Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Chăm Sóc Mai Vàng Từ Tháng 1 Đến Tháng 6 Âm Lịch mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tết Tân Sửu cận kề, liệu bạn đã biết cách chăm sóc mai vàng từ tháng 1 đến tháng 6 âm lịch hay chưa? Nhiều bà con trồng và chăm cây mai nhà mình rất lâu, có thể là đã qua hàng chục năm nhưng cây mãi nở sớm hoặc muộn không đúng ý gia chủ. Đó là do bạn chưa rõ cách chăm sóc mai qua mỗi tháng, đặc biệt là tháng 1 đến tháng 6 âm lịch.
Vì sao cần phải thực hiện cách chăm sóc mai vàng từ tháng 1 đến tháng 6 âm lịch?
Từ tháng 1 đến tháng 6 âm lịch chính là thời gian sau Tết, hoa đã dần tàn và bắt đầu cho một vụ hoa mới. Nếu không có cách chăm sóc mai vàng kịp thời và phù hợp thì cây sẽ nhanh chóng yếu, bệnh và khó đậu hoa trở lại.
Cách chăm sóc mai vàng từ tháng 1 đến hết tháng 2 âm lịch
Sau thời gian chưng Tết, bạn nên đưa cây nhà mình đặt ở những nơi có ánh sáng tốt, không khí thoáng đãng, có bóng mát che chở.
Cắt tỉa – cách chăm sóc mai vàng ra đúng thời hạn
Thời gian này, có nhiều cây mới bắt đầu nở rộ, tức có hiện tượng nở muộn hoặc bất ngờ nở lại lần 2 sum suê ngang bằng hoặc hơn lần đầu, thì các bạn nên hạn chế triệt để tình trạng này bằng cách tỉa bớt cành ngắn lại. Để khi vào tháng Giêng năm sau, cây mai sẽ mọc đúng thời gian mong muốn.
Thay đất để dễ dàng thực hiện cách chăm sóc mai vàng
Chỉ thay đất đối với những cây trồng trong chậu để tránh rễ cây bị thiếu dưỡng chất. Bạn bới gốc cây nhà mình lên, thay đất mới vào chậu và thực hiện kĩ thuật trồng lại y như mới.
Bón phân để cây mai vàng nhanh phát triển
Nên bón thêm phân NPK 30-10-10 và một lượng nhỏ phân dynamic kết hợp phân lân để cây được bổ sung đủ dinh dưỡng nuôi mình sau một thời gian dài.
Ngâm phân vào nước và tiến hành tưới cho cây để vừa đảm bảo độ ẩm lẫn dưỡng chất cho cây đâm thêm nhanh mới và phục hồi nhánh cũ.
Cách chăm sóc mai vàng từ tháng 3 đến hết tháng 4 âm lịch
Đầu tháng 3 bạn nên bón thêm phân hữu cơ hoại mục để kích thích cây phát triển nhanh hơn. Nhất là sử dụng các phân bón giúp cây hấp thu dinh dưỡng qua lá để cây mau phục hồi mà không bị ảnh hưởng đến phần rễ.
Giai đoạn chuyển mùa từ tháng 3 đến tháng 4 tức từ xuân sang hạ sẽ rất dễ gây nấm trên lá. Do đó, bạn phải thực hiện các công tác ngăn ngừa sâu bệnh hại và đồng thời cắt bỏ những lá, cành đã bị tấn công để không ảnh hưởng những cành khác.
Cách chăm sóc mai vàng từ tháng 5 đến hết tháng 6 âm lịch
Đối với những ai trồng mai làm cảnh thì đây là thời gian thích hợp để tạo hình, uốn nắn cây mai.
Bên cạnh đó, nếu bạn đang sử dụng phân vô cơ thì hãy ngưng lại và giảm lượng đạm bón cho cây để chồi nhanh phát triển thành nụ hoa. Đồng thời muốn nụ càng khỏe, phát triển tốt thì bón thêm phân hữu cơ trộn với phân lân vi sinh.
Khoảng thời gian này cũng là thời kì sâu bệnh hại phát triển mạnh. Vậy nên phải thường xuyên kiểm tra, phòng ngừa tránh làm hư hại đến cây, phí tổn công sức chăm sóc. Nếu chưa biết cách phòng và trị bệnh cho cây mai nhà mình, hãy đọc bài viết này: Các loại bệnh trên cây mai vàng và cách phòng ngừa.
Mua phân bón và dưỡng chất để thực hiện cách chăm sóc mai vàng tại: https://bancongxanh.com/phan-bon-chat-dinh-duong/
Cách Chăm Sóc Cây Mai Vàng Từ Tháng 11 Đến Tháng 12 Âm Lịch
Hãy đảm bảo với Agri rằng bạn đã đọc hết các bài viết hướng dẫn cách chăm sóc cây mai vàng từ tháng 1 đến tháng 10 trước khi đọc bài viết này!
Sau khi đã cất công thực hiện cách chăm sóc cây mai vàng suốt gần 1 năm, chỉ còn vài tháng nữa thôi đã đến mùa hoa nở. Tết Tân Sửu sẽ ngập tràn sắc vàng hoa mai nếu bạn nắm được cách chăm sóc cây mai vàng từ tháng 11 đến tháng 12 âm lịch sau đây:
Vì sao cần phải thực hiện cách chăm sóc cây mai vàng từ tháng 11 đến tháng 12 âm lịch?
Giai đoạn này nhiều người chủ quan, thả lỏng, để hoa nở một cách tùy ý tuy nhiên, một số trường hợp hoa sẽ nở muộn hoặc sớm tùy vào điều kiện dinh dưỡng, chăm sóc.
Vì cậy, để hoa nở đúng vào dịp Tết Nguyên Đán bạn phải có cách chăm sóc cây mai vàng sao cho phù hợp với thời điểm này. Nếu được chăm sóc tốt, hoa không chỉ nở đúng và còn nở nhiều, đẹp, lâu tàn.
Cách chăm sóc cây mai vàng từ tháng 11 đến tháng 12 âm lịch
Thời gian này cây không cần tỉa tót gì nhiều, đa số các công đoạn tỉa cành, định hình đã được thực hiện ở những giai đoạn trước, nhất là giai đoạn tháng 7 đến tháng 10. Vì vậy, để có thể thực hiện cách chăm sóc cây mai vàng từ tháng 11 đến tháng 12 âm lịch phù hợp nhất, đúng đắn nhất chính là bón thúc.
Quy trình bón thúc cho cây mai từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11
Vào khoảng cuối tháng 10 và đầu tháng 11 âm lịch, bạn nên tiến hành bón thúc cho cây mai nhà mình. Bạn nên không nên sử dụng các loại phân hữu cơ như phân trùn quế hoặc phân được ủ từ rác thải sinh hoạt gia đình mà nên lựa chọn sử dụng phân vô cơ để tăng thêm tính hiệu quả của quá trình thực hiện cách chăm sóc cây mai vàng.
Nếu muốn tăng chất lượng hoa mai nhà mình, bạn nên tích cực bón thêm phân Lân và phân Kali. Bón thúc thì có 3 kiểu bón cơ bản nhưng đối với phân lân, tốt nhất nên bón rãi hoặc ngâm trong nước rồi tưới sát gốc cây. Riêng đối với phân Kali thì chỉ nên hòa loãng với nước theo tỉ lệ 1:5 (1 thìa cà phê nhỏ chưa phân lân và 5 lít nước sạch) và tiến hành tưới đều đặn 1 tuần 2 lần.
Có thể phun xịt phân bón lá để thúc ra hoa tuy nhiên, loại phân này cần được tìm hiểu kĩ, được hướng dẫn sử dụng kĩ càng, cặn kẽ rồi mới nên áp dụng. Nếu áp dụng thì mỗi tuần phun 1 lần và liên tục như vậy trong 3 tuần.
Quy trình bón thúc cho cây mai từ tháng 12 đến sát Tết
Đến đầu tháng Chạp thì bạn chỉ nên bón thêm một chút phân Úc là đủ. Loại phân này sẽ tránh cây bị mất quá nhiều sức, cung cấp thêm năng lượng để cây dễ phục hồi sau Tết mà hoa cũng lâu tàn hơn so với những cây không được bón.
Để hoàn thành quá trình thực hiện cách chăm sóc cây mai vàng thì bạn phải thường xuyên kiểm tra, canh để lảy lá cho cây. Tùy vào thời tiết và độ phát triển của những mầm hoa, tán lá để quyết định có nên lảy lá hay không và lảy bao nhiêu cho vừa. Sau khi lảy thì bạn cũng nên tiết giảm lượng nước tưới, vừa đủ nuôi cây, vừa không khiến cây bị khô do thiếu nước.
Nếu thực hiện tốt một quá trình dài hướng dẫn cách chăm sóc cây mai từ tháng Giêng đến tháng Chạp, bạn sẽ có một cây mai ưng ý vào đúng ngày đưa Ông Táo về trời vào hoa sẽ giữ sắc đến tận hết Tết!
Mua phân bón để bón thúc cho cây mai vàng tại: https://bancongxanh.com/phan-bon-chat-dinh-duong/
Cách Chăm Sóc Và Bón Phân Cho Cây Mai Vàng Từng Tháng
– Giai đoạn hồi phục và phát triển: là thời điểm đầu năm, thông thường sau môt mùa hoa tết, cây đã trút hết sức lực cho việc tạo hoa, hoặc những cây mới được bứng trồng ở cuối năm trước thì trong giai đoạn này cây đang ra chồi mới. Lúc này, cây cần một lượng dinh dưỡng để tái thiết lại cành nhánh mới, tạo ra sinh khối mới, do đó cây cần rất nhiều đạm trong quá trình tái thiết. Đây là giai đoạn hồi phục và sinh trưởng mạnh của cây mai, nếu cung cấp đủ dinh dưỡng cho nó phát triển tốt, thì các giai đoạn sau sẽ có tiền đề bảo đảm cho cây phát triển thuận lợi.
Từ tháng 2 đến tháng 5, có thể dùng các loại phân hữu cơ hoai mục như phân cá, bánh dầu, phân hữu cơ sinh học … phối hợp các loại phân hóa học có hàm lượng đạm cao để bón cho cây mai.
Đối với những cây phát triển, có thể dùng phân bón qua llá để hỗ trợ thêm cho nó mau hồi phục. vì bộ rễ của nó lúc này rơi vào tình trạng hoạt động yếu, nên khó hấp thụ được phân bón qua rễ.
– Giai đoạn làm nụ: bắt đầu vào giữa năm, từ tháng 6 đến tháng 9. Từ tháng 6, bộ lá cây mai đã thành thục và sung mãn, bộ lá nhiều và xanh sậm, nụ hoa đã bắt đầu phân hóa và hình thành ở giai đoạn này. nếu được nuôi dưỡng tốt, lúc này cây mai đã tượng nụ tương đối rõ.
Trong giai đoạn này, cây cần nhiều dinh dưỡng để tạo nụ, tuy nhiên nhu cầu về lân trong giai đoạn này cao hơn. Đầy đủ lân sẽ giúp cho cây hình thành đầy đủ kích tố tạo nụ, nụ sẽ nhiều về số lượng và sẽ thành thục tốt.
Bên cạnh đó, vào thời điểm này, ở miền Nam thường là mùa mưa, độ ẩm cao, làm cho cây mai dễ bị nhiễm bệnh. Khi cung cấp đủ lân cho cây mai, nó sẽ giúp cây hấp thu lượng đạm tốt hơn, làm cho bộ lá dầy cứng, cây khỏe, sức chống chịu sẽ cao và cây ít bị nhiễm bệnh.
Nếu bón thừa đạm và thiếu lân ở thời điểm này cây sẽ dễ bị nhiễm bệnh, dẫn đến bộ lá sẽ rụng sớm vào cuối năm, đưa đến tình trạng hoa sẽ nở sớm trước Tết.
Ở giai đoạn này, nên bổ sung cho cây thêm một ít phân hữu cơ, nếu có phân lân hữu cơ vi sinh vật là tốt nhất, cũng có thể hỗ trợ thêm một lượng phân hóa học NPK có hàm lượng lân cao.
– Giai đoạn làm bông tết: Từ tháng 10 âm lịch trở đi, nếu nuôi trồng đúng thì bộ lá mai gần như ngừng sinh trưởng, bộ lá lúc này đã già và dễ rụng. Cây không phát ra những đợt lộc mới nữa, chuẩn bị bước vào giai đoạn trổ hoa.
Lúc này, bộ lá già đã làm xong nhiệm vụ của nó và chuẩn bị rụng. trước khi rụng, chất dinh dưỡng trong lá sẽ hồi trả lại cho cây, để nuôi cho nụ chín.
Do đó trong giai đoạn này không nên bón phân nhiều đạm cho cây mai, dễ làm cho cây phát ra những đợt lộc mới. Khi những lá non phát triển, nó sẽ ức chế quá trình chín của nụ hoa, l;àm cho nụ thành thục không đều, kết quả là hoa sẽ nở không rộ và không đều vào những ngày Tết.
Để giúp cho nụ mai chín đều trong giai đoạn này, cần phải bón hỗ trợ kali cho cây. Kali sẽ làm cho cây già và thúc đẩy nụ hoa chín đều, quá trình phát dục của cây diễn ra tốt hơn, hoa sẽ nở rộ, thắm màu và lâu tàn.
– Lần 1: từ tháng 1 đến tháng 5: khoảng 300g bánh dầu (hoặc Dynamic, phân cá, phân hữu cơ đậm đặc …) ngâm vào nước sau đó trước khi tưới cho cây mai, nhà vườn thường trộn thêm NPK có hàm lượng N cao từ 30-50g quậy đều và tưới cho cây.
Trong thực tế, với liều lượng trên nhưng thông thường nhà vườn lại chia nhỏ ra để bón thành hai ba đợt trong đọt bón đầu năm, với cách bón như thế cây sẽ không bị sốc phân, cháy rễ và cây hấp thu lượng phân bón triệt để hơn.
– Lần 2: từ tháng 6 đến tháng 9: khoảng 200g bánh dầu (hoặc Dynamic, phân cá, phân hữu cơ đậm đặc …) Phân NPK từ 30-50g có hàm lượng P cao ( có thể là DAP).
Cách sử dụng cũng như làn 1, lượng phân cũng được chia nhỏ và bón thành nhiều lần để giúp cho cây hấp thụ phân một cách triệt để.
– Lần 3: từ tháng 10 trở đi, lần này lượng phân cần từ 20 -30 g kali sunfat hay kali Clorua. Cũng có thể là kali nitrat để bón thêm cho cây còn yếu và nụ nhỏ.
Có thể dùng phân dơi để bón cho cây mai vào giai đoạn cuối năm cung rất tốt vì phân dơi chứa rất nhiều kali dễ tiêu.
Lưu ý cho đến trước khi lảy lá khoảng 10-15 ngày thì ngưng bón phân hoàn toàn không để cho cây phát ra những đợt lộc mới.
Chia Sẽ Biện Pháp Chăm Sóc Mai Vàng Theo Giai Đoạn Từng Tháng Trong Năm
Thay đất: Nếu cây trồng trong chậu có rễ ra bít hết chậu thì phải thay đất mới cho cây, trong quá trình thay đất ta cắt bớt phần rễ già ở hai bên thành chậu việc rễ quá dài sẽ khiến cây khó hút dinh dưỡng nuôi cây. Sau khi cắt khoảng 15 ngày cây sẽ bắt đầu ra rễ cám nên không cần quá lo lắng lưu ý không được cắt quá sát .
Bón Phân : Lúc này, cây cần một lượng dinh dưỡng để tái thiết lại cành nhánh mới, do đó cây cần rất nhiều đạm trong quá trình tái thiết. Đây là giai đoạn hồi phục và sinh trưởng mạnh của cây mai, nếu cung cấp đủ dinh dưỡng cho nó phát triển tốt, thì các giai đoạn sau sẽ có tiền đề bảo đảm cho cây phát triển thuận lợi. Giai đoạn này ban có thể tưới phân Humic là được, không cần bón quá nhiều nếu bạn không rành về chăm sóc mai vàng.
Từ Tháng 3 đến Tháng 4 : Miền Nam trời sẽ có những cơn mưa vào cuối tháng 3, từ sau những cơn mưa đầu mùa, mai bắt đầu phát triển mạnh. Để chuẩn bị đủ dinh dưỡng cho mai vàng phát triển thì ngay từ đầu tháng ba bạn có thể dùng các loại phân hữu cơ hoai mục như phân cá, bánh dầu, phân hữu cơ sinh học … phối hợp các loại phân hóa học có hàm lượng đạm cao để bón cho cây mai. Nếu bón phân vô cơ thì chậm hơn khoảng sau 20 tháng 3 cũng được Đối với những cây phát triển, có thể dùng phân bón qua lá để hỗ trợ thêm cho nó mau hồi phục. vì bộ rễ của nó lúc này rơi vào tình trạng hoạt động yếu, nên khó hấp thụ được phân bón qua rễ. Khi những cơn mưa đầu mùa làm mát dịu không khí thì mai bung tược rất nhanh, rễ non cũng phát triển mạnh. Cây cần lượng dinh dưỡng lớn, nếu có đủ chất thì chồi non sẽ vượt nhanh làm nền cho chồi hoa phát triển trong những tháng sau. Từ sau những cơn mưa cuối tháng ba sang tháng tư thì nhiệt độ trong không khí dao động có biên độ lớn , lúc thì mát , lúc oi bức . Giai đoạn nầy nấm hồng phát triển mạnh, cần thiết phải cắt tỉa bớt những cành có dấu hiệu bệnh, tạo thông thoáng cho cây , phun thuốc ngừa hoặc trị bệnh cho cây.
Từ Tháng 5 đến Tháng 6 : Nếu cây mai được chăm sóc tốt trong giai đoạn trước thì giai đoạn này là một quá trình rất dễ dàng đới với người chăm sóc, và nó thường diễn ra 1 cách tự nhiên, không cần can thiệp nhiều nếu chưa nắm rõ về cây và cách làm nụ.Tốt nhất là không nên can thiệp bằng hoá chất nếu không cần thiết. Chỉ cần giai đoạn 1 bạn chăm cây có 1 tàn lá sum xuê và không sâu bệnh thì giai đoạn này đối với mai vàng sẽ diễn ra 1 các rất tự nhiên. Tháng 5 và tháng 6 là giai đoạn cây tích luỹ chất dinh dưỡng nên phát triển rất mạnh. Đây là giai đoạn ổn định dáng thế cho cây. Tược non phát triển mạnh phải uốn nắn để tạo dáng cho mai hoặc bấm đọt để tạo tán cây theo ý muốn. Đây là giai đoạn tạo dáng tốt nhất cho cây, không nên để cành ra dài mới cắt làm mai bị mất sức , cành nào không muốn phát triển phải bấm đọt ngay để chất dinh dưỡng tập trung nuôi chồi khác .Nếu không là năm nhuần thì trong tháng 6 ta tạo dáng lần cuối cùng (năm nhuần có thể thực hiện trong tháng 7).
Để chồi nách thành nụ hoa ta giảm hẳn phân đạm (chỉ dùng một lượng nhỏ để giữ cân đối dinh dưỡng cho cây), tốt nhất là không sử dụng phân vô cơ nữa . Để hình thành nụ tốt cần tăng lượng lân lên bằng cách bón phân (nếu dùng phân MAX ROOT CHUYÊN DÙNG CHO MAI VÀNG + HUMIC càng tốt) và trộn chung với phân lân vi sinh, nếu trồng trong chậu không sử dụng nhiều quá và phía trên phân vi sinh phải có một lớp đất mỏng để phân lân vi sinh phát huy tác dụng (trường hợp mai trồng ngoài đất thì sử dụng lượng cao hơn) Chú ý rằng đây là giai đoạn mưa tăng dần về lượng , thường xuyên kiểm tra nấm bệnh cho cây , tốt nhất nên phun thuốc ngừa nấm bệnh để phòng các bệnh cháy lá, rỉ sắt, thán thư, nấm hồng …bọ trĩ cũng còn phá hoại cây trong giai đoạn nầy (đã giảm nhiều so với các tháng trước) cũng cần để ý để phòng trị chúng.. Một số nụ hoa cũng hình thành từ tháng 6 âm lịch. Nếu cây phát triển không cứng cáp lắm cần bổ sung thêm phân kali .2. Công việc tháng 7 và tháng 8 (giai đoạn phát triển nụ hoa)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Chăm Sóc Mai Vàng Từ Tháng 1 Đến Tháng 6 Âm Lịch trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!