Đề Xuất 3/2023 # Cách Chăm Sóc Vườn Cây Có Múi Sau Thu Hoạch Chống Suy Cây # Top 5 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Cách Chăm Sóc Vườn Cây Có Múi Sau Thu Hoạch Chống Suy Cây # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Chăm Sóc Vườn Cây Có Múi Sau Thu Hoạch Chống Suy Cây mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Qua một vụ thu hoạch cây có múi thường bị suy kiệt do toàn bộ dinh dưỡng đã tập trung nuôi trái vụ trước. Bộ phận rễ suy kiệt nhiều, tiếp đó là bộ lá. Lá già bị vàng nhiều, không còn xanh tốt.

Sau khi thu hoạch khoảng 2 tuần tiến hành bón phân phục hồi vườn một cách đồng loạt. Cách thực hiện gồm 4 bước. Nhưng trước khi thực hiện nếu như cây trồng của bạn đang mắc bệnh vàng lá, thối rễ cần kết hợp xử lý luôn tại thời điểm này để đỡ tốn công

Và sau đây là quy trình 4 bước phục hồi cây sau thu hoạch:

1. Tỉa cành tạo tán hạn chế sâu bệnh và thoáng cây

Chúng ta cần tiến hành cắt tỉa những cành khô, cành sâu bệnh, cành tăm, cành vượt, cành xiên vào tán. Cắt tỉa để khống chế độ cao từ 3 – 3,5m giúp quá trình chăm sóc của chúng ta dễ dàng hơn.

Sau khi cắt tỉa sử dụng CNX – Siêu Đồng để phun sát khuẩn, tẩy rửa hết rong rêu còn bám trên bề mặt lá nhằm tăng khả năng quang hợp cho cây. Những cây có mảng bán ở phần gốc, lấy máy bơm áp suất lớn xịt nước để tẩy rửa giúp da cây thông thoáng.

2. Làm cỏ và bón phân.

Làm cỏ:

Đối với vườn cây có múi có bộ rễ nhạy cảm, trước khi bón phân nên hạn chế làm sạch cỏ phần gốc để tránh bị sốc nhiệt. Đây là điều mà các nhà vườn kinh nghiệm họ không bao giờ làm. Chỉ làm cỏ xung quanh gốc, cách gốc khoảng 30cm để thông thoáng cổ rễ. Việc này vừa đỡ tốn công vừa rất có lợi cho đất và cây.

Chú ý: làm sạch cỏ bằng thủ công tuyệt đối không sử dụng thuốc diệt cỏ trong vườn. Vì khi sử dụng thuốc trừ cỏ thì lập tức thuốc trừ cỏ sẽ ngấm xuống bộ rễ làm cho rễ cây có múi bị thối. Nên khi chúng ta bón phân vào thì cây không thể hút được chất dinh dưỡng.

Bón phân:

Sử dụng phân chuồng, lân nung chảy trộn đều bón rải đều xung quanh tán cây. Sau khi bón xong tiến hành cắt phát cỏ cách mặt đất từ 10-15cm để cho toàn bộ cỏ dại và phân chuồng được hoai mục một cách nhanh chóng.

Chú ý: phân chuồng phải được ủ hoai mục với nấm trichoderma để loại bỏ mầm bệnh. Lượng phân chuồng cần thiết cho một cây có múi kinh doanh sau thu hoạch giao động từ 50 – 70kg và cần thêm khoảng 3 – 4kg lân nung chảy.

Nếu không có phân chuồng ủ hoai mục thì có thể thay thế bằng các loại phân bón vi sinh. Trong các loại phân bón vi sinh cũng cung cấp đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cây, đồng thời cải thiện lý tính của đất giúp bộ rễ tơ phát triển.

Ngoài ra, cần bón thêm NPK để lót cho cây. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng lượng vừa đủ không nên lạm dung. Tuyệt đối không sử dụng phân hóa học thay thế phân chuồng. Sau khi bón phân kết hợp tưới thêm cho mỗi gốc từ 10 – 15 lít WAO BOOM để phân giải hết toàn bộ chất hóa học dư thừa vụ trước, ổn định pH đất, kích rễ, diệt trừ nấm bệnh và cân bằng lại hệ vi sinh vật cho đất. Điều này sẽ giúp cho rễ cây trồng có được một sức sống mãnh liệt phục vụ cho một vụ mùa bội thu tiếp theo.

Để lại thông tin nếu bạn cần tư vấn cách chăm sóc cây có múi sau thu hoạch theo hưỡng hữu cơ 100%

Chia sẻ:

Chăm Sóc Cây Có Múi Sau Thu Hoạch

So với các loại cây trồng khác thì cây có múi như cam, quýt, bưởi thường có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, theo các nhà chuyên môn thì nhiều hộ trồng cây có múi vẫn chưa thật sự quan tâm đến công tác chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, nhất là thời kỳ sau thu hoạch. Các kỹ sư nông nghiệp và nhà vườn có nhiều kinh nghiệm sẽ chia sẻ những kiến thức cơ bản cách “Chăm sóc cây có múi sau thu hoạch” để vườn cây sinh trưởng và cho trái tốt hơn.

Kỹ thuật bón phân cho cây có múi sau thu hoạch.

Cây ăn trái đặc biệt là các loại cây có múi thường có thời gian khai thác từ 20 đến 30 năm, thậm chí nhiều loại cây có thời gian dài hơn. Trong thời gian cho trái, các loại cây có múi đã tích trữ trong cây một lượng lớn chất dinh dưỡng, do vậy khi thu hoạch, cũng đồng nghĩa với việc lấy đi một lượng lớn chất hữu cơ và dinh dưỡng, làm cho cây gần như kiệt quệ, cành lá và bộ rễ dễ bị già đi, dễ phát sinh các loại sâu bệnh gây hại, làm cho chất lượng sản phẩm vụ sau kém hơn vụ trước.

Chính vì vậy, ngay sau khi thu hoạch trái xong nhà vườn cần chú ý các biện pháp chăm sóc cơ bản. Theo thạc sĩ Nguyễn Thanh Hải, Phó phòng kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng : “Cây có múi có thời gian mang trái từ 7 đến 9 tháng nên dinh dưỡng trong cây bị suy kiệt, hệ thống rễ cây bị hư. Để cây phát triển và cho năng suất ở vụ kế tiếp bà con phải cắt tỉa đi những cành bị sâu bệnh, khô hư, làm cỏ vệ sinh vườn, quét vôi cho thân cây, để hạn chế gây bệnh xì gôm, chảy nhựa, thối gốc, loại bỏ rệp xáp gây hại cho cây, sử dụng vôi đá, phi ra thành bột, bón gốc cây, với liều lượng từ 1kg đến 2kg/gốc, sau khi xử lý vôi được từ 10 đến 15 ngày thì bà con tiến hành bón phân cho cây và tưới nước ủ ẩm từ 50% đến 60%”.

Biện pháp tỉa cành, tạo tán cũng có nhiều tác dụng đối với cây có múi. Khi tỉa cành, tạo tán làm cho cây được thoáng, ánh sáng chiếu rọi trực tiếp xung quanh mặt đất dưới tán. Điều này giúp cho độ ẩm giảm đi, cây tránh được các loại bệnh nấm cũng như vi khuẩn. Mặt khác, tỉa cành, tạo tán làm cho các tán cây không bị giao nhau, giúp cho hiện tượng quang hợp của cây diễn ra tốt hơn và cây có khả năng sinh trưởng tốt hơn so với những cây không được tỉa cành, tạo tán.

Tỉa cành, tạo tán cho cây ăn trái sau thu hoạch.

Công tác tỉa cành tạo tán nên chọn những ngày trời nắng ráo, không nên cắt cành cây vào những ngày trời mưa để tránh hiện tượng lây lan bệnh từ cây này sang cây khác qua vết cắt. Khi cắt cành bỏ đi phải cắt sát vào thân, vết cắt phải dứt khoát và nhẵng, không được cắt cành quá dài, sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Ông Ong Thanh Hùng, nhà vườn huyện CLD cho biết: “Vườn bưởi của tôi sau khi thu hoạch, trước tiên là tôi cắt tỉa những cành già, khô rồi vô phân để dưỡng lại cây. Làm như vậy nên vụ sau, vườn bưởi của tôi, cây luôn cho trái tốt và chất lượng, bán được giá cao”.

Ngoài việc tỉa cành, tạo tán, bà con cũng cần chú ý đến việc bón phân để kích thích bộ rễ phát triển mới. Trước khi bón phân, bà con cần cuốc rãnh. Rãnh phải đảm bảo độ sâu từ 30-40 cm và rộng 20-30cm ở phía ngoài mép tán, nhằm giúp làm đứt các rễ già, rễ tơ cũ của cây, khi bón phân sẽ kích thích cây ra rễ tơ mới. Theo tập quán, bà con thường cuốc rãnh xong là đổ toàn bộ phân hữu cơ, vôi bột, phân NPK xuống rãnh rồi lấp đất, với phương thức bón này chưa thể làm thay đổi lý tính của đất và không tạo được vùng đất tơi xốp cho rễ cây phát triển. Cách bón phù hợp là bà con nên rải toàn bộ lượng phân hữu cơ, vôi bột, phân NPK đều xung quanh tán cây, trên lớp đất được cuốc lên, sau đó trộn đều đất với các loại phân, lấp lớp đất đã được trộn đều này xuống rãnh và phủ đất kín rãnh. Mục đích là tạo độ tơi xốp, thoáng khí cho vùng rễ phát triển, cây hấp thụ tốt dinh dưỡng và đặc biệt giúp cải tạo độ PH. Ông Phạm Khánh Hồng, Thị trấn Cù Lao Dung cho biết thêm: “Sau mỗi vụ thu hoạch, tôi luôn tuân thủ cung cấp lượng phân bón cân đối, đúng kỹ thuật cho cây, để cây không bị suy kiệt. Cách làm này duy trì độ phát triển của cây, cây không bị già cỗi quá nhanh”.

Kỹ thuật xới đất chuẩn bị bón vôi, phân cho cây có múi sau thu hoạch.

Để việc bón phân có hiệu quả, tùy theo điều kiện bà có thể bón theo rãnh hình vành khăn tán lá nhưng tốt nhất nên bón rộng ra cả vườn với liều lượng: Phân hữu cơ oai mục từ 10 – 15 kg/gốc, phân lân Long Thành hoặc Super lân 0,5 kg/gốc, phân NPK (20-20-15) từ 200 – 300 gam/gốc (tùy cây lớn hay nhỏ), Nấm Trichoderma loại dùng để trộn với phân hoặc rải góc liều lượng 10 gam/gốc. Tất cả các loại phân trên trộn lại với nhau, rồi dùng cào răng xới xung quanh theo đường kính tán sau đó bón phân, lấp đất và tưới nước.

Bên cạnh đó sau khi cắt bỏ nhiều cành trên cây thì sẽ vô tình tạo ra rất nhiều vết thương cơ giới, những vết thương này nếu trong quá trình chấm vôi, còn bị sót lại sẽ dễ bị nấm hoặc vi khuẩn xâm nhập. Chính vì vậy phòng trừ sâu bệnh sau khi thực hiện xong các biện pháp chăm sóc cây, cũng là vấn đề quan trọng cần lưu ý. Thạc sĩ Nguyễn Thanh hải, Phó phòng kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Bà con có thể sử dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM trong vườn cây có múi như: Vệ sinh vườn, tỉa cành, quản lý cỏ, nuôi kiến vàng .Những cây nào có biểu hiện bệnh vàng lá, thối rễ thì phải xử lý bệnh trước khi bón phân; cách xử lý bệnh vàng lá thối rễ, đơn giản nhất là dùng cào răng xới đất xung quanh tán cây, sau đó phơi từ 3 đến 4 ngày thì tiến hành xử lý vôi, sau khi xử lý vôi được 7 đến10 ngày, xử lý thuốc với khoảng cách 2 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày”.

Với những kiến thức hữu ích được chia sẻ, phần nào giúp bà con nông dân có thể áp dụng vào vườn cây ăn trái, đặc biệt là cây có múi của gia đình mình để đạt được năng suất và chất lượng cao

Chống Suy Kiệt Cho Tiêu Sau Thu Hoạch – Bioamino

Khi thu hoạch trái chúng ta đã lấy đi một phần dinh dưỡng của cây tiêu, mỗi mắc trái, mắc lá hái đi là vết thương hở, dễ làm cho tiêu nhiễm bệnh. Do vậy việc chăm sóc cây tiêu vào lúc này rất quan trọng. Cung cấp một lượng dinh dưỡng lớn để hồi phục cây, tạo mầm hoa và cho trái ở vụ tiếp theo. Hơn nữa, đây là giai đoạn rất nhạy cảm của cây với thời tiết, các loại dịch bệnh như nấm phát sinh mạnh. Nếu bà con không chăm sóc, cứ để phát triển tự nhiên thì sẽ thiếu dinh dưỡng, khiến cây năm được năm mất mùa.

Chính vì vậy việc cung cấp dinh dưỡng cân đối, đầy đủ là không thể thiếu cho cây.

Biện pháp chăm sóc tiêu sau thu hoạch

Sau thu hoạch, cây tiêu do nuôi trái trong 9 tháng, dinh dưỡng đã mất đi rất lớn, nên lá vàng đi, cây trở nên còi cọc, nên phải bổ sung lại dinh dưỡng.

Trong mùa mưa thì rễ bị tác động rất mạnh bởi nấm bệnh, tuyến trùng, khiến cây suy yếu dần. qua tới mùa nắng, rễ cây bắt đầu biểu hiện không hấp thu được nước và dinh dưỡng, nên sẽ rụng lá nhiều.

Cần tỉa bỏ những cành phủ dưới đất cách khoảng 40cm, chúng là nơi thường tiếp xúc với nấm bệnh dưới đất. Cắt bỏ cành lươn, cành vượt. chúng cạnh tranh dinh dưỡng nhiều, nhưng lại không cho trái. Ngoài ra, khi cắt tỉa hết thì vườn thông thoáng hơn, ít bệnh hơn. Chú ý tỉa cành cho trụ sống để tránh cạnh tranh dinh dưỡng với tiêu.

Sở dĩ bà con ít quan tâm tỉa bỏ cành sát đất vì nó cho trái. Thế nhưng, đó là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra dịch bệnh. Vì chúng thường nằm sát đất, nên nấm bệnh, bào tử của Phytopthora văng lên lá, làm tiêu nhiễm bệnh, gây thiệt hại nặng nề hơn nhiều.

Sau thu hoạch, có quan điểm bỏ khô vườn hoàn toàn là một sai lầm lớn, cách làm này làm cho lá rụng nhiều, để khi mưa xuống sẽ ra lá và hoa nhiều. Nhưng điều này làm tiêu mất nước một lượng lớn, khi không có nước, cây tiêu không hấp thu được dinh dưỡng có trong đất, làm cho tiêu suy kiệt nhiều và sau khi mưa xuống thì cây bị sốc nhiệt sẽ ra hoa, mà ra hoa lại không có lá do thiếu dinh dưỡng, do vậy đợt hoa đầu tiên như vậy sẽ rụng hầu hết, không đậu được bao nhiêu cả.

Sử dụng thuốc gốc đồng để rữa vườn, vì chúng có phổ rất rộng cho nhiều loại bệnh. Tuy nhiên lưu ý sử dụng dạng gốc đồng dạng tốt, vì chúng có thể làm rụng lá rất mạnh, khiến cây suy kiệt. Thời điểm rửa vườn tốt nhất là sau khi hái xả toàn bộ, nhưng do sau thu hoạch rơi vào  mùa khô nhất trong năm, nên nếu vườn thiếu nước, thì cây bị rữa vườn sẽ bị rụng lá nhiều, giảm khả năng chống chịu nắng nóng. Cây lúc này suy kiệt rất khó phục hồi, khi vào sử lý ra hoa. Nếu vườn thiếu nước, thì nên chờ vào mùa mưa thì mới tiến hành rửa vườn. Tùy theo điều kiện vườn cây, mà chọn thuốc rửa vườn cho hợp lý. Thông thường bà con dùng Bordeaux để phun, nó sẽ làm cho lá rụng mạnh, cây suy, và khó phục hồi cho năng suất.

Khoảng 15 ngày sau hái xả, thì rửa vườn bằng đồng Chelate, hoặc Nano đồng 500ml/ 2 phuy, phun đều trong thân và dưới mặt lá và gốc. nếu có nước đầy đủ thì làm trước mưa. Còn không có nước thì chờ tới vô mưa mới rửa vườn. có thể rửa lại lần 2 sau 10 – 15 ngày. Tùy thuộc vào tình hình bệnh của từng vườn khác nhau.

Sau thu hoạch 80%, bà con nên bỏ phân liền để cây phục hồi, giúp cây phân hóa mầm hoa mạnh về sau này.

Mưa trái mùa rất hại cho vườn tiêu, vì đang trong quá trình giữ cho vườn khô ráo, giúp cây tiêu phân hóa mầm hoa, nhưng đột ngột có mưa thì cây tiêu bị sốc nhiệt, chúng sẽ ra hoa. Nhưng cây tiêu vào thời điểm đó chưa đủ thời gian để phục hồi, và chúng ta cũng chưa bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cây ra hoa, nên cây tiêu ra như thế thì chúng sẽ rụng trái hàng loạt. ẩm độ bất ngờ cao, sẽ làm tăng nấm và sâu bệnh tấn công.

Phòng ngừa bệnh chết nhanh, chết chậm và tuyến trùng. Khi mưa tới, bà con đưa phân vào gốc, thì cũng cần tưới vào gốc sản phẩm TRICHO ENDIM, chứa nhiều nấm đối kháng để phòng bệnh rất hiệu quả. Tưới phòng Isuran 200gr/phuy để đặc trị cho phytopthora.

Cách Chăm Sóc Vườn Sầu Riêng Sau Thu Hoạch

Do đó, khi cây vẫn còn mang trái, đang trong thời điểm thu hoạch thì đã tiến hành chăm dưỡng lại cây, cụ thể quy trình xử lý theo các bước bên dưới:

1. BÓN PHÂN HỮU CƠ

Thu hoạch sầu riêng không phải chỉ thu 1 lần là xong, mà thường chia ra làm nhiều lần cắt trái dẫn đến cây bị thất thoát, mất dinh dưỡng đi rất nhiều, chưa kể mỗi lần cắt sẽ tạo vết thương làm cho cây bị sốc. Việc bón phân hữu cơ lại sớm sẽ giúp hồi phục cây, duy trì độ xanh tốt và sức khỏe cho cây.

– Thời điểm bón: 7-10 ngày trước khi thu hoạch lần cuối cùng (cắt dao cuối hoặc thu vét vườn).

– Các loại phân hữu cơ có thể bón: phân chuồng, phân hữu cơ công nghiệp (Lưu ý: tốt nhất là chọn dòng nhập khẩu nước ngoài: Bỉ, Hà Lan, Nhật, Úc…). Khi bón có thể trộn phân hữu cơ chung với Humic để tăng hiệu quả.

– Cách bón: Do cây vẫn còn đang nuôi trái, nên cần tránh tác động đến rễ, khi bón chỉ rãi phân trên bề mặt, rãi đều vào khu vực 1/3 – 2/3 tán cây.

2. XỚI MÔ, KÍCH RỄ

– Thời điểm thực hiện: Ngay sau khi thu hoạch xong toàn vườn

– Cách thực hiện: dùng cuốc hoặc chỉa 3 răng xới xáo đất, phạm vi: 1/2 – 2/3 tán cây trở ra ngoài (tính từ gốc ra), tán đến đâu thì xới đến đó. Độ sâu: khoảng 5 cm – 10 cm lớp đất bề mặt.

– Mục đích: Làm cho đất được tơi xốp và thông thoáng, bỏ rễ cũ tái tạo rễ mới, giúp cây hấp thụ phân bón tốt hơn.

3. XỬ LÝ NẤM BỆNH

– Thời điểm xử lý: sau khi xới mô xong, tiến hành xịt thuốc bệnh trên lá và tưới thuốc bệnh dưới gốc liền cho cây, ưu tiên thực hiện sớm:

+ Thứ nhất: Trong thời gian cây mang trái thì sức đề kháng cây kém, dễ bị nấm bệnh, rong rêu tấn công.

+ Thứ 2: Trong quá trình di chuyển leo lên cây để cắt trái đã vô tình mang mầm bệnh từ dưới đất lên cây hoặc từ cây này qua cây khác, việc cắt trái cũng đã tạo vết thương ở cuống.

– Các loại thuốc dùng xử lý: thuốc trừ nấm bệnh gốc đồng, Mantaxyl, Mancozeb…

– Cách xử lý: Phun thuốc ướt đều toàn cây, ướt đẫm lá, thân, cành, đặc biệt phun kỹ vào các ngách thân, mặt dưới của cành; đồng thời tưới thuốc bệnh dưới gốc. Nếu tình trạng cây khỏe, ít bệnh thì xịt ngừa 1 lần là được, nếu cây bị rong rêu , nấm bệnh nặng thì 7 ngày sau xịt lại lần 2.

Lưu ý: Nếu rửa vườn không kỹ, nấm bệnh có thể ẩn nấp và là nguồn bệnh tấn công lên bông – trái sau này.

4. DỌN TỈA CÀNH

Thời điểm thực hiện: Sau khi quản lý nấm bệnh xong, bạn có thể bắt tay vào dọn tỉa cành từ từ.

+ Cành cần cắt tỉa: Cành khô, sâu bệnh, cành tăm ốm yếu, cành thấp gần mặt đất (khoảng 80 cm tính từ gốc lên)

+Cành giữ lại: Cành bơi, chùm ổ quạ.

Mục đích: Dùng để cung cấp dinh dưỡng nuôi những cành cho quả. Đối với cây suy thì TUYỆT ĐỐI không cắt cành chùm ổ quạ, cây khỏe thì có thể cắt cành ổ quạ, chừa lại cành bơi. Tiến hành tỉa bỏ cành bơi khi lá đã già thành thục.

5. TIẾN HÀNH LÀM CƠI ĐỌT 1

– Sau khi tưới thuốc bệnh 3-5 ngày, tiến hành cung cấp dinh dưỡng cho cây bằng các dòng phân NPK có hàm lượng lân cao như: DAP, 20-30-0,… để kích rễ ra mạnh.

– Khi ra cơi đọt non (xuất hiện mũi giáo) : Phun thuốc trừ rầy + Vi Lượng + Amino+ Phân Bón Lá bổ sung. Phun 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 – 7 ngày.

– Sau đó tiếp tục theo chu trình chăm dưỡng bình thường của cây.

Các bước trên, mỗi bước đều nên thực hiện càng nhanh càng tốt, nhanh nhất có thể để giúp cây phục hồi sớm, cây được chuẩn bị tốt hơn giúp mùa vụ sau đạt hiệu quả hơn.

Đối với các vườn biết kỹ thuật, vừa nuôi trái vừa dưỡng cây, thì các bước xử lý sau thu hoạch chỉ gọi là CHĂM SÓC nhẹ.

Còn những vườn chăm sóc chưa đúng kỹ thuật như: lạm dụng quá nhiều phân bón hóa học, các chất xử lý ra bông nghịch vụ như Paclo gây ngộ độc Paclo, dùng biện pháp hãm đọt chặn đọt, để cây mang số lượng trái quá nhiều .. làm cây suy nặng thì mới cần PHỤC HỒI .

Do đó việc xử lý sau thu hoạch nhẹ nhàng hay khó khăn là phụ thuộc vào tình trạng cây, cách chăm sóc của bạn trước đó

Công Ty AgriPlus – Tư Vấn Kỹ Thuật Thực Tế Tại Vườn

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Chăm Sóc Vườn Cây Có Múi Sau Thu Hoạch Chống Suy Cây trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!