất nhiều. Mỗi chùm hoa hoàng lạp có từ 8-15 bông, các hoa mọc khá thưa nhau. Hoàng lạp cho màu bông vàng tươi, bông to khoảng 3-4cm, hoa khá bền trong khoảng một tuần đến 10 ngày. Hoa hoàng lạp khá giống với lan kim điệp nhưng thân của chúng hoàn toàn khác nhau.

Hoàng lạp có một loại đột biến được nhiều người săn lùng rất nhiều là sơn thủy tiên:

Bạn nên lưu ý, hiện nay khá nhiều người chơi lan nhầm lẫn giữa lan hoàng lạp và lan sơn thủy tiên, lan vảy rồng, kim điệp xuân… do hoa của chúng khá giống nhau. Nếu bạn để ý kĩ một chút cả thân và lá sẽ thấy chúng rất dễ nhận biết!

Hướng dẫn cách trồng lan hoàng lạp

Giá thể trồng lan hoàng lạp

Đây là loài lan khá dễ trồng, dễ sống nên bạn không phải lo lắng quá. Mình thì ghép xong treo ngoài vườn cứ nước lã tưới là thấy nó tốt um rồi. Bạn có thể trồng lan hoàng lạp ghép gỗ, ghép lũa, ghép dớn hoặc trồng chậu đều được hết.

Xử lý giống trước khi trồng

Lan hoàng lạp khi mua về các bạn cũng cần xử lý cắt bỏ các lá dập nát, thối hoặc có biểu hiện bệnh quá nặng không thể chữa trị. Bộ rễ cũng vậy, bạn cần cắt bỏ các rễ hỏng, nên cắt ngắn đễ rễ mới ra khỏe hơn, nhanh bám vào giá thể hơn. Sau đó bạn sử dụng keo liền sẹo bôi vào các vết cắt cho chúng khô lại.

Bước tiếp theo chúng ta cần làm đó là xử lý nấm bệnh và kích rễ cho cây. Nếu cầu kì bạn có thể tách riêng xử lý nấm bệnh bằng Ridomil gold hoặc physan, sau đó để khô và kích rễ bằng Vitamin B1 hoặc n3m cho cây. Còn nhanh chóng thì tôi hay dùng chế phẩm Hùng Nguyễn cho nhanh, ngâm khoảng 20 phút rồi vớt, để cho khô là ghép thôi.

Cách trồng cây hoàng lạp

Bạn cứ ghép bình thường vào dớn bảng hay gỗ, lũa thôi, không cần lót dớn mềm hay xơ dừa vào đâu, loại này chịu khô tốt lắm. Các bạn nhớ phải cố định gốc cây thật chặt, không để tình trạng xộc xệch để cây nhanh ra rễ.

Đối với hoàng lạp ghép chậu, tôi hay lót một miếng xốp dưới đáy chậu, sau đó trải vỏ thông cỡ ngón chân cái lên, rồi cỡ nhỏ dần. Đến khoảng 3/4 chậu thì bạn đặt cây lan lên, cố định vào chậu, sau đó rải giá thể nhỏ lên mặt chậu là được.

Cách chăm sóc lan hoàng lạp

Lan hoàng lạp là loài ưa nắng, chịu nắng khá tốt ( 70-80% nắng) nên bạn có thể treo chúng ở tầng trên cùng của giàn lan, bên dưới lớp lưới đen khoảng 1m là ổn.

Cây ưa ẩm vừa phải. Giá thể như mình đề xuất nó cũng giữ ẩm tương đối, mỗi ngày mình tưới 1 lần là ổn.

Chế độ phân bón: hoàng lạp cần chế độ phân bón không quá cầu kì. Bạn có thể sử dụng phân bón hữu cơ, phân dê, phân bò khô đã qua xử lý.

Bạn cũng có thể sử dụng phân bón vô cơ như phân tan chậm, phân rynan cho cây cũng đều được. Lưu ý mỗi giai đoạn khác nhau thì hàm lượng dinh dưỡng trong phân bón khác nhau. Tôi thì thường sử dụng phân bón giàu đạm ở nửa mùa xuân cho cây. Đến gần cuối mùa xuân thì dùng phân bón có hàm lượng đạm thấp hơn giúp cây ra hoa khỏe và sai hơn. Khi cây bắt đầu nhú nụ thì ngừng bón phân. sau 1 tuần cây hoa tàn thì bắt đầu dùng lại phân bón nhiều đạm và lân cho cây phục hồi. Đến tầm tháng 9-10 ( cuối mùa thu) thì bắt đầu ngừng bón phân vì lúc này cây hầu như không cần nhiều dưỡng chất để phát triển.

5

/

5

(

2

bình chọn

)

Nhận Biết, Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Hoàng Lạp

(Dendrobium Chrysotoxum) là loài lan thuộc chi hoàng thảo, gốc thóp bé, thân rất cứng, tròn bóng, có nhiều rãnh dọc, phình ở giữa (tùy cây phình nhiều hay ít), cao khoảng 6-30 cm, chu vi thân thường khoảng 1.5-4 cm, có 2-5 đốt/thân, màu vàng pha hơi xanh, thân già vàng nhiều hơn. Thường có 2-5 lá/thân, thuôn dài 10-15 cm, rộng 2-3.5 cm.

Hoa buông chùm khoảng 15-20 cm mọc ở gần ngọn, gồm nhiều bông cỡ 3.5-4 cm, cánh dày hơn Vảy Rồng, hơi bóng, màu vàng, môi hoa tròn, phần trung tâm của môi hoa màu vàng sẫm hơn và có các vạch gân đỏ, cánh lưng bé dài 1.2-2 cm, rộng 0.5-0.9 cm. Hoa nở vào mùa xuân khoảng tháng 3 – đầu tháng 4 dương lịch, độ bền khoảng 7-10 ngày, có hương thơm. Cây ưa ánh sáng mạnh, tốt nhất trồng dưới 1 lớp lưới đen, ưa ẩm, không có mùa nghỉ.

Hình ảnh hoa Hoàng Lạp

Có một biến thể của Hoàng Lạp, đó là Sơn Thủy Tiên (Dendrobium chrysotoxum var. Suavissimum). Sơn Thủy Tiên kích cỡ nhỉnh hơn Hoàng Lạp, nhìn cứng cáp hơn, gốc to hơn, nhìn từ gốc đến ngọn to đều đều. Loại này theo tài liệu nước ngoài thì có phân bố ở cả Ấn Độ, Myanmar, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Lào. Hoa của Sơn Thủy Tiên có họng sẫm hơn Hoàng Lạp, có cây họng nhung nâu hoặc nâu đen rất đẹp, giá trị Sơn Thủy Tiên cũng cao hơn Hoàng Lạp.

Hình ảnh Hoa Sơn Thủy Tiên

Hướng dẫn trồng & chăm sóc Hoàng Lạp

Hoàng Lạp Lào Hoa Thủy Tiên

Hai loài này có thể trồng trong chậu đất nung, dớn chậu hoặc ghép gỗ (Xem thêm : Hướng dẫn chi tiết Cách ghép Lan lên gỗ), theo tôi cứ ghép lên gỗ nhãn, vải, vũ sữa, lũa nghiến..là tốt nhất, nếu sẵn dớn chậu cũng tốt còn nếu muốn trồng trong chậu nhìn cho đẹp thì cũng nên ghép vào 1 cục gỗ trước rồi đặt cả vào chậu, bỏ thêm ít than củi (than đã ngâm nước trước 1-2 ngày) xung quanh cục gỗ cho chặt, chú ý không phủ gốc Hoàng Lạp. Cây mới mua về ta cắt sát rễ, chừa lại 1-1.5 cm là được, loại này có giả hành (thân) to mọng chứa nhiều nước và dinh dưỡng bên trong nên không lo, có thân không còn chút rễ nào đem vứt chỏng chơ chỗ ẩm mát còn ra rễ với mầm. Cắt rễ xong đem ngâm vào dung dịch kích rễ khoảng 2 giờ rồi đem ghép.

Ghép xong treo nơi mát, hàng ngày tưới 2-3 lần, phun đều đặn B1 (loại cho lan) 4-5 ngày/lần, nên phun thuốc vào buổi tối ở lần tưới cuối cùng trong ngày, phun thuốc chiều xong tối lại tưới nước thì trôi bớt thuốc rồi. Chưa có rễ thì không bón phân. Khi rễ ra dài thì đưa dần ra nơi có nắng hơn, dưới 1 lớp lưới che, ở các vùng cao nguyên, vùng núi mát mẻ, nắng không gắt thì treo trực tiếp dưới nắng cũng được. Loài này ưa ẩm, có nghe nói trồng bằng phương pháp bán thủy canh thì to mập hơn đời mẹ (cái này tôi chưa tự kiểm chứng) nhưng nếu có bạn nào thử lấy một ít trồng thử bán thủy canh và chia sẻ kết quả xem.

Các bạn dùng phân chậm tan đóng túi đặt vào gần gốc (nếu trồng chậu) hoặc treo phía trên gốc (nếu ghép gỗ), loại này cần nhiều dinh dưỡng, hoặc phun định kỳ phân NPK 30-10-10 hàng tuần để cây phát triển tốt nhất. Đến đầu tháng 1 dương các bạn chuyển qua bón phân hàm lượng P (lân) cao mỗi tuần một lần, tưới thưa đi, sáng tháng 3 dương tưới nhiều trở lại.

Trên đây là các đặc điểm nhận dạng và cách chăm sóc lan Hoàng Lạp, nội dung có thiếu sót xin nhận được góp ý bổ sung của các bạn để bài viết đầy đủ hơn. Trong bài có dùng hình ảnh sưu tầm trên internet.

Các bạn đọc xong bài hãy ấn Chia sẻ (share) bên dưới bài viết này, chọn Facebok, chọn Đăng để lưu bài viết về tường của bạn. Chúc mọi người có nhiêu hoa lan đẹp.

Hoa Huệ Tây Và Những Điểu Có Thể Bạn Chưa Biết

Đặc điểm

Hoa Huệ Tây hay còn gọi là hoa Bách Hợp, Loa Kèn, Lily thuộc chi Lium, họ Loa kèn. Chúng có hoa dạng hình phễu, thường nở vào tháng 4 và ban đêm chúng tỏa hương thơm ngát.

Có nguồn gốc từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước châu Âu, loài hoa này du nhập vào Việt Nam từ khoảng năm 1945.

Chúng ưa bóng râm, khả năng chịu nắng rất kém. Do vậy, bạn không nên trồng ở nơi có quá nhiều ánh nắng dễ khiến cây còi cọc, không nở hoa.

Loài hoa ưa bóng râm, khả năng chịu nắng rất kém

Ý nghĩa và phân loại hoa huệ tây

Đây là loài hoa nhiều lần được đi vào thơ ca của nhân loại với ý nghĩa tượng trưng cho sự thanh khiết, thủy chung, cao thượng, mang nét ngây thơ và hy vọng.

Nó thường được dùng để chưng trong các dịp lễ và các ngày trọng đại của các tôn giáo.

Hoa Huệ Tây được phân loại theo màu sắc, mỗi màu sắc lại mang một nét ý nghĩa riêng:

Huệ tây trắng tượng trưng cho sự thuần khiết, trong sáng, tinh khôi. Và đại diện cho hình tượng Đức mẹ đồng trinh trong văn hóa Công giáo.

Huệ tây hồng tương trưng cho sự tham vọng và khích lệ tinh thần dung mãnh đương đầu với các thách thức trong cuộc sống.

Huệ tây đỏ thường được dùng trong đám hỷ như đám cưới, đám hỏi mang ý nghĩa của sự hạnh phúc, thủy chung son sắc.

Huệ tây màu vàng tượng trưng cho sức khỏe và sự thịnh vượng.

Huệ tây đỏ mang ý nghĩa của sự hạnh phúc, thủy chung son sắc.

Trồng và chăm sóc hoa Huệ Tây như thế nào?

Nhiều người biết đến loài hoa này với cái tên gọi là “hoa tháng Tư” bởi tháng 4 là thời điểm chúng nở rộ và tỏa hương thơm ngát. Nhà vườn cũng thu hoạch chúng nhưng giữ lại củ cho đến tháng 7 mới đào lên để nhân giống cho vụ hoa mới. Thông thường, hoa Huệ Tây được trồng vào khoảng tháng 10 – 11 dương lịch. Nếu đảm bảo đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc thì mỗi có thể sinh đến 15 – 17 bông. Cách trồng và chăm sóc như sau:

Chuẩn bị đất

Loại hoa này ưa loài đất nhiều bùn, độ ẩm cao nhưng lại thoáng khí, tơi xốp và rút nước nhanh. Bạn có thể dùng đất sét pha cát hoặc đất thịt để trồng.

Trước khi trồng hoa, đất phải được xới xáo cẩn thận. Cách kiểm tra đất chuẩn để trồng hoa là dùng tay nắm đất lại, nếu chúng không bị vỡ ra là bạn đã thành công. Nên bón lót bằng phân chuồng ủ hoai để tăng dinh dưỡng cho đất.

Chuẩn bị giống hoa huệ tây

Nếu như không có giống sẵn thì bạn có thể tìm mua củ giống khá dễ dàng tại các cửa hàng hoặc các trang thương mại điện tử. Tùy vào sở thích mà bạn lựa chọn giống phù hợp.

Khi chọn giống bạn nên chọn những củ to vừa phải, chắc khỏe, không bị thối để tỷ lệ nảy mầm cao.

Tiến hành trồng

Khi đã chuẩn bị đất xong và có củ giống chất lượng, bạn tiền hành trồng bằng cách đặt củ hoa huệ tây vào đất và lấp đất sâu 4 – 5cm. Nếu lấp sâu, cây sẽ khó đâm chồi mà lấp cạn củ dễ bị hư. Sau đó duy trì tưới nước đều đặn mỗi ngày và đặt chậu nơi khô ráo thoáng mát, tránh nắng.

Khi cây nảy mầm, bạn nên di chuyển ra vị trí có ánh nắng nhẹ để cây phát triển.

Chăm sóc

Trong quá trình chăm sóc cây con, ngoài việc tưới nước thường xuyên cho cây, bạn nên vun xới gốc cho cao để giữ cây không bị ngã. Việc này phải được làm thường xuyên cho đến khi cây trổ hoa.

Khi cây được 10 lá thật, bạn có thể bấm ngọn để cây phát triển chồi nách.

Đến tuổi có hoa, ngoài việc chăm sóc cây bạn nên ngắt bỏ hoa tàn để không phí dinh dưỡng ảnh hưởng những hoa khác.

Thu hoạch

Khi muốn cắt hoa khỏi cây, bạn nên tiến hành ngay khi hoa Huệ Tây mới hé nứt đầu cánh, để lại thân cách gốc 10 – 15cm để nuôi củ. Để giữ hoa tươi lâu, sau khi cắt bạn nên cắm ngay vào chậu nước.

Thành quả là những bông hoa rực rỡ

Nhân giống hoa Huệ Tây

Sau khi thu hoạch hoa, bạn đừng nên nhổ củ lên ngay mà cứ tiếp tục nuôi trong đất. Đến tháng 7 đào củ lên, giữ nguyên thân cây, giũ sạch củ rồi vùi vào trong cát.

Khi đem củ đi trồng bạn mới cắt bỏ thân để tạo thành cây mới.

Phòng sâu bệnh

Hoa Huệ Tây là loài hoa cần nhiều dinh dưỡng, khi thiếu chất, chúng thường có biểu hiện khô đầu lá. Lúc này bạn có thể bổ sung dinh dưỡng qua lá hoặc rễ cây. Dùng phân lân và 1% ure hòa tan trong nước rồi phun lên lá.

Lá còn dễ nhiễm bệnh rỉ sắt, bạn chỉ cần dùng Shimel 1% để phòng trừ.

Do đặc tính củ chứa nhiều nước nên sau khi thu hoạch hoa, bạn đừng để củ quá lâu trong đất dễ gây thối củ. Khi bảo quản củ giống này trong cát, bạn nên đảo định kỳ 15 – 20 ngày 1 lần. Khi phát hiện củ bị thối bạn nên loại bỏ ngay để tránh lan ra những củ khác. Sau đó thay cát mới để tiếp tục bảo quản.

Huệ Tây trắng vẫn mang nét hấp dẫn đặc biệt nhất

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Đơn Giản Để Nhận Biết Hoa Lan Hoàng Lạp Có Thể Bạn Chưa Biết trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!