Đề Xuất 3/2023 # Cách Chăm Sóc Và Tạo Dáng Cây Sanh Bonsai # Top 10 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Cách Chăm Sóc Và Tạo Dáng Cây Sanh Bonsai # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Chăm Sóc Và Tạo Dáng Cây Sanh Bonsai mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cách chăm sóc và tạo dáng cây sanh bonsai

Sanh là một loại cây thân gỗ, khi sống trong môi trường tự nhiên, chúng có thể cao tới 15 – 20m, có khả năng phân nhiều cành nhánh, trên thân thường có hình các u bướu và các sống gờ, cây sinh trưởng rất mạnh.

Cây Sanh có tên khoa học là Ficus benjamina, hay nó còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như Si, Xanh, Gừa, cây thuộc họ Dâu Tằm, là một loài cây kiểng bonsai được các nhà chơi kiểng ưa chuộng ở khặp mọi nơi trên thế giới, nhất là các vùng châu Á, Đông Nam Á như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Lào…

Đặc điểm của cây Sanh:

– Thuộc dạng cây thân gỗ, phân nhiều cành nhánh, cây có các hình các u bướu và sống gờ do chúng được sinh trưởng rất mạnh.

– Rễ cây sanh có thể nằm phía trên hoặc phía dưới mặt đất, phát triển nhanh và nhiều vào những mùa mưa, ẩm.

– Thân và cành của cây Sanh dẻo, dễ uốn, tạo thế đẹp.

– Lá cây mọc dày và phân bố trên cành với mật độ cao nhằm tạo nên sự rập rạp, xum xuê cho toàn bộ cây.

– Qủa của cây Sanh khi chín có màu vàng, bên trong có hạt, có khả năng mọc mầm tạo ra cây con theo phương pháp sinh sản hữu tính.

– Cây có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt ở những vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, cây yêu cầu lượng nước cao để có thể sinh trưởng, mặc khác cũng có thể chịu được ngập úng trong thời gian dài. Nếu cây bị khô hạn hoặc thiếu nước, cây sẽ sinh trưởng chậm, xuất hiện các lá vẩy bao quanh điểm sinh trưởng ngọn cành hoặc thân, thường xuất hiện các điểm lồi trắng.

– Cây Sanh có thể sống trên nhiều loại đất khác nhau, có thể sống bám trên đá, miễn có nước là cây vẫn sẽ phát triển. Chúng cũng có thể được trồng trong điều kiện chiếu sáng rất khác nhau, nhưng thích hợp nhất vẫn là trong điều kiện chiếu sáng tán xạ.

Kỹ thuật trồng cây Sanh sao cho tạo ra được những thế mong muốn:

– Nhiệt độ trồng: loại cây này sinh trưởng  và phát triển rất tốt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, tuy nhiên vẫn có thể đem trồng được ở những vùng có khí hậu đông lạnh. Tùy vào điều kiện chiếu sáng khác nhau mà chúng sẽ phát triển khác nhau.

– Kỹ thuật trồng: đất trồng tốt nhất cho cây là đất giàu mùn, có thành phần cơ giới trung bình hoặc hơi nặng, không nên trồng trong đất sét, gan gà, chúng sẽ khiến cho cây chậm sinh trưởng.

Trường hợp đất quá xấu thì nên bón lót thêm phân chuồng cho đất trước khi trồng.

Để tạo ra được một cây Sanh có thể đẹp, đòi hỏi người trồng phải trang bị kỹ thuật trồng và tạo thế cơ bản thì mới mong có được một cây Sanh đẹp như ý.

Đầu tiên khi tạo tán cổ, bạn phải bắt đầu bằng 1 cành chính, tạo nhiều nhánh được co kéo với nhau ép thành 1 tầng ngang. Mặt bông tán thường hình tròn, phía dưới bằng phẳng, phía trên tạo nhánh dâm cho lá phát triển để có hình mâm xôi. Lưu ý tất cả các bông tán đều phải nằm ngang, đồng thời song song với nhau cũng như song song với mặt đất.

Chú ý không được làm nghiêng ngã cây, đường kính các tán phải phù hợp với kích cỡ của cây, tán cách đều, không loãng ra hoặc túm tụm lại.

Đối với kiểu tán cách tân thì sẽ thưa thoáng hơn, cành và ngọn giống tán cây cổ nhưng không cần nhánh dày mà được cắt tỉa cho thưa thoáng tạo cho cành, nhánh, lá phô ra nét đẹp tự nhiên, mềm nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp kiêu kỳ, thu hút mọi ánh nhìn.

Nếu muốn Sanh có được thế mong muốn, ngoài tạo dáng cho cây còn phải thường xuyên cắt tỉa, cắt bỏ những cành nhánh vô ích, bấm ngọn cho chúng, đặc biệt là phải tưới giữ ẩm cho đất để duy trì sinh trưởng cho cây, làm cho cây nhanh chóng to ra, cành nhánh phát triển đều.

– Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây:

Cây dễ bị nhiễm bệnh gỗ mềm nếu bón phân chưa qua xử lý, ngoài ra còn bị các bênh sâu đục thân, bọ trĩ, bênh đốm đen… Biện pháp hay dùng nhất là rung cây có lá rụng ra, quét và đốt đi để giảm nguồn gây bệnh.

Vào mùa đông dùng hợp chất lưu huỳnh + vôi phun lên cây để giảm bớt nguồn lây bệnh cho năm sau.

Hotline: 0974.222.759 (Ms. Phương)

Email: canhquanphuongtrung@gmail.com

LIÊN HỆ TƯ VẤN

0946 49 54 45 – 0974 222 759 – 096 111 0546

canhquanphuongtrung@gmail.com

Hoặc để lại số điện thoại, chuyên viên tư vấn sẽ gọi lại

Chia sẻ:

Cây Si, Cây Sanh: Cách Trồng, Chăm Sóc, Tạo Dáng Làm Cây Cảnh Bonsai

Cây si lá dày, màu xanh sậm, có rất nhiều rễ phụ lòng thòng. Người ta thường dùng cây si làm cây bon sai. Nó rất dễ trồng. Cành nhánh đem dâm đều sống, thậm chí cắt cành đem ngâm vào nước nó cũng sống.

Lá sanh dày và phân bố trên cành với mật độ cao tạo ra phần tán lá rậm rạp, xum xuê. Quả khi chín có màu vàng trong có hạt và có khả năng mọc mầm tạo ra cây con theo lối sinh sản hữu tính. Ngoài phương thức sinh sản này thì phương thức nhân giống chủ yếu của Sanh là nhân bằng con đường vô tính từ các cành, rễ.

Nguồn gốc, nhu cầu sinh thái:

Sanh có mặt ở các vùng nhiệt đới ẩm và hiện nay thường gặp hầu hết các vùng của đất nước Việt Nam. Chúng sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm (nóng và mưa nhiều ) và hình thành các trồi lá mạnh vào mùa mưa. Yêu cầu nước cao để sinh trưởng và phát triển, có khả năng chịu ngập úng ở thời gian dài. Khi khô hạn hoặc thiếu nước cây sinh trưởng chậm, hình thành các lá vẩy bao vây lấy điểm sinh trưởng ngọn cành hay thân và trên thân thường xuất hiên các điểm lồi trắng. Sanh cũng được trồng ở những vùng đông lạnh.

Sanh thích hợp trên nhiều loại đất và có thể bám trên đá để sống miễn là có nước cho sinh trưởng của cây. Chúng cũng được trồng trong điều kiện chiếu sáng rất khác nhau nhưng thích hợp nhất là trong điều kiện chiếu sáng tán xạ.

Kỹ thuật nhân giống:

Sanh là loại cây rất có thể nhân giống và có thể nhân theo phương thức hữu tính (từ hạt ) và phương thức vô tính ( từ cành râm, cành triết).

Muốn nhân giống sanh bằng hạt ta làm như sau: 1. Chuẩn bị đất gieo hạt Sạch cỏ dại, nhỏ mịn, thoát nước tốt ( đất có nhiều mùn là tốt nhất) 2. Chuẩn bị hạt giống. Chọn quả chín đỏ ( có loại chín vàng) mềm. Bỏ vào chậu nước bóp nát đãi lấy hạt gieo ngay ( bước này rất quan trọng, nếu để quả kém tươi đi mới lấy hạt gieo là tỷ lệ nảy mầm sẽ không cao). 3.Cách gieo hạt. Làm luống rộng chừng 60 cm, cao khoảng 10 cm, dài tùy vị trí khu vườn luống phải đảm bảo thoát nước tốt. Hoặc nên gieo vào khay (có lỗ thoát nước) Gieo: khoảng cách hạt cách hạt 5 cm x 5 cm, gieo xong không cần lấp đất. Giữ ẩm cho luống, nếu tưới thì nên tưới bằng bình phun nước thông dụng. Tránh nắng nóng hoặc mưa rơi trực tiếp vào luống cây ( nên che bằng túi bóng kính). Khoảng 5 – 7 ngày ( tùy nhiệt độ, thời tiết) hạt sẽ nảy mầm. Khi cây có 4-5 lá thật, có thể đưa cây ra trồng ( ra cây) vào luống chính. Cách làm: dùng bay nhỏ nhẹ nhàng gỡ cây ra khỏi luống và trồng với khoảng cách thưa hơn (20 cm x 20 cm), khi cây mới trồng, chú ý che nắng, che mưa cho cây. Cây ra luống trồng được khoảng 1 năm thì đã có thể trồng vào chậu, trồng ra vườn và bắt đầu tạo dáng. Sau một năm cây trồng đã có chiều cao trung bình là 45-60cm. Cây trồng từ hạt sẽ có sức sống rất mãnh liệt, có tuổi thọ rất cao, hơn nữa việc tạo dáng uốn sửa bộ rễ được tiến hành từ rất sớm nên mọi người đều thích ( * Lưu ý là sau mỗi lần trồng, cố gắng rãi đều bộ rễ cây ra nhiều hướng cho đẹp. )

Muốn nhân giống cây si bạn có thể áp dụng nhiều cách như chiết cành, giâm hom… Tuy nhiên, để tạo được nhiều cây giống bạn nên áp dụng cách giâm hom. Cách làm như sau:

Những cây si hai năm tuổi là có thể cắt cành đem giâm được. Chọn nhánh có độ dài khoảng 50-60cm, dùng dao sắc cắt lấy một đoạn ngọn dài khoảng 15-20cm (tính từ đầu ngọn vào), mỗi đoạn nhánh này là một hom. Nhớ là vết cắt phải hơi xéo một chút, sắc gọn và tuyệt đối không được làm bầm giập chỗ vết cắt. Chờ cho vết cắt hơi khô nhựa là có thể đem giâm hom vào bầu đất. Chất liệu để giâm hom gồm có đất mùn mặt vườn trộn đều với phân chuồng đã ủ hoai mục. Cho chất liệu này vào những bao nylon (màu đen) có chiều cao 12cm, chiều ngang 10cm, dưới đáy có đục lỗ để nước có thể thoát ra ngoài. Đoạn hom giâm cứ để nguyên cả lá, sau đó cắm sâu khoảng 3-4cm.

Giâm xong, xếp bầu giâm thành luống rộng khoảng 1m để tiện cho việc đi lại chăm sóc, tưới nước sau này. 10 ngày sau khi giâm, tưới nước mỗi ngày hai lần. Sau khi giâm cành khoảng hai tháng (khi cây giống ra nhiều cành phụ và cao khoảng 25-30cm) là có thể đem cây giống trồng vào chậu hoặc trồng ra vườn tùy theo ý thích và điều kiện của bạn.

Trên cây hom giống, khi cắt cành đem giâm thì đoạn bên trong chỗ cành vừa được cắt đã có sẵn 4-5 tược nhỏ, chờ khoảng 2 tháng sau, khi những tược nhỏ này phát triển thành cành dài 50-60cm thì lại cắt ngọn đem giâm. Tiếp tục như vậy, chỉ vài tháng bạn sẽ có rất nhiều cây giống.

Kỹ thuật trồng:

Cây con đem trồng ra luống đất hoặc chậu phải có bộ rễ tốt và kích thước nhất định để nhanh tạo được giáng, thế yêu cầu. Đất trồng nên chọn các đất tốt, giàu mùn và có thành phần cơ giới trung bình hay hơi nặng, không nên trồng trên đất sét, gan gà vì như vậy cây sinh trưởng chậm mặc dù vẫn ra lá, cành. Trong trường hợp đất sấu hoặc đất quá nặng cần bón lót thêm phân truồng làm đất trước khi trồng.

Sau khi trồng phải tiến hành chăm sóc thường xuyên như : cắt bỏ các nhánh vô ích, bấm ngọn đặc biệt là tưới giữ ẩm cho đất để duy trì sinh trưởng sự phát triển cuả cây và làm cho thân cây chóng to. Nghệ thuật tạo tán cho cây cảnh

Trong tạo dựng nghệ thuật tạo cho cây cảnh có nhiều tán để trưng bày, thưởng ngoạn là cách làm lâu đời của người Việt và truyền lại cho ngày hôm nay.

Loại hình cây cảnh cổ của nước ta và loại hình cây Bon sai của thế giới đã được cải biến không ngừng nhằm nâng cao giá trị cây cảnh nghệ thuật.

Nếu như cây cảnh cổ lâu đời thường chỉ đơn điệu một kiểu hình thể bông tán thì ngày nay có rất nhiều kiểu khác nhau, cách tạo tán đột phá này tạo cho cây cảnh có cái đẹp và biểu cảm riêng: *Tạo tán cổ: Từ một cành chính tạo nhiều nhánh được co kéo và ép thành một tầng nằm ngang. Mặt bông tán thường là hình tròn, phía dưới bằng phẳng, phía trên tạo nhánh dăm cho phát triển lá để có hình mâm xôi; tất cả các bông tán đều phải nằm ngang đồng thời song song với nhau cũng như song song với mặt đất. Chú ý là không được nghiêng ngã; đường kính các tán phù hợp với cỡ cây, tán cách nhau đều không loãng và túm tụm, tán trên cùng phải tròn đều không nhọn như chọc lên trời sẽ làm cho cây phân tán trở nên thô vụng và sai kỹ thuật của cây có tán cổ. Hình thể cây có tán cổ ở mỗi vùng mỗi khác, phía Bắc đa số các cây tán cổ cành nhánh gần như áp sát còn phía Nam thì thoáng hơn có vẻ như phản ánh về đất đai và lối sống thoáng đãng. Tuy nhiên về hình thể kiểu tạo tán cổ đều cho nội dung về sự nề nếp, nét trang nghiêm thích hợp với đình chùa, công sở…Cây tạo tán cổ thường là các loại cây có mủ như Sanh, Si, Gừa, Sộp, Bồ đề và những cây cho hoa như Bông Giấy, Mai Chiếu thủy, Tùng…

*Tạo tán cách tân:

-Kiểu tán thưa thoáng: Cành và ngọn giống tán cây cổ nhưng không cần nhánh dày mà cắt tỉa cho thưa thoáng tạo cho cành, nhánh, lá phô ra nét đẹp.

-Kiểu hình tròn: Cành và nhánh uốn lượn uyển chuyển, tầng tán hình tròn bè rộng, lá nhỏ và ít tạo nên chi tiết mềm mại dưới mắt người thưởng ngoạn. Cách này thường dùng phương pháp quấn dây thép để uốn cành như hình dấu ngã trong thời gian dài rồi tháo dây, nẹp cành.

-Kiểu tán đa dạng: Dạng cây tán này thường phá cách, không cần phải một cành nhánh hình tròn hay phân đều theo từng tầng một với tán lẻ từ 3, 5, 7 tán tròn theo tên gọi (Ông bà, Cha mẹ, Con cái- Sinh; Lão; Bệnh; Tử; Sinh-…). Loại tán đa dạng chơi cành là chủ yếu, có cành tạo nhánh vươn dài, nhánh buông, nhánh vươn ngắn và không đỉnh ngọn. Loại cây tạo tán thường là Sam, Trắc, Mai, Liễu…Nét cấu tạo tán loại này cần sự tự do, ít dùng dây thép buộc hay nẹp sắt. đường nét tán đa dạng có vẻ đẹp tự do, mang tính nghệ thuật hội họa phù hợp vườn cảnh tư gia, quán cà phê vườn.

Có rất nhiều cách tạo tán cây cảnh mà mỗi nghệ nhân làm theo ý tưởng riêng mình, tuy vậy kiểu nào cũng đáng trân trọng và tùy theo nơi cần trưng bày, tùy theo ý thích của người chơi mà chọn hình thể phù hợp cho dù quy vào các kiểu tán trên. Và chắc chắn rằng, mỗi vùng miền, mỗi nghệ nhân sẽ còn tiếp tục sáng tạo nên các hình tán trong nghệ thuật cây cảnh, nhằm phát huy không ngừng thú chơi sinh vật cảnh của mọi người.

Gợi ý: để có thể trồng cây một cách khoa học và chính xác các bạn cần tìm hiểu thêm các loại sau

Máy đo Độ ẩm đất trồng cây

Máy đo độ pH – còn gọi là máy đo độ chua của đất

Máy đo độ phì nhiêu của đất

Cách Chăm Sóc Cây Sanh Cảnh Và Tạo Thế Bonsai Đúng Cách

Kỹ thuật trồng cây Sanh tạo thế bonsai yêu cầu phải kiên nhẫn ngay từ những thời gian mới trồng. Bởi lúc này cây còn non cành yếu và dẻo ta mới có thể dễ dàng tạo ra các thế cây theo ý muốn.

Theo tìm hiểu được biết, Sanh là cây thân gỗ, trong điều kiện tự nhiên có thể đạt chiều cao từ 15-20m, có khả năng phân cành cao và trên thân hoặc cành thường là hình các u bướu và các sống gờ do sự sinh trưởng mạnh. Ngoài rễ dưới đất, cây Sanh còn hình thành rễ ở trên bề mặt đất từ cành lớn hoặc thân tạo dáng độc, lạ nên được giới cây cảnh chuộng.

Ngoài ra, cây Sanh còn được giới chơi kiểng ưa chuộng vì ý nghĩa sinh sôi nảy nở, mang tài lộc đến cho gia chủ giống như là quan niệm về cây lộc vừng. Cây được dùng phổ biến dưới hình thức làm cây cảnh bonsai, cây trang trí nội thất – văn phòng tại những nơi như công viên, sân vườn biệt thự, công sở, đình, chùa…

Kỹ thuật trồng cây Sanh và chăm sóc

Kỹ thuật trồng cây Sanh thuận lợi ở chỗ có thể thích hợp ở nhiều loại đất khác nhau miễn là có nước đầy đủ cho cây sinh trưởng. Tuy nhiên đất trồng nên chọn các đất tốt, giàu mùn và có thành phần cơ giới trung bình hay hơi nặng, không nên trồng trên đất sét, gan gà vì như vậy cây sinh trưởng chậm. Trong trường hợp đất sấu hoặc đất quá nặng cần bón lót thêm phân truồng làm đất trước khi trồng.

Nếu trồng tạo bóng mát vô cùng đơn giản nhưng nếu tạo thế bonsai cho cây sau khi trồng phải tiến hành chăm sóc thường xuyên như cắt bỏ các nhánh vô ích, bấm ngọn đặc biệt là tưới giữ ẩm cho đất để duy trì sinh trưởng sự phát triển của cây và làm cho thân cây chóng to, cành nhánh phát triển đều.

Phòng và điều trị bệnh cho cây Sanh

Sanh là loại cây gỗ mềm, dễ nhiễm bệnh nếu bón phân chưa qua xử lý kỹ sẽ mang nhiều mầm bệnh như sâu đục thân, bọ trĩ, bệnh đốm đen…. Biện pháp trước mắt đó là rung cây cho lá rụng, quét và đốt đi để giảm nguồn gây bệnh. Sau đó vào mùa đông sau khi lá rụng dùng hợp chất lưu huỳnh+vôi phun lên cây để giảm bớt nguồn lây bệnh cho năm sau.

Kết quả tìm kiếm nhiều ở Web Cây Cảnh trên google

Cách Tạo Dáng Cây Sanh Cảnh Có Dáng Thế Đẹp Chơi Tết Độc Lạ

1. Chuẩn bị dụng cụ cắt uốn cây

– Ngoài việc cắt tỉa khéo léo thì dụng cụ cắt tỉa vô cùng quan trọng đối với những người tạo hình cây cảnh đặc biệt đối với cây sanh.

+ Kìm cắt cây cảnh chuyên dụng

+ Kìm chẻ cây

+ Kìm tạo sẹo (kìm chỉnh sửa vết cắt)

+ Kéo tỉa cành lá

+ Cưa cắt cành

+ Dây nhôm uốn cây cảnh đủ các kích cỡ

+ Ke uốn cây cảnh

+ Tăng tơ kéo cành cây

2. Cách chăm sóc cành trước khi uốn cành, tạo dáng cho cây

– Cắt bỏ những cành song song, cành tỏa đều, cành bị khuất, cành rũ,… nên loại bỏ những cành như vậy để tạo ra dáng cho cây đẹp mắt hơn.

– Khi cắt cành cần tỉa bớt lá của cây hoặc các cành quá sát vào nhau để giúp việc uốn cành được dễ dàng hơn.

Tỉa cành song song, cành tỏa đều

– Nên sử dụng dây nhôm chuyên dụng cho uốn cây cảnh để cố định cành sẽ tốt hơn, giúp giữ dáng cây tốt hơn. Không nên sử dụng dây sắt để buộc cây hoặc tạo dáng cành.

3. Tạo dáng, uốn cành cho cây sanh

– Việc tạo dáng cho cây sanh nên thực hiện bắt đầu từ khi cây còn nhỏ, sẽ giúp việc uốn nắn cành được dễ dàng hơn. Tuy nhiên nếu bạn để cây đã trưởng thành mới thực hiện thì việc uốn nắn sẽ khó khăn hơn đối với những người mới bắt đầu làm.

– Việc tạo dáng cho cây sanh nên thực hiện vào mùa hè, bởi cây lúc này cây đang phát triển mạnh các chồi non bắt đầu phát triển, giúp cho việc uốn cành được dễ dàng hơn.

– Khi uốn cây cảnh điều đầu tiên bạn cần chú ý là uốn từ thân sau đó đến cành chính, cành phụ và uốn từ gốc đến ngọn.

– Việc uốn cây sanh rất đơn giản, bạn nên định hình việc uốn cây sanh ngay từ ban đầu, sau đó dùng dây uốn cây cảnh quấn thân theo hình dáng đã định hình. Cắm cố định 1 đầu dây vào bồn và uốn theo hình cố định lên thân cây.

Tạo dáng, uốn cành cho cây sanh

– Khi tạo dáng cây sanh thường những điểm giao nhau các cành thường bị nứt, bạn cần khắc phục hiện tượng này bằng cách: tới chỗ giao nhau bạn uốn một vòng để nó chịu lực tại đó, nếu muốn chắc chắn hơn thì đảo lại 1 vòng đỡ cành.

– Uốn dây bạn nên để các cành được cùng một chiều, nghĩa là khi uốn cành nhỏ có cùng chiều với cành to. Uốn sao cho dây uốn theo cành, mà số lượng cành vẫn giữ nguyên uốn cho tới cành cuối cùng.

– Khi uốn dây bạn cần chú ý đến chiều uốn của dây để tạo được lực cho cây và giúp dây giữ dáng chắc hơn. Khi uốn đến điểm cuối của dây bạn nên móc chéo đầu dây ngược lại, để giữ cành không bị tuột hay bật ra khỏi dây.

– Khi uốn dây theo ý muốn bạn cần có những điểm khóa của dây tại các điểm dao, đỉnh của đường cong, để tránh làm cành bị nứt, gãy cành. Khi uốn bạn nên xoay cây hoặc cành theo chiều uốn.

– Sau thời gian cây đã hình thành được thế theo khuôn hình, nên tiến hàn tháo dây cho cây. Thời gian uốn dây cho các cây trung bình từ 5-6 tháng, có những cây to, phát triển khỏe thời gian tháo dây sau 1 năm. Có những cây vượt cành trở lại hình dáng ban đầu bạn nên tiến hành uốn lại lần 2 cho cây.

– Khi tháo dây bạn nên tháo từ ngọn xuống gốc và tháo từ ngược chiều với dây uốn ban đầu.

– Đối với những người sành chơi cây kiểng, những cây càng có độ già gốc và thân giá trị kinh tế càng cao. Kỹ thuật làm già cỗi của cây rất đơn giản, bạn có thể gọt bỏ vị trí cần tạo hình trên cành sau đó rắc hỗn hợp lưu huỳnh và vôi vào chỗ gọt. Hoặc bạn có thê sử dụng chất ức chế sinh trưởng Uniconazole giúp cây nhỏ hơn, lá nhỏ và dày hơn, giữ dáng cho cây và tạo sự già cỗi cho cây hiệu quả hơn. Pha với liều lượng 5-7g/10 lit nước phun khi điều tiết sinh trưởng của cây.

4. Cách tạo bộ rễ cho cây sanh đẹp

– Đối với những người chơi cây kiểng bộ rễ của cây đánh giá 50% giá trị kinh tế đối với cây. Chính vì vậy để tạo được bộ rễ phô bày trên mặt đất mỗi năm bạn nên rút rễ cây nhẹ nhàng khi trồng cây sanh vào chậu khác.

– Cách tạo rễ cho cây sanh: Với những cây được chiết từ cây mẹ, người ta thường sử dụng đĩa nhựa để bộ rễ được xòe đều, đẹp mắt. Với những cây có bộ rễ quá to, bạn có thể áp dụng kỹ thuật chẻ rễ để điều chỉnh bộ rễ như mong muốn.

– Dùng dao cùn cắt sâu đến phần gỗ chỗ muốn ra rễ. Nếu muốn đơn giản và nhanh chỉ cần xịt thêm thuốc kích thích ra rễ α Na- NAA vào chỗ cắt rồi dùng lưới phủ lên để tránh trường hợp bị khô vết cắt. Đồng thời sau này khi rễ buông ra sẽ không bị gió thổi, mọc sẽ thẳng đẹp. Trường hợp không có thuốc kích thích rễ thì dùng vải dày đắp vòng quanh vết cắt, hằng ngày tưới ẩm nhiều.

– Đối với những cây sanh được ôm đá rất phù hợp với việc tạo rễ và cắt rễ. Khi trời mưa ẩm ướt cây sanh sẽ phát triển hình thành rễ, và mọc ra nhiều. Bạn cắt rễ cây thành nhiều mảnh nhỏ, sau đó sử dụng keo bôi liền sẹo bôi lên vết cắt rễ cho bộ rễ nhanh liền vết thương. Sau thời gian bộ rễ bắt đầu phát triển, lúc này bạn nên lược bỏ hết những rễ xấu, rễ con tua nhỏ, chỉ để lại những rễ đẹp, to khỏe cho cây và tiến hành chăm sóc bộ rễ cho ôm đá.

Tạo dáng rễ cho cây sanh ôm đá

Nguồn: Admin tổng hợp LP

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Chăm Sóc Và Tạo Dáng Cây Sanh Bonsai trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!