Đề Xuất 6/2023 # Cách Chăm Sóc Vườn Cây Có Múi Sau Thu Hoạch # Top 11 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Cách Chăm Sóc Vườn Cây Có Múi Sau Thu Hoạch # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Chăm Sóc Vườn Cây Có Múi Sau Thu Hoạch mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cây ăn quả có múi là loại cây trồng phổ biến và đem lại giá trị kinh tế cao. Sau một mùa vụ, các loại cây ăn quả có múi thường bị tổn thương, suy yếu, mất đi dinh dưỡng. Đặc biệt là 2 bộ phận là rễ và lá.

Rễ cây tập trung hấp thụ dinh dưỡng để nuôi quả nên sau quá trình khai thác quả hệ thống rễ bị già đi, thương tổn. Bên cạnh đó, bộ phận lá sau giai đoạn quang tổng hợp để nuôi trái sẽ bị già, không còn tốt. Vì vậy sau khi thu hoạch cần phải nhanh chóng giúp chúng phục hồi để tránh các hiện tượng ra hoa không đồng đều, rụng trái nhiều, nứt trái, vàng đít chín sớm, khô đầu múi, vỏ dày, vàng lá, thối rễ …, vào vụ mùa sau.

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng này, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do cây không kịp phục hồi sức trước khi ra hoa, rễ cây yếu, thối rễ và mất cân bằng dinh dưỡng.

Trong quá trình chăm sóc cây sau thu hoạch, nếu lượng phân bón hòa tan, phân giải không đủ nhanh; Rễ mới mọc ra không đều, nấm bệnh vẫn còn phát triển trong đất thì sẽ xảy ra các hiện tượng trên.

Khi ta bón các loại phân hữu cơ và vô cơ vào đất, phân tác dụng nhanh hay chậm đến cây trồng là nhờ hoạt động của vi sinh vật. Vi sinh vật phân giải hữu cơ thành dạng vô cơ cho cây trồng hấp thụ, biến dạng vô cơ khó tiêu thành dễ tiêu.

Một tình trạng thường gặp nhất của cây có múi trong vụ mới là ra hoa không đồng đều. Khi rễ nhiễm nấm bệnh, rễ sẽ bị thối, tổn thương, các rễ tơ mới ra bị phá hủy thì hoạt động hút nước và vận chuyển dinh dưỡng sẽ không còn bình thường, làm cho các đọt non ra không đều, dẫn đến ra hoa không đều. Do đó, cần phải bảo vệ hệ thống rễ, tiêu diệt và phòng ngừa các loại nấm ảnh hưởng đến cây trồng.

Giải pháp

Cải tạo đất

Để khắc phục các tình trạng này thì việc quan trọng đầu tiên nên làm đó là cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp hơn, cung cấp các dưỡng chất cần thiết và vi sinh vật cho đất.

Bà con nên bón các loại phân hữu cơ như phân chuồng ủ với nấm Trichoderma để cải tạo đất tơi xốp. Nấm Trichoderma khi ủ chung với phân chuồng sẽ giúp phân chuồng nhanh hoai mục, hạn chế nấm bệnh gây hại trong nguyên liệu. Tăng cường hệ vi sinh vật có lợi trong phân và giảm thiểu vi sinh vật có hại trong đất.

Nếu không có phân chuồng thì có thể thay thế bằng các loại phân bón vi sinh. Trong các loại phân bón này cũng cung cấp đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cây, đồng thời cải thiện lý tính của đất giúp bộ rễ tơ phát triển.

Lưu ý: Bà con bón phân chuồng cùng với các loại phân bón khác như NPK, lân,… với liều lượng phù hợp và hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm phân bón hóa học.

Ngoài ra, bà con cũng nên kết hợp các sản phẩm có thành phần acid humic cao như K-humate để tăng độ màu mỡ cho đất, phân giải các chất vô cơ còn tồn dư. Đồng thời giúp cây hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, kích thích hệ thống rễ phát triển, ra nhiều rễ non mới; Chống rụng trái, ghẻ trái và các bệnh thường gặp của cây ăn quả có múi.

Để phòng trừ nấm bệnh gây hại cho cây, bà con có thể tưới bổ sung chế phẩm CNX- CN. Chủng nấm Chaetomium có trong chế phẩm tiết ra các chất kháng sinh giúp cây tăng đề kháng và ức chế các loại nấm bệnh nguy hiểm như Fusarium, Phytopthora…

Cắt tỉa tạo tán

Bên cạnh việc cải tạo cho đất và rễ thì việc cắt tỉa tạo tán cho cây và rửa vườn sau thu hoạch cũng rất quan trọng. Nó giúp cây được thông thoáng, hạn chế được sâu bệnh hại tồn tại và phát triển, tăng khả năng quang hợp giúp cây nhanh chóng phục hồi, tăng khả năng chống chịu.

Sau khi thu hoạch nên vệ sinh vườn sạch sẽ, thu gom các tàn dư thực vật và nông sản ra khỏi vườn.

Tiến hành cắt tỉa những cành khô, cành sâu bệnh, cành vượt, cành tăm, đồng thời hạ tán xuống với chiều cao từ 3 – 3,5m.

Sau khi cắt tỉa bà con nên sử dụng CNX – Siêu đồng để phun rửa sạch nấm bệnh, rong rêu của mùa trước; sát khuẩn và phòng trừ nhiễm bệnh qua vết cắt.

Đồng thời kết hợp phun phân bón qua lá như phân bón lá A4 để bổ sung các chất dinh dưỡng trên lá, kích thích phát triển chồi, cân bằng dinh dưỡng và giảm áp lực cho bộ rễ.

Sau khi thu hoạch là giai đoạn nhạy cảm của các loại cây ăn quả có múi, cây cần phải được chăm sóc cẩn thận và đúng kỹ thuật để giúp cây khỏe mạnh và sẽ tiếp tục được năng suất và chất lượng cao trong những mùa vụ tiếp theo.

Cách Chăm Sóc Vườn Cây Có Múi Sau Thu Hoạch Chống Suy Cây

Qua một vụ thu hoạch cây có múi thường bị suy kiệt do toàn bộ dinh dưỡng đã tập trung nuôi trái vụ trước. Bộ phận rễ suy kiệt nhiều, tiếp đó là bộ lá. Lá già bị vàng nhiều, không còn xanh tốt.

Sau khi thu hoạch khoảng 2 tuần tiến hành bón phân phục hồi vườn một cách đồng loạt. Cách thực hiện gồm 4 bước. Nhưng trước khi thực hiện nếu như cây trồng của bạn đang mắc bệnh vàng lá, thối rễ cần kết hợp xử lý luôn tại thời điểm này để đỡ tốn công

Và sau đây là quy trình 4 bước phục hồi cây sau thu hoạch:

1. Tỉa cành tạo tán hạn chế sâu bệnh và thoáng cây

Chúng ta cần tiến hành cắt tỉa những cành khô, cành sâu bệnh, cành tăm, cành vượt, cành xiên vào tán. Cắt tỉa để khống chế độ cao từ 3 – 3,5m giúp quá trình chăm sóc của chúng ta dễ dàng hơn.

Sau khi cắt tỉa sử dụng CNX – Siêu Đồng để phun sát khuẩn, tẩy rửa hết rong rêu còn bám trên bề mặt lá nhằm tăng khả năng quang hợp cho cây. Những cây có mảng bán ở phần gốc, lấy máy bơm áp suất lớn xịt nước để tẩy rửa giúp da cây thông thoáng.

2. Làm cỏ và bón phân.

Làm cỏ:

Đối với vườn cây có múi có bộ rễ nhạy cảm, trước khi bón phân nên hạn chế làm sạch cỏ phần gốc để tránh bị sốc nhiệt. Đây là điều mà các nhà vườn kinh nghiệm họ không bao giờ làm. Chỉ làm cỏ xung quanh gốc, cách gốc khoảng 30cm để thông thoáng cổ rễ. Việc này vừa đỡ tốn công vừa rất có lợi cho đất và cây.

Chú ý: làm sạch cỏ bằng thủ công tuyệt đối không sử dụng thuốc diệt cỏ trong vườn. Vì khi sử dụng thuốc trừ cỏ thì lập tức thuốc trừ cỏ sẽ ngấm xuống bộ rễ làm cho rễ cây có múi bị thối. Nên khi chúng ta bón phân vào thì cây không thể hút được chất dinh dưỡng.

Bón phân:

Sử dụng phân chuồng, lân nung chảy trộn đều bón rải đều xung quanh tán cây. Sau khi bón xong tiến hành cắt phát cỏ cách mặt đất từ 10-15cm để cho toàn bộ cỏ dại và phân chuồng được hoai mục một cách nhanh chóng.

Chú ý: phân chuồng phải được ủ hoai mục với nấm trichoderma để loại bỏ mầm bệnh. Lượng phân chuồng cần thiết cho một cây có múi kinh doanh sau thu hoạch giao động từ 50 – 70kg và cần thêm khoảng 3 – 4kg lân nung chảy.

Nếu không có phân chuồng ủ hoai mục thì có thể thay thế bằng các loại phân bón vi sinh. Trong các loại phân bón vi sinh cũng cung cấp đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cây, đồng thời cải thiện lý tính của đất giúp bộ rễ tơ phát triển.

Ngoài ra, cần bón thêm NPK để lót cho cây. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng lượng vừa đủ không nên lạm dung. Tuyệt đối không sử dụng phân hóa học thay thế phân chuồng. Sau khi bón phân kết hợp tưới thêm cho mỗi gốc từ 10 – 15 lít WAO BOOM để phân giải hết toàn bộ chất hóa học dư thừa vụ trước, ổn định pH đất, kích rễ, diệt trừ nấm bệnh và cân bằng lại hệ vi sinh vật cho đất. Điều này sẽ giúp cho rễ cây trồng có được một sức sống mãnh liệt phục vụ cho một vụ mùa bội thu tiếp theo.

Để lại thông tin nếu bạn cần tư vấn cách chăm sóc cây có múi sau thu hoạch theo hưỡng hữu cơ 100%

Chia sẻ:

Kỹ Thuật Chăm Sóc Vườn Cây Có Múi Sau Thu Hoạch: Cam, Quýt, Bưởi,….

Tình trạng cây cam, chanh, bưởi sau khi cho quả ?

Đối với vườn cây có múi (cam, quýt, bưởi,…) sau một chu kỳ cây ra hoa, đậu quả, cho thu hoạch cây đã mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng, bộ rễ bị già đi và bị nhiều đối tượng dịch bệnh gây hại.

Nhìn chung các loại cây ăn quả “lưu niên” thường mỗi năm nuôi quả 1 lần. Có loại cây chỉ nuôi quả 3 – 5 – 7 tháng như mít, nhãn, vải, có loại cây nuôi quả khá dài ngày như cam, quýt, thậm chí tới 8 – 10 tháng.

Để đảm bảo dinh dưỡng nuôi quả, tất cả các cơ quan, bộ phận của cây trồng đều phải hoạt động mạnh, sản xuất, tích lũy dinh dưỡng vào thân và các cơ quan dự trữ. Suốt quá trình quả lớn, các loại enzim đã khai thác triệt để nguồn dinh dưỡng dự trữ trong các bộ phận của cây. Khi quả chín, đến thời kỳ thu hoạch quả, cây trồng xác xơ, cạn kiệt dinh dưỡng. Đặc biệt, bộ rễ bị suy kiệt và tổn hại nhiều nhất.

Do vậy, sau mỗi vụ thu hoạch, cây trồng và đặc biệt bộ rễ, nếu không nhanh được hồi phục sẽ ảnh hưởng lớn đến việc cung cấp dinh dưỡng nuôi hoa quả vụ tới, dẫn tới hiện tượng quả non sẽ bị rụng rất nhiều. Do vậy để đảm bảo thu hoạch cân đói với phát triển bền vững bà con cần được hướng dẫn chăm sóc cây có múi sau thu hoach.

Tuy cùng thuộc nhóm cây ăn quả “lá xanh quanh năm”, nhưng để “ngủ nghỉ lại sức” giúp quá trình ra hoa được thuận lợi thì mỗi cây mỗi khác. Ví dụ, phải có rét thì cây vải mới tượng nụ hoa, cây nhãn lại cần có cành mẹ bánh tẻ trong điều kiện hanh, lạnh mới ra hoa, trong khi đó họ cây có múi lại chỉ cần khô kiệt, thậm chí khô nẻ làm bộ rễ bị tổn hại, sau đó có nước vào làm cây hồi sinh và phát nụ hoa. Miền Bắc có mùa đông khô, rét là điều kiện thiên nhiên rất thuận lợi cho cây ăn quả họ cây có múi nghỉ đông. Mùa đông càng khô hanh kéo dài thì sang xuân, cây có múi càng phát nhiều hoa.

Hiện nay, do ảnh hưởng biến đổi khí hậu toàn cầu, thời tiết nước ta ngày càng diễn biến phức tạp, sai khác khá nhiều so với quy luật thời tiết nhiều năm. Để chủ động cho vụ cam, vụ bưởi tới được sai hoa, nhiều quả, đặc biệt vào những năm mùa đông ít khô rét, trước hết cần chủ động chăm sóc cây có múi giai đoạn sau thu hoạch, tạo điều kiện cho chúng “ngủ đông” được thuận lợi. Một số loại cây có múi đang có giá trị kinh tế cao hiện nay: bưởi da xanh, bưởi diễn, cam v2….

Các biện pháp chăm sóc cơ bản vườn cây có múi sau thu hoạch ?

Vì vậy cần nhanh chóng giúp cây phục hồi, sinh trưởng, phát triển tốt, giúp tạo tiền đề cho cây có múi bước sang mùa sinh trưởng, ra hoa đậu quả tiếp theo. Để giúp vườn cây có múi sinh trưởng phát triển tốt, năng suất vụ sau cao hơn vụ trước, sau khi thu hoạch, bà con cần chú ý các biện pháp chăm sóc cơ bản sau:

– Lượng bón: Phân chuồng (đã ủ hoai mục) từ 8-12 tấn/ha (hoặc phân hữu cơ có hàm lượng hữu cơ 20% với lượng 2 tấn/ha), vôi bột 0,5-1 tấn/ha, phân NPK tổng hợp có hàm lượng đạm và lân cao như các loại phân NPK 13.13.13, NPK 15.15.15, NPK 16.16.8 với lượng bón từ 0,5-0,8 kg/gốc (tương đương 200-350kg/ha). Lượng bón cụ thể tùy thuộc vào loại đất và tuổi cây. Bà con đọc kỹ hướng dẫn kỹ thuật bón ghi trên bao bì của đơn vị sản xuất.

– Sử dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM trong vườn cây có múi: Sau thu hoạch dùng nước vôi quét lên thân cây, hạn chế nấm bệnh phát sinh gây hại; bón phân và phun thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.

Nguồn: http://khuyennonghanoi.gov.vn/

Kinh Nghiệm Chăm Sóc Vườn Điều Sau Thu Hoạch

Trong những năm gần đây người dân trồng Điều mất mùa chủ yếu là do cây Điều lúc ra hoa gặp mưa nên hoa bị thối không đậu quả được. Để chăm sóc vườn Điều sau thu hoạch được tốt và giảm thiểu những rủi ro do thời tiết trong lúc cây Điều ra hoa, chúng tôi xin giới thiệu kinh nghiệm của ông Võ Hùng Chiến (Chủ trang trại trồng Điều xã Phú Nghĩa – Phước Long – Bình Phước).

Ông Võ Hùng Chiến có hơn 20 ha Điều, năng suất bình quân ổn định từ 2- 2,5 tấn/ha. Vườn điều của ông hiếm khi thất mùa do ảnh hưởng của thời tiết.

Ông Chiến nói, trước hết ta phải biết diễn biến thời tiết trong năm thông qua các Đài khí tượng thủy văn trong khu vực. Mục đích của việc này nhằm chủ động xác định thời điểm hết mùa mưa, qua đó tác động những biện pháp kỹ thuật điều khiển cây Điều ra hoa không bị (hoặc ít bị ảnh hưởng của mưa). Khi nắm bắt được tình hình thời tiết ta tiến hành bón phân cho cây, ở đây nên dùng phân bón rễ và phân bón lá.

Phân bón rễ nên bón hai đợt

+ Đợt 1: Sau khi tỉa cành, tạo tán, vệ sinh vườn ta bón phân nhằm phục hồi cây sau vụ thu hoạch (khoảng tháng 5 – tháng 6): bón phân NPK theo tỷ lệ 3 Đạm + 4 Lân + 1 Kali.

+ Đợt 2: Tùy thuộc vào thời điểm dứt mùa mưa (tốt nhất trước khi dứt mưa 2 – 2,5 tháng), bón theo tỷ lệ 1 Đạm + 1,5 Kali.Nếu đất bằng và có mưa dầm có thể rải phân trên mặt, nếu đất dốc nên cuốc hố bón phân (càng nhiều hố càng tốt) nhằm hạn chế sự rửa trôi và tăng hiệu quả sử dụng phân. Khi bón phân đợt 1 nên kết hợp dùng phân bón lá cho cây bằng cách phun lên lá, thường ta dùng phân có hàm lượng NPK có tỷ lệ 30-10-10. Nếu vườn cây yếu ta dùng phân hàm lượng NPK là 20-15-15 hoặc 15-15-15. Sau khi bón phân đợt 2 khoảng 1-2 tuần, nếu thấy vườn cây lá vẫn còn xanh ta dùng phân bón lá không có Đạm nhưng giàu Lân và Kali (sản phẩm MKP) để lá cây tích tụ Lân và Kali làm nhanh già lá, tăng sự phân hóa mầm hoa ở cây.

Trước thời điểm dứt mưa 50-55 ngày ta phun Thiourea 99% nhằm làm lá rụng đồng loạt, chuẩn bị đâm chồi và ra bông, 2-3 tuần sau cây ra chồi hoa. Khoảng 20-25 ngày sau, tiếp tục cung cấp phân bón lá NPK tỷ lệ ngang nhau để vòi hoa và cánh hoa ra dài giúp hoa dễ thụ phấn. Ở giai đoạn này bà con có thể dùng Bortrac để phun chống rụng bông và rụng trái non; dùng HK 20-20-20, Super humic để phun dưỡng bông, dưỡng hạt, kết hợp phun thuốc phòng ngừa bệnh. Thông thường vào đầu tháng 12 cây Điều đậu trái là an toàn.BOX 1

Khi nắm bắt được tình hình thời tiết ta tiến hành bón phân cho cây, dùng phân bón rễ và phân bón lá. Phân bón rễ ta nên bón hai đợt:

+ Đợt 1: Sau khi tỉa cành, tạo tán, vệ sinh vườn ta bón phân nhằm phục hồi cây sau vụ thu hoạch (khoảng tháng 5 – tháng 6): bón phân NPK theo tỷ lệ 3 Đạm + 4 Lân + 1 Kali.

+ Đợt 2: Tùy thuộc vào thời điểm dứt mùa mưa (tốt nhất trước khi dứt mưa 2 – 2,5 tháng) Bón theo tỷ lệ 1 Đạm + 1,5 Kali.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Chăm Sóc Vườn Cây Có Múi Sau Thu Hoạch trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!