Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Chăm Sóc Xương Rồng Tai Thỏ Cho Người Chưa Có Kinh Nghiệm mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Xương rồng tai thỏ là một trong những loại xương rồng dễ chăm sóc nhất. Chúng không đòi hỏi quá nhiều sự tỉ mỉ của người trồng. Tuy nhiên bạn cũng nên hiểu rõ về môi trường sống và nhu cầu của cây. Nếu bạn là người mới trồng xương rồng, chưa có kinh nghiệm về cách chăm sóc xương rồng tai thỏ, thì hãy theo dõi bài viết này.
1. Lượng nước bao nhiêu là đủ cho cây xương rồng tai thỏ?
Xương rồng vốn là loài cây có ưa khô hạn, không ưa ẩm đặc biệt là ngập úng nước. Vì vậy nhu cầu cung cấp nước của cây xương rồng tai thỏ cũng rất thấp. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là chúng không cần nước. Bạn nên nưới 1 tuần 1 lần với lượng nước khoảng 30-40ml cho những ngày trời có nắng. Nếu điều kiện thời tiết mát mẻ, độ ẩm cao thì bạn lựa chọn thời điểm tưới nước bằng cách nhấc chậu lên. Khi chậu cây nhẹ thì bạn nên bổ sung nước cho cây. Hoặc bạn chạm tay vào đất, thấy đất trồng đã khô hoàn toàn thì mới tưới nước. Với cách chăm sóc xương rồng tai thỏ này, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được lượng nước tưới cho cây.
Nếu bạn trồng cây ngoài trời thì hãy lưu ý cách chăm sóc cây xương rồng tai thỏ khi trời mưa liên tục. Lúc này đất trồng thoát nước không nhanh sẽ khiến rễ cây bị thối. Vì vậy khi trồng cây bạn cần chọn giá thể có khả năng thoát nước cao và chậu phải có lỗ thoát nước.
Cây xương rồng tai thỏ thường phát triển vào mùa xuân và mùa thu, lượng nước lúc này là vô cùng cần thiết. Đến mùa đông, xương rồng tai thỏ cũng bước vào trạng thái ngủ đông, bạn chỉ cần tưới 2-3 tuần 1 lần là đủ.
2. Ánh sáng rất cần thiết khi chăm sóc xương rồng tai thỏ
Xương rồng tai thỏ là loài cây ưa sáng, đặc biệt là ánh sáng trực tiếp. Vì vậy nếu bạn trồng cây trong nhà, trong văn phòng hoặc các quán café, thì cứ 2-3 ngày bạn hãy cho chúng tắm nắng một lần. Ngoài ra bạn nên đặt cây hướng về phía có ánh nắng. Dù vậy nếu bạn cây ra hoa thì ánh sáng là vô cùng cần thiết khi chăm sóc xương rồng tai thỏ. Cây thường cần từ 6 đến 7 giờ ánh sáng mỗi ngày.
Và cuối cùng, nếu không có nơi dể cung cấp đủ ánh sáng cho cây, bạn hãy đặt cây bên dưới đèn huỳnh quang trắng. Thời gian có thể là kéo dài từ 14 đến 16 giờ mỗi ngày.
3. Cách chăm sóc xương rồng tai thỏ: Nhiệt độ của môi trường rất quan trọng
Mặc dù xương rồng tai thỏ có thể sinh trưởng và phát triển được thời tiết khắc nghiệt. Tuy nhiên cây cũng có giới hạn của riêng nó. Vì vậy cách chăm sóc xương rồng tai thỏ tốt nhất, chính là theo dõi nhiệt độ ở nơi bạn trồng cây. Khả năng chịu đựng nhiệt độ của cây nằm trong khoảng từ 10 tới 50 độ C. Nhiệt độ lý tưởng nhất cho cây phát triển tốt là từ 15 tới 28 độ C. Vì vậy khi mới mua cây về, bạn nên để cây thích nghi dần với môi trường. Nếu gặp phải nhiệt độ cao quá hoặc thấp quá cũng khiến cây sinh trưởng yếu đi.
4. Dinh dưỡng cần cho sự phát triển của cây xương rồng tai thỏ
Cây xương rồng tai thỏ cũng cần được bón phân như nhiều loại xương rồng khác. Bạn có thể hòa tan phân bón vào nước và tưới cho cây. Phân bón thường được dùng theo tỉ lệ 1:1:1 (N-P-K). Tuy nhiên nếu bạn đang muốn thúc đẩy cây ra hoa thì chăm sóc xương rồng tai thỏ theo cách khác. Đó là sử dụng phân bón theo tỉ lệ 1:2:2.
Bạn lưu ý đừng cố ép những cây xương rồng tai nhỏ còn nhỏ hoặc trong khi ngủ đông ra hoa.
5. Phòng trừ sâu bệnh: Quá trình cần lưu ý nhất
Bát cứ cây xương rồng nào cũng sẽ có khả năng bị bệnh. Tuy nhiên khi thấy cây xuất hiện những dấu hiệu của sâu bệnh, bạn cần có biện pháp xử lý ngay lập tức. Xương rồng tai thỏ thường mắc phải một số bệnh như: thối gốc, đốm than, rệp sáp, thán thư. Biện pháp xử lý của những loại bệnh này, đa số đều phải cắt bỏ phần bị bệnh và trồng lại. Vì vậy shopcaytrong khuyên bạn nên phòng bệnh thay vì chữa bệnh. Bạn cần lưu ý những cách chăm sóc ở trên để tránh sâu bệnh có tiềm năng xuất hiện.
6. Thay chậu cho cây xương rồng tai thỏ
Trong quá trình chăm sóc xương rồng tai thỏ, việc thay chậu cho cây là vô cùng cần thiết. Cây xương rồng tai thỏ thường sẽ phát triển lớn trong khoảng từ 1 đến 2 năm. Vì vậy thời điểm này bạn cần thay chậu cho cây. Bạn dùng chậu mới nên lớn gấp 2-3 lần chậu cũ để bộ rễ cây có không gian phát triển. Bạn lấy cây ra khỏi chậu cũ, sau đó để cây ở nơi khô ráo và thoáng mát khoảng 2 đến 3 ngày. Sau đó tiến hành trồng lại cây. Cây mới trồng cần được để trong nơi thoáng khí và có ánh nắng nhẹ vào buổi sáng. Lưu ý tránh ánh nắng trực tiếp gay gắt vào buổi trưa.
Với uy tín và kinh nghiệm 5 năm hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chúng tôi cam kết những sản phẩm mang tới khách hàng đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đạt các tiêu chuẩn về chất lượng để phục vụ cho trồng trọt hữu cơ. Tự tin là đơn vị cung cấp giá thế lớn nhất TP. HCM, chúng tôi có khả năng cung cấp số lượng lớn nguyên liệu và giá thể thành phẩm tới tay khách hàng.
Khách hàng cá nhân: Mua hàng tại chúng tôi hoặc chúng tôi
Khách hàng đại lý: Hotline: 0901 455 789
Khách hàng farm, doanh nghiệp: Hotline 0901 455 789 hoặc email: cskh.shopcaytrong@gmail.com
SHOPCAYTRONG.COM – LUÔN SẴN SÀNG PHỤC VỤ BẠN
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Xương Rồng Tai Thỏ
Opuntia microdasys , thường được gọi là Xương rồng tai thỏ, là mộtcây xương rồng Mexico hình thành cục, khôngcó gai, phẳng, hình elip đến hình tròn, và cao tới 3 feet (90 cm) và rộng đến 6 feet (1,8 m) ngoài trời . Một thông tin thú vị về thông tin xương rồng tai thỏ là nó không phát triển gai. Thay vào đó, nó phát triển những khối u, đó là những chiếc gai ngắn màu nâu trắng. Chúng vẫn có khả năng cắn, vì vậy cần thận trọng khi xử lý cây xương rồng . Nếu bạn may mắn, cây có thể tạo ra những bông hoa màu vàng kem rộng tới 2 inch (5 cm) vào mùa hè, tiếp theo là hình cầu. quả màu tím.
Trồng xương rồng tai thỏ đơn giản như bắt chước các điều kiện khu vực bản địa của nó. Vì vậy, nếu bạn có một ngôi nhà khô ráo, độ ẩm thấp và tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, xương rồng tai thỏ có thể là loại cây hoàn hảo cho bạn.
Ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm của cây xương rồng tai thỏ
Một vị trí gần cửa sổ hướng về phía nam, không bị cản trở rất có thể đáp ứng nhu cầu về mặt trời sáng, trực tiếp của cây xương rồng tai thỏ. Windows với tiếp xúc với phương tây hoặc phương đông chạy như sự lựa chọn thứ hai và thứ ba. Mặc dù Xương rồng tai thỏ phát triển tích cực chịu được nhiệt độ mùa hè trong nhà cao tới 100 ° F (38 ° C), nhưng đừng mong nó ra hoa trừ khi bạn cũng cung cấp nhiệt độ mùa đông trong khoảng từ 45 đến 55 ° F (7 đến 13 ° C). Bất kể mùa nào, nó thích độ ẩm trong phạm vi 10 đến 30 phần trăm. Cuối cùng, nếu không có cửa sổ nào của bạn cung cấp đủ ánh sáng, hãy đặt cây 6 đến 12 inch (15 đến 30 cm) bên dưới ống huỳnh quang trắng mát trong 14 đến 16 giờ mỗi ngày.
Tưới nước cho cây xương rồng tai thỏ
Là một cây xương rồng ưa nhiệt mọc ngoài trời ở Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, khu vực độ cứng 9 đến 11, Xương rồng tai thỏ có rễ nông thích nghi với việc thu được lượng mưa nhỏ nhất. Khi bị nhốt trong chậu, rễ cây dễ bị thối nếu chúng bị ướt liên tục. Đợi cho đến khi đất 1 inch (2,5 cm) trên cùng cảm thấy khô ráo trước khi tưới Cây xương rồng tai thỏ cho đến khi nước chảy từ các lỗ thoát nước của thùng chứa. Khi nó đang tích cực phát triển giữa mùa xuân và mùa thu, tưới nước thường xuyên là điều cần thiết. Một khi cây bước vào trạng thái ngủ đông, làm ẩm môi trường cứ sau 3 đến 4 tuần là đủ.
Bón phân cho cây xương rồng tai thỏ
cây xương rồng tai thỏ được hưởng lợi từ việc cho ăn bằng chất lỏng, phân bón nội địa 20-20-20 pha loãng đến một nửa sức mạnh khuyến cáo của nhãn. Một cách khác, nếu bạn đang khuyến khích cây nở hoa, là sử dụng phân bón 5-10-10. Dù bằng cách nào, hãy bón phân cho cây phát triển tích cực với mỗi lần tưới khác. Bón phân thường xuyên hơn có thể kích thích tăng trưởng quá nhanh hoặc dẫn đến miếng đệm bị biến dạng. Đừng thụ tinh cho một cây xương rồng tai thỏ mới ngủ hoặc trong chậu.
Thay chậu cho cây xương rồng tai thỏ
Dự kiến cây xương rồng tai thỏ trong một container có kích thước lớn hơn một hoặc hai năm hiện tại. Rễ của nó cần thời gian để phục hồi sau khi di chuyển, vì vậy hãy đợi một tuần trước khi tưới nhẹ và chuyển nó trở lại mặt trời trực tiếp. Giữ lại phân bón ít nhất một tháng sau khi thay chậu. Khi thay chậu, sử dụng giấy báo cuộn hoặc thảm cũ để xử lý cây để tránh chạm vào các vết bẩn khó chịu trên tấm lót của cây.
Bất kỳ miếng đệm được trồng hoàn toàn từ cây xương rồng này có thể bị phá vỡ sạch sẽ vào đầu mùa hè và được trồng lại cho mục đích nhân giống. Giâm cành hoạt động tốt nhất khi được nhóm thành ba hoặc nhiều hơn, và nên được chôn sâu một inch (2,5 cm) trong đất. Nhớ tưới nước thường xuyên để thúc đẩy sự phát triển của hệ thống rễ khỏe mạnh trong năm đầu tiên sau khi nhân giống.
Hướng Dẫn Cách Trồng Xương Rồng Tai Thỏ Hiệu Quả, Đúng Kỹ Thuật
Cây cảnh nói chung, đặc biệt là Xương Rồng Tai Thỏ trong những năm gần đây luôn nằm trong top giống cây bán chạy nhất tại . Vậy cách trồng Xương Rồng Tai Thỏ đúng kỹ thuật như thế nào? Làm sao để cây phát triển tốt và khỏe mạnh?
Xương Rồng Tai Thỏ là một trong những giống xương rồng được rất nhiều bạn trẻ yêu thích. Giống cây này có khả năng thích nghi với môi trường cao, không cần chăm sóc nhiều mà vẫn có thể sinh trường ổn định.
Đặc điểm hình thái của Xương Rồng Tai Thỏ
Tên gọi của loài cây này đúng như đặc điểm hình thái của nó, với những chiếc lá giống hình tai thỏ rất đẹp và thu hút. Giống cây này còn được gọi với tên khác trong tiếng Anh là Xương Rồng Nopal.
Tổng quan, cây Xương Rồng Tai Thỏ có hình ovan, phần thân màu xanh. Trong quá trình phát triển, cây sẽ có một thân trụ cùng 2 nhánh mọc ra xung quanh giống như tai thỏ.
Cũng có nhiều trường hợp, do đặc điểm sinh trưởng hoặc để thích nghi với điều kiện sống, cây sẽ chỉ mọc một tai thỏ, thậm chí không có tai thỏ mà chỉ duy trì một thân chính.
Xương Rồng Tai Thỏ cũng mang những nét đặc trưng của họ nhà Xương Rồng với bề mặt lá, thân cây nhiều gai, phủ và xếp thành từng hàng. Mỗi cây Xương Rồng Tai Thỏ thường cao phổ biến từ 10 – 30cm với khí hậu tại Việt Nam.
Tuy nhiên khi sinh trưởng với điều kiện thích hợp, cây có thể phát triển từ 2 – 3m.
Phần thân sẽ là nơi dự trữ nước để nuôi cây, nên Xương Rồng Tai Thỏ có thể chịu hạn trong thời gian dài. Bạn nên đặt cây ở những vị trí nhiều nắng và hạn chế tưới nước. Cây thường cho ra hoa màu đỏ hoặc vàng.
Có hai loại phổ biến tại Việt Nam là Xương Rồng Tai Thỏ vàng và Xương Rồng Tai Thỏ xanh. Về cơ bản, chúng chỉ khác nhau ở màu sắc của thân cây.
Cách trồng Xương Rồng Tai Thỏ đúng kỹ thuật
Nhìn chung Xương Rồng Tai Thỏ khá dễ sống nên bạn hoàn toàn có thể tự trồng tại nhà. Trước khi bắt đầu trồng cây, bạn cần chuẩn bị những dụng cụ cần thiết sau:
Một chậu trồng có kích thước gấp 2 lần đường kính của cây, đặc biệt phần đáy phải có lỗ thoát nước.
Chuẩn bị đất trồng xốp, dễ thoát khí, thoát nước và giàu chất dinh dưỡng. Bạn cũng có thể pha trộn lẫn hỗn hợp đất với đá và sỏi.
Tìm hiểu cách nhân giống Xương Rồng Tai Thỏ bằng cành hoặc gieo hạt.
Chọn hạt giống tốt, để cây có thể sinh trưởng và phát triển nhanh, dễ thích nghi với môi trường mới. Nếu chọn cách nhân giống, bạn cần tìm cây bố mẹ khỏe mạnh.
Nhân giống Xương Rồng Tai Thỏ bằng cành
Từ cây Xương Rồng Tai Thỏ bố mẹ, chọn nhánh cây con khỏe mạnh và sinh trưởng tốt nhất để cắt. Chờ cho nhựa cây khô thì cắm đầu cắt vào chậu cát xốp (hay nhựa). Chờ trong 20 – 25 ngày để cây con mọc rễ thì có thể trồng sang chậu đất đã chuẩn bị trước đó.
Nhân giống Xương Rồng Tai Thỏ bằng hạt
Đổ đất vào chậu đã chuẩn bị sẵn, tưới một lớp nước vừa phải, đủ cho đất ẩm và gieo hạt giống lên trên. Tiếp theo, dải 1 lớp sỏi mỏng lên bề mặt đất và dùng túi nilon để buộc kín chậu. Tiến hành tưới nước mỗi ngày 2 lần để duy trì độ ẩm. Thực hiện hằng ngày, khoảng 10 ngày, hạt sẽ bắt đầu nảy mầm.
Nhìn chung, cách trồng Xương Rồng Tai Thỏ khá đơn giản, vì vậy bạn hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà theo hai phương pháp trên. Tuy nhiên, nếu bạn là người bận rộn hoặc chưa từng thử tự trồng cây, có thể mua các chậu cây được bán sẵn tại Cây Xinh theo hotline 0948.225.678 để được tư vấn nhanh nhất.
Cách Chăm Sóc Xương Rồng Đơn Giản Cho Người Mới
Bạn vừa trở về từ cửa hàng với 1 cây xương rồng nhỏ xinh trên tay. Và bạn đang tự hỏi : “Làm thế nào để chăm sóc chúng đây?”
Để chăm sóc chúng tốt, điều đầu tiên mà bạn cần biết là “xương rồng” là giống cây có nguồn gốc từ đâu?
Tất cả các giống xương rồng đều thuộc 1 họ thực vật cụ thể, nhưng nhiều loài trong số đó lại đến từ những môi trường sống rất khác nhau: những loài thuộc chi Ferocactus đến từ sa mạc, những loài xương rồng thuộc chi Echinopsis lại đến từ đồng cỏ Nam Mỹ, trong khí đó những loài thuộc chi Epiphyllum sống trong rừng rậm và thậm chí là ký sinh trên 1 số thân cây …
Tại sao chúng ta lại cần biết những điều này? Vâng, tất nhiên, khi bạn càng hiểu biết bao nhiêu về xương rồng thì cơ hội thành công khi bạn trồng nó sẽ càng cao hơn.
Nếu may mắn sở hữu nhiều cây xương rồng đặc biệt, hãy tham gia 1 hội nhóm chơi cây cảnh nào đó, mang chúng đến đó để hiểu rõ hơn mọi thứ về loại cây mà bạn đang trồng.
Ngược lại, nếu bạn không tham gia bất kỳ nhóm chơi cây cảnh nào và có quá ít thông tin về cách chăm sóc xương rồng thì cũng đừng quá lo lắng. Một số quy tắc chung sau đây có thể được áp dụng cho hầu hết những loại xương rồng:
Tưới nước và bón phân
Một số người nghĩ rằng xương rồng chỉ cần 1 lượng nhỏ nước 1 lần 1 ngày. Dù trên thực tế, loài này vẫn được biết đến là có thể sống trong môi trường khắc nghiệt. Tuy nhiên, nếu không biết cách chăm sóc xương rồng, cây chắc chắn sẽ khó phát triển.
Vào mùa trồng trọt, xương rồng cần được tưới nước và bón phân thường xuyên. Ở hầu hết các loài, giai đoạn tăng trưởng của xương rồng diễn ra từ mùa xuân đến hết mùa thu. Từ cuối mùa thu đến đầu mùa xuân khi nhiệt độ mát và thời gian chiếu sáng cũng giảm dần, xương rồng sẽ bước sang giai đoạn nghỉ ngơi (ngừng tăng trưởng).
Bón phân cho xương rồng như thế nào?
Trong khi trồng xương rồng, bạn nên tưới nước cho chúng ít nhất mỗi tuần 1 lần. Một số loại xương rồng có thể cần nhiều nước hơn. Trong mỗi lần tưới, hãy để cho đất ngâm nước, rồi để nước thoát ra bằng lỗ thoát nước của chậu. Khi tới mùa trồng, hãy thêm 1 ít phân bón cân bằng đã được pha loãng vào nước tưới theo tỷ lệ NPK là 10:10:10.
Vào khoảng thời gian nghỉ ngơi của xương rồng, có thể tăng khoảng cách giữa những lần tưới nước lên. Tuy nhiên vẫn cần cung cấp đủ nước để cây không bị héo. Nếu như xương rồng của bạn được đặt trong 1 căn phòng ấm vào mùa đông, bạn vẫn cần tưới nước cho chúng thường xuyên như vào mùa hạ.
Một lưu ý nữa là bạn không nên bón phân cho cây trong suốt thời gian chúng nghỉ ngơi. Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ, một số cây xương rồng là những giống ưa lạnh nên chúng vẫn cần dinh dưỡng bình thường trong khoảng thời gian này. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với Tiny Garden để biết đâu là loại xương rồng ưa lạnh và cách chăm sóc xương rồng như thế nào cho phù hợp?
Tưới nước cho xương rồng
Nước máy thường có tính cứng hoặc kiềm, trong thành phần nước máy chứa hàm lượng khoáng chất hòa tan khá cao. Lâu ngày, những khoáng chất này có thể tích tụ trong đất và gây hại cho cây, đặc biệt hơn nếu bạn sử dụng chậu đất sét không tráng men.
Vì vậy, bạn nên thay đất thường xuyên cho cây, và nếu có thể nên sử dụng nước mưa để tưới cho xương rồng hơn là nước máy.
Ánh sáng
Hầu hết xương rồng đều ưa ánh sáng rực rỡ, nhưng không phải tất cả trong số chúng đều có thể chịu được ánh sáng trực tiếp của mặt trời, đặt biệt là khi nhiệt độ cao. Cường độ ánh sáng thích hợp sẽ giúp cây trồng phát triển mạnh hơn. Xương rồng được trồng trong điều kiện ánh sáng tối ưu sẽ có nhiều khả năng ra hoa hơn những cây khác.
Những dấu hiệu để nhận biết cây của bạn dang sống trong điều kiện ánh sáng không tối ưu bao gồm:
Quá nhiều ánh sáng
Khi nhận được nhiều ánh sáng, cây có thể bị xám màu, tối màu hơn hoặc chuyển vàng trên 1 phần của cây. Ngoài ra những dấu hiệu này cũng có thể là biểu hiện cho 1 loại bệnh hay cây thừa nước.
Khi thời tiết đột ngột thay đổi, đột nhiên nóng lên, cây của bạn có thể bị thiêu đốt và rất nhanh để lại các vết sẹo. Vì vật, hãy cảnh giác khi có bất thường xảy ra và thực hiện các biên pháp phòng ngừa để ngăn chặn.
Ánh sáng quá ít
Khi nhận được quá ít ánh sáng, cây cũng thể bị héo, nhạt màu và thậm chí là chết. Nếu đặt cây trong nhà, bạn cần thường xuyên mang chúng ra phơi nắng. Tuy nhiên cần chú ý khi chuyển cây ra ánh sáng mạnh hơn, hãy thật cẩn thận nếu không cây có thể bị thiêu đốt. Vì vậy, cần thực hiện quá trình chuyển đổi này 1 cách từ từ.
Chậu trồng xương rồng
Chậu để trồng xương rồng có rất nhiều kiểu dáng và có thể được làm từ các vật liệu khác nhau.
Vật liệu chậu
Chậu nhựa và chậu gốm/đất sét là 2 loại chậu được biết đến nhiều và sử dụng phổ biến nhất. Xương rồng sẽ sống khỏe trong cả 2 loại chậu này.
Chậu nhựa có giá thành rẻ hơn, chiếm ít diện tích hơn và khối lượng cũng nhẹ hơn các loại chậu còn lại. Việc vệ sinh với chậu nhựa cũng đơn giản hơn rất nhiều. Xương rồng trồng trong chậu nhựa có xu hướng về nước ít hơn. Tuy nhiên, tính thẩm mỹ và những ảnh hưởng tới môi trường nên chậu nhựa thường không được khuyến khích sử dụng.
Chậu gốm hoặc chậu đất sét đem đến sự ổn định cho các cây cao lớn. Tuy nhiên, nếu bạn tưới nước máy cho các chật gốm sứ, khoáng chất bị tích tụ ở bên trong chậu có thể gây hại đến cây.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các chật bằng thủy tinh để tăng vẻ đẹp cho cây.
Bất kể, bạn chọn loại chậu nào thì yêu cầu đầu tiên chính là phải có khả năng thoát nước tốt. Sẽ rất khó nếu trồng 1 cây xương rồng trong 1 cái chậu không có lỗ thoát nước.
Các kiểu chậu
Nếu bạn hiểu về xương rồng, bạn có thể lựa chọn loại chậu có kiểu dáng tốt nhất để trồng cây xương rồng của mình. Ví dụ: nếu cây xương rồng của bạn có rễ dạng sơ ở gần mặt đất, bạn nên chọn 1 chậu nông với đường kính lớn sẽ tốt hơn là 1 chậu hẹp và sâu.
Nhiều cây chỉ xuất hiện 1 chút trên mặt đất nhưng lại có 1 hệ thống rễ rất phong phú, cắm sâu dưới lòng đất. Vì vậy đòi hỏi 1 loại chậu phù hợp với bộ rễ đó.
Một số người chọn chậu bonsai để trồng xương rồng. Đó là 1 phương pháp khá thú vị nhưng cần lưu ý rằng chậu bonsai thường chiếm không gian khá lớn và giá cũng không rẻ chút nào nên nếu bạn có không gian hạn chế, hãy lựa chọn 1 phương án khác phù hợp hơn.
Đất trồng xương rồng
Khi bạn mua xương rồng về, các shop cây cảnh sẽ tạo sẵn cho bạn loại đất phù hợp. Nhưng nhiều người muốn tạo ra hỗn hợp đất riêng cho cây của họ. Bạn cũng cần biết cách tạo ra hỗn hợp đất này để sử dụng khi thay đất định kỳ cho cây. Một đặc điểm cơ bản mà hỗn hợp đất trồng xương rồng nên có là: “khả năng thoát nước tốt”. Cách tốt nhất để đạt được điều này là thêm sỏi và cát vào trong hỗn hợp đất. Tỷ lệ chuẩn được nhiều người áp dụng hiện này là: 1/3 sỏi + 1/3 cát + 1/3 đất.
Trước đây người ta sử dụng hỗn hợp phân bón trên nền than bùn. Nhưng ngày nay, việc này có vẻ đã bị tạm dừng do những nghi ngờ về việc chúng gây ra các bệnh như nấm mầm, rệp sáp và không mang lại nhiều dinh dưỡng cho cây trồng.
Người ta bắt đầu trồng xương rồng với 1 chậu tốt chứa các thành phần phân hữu cơ được sàng lọc kỹ giúp loại bỏ các tạp chất như sỏi đá và cành cây nhỏ …
Nên đặt 1 lớp cát mỏng trên cùng khi trồng cây. Không sử dụng cát không phải loại để trồng cây như cát biển vì chúng có thể chưa được rửa sạch và có thể còn muối.
Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng: sỏi bọt làm vườn là loại tốt nhất để trồng cây. Sỏi bọt không quá phổ biến và nó có thể đắt đỏ với 1 số người, vì thế bạn có thể sử dụng các vật liệu khác như: sỏi trắng nhỏ, sỏi xốp …
Thông thường, mọi người sử dụng kết hợp chậu đất nung với sỏi để trồng cây. Nhưng bạn cũng cần đảm bảo rằng chậu đất sét đã được nung kỹ và sẽ không bị chảy ra khi ngấm nước. Bạn có thể kiểm tra chất lượng chậu bằng cách đặt chúng trong bình nước để xem chậu có bị phá vỡ hay không?
Thay đất trồng
Để cây có sức khỏe tốt nhất, chúng cần được thay đất hàng năm. Bạn sẽ nhận ra các dấu hiệu cho việc này như việc: cây phát triển lớn hơn so với kích thước chậu, rễ bị đẩy lên khỏi chậu, có rễ mọc qua lỗ thoát nước …
Khi gỡ đất cũ từ rễ hãy làm thật nhẹ nhàng, cẩn thận để giảm thiểu thiệt hại tốt nhất cho rễ. Bạn có thể dùng 1 cái gậy mỏng như đũa chẳng hạn để làm việc này nhanh chóng hơn. Đây cũng là thời điểm tốt nhất để bạn kiểm tra đất trồng cũ có bị sâu bệnh hay không? Nếu phát hiện bất kỳ rễ nào bị khô hay chết hãy cắt tỉa chúng ngay đi.
Đặt lại cây vào chậu mới, kiểm tra xem các lỗ thoát nước của chậu có hoạt động tốt không? Sau đó cho hỗn hợp đất mới vào, lưu ý là đừng tưới cây ngay. Hãy cho phép xương rồng được nghỉ ngơi dưới ánh mặt trời trong 1 – 2 tuần trước khi tưới nước. Điều nay sẽ giúp cho các gốc rễ của cây không bị tổn thương, do rễ ướt thì rất dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm.
Kinh nghiệm của những người trổng xương rồng lâu năm cho hay: luôn luôn thêm 1 lớp sỏi vào đáy chậu khi thay chậu để cải thiện việc thoát nước là không đúng. Sỏi sẽ chỉ làm cản trở bộ rễ chính của cây phát triển mà thôi nên hãy chỉ trải chúng ở lớp trên cùng của chậu.
Sâu bệnh gây hại
Rệp sáp
Các loài côn trùng nhỏ hay rệp sáp có chiều dài khoảng 3 mm, có 1 lớp bông hình bầu dục bao phủ. Chúng sống trên cả những cây trường thành và cây con. Xương rồng nếu bị nhiễm rệp sáp sẽ bị suy yếu, ngừng phát triển và cuối cùng là bị thối rữa.
Rệp sáp có lớp phủ bằng bông trên cơ thể giúp bảo vệ chúng khỏi thuốc trừ sâu. Bạn có thể tiêu diệt chúng bằng một miếng bông tẩy được nhúng vào cồn hoặc rượu, rượu sẽ làm tan chảy lớp phủ và làm mất đi khả năng tự vệ của chúng.
Sâu bệnh
Sâu bệnh ăn thân của cây khiến thân cây xuất hiện các đốm vàng rồi chuyển sang màu nâu gỉ tạo thành sẹo. Cây bị suy yếu dẫn đến nhiềm trùng thứ phát do nấm, vi khuẩn hoặc virut.
Sâu bệnh vốn rất ghét bị ướt và thuốc nền bạn có thể tưới nước và phun sương cùng thuốc trừ để phòng và chữa các loại sâu bệnh.
Nấm bệnh
Nấm là 1 loại sinh vật khá rắc rối chứ không phải bệnh. Nấm xuất hiện tạo nên những đốm nhỏ màu trắng trên bề mặt cây. Trong một số trường hợp, nấm có thể làm hư hại và thậm chí là chết cây. Theo kinh nghiệm trồng xương rồng của chúng tôi, nấm thường xuất hiện nhiều khi cây đường trồng trên than bùn.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Chăm Sóc Xương Rồng Tai Thỏ Cho Người Chưa Có Kinh Nghiệm trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!