Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Chăm Sóc Để Hoa Lan Hoàng Thảo Nở Hoa Dịp Tết mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thưa các bạn, chúng ta đang sống trên quê hương của chi lan Hoàng thảo. Các nhà thực vật học đã nhận xét rằng, Đông Nam Á là quê hương của chi lan Dendrobium, mà chúng ta quen gọi là lan Hoàng thảo. Hoàng thảo là chi lan có số lượng cực kỳ lớn, và cực kỳ đa dạng (hơn 1600 loài), hầu hết nằm ở vùng Đông Nam Á. Riêng ở Việt nam đã có hơn 100 loài. Hoàng thảo có rất nhiều dáng đẹp, hoa đẹp: Có loài thì cao lớn, thẳng cứng như hoàng thảo Thái bình, chùm hoa to thưa thả xuống lả lơi. Có loài thì thanh mảnh, mềm mại, như Trúc mành, nhưng bông hoa thì tứ sắc, to bất ngờ so với cái dáng ẻo lả của “dây”. Có loài thì ngắn tủn, ngộ nghĩnh, mà nở hoa thì hừng hực như lửa cháy: Đơn cam. Có loài thì dẹp lép, có loài thì lại phình to ra: Hoàng lạp. Có quá nhiều hình dáng cây, quá nhiều dạng hoa, màu sắc, khó mà tả xiết. Các loài Hoàng thảo thay nhau nở hoa quanh năm, liên tục trang điểm cho vườn hoa của chúng ta. Vậy, nếu chúng ta bỏ qua, không chơi lan Hoàng thảo thì thật là đáng tiếc. Có một số loài thường nở vào mùa Xuân, cũng không xa Tết lắm, nếu nó nở đúng ba ngày Tết thì thật là hay. Sau một số năm tìm hiểu về chi lan này, ở vườn trồng và ở trên rừng, tôi đã thí nghiệm điều khiển cho 1 số loài Hoàng thảo cho nở đúng Tết để đón Xuân. Theo yêu cầu của nhiều bạn yêu Hoàng thảo, muốn tìm hiểu, thử nghiệm ứng dụng. Tôi xin trình bày chia sẻ cùng các bạn những hiểu biết ít ỏi, và chút kinh nghiệm nhỏ bé của mình, để các bạn tham khảo, ứng dụng làm thử cho vui. Vì không phải là nhà chuyên môn, chỉ là những kiến thức tự học, phạm vi tìm hiểu, thí nghiệm còn hạn hẹp. Tôi xin dân dã, “thấy sao nói vậy”, mong được các bạn vui lòng thông cảm. Chúng ta cùng bàn, cùng chơi cho vui vẻ. Các số liệu, kinh nghiệm… của tôi mới chỉ ở khí hậu Hà Nội. Các bạn ở những vùng khí hậu khác thì dựa theo nguyên lý này, rồi tự theo dõi, điều chỉnh lịch điều khiển cho phù hợp với khu vực mình. Còn nhiều loài, nhiều cách mà tôi cũng chưa tìm hiểu hết được. Nếu được các bạn cùng làm và cùng rút thêm kinh nghiệm để có nhiều thành công hơn, thì thật là mãn nguyện. Tôi mới tìm hiểu thử nghiệm được với một số loài Hoàng thảo, vì vậy ở phần này, chủ yếu là tôi phân tích đặc tính của cây mà chúng ta có thể tận dụng để điều khiển ra hoa, và cách làm cho nó ra hoa theo ý mình. Mấy loài này tôi đã có số liệu (ở khí hậu Hà nội) và kinh nghiệm cụ thể, xin trao đổi cùng các bạn:
– Long tu Lào
– Hoàng thảo U lồi
– Hoàng thảo Đùi gà
– Hoàng thảo Hạc vỹ
Hoàng thảo U lồi
Cũng xin nói thêm là: không phải loài Hoàng thảo nào cũng có thể cho nở vào Tết được trong cái rét của Hà nội và các tỉnh phía Bắc. Xin các bạn thông cảm.
I. Chúng ta cùng tìm hiểu về đặc tính của các loài Hoàng thảo nói trên:
1. Đặc tính NGỦ ĐÔNG của nhóm lan Hoàng thảo này
Khí hậu Việt nam thuộc vùng Nhiệt đới gió mùa. Một năm chia thành 4 mùa rõ rệt, và cây cối cũng thay đổi theo thời tiết rất linh hoạt:
– Mùa Xuân ấm, ẩm: cây cối đâm chồi nảy lộc, sinh sôi mãnh liệt.
– Mùa Hè nắng nhiều, mưa nhiều: cây phát triển mạnh, tích luỹ dưỡng chất.
– Mùa Thu mát mẻ, se khô, nắng nhẹ: cây tích luỹ dưỡng chất thêm, rồi chuyển sang củng cố hoàn thiện, rụng lá giảm thất thoát nước, chuẩn bị ngủ Đông.
2. Sự TỰ LỰA HÌNH THỨC SINH SẢN của lan Hoàng thảo
Hoàng thảo là loại đa thân, trên mỗi thân (cành) thường chia nhiều đốt. Có loại chỉ có 3-4 đốt, như Vảy rồng, Đơn cam… . Có loại lại hàng chục đốt, như Long Tu, Hạc Vỹ, Phi Điệp Tím… . Tại những đốt này, sẵn có những tế bào sinh sản. Tuỳ theo điều kiện môi trường thay đổi, dẫn đến sự chuyển hoá hormon trong thân cây, sẽ dẫn đến sự phát triển cho ra hoa, hay cho mọc keiki ở các mắt này:
– Khi môi trường ẩm ướt, mưa nhiều, chúng nảy keiki để sinh trưởng phát triển thành cụm cây mới, ở gần quanh gốc cây cũ. Nó đã sinh sản VÔ TÍNH thành công.
– Khi khí hậu, môi trường bình thường, nó sinh sản HỮU TÍNH: ra hoa, tạo quả, rồi phát tán hạt đi rất xa, tìm tới những “chân trời” mới. Nếu gặp môi trường tương thích, các hạt sẽ nảy mầm rồi sinh trưởng, phát triển thành những cụm cây mới. Cây lan đã có sẵn 2 phương án duy trì nòi giống thật “thông minh” phải không các bạn: nếu môi trường sống đang tốt thì: “đẻ” vô tính luôn. Nếu “đi” chổ khác mà tốt hơn thì đẻ hữu tính: “di cư”.
3. Tận dụng 2 hình thức sinh sản của lan Hoàng thảo
Nếu hiểu, và tận dụng 2 khả năng sinh sản này của chúng, thì chúng ta sẽ chọn được 2 kết quả tuyệt vời:
– Để nhân giống vô tính: cho ra hàng chục keiki từ 1 cụm mua về. (Hay chỉ từ 1 đoạn thân Phi Điệp, Trầm … xin được của anh bạn, là có 1 chậu rồi).
– ĐỂ CÓ NHIỀU HOA: thì làm ngược lại, chớ có dại mà tưới và bón phân vào thân giả hành, và đừng để ở nơi ẩm ướt. Phải che mưa tuyệt đối. Không cho mọc keiki. (Xin các bạn lưu ý điều này, vì đã có nhiều bạn hỏi tôi rằng tại sao Hoàng thảo của bạn ấy ra ít hoa, mà lại ra nhiều keiki).
4- Điều kiện môi trường mà Hoàng thảo ưa thích
Tôi đã mò mẫm lên rừng, leo lên cây, bới gốc nó ra, để tìm hiểu nó: Nó thường bám ở trên cành DỐC, CAO, chót vót trên những cây to cao, có tán lá lưa thưa che hộ bớt nắng. Trong khu rừng già ẩm ướt. Đứng ở dưới đất nhìn lên, trông giống như những tổ chim nhỏ, vì cao quá . Thế thì: nó ưa ẩm mát (đương nhiên rồi). Ưa sáng 50-70%. Ưa gió. Nhưng… đây mới là vấn đề mà chúng ta cần chú ý: Thoát nước nhanh, ráo nhanh (cành cây cao, dốc): NÓ RẤT KỴ BỊ ƯỚT LÂU. Đây là BÍ QUYẾT ĐỂ TRỒNG HOÀNG THẢO, xin các bạn lưu ý. Vậy là chúng ta hiểu về các đặc tính của Hoàng thảo rồi. Tiếp theo là vấn đề nuôi trồng chúng.
II. ĐÔI CHÚT KINH NGHIỆM TRỒNG VÀ CHĂM SÓC LAN HOÀNG THẢO
Như trên chúng ta đã tìm hiểu: Hoàng thảo ưa ẩm, nhưng rất kỵ ướt lâu.
– Với những vườn ở dưới đất, ẩm mát, thì lý tưởng rồi: nên ghép lên những khúc cây, tưới hàng ngày. Nhưng vẫn PHẢI CHE MƯA DẦM, nếu không thì HT vẫn có thể bị thối chết, đặc biệt là khi đang mọc các cây con. Có thể nói: BÍ QUYẾT ĐỂ TRỒNG THÀNH CÔNG HOÀNG THẢO LÀ…CHE MƯA DẦM. Có bạn nói không cần che, chỉ căng lưới, tuy nhiên chắc chắc nếu trồng nhiều thì vẫn thối một số và không chữa nhanh còn thối nhiều nữa. Và chú ý chống mọc keiki vào mùa nó ngủ và thời kỳ sắp ra hoa, vì sẽ kém hoa. Cần treo cao cho thông thoáng, có gió.
– Với đa số các vườn là trên sân thượng, đặc biệt là ở trong thành phố, thường có độ ẩm không đủ yêu cầu của cây: nên trồng trong chậu để có điều kiện tích ẩm. Nếu trong chậu bị khô quá, hoặc nấm ăn chết rễ, thối rễ, thì… nó sẽ mọc cây ky.
* Với cây thân thòng: bạn có thể trồng kiểu “cửa sổ”, hoặc treo chậu nghiêng đi, để cây thả xuống cho đẹp. (Như kiểu chậu Long tu, U lồi ở ảnh trên)
* Với cây đứng thẳng: bạn trồng nổi trên mặt chậu như bình thường.
1. CÁCH TRỒNG CHẬU MÀ TÔI VÀ CÁC BẠN LAN ĐÃ ÁP DỤNG THÀNH CÔNG
– Kiểu cửa sổ: Dùng cưa sắt, hoặc mỏ hàn mà khoét cửa sổ bên thành chậu. Khoét thêm những lổ thông khí ở xung quanh và phía sau. Để chặn ở cửa sổ và có chổ buộc cấy cây vào: hoặc xẻ mỏng 1 miếng Dương xỉ thưa, hoặc căng dây cước, hoặc dùng lưới inox, lưới nhựa…, hoặc mấy khúc que gỗ chắc dựng vào. Trong đó nên bố trí giá thể như sau: * Vùng sát gốc cây là 2-3 cm Dương xỉ rời (để chóng khô gốc).* Lót đáy là một lớp các cục xỉ than già, to 4-6 cm. * Chỉ cho các cục xơ dừa già, hoặc rêu… từng dúm, cách đoạn, ở quanh sát chậu, để tích ẩm, giữa chậu chỉ cho than hoa và Dương xỉ cho thoáng. Cứ thế 2-3 lớp Than + DX, cách 1 lớp thì cho 1 vành lớp tích nước. * Trên cùng rãi 1 lớp DX rời 3-4 cm để chống mọc meo. Có thể trồng cả trên mặt này.
– Kiểu trồng trên mặt chậu: Dùng 1 khúc gỗ ngắn, loại gỗ bền (nhãn, săng lẻ…), buộc ghì gốc cây vào đó. * Đáy chậu cho 1 lớp xỉ than già, rồi gác kê khúc gỗ vào chậu cho hơi dốc. * Rải các lớp giá thể theo nguyên tắc như trên. Riêng vùng sát khúc gỗ thì chỉ cho DX rời 1-2 cm để thoáng khí, mau khô. Với kiểu trồng này, rễ cây luôn đủ hơi ẩm, nhưng rất mau khô sau khi tưới, vậy là hợp với sở thích của HT rồi, dù là trên sân thượng rất thiếu ẩm, mà ko phải tưới nhiều (điều mà HT không thích) [:p].
2. CHĂM SÓC LAN HOÀNG THẢO
– Với cây mới ghép: Bạn nên tưới 1 lần/ngày, vì rễ cây chưa có, mà lớp mặt rất mau khô, che nắng chỉ còn 30-40 %. Cho đến khi rễ đã xuyên xuống 3-4 cm, thì chuyển sang chế độ bình thường: – Bình thường: 2-3 ngày mới tưới 1 lần. Đã tưới thì tưới cho đầm đìa, đủ thời gian cho nước thấm vào no chất tích ẩm. Không được tưới vặt, chỉ làm cho HT khó chịu thôi. Với cây mới ghép (sau vài ngày đã ổn định), cũng nên bồi bổ bằng B1. Khi rễ đã phát triển khá, bạn rắc vài hạt phân tan chậm hoặc bón phân gia súc đã ủ. Xong, rất nhàn, mà cây lại tươi tốt.
CÁC CHÚ Ý KHÁC:
– Nếu không CHE MƯA DẦM: bạn chỉ còn an toàn 10%, thậm chí là 0%.
– Nếu TƯỚI nhiều vào thân giả hành khi cây đã rụng lá: bạn sẽ dùng để nhân giống vô tính, vì nó sẽ cho bạn nhiều keiki hơn là cho hoa.
– Trồng chậu phải tưới thuốc CHỐNG NẤM định kỳ, nếu không: nấm trong chậu sẽ “xơi” hết bộ rễ.
III. VỀ SỰ LỰA CHỌN LOÀI HOÀNG THẢO ĐỂ CHO RA HOA ĐÚNG TẾT
Như trên chúng ta đã tìm hiểu về chu kỳ mùa vụ, và tập tính ngủ Đông của 1 số loài HT. Bây giờ, chúng ta tìm cách tạo “MÙA KHÔ NHÂN TẠO” sớm hơn thời tiết tự nhiên, để CHO CÂY NGỦ SỚM HƠN. Rồi chúng ta tác động cho nó THỨC DẬY SỚM HƠN, để ra hoa vào Tết theo ý mình. Tôi đã thí nghiệm “ép” một số cây ra hoa trái mùa nhiều tháng, nhưng thường rất tốn kém (chủ yếu là cho sưởi ấm và chiếu sáng thêm), mà chất lượng hoa không cao.( Các bạn ở phía Nam có thời tiết ấm áp có thể thuận lợi hơn.) Do đó, chúng ta chỉ nên điều khiển cây ra hoa trong một khoảng thời gian lệch đi vừa phải, không nên quá 2 tháng. Tức là, chỉ nên chọn những loài thường ra hoa vào mùa Xuân, trong khoảng chưa quá tháng 2 Âm lịch. Tôi mới có số liệu cụ thể, tại HN, cho 4 loài HT nói trên. Còn trong dự kiến làm tiếp thì có các cây sau: – Kim điệp Giấy – Kim điệp thơm (hoa vàng, cánh dày, hình sao, có hương thơm) – Ngọc thạch, Ý thảo – Kiều vuông – Kiều các loại. – Hoàng lạp…(Chú ý là không tính Kim Điệp Xuân, Long Tu Xuân, Kiều Vuông xuất xứ Lâm Đồng, các loại này vốn nở hoa sớm hơn xuất xứ nơi khác)
1. KINH NGHIỆM CHỌN MUA HOÀNG THẢO “HOA TẾT”
Người mua Lan thường mua theo kiểu “sướng con mắt”, thích nhiều chồi non, lá xanh tươi… Nhưng, để mua Hoàng thảo cho ra hoa Tết thì khác: Cần chọn cây đã phát triển đầy đủ, không cần cây non, các thân trưởng thành đã trụi sạch lá.
– Nên mua những gốc to, có nhiều giả hành tơ đầy đặn (chưa ra hoa, vì nó còn khả năng ra hoa, và sung sức nhất). Nếu được gốc đã ngủ lâu, rụng trụi sạch lá thì càng tốt.
– Nên mua vào mùa Đông hoặc đầu Xuân, khi cây đã ngủ rồi, đem về trồng 1-2 tuần thì đánh thức nó dậy (theo lịch cho từng giống khác nhau). Nó sẽ mọc rễ, nảy chồi, và ra nụ cho hoa Tết năm nay, vừa khớp luôn với chu kỳ sinh trưởng và phát triển trong năm sau.
– Mua về, cắt bớt rễ đi, chỉ để dài 0.5-2 cm, vặt trụi lá, ngâm toàn bộ cây vào thuốc trừ nấm bệnh (như Physan 20SL, Ridomil) luôn, tầm 1-2 tiếng vớt ra.
– Phun thuốc trừ nấm bệnh vào giá thể, chậu, trước 1 ngày cho ráo, rồi trồng cây vào, để nơi ẩm mát, không tưới vài ngày, hoặc chỉ phun sương cho ẩm mát, đợi tới ngày đánh thức nó dậy.
2. KINH NGHIỆM CHO HOÀNG THẢO NGỦ SỚM
Phần trên, tôi đã phân tích đặc tính chu kỳ ngủ Đông của Hoàng thảo, và cách cho nó ngủ sớm rồi đánh thức nó dậy sớm, để cho ra hoa đúng Tết. Bây giờ, chúng ta đi vào việc cụ thể:
2.1. ĐIỀU KIỆN CỦA TRẠNG THÁI CÂY CÓ THỂ CHO NGỦ SỚM
2.2. CÁC BƯỚC CẦN LÀM DẦN DẦN ĐỂ CHO HOÀNG THẢO NGỦ SỚM
Như tôi đã phân tích chu kỳ của Hoàng thảo, bạn cần tạo “MÙA KHÔ NHÂN TẠO” để cây chuyển đổi trạng thái, nhưng KHÔNG NÊN ĐỘT NGỘT, cây không kịp thích ứng, bị sốc, sẽ không hay. Mà nên thay đổi dần dần:
– Cuối mùa Thu ở HN (đầu tháng 11 dương lịch, lúc này vẫn chưa có đợt lạnh nào đáng kể), không bón phân nhiều đạm, tuyệt đối tránh các chất kích thích sinh trưởng, B1…, hạn chế tưới dần, rồi bón 1-2 lần loại phân nhiều Lân (10-55-10 hay 3 lần NPK 10-30-10), để cây chuyển sang trạng thái hoàn thiện giả hành, trong độ 2-3 tuần.
– Tiếp theo, hạn chế tưới đến mức tối thiểu, che mưa tuyệt đối. Cây sẽ tự vàng rụng lá dần, chuyển sang trạng thái ngủ Đông. HẠN CHẾ TƯỚI ĐẾN MỨC TỐI THIỂU là như thế nào: là chỉ tưới vừa đủ để cây không bị chết rễ: Ở vườn dưới đất, rất ẩm mát: không tưới, hoặc chỉ phun sương vào gốc cho những ngày nắng. Ở vườn trên sân thượng, gió khô, ghép trên khúc gỗ, không có sự tích ẩm cho gốc: 2 ngày/lần. Nếu trồng chậu có tích ẩm nhiều: 4-7 ngày/lần (chỉ tưới vào chậu, không được làm ướt giả hành, sẽ mọc keiki) Tuỳ cụ thể cách trồng, môi trường vườn nhà, và thời tiết, các bạn điều chỉnh tưới cho phù hợp.
XIN CÁC BẠN CHÚ Ý THÊM: TUỲ TỪNG LOÀI MÀ CÓ CHẾ ĐỘ HẠN CHẾ TƯỚI TƯƠNG THÍCH:
– Loài mọc trên cành cây cao trong rừng như Đùi gà… thì tưới tối thiểu, giữ khô nhất, nhưng loài mọc dưới thấp như kiều… thì hạn chế tưới vừa phải, để nó không bị quắt cây.
– Mức độ rụng lá của từng loài khi ngủ có khác nhau, không phải loài nào mình cũng ép cho nó rụng hết lá: Long tu, Hạc Vỹ, Phi Điệp Tím… thì rụng sạch lá, Đùi gà thì rụng lá 90%, Kiều Vuông thì hầu như không rụng lá,…
2.3. CHĂM SÓC CHO LAN HOÀNG THẢO NGỦ
– Theo dõi, quan sát rễ mà tưới. Không để chết rễ hoặc quắt giả hành.
– Hạn chế tưới đến mức tối thiểu (phù hợp cho từng loài). Không tưới ướt giả hành.
– Che mưa tuyệt đối.
– Che nắng giữ ở 60-70% để khỏi chết rễ và khô quắt giả hành.
– Đề phòng Kiến hoặc côn trùng, nấm bệnh. Để cho tiện, bạn có thể đưa vào hiên nhà, góc có mái che… CẦN CHO HT NGỦ TỐI THIỂU LÀ 1 THÁNG. NẾU ĐƯỢC 2 THÁNG THÌ TỐT NHẤT. Như vậy, chậm nhất là đầu tháng 10 âm bạn phải bắt đầu “làm thủ tục” cho Lan Hoàng thảo chuyển dần sang trạng thái ngủ, để cuối tháng 10 âm là nó được ngủ ngon giấc rồi. Bình thường thì bạn nên bắt đầu làm từ Rằm tháng 9 âm là vừa đẹp theo thời tiết mùa Thu, để nó ngủ được 2 tháng, mình cũng nhàn.(Hôm nay là 01/10 Âm lịch, các bạn còn đủ thời gian để tiến hành chuẩn bị cho Hoàng thảo ngủ)
2.4. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH THỨC HOÀNG THẢO VÀ CHĂM SÓC CHO RA HOA ĐÚNG TẾT
Mỗi loài Hoàng thảo có thời gian nuôi nụ khác nhau. Lại nữa: ở mỗi vùng khí hậu khác nhau, nó lại chênh lệch nhiều, càng ấm thì nụ lớn càng nhanh. Vì vậy, các bạn cần theo dõi để có số liệu về thời gian nuôi nụ, rồi mới xác định được ngày đánh thức nó hợp lý được. Các số liệu của tôi ở đây, là theo dõi tổng kết ở khí hậu Hà Nội, mới có cho 4 loài. Các bạn ở phía Nam cần lùi thời điểm đánh thức Hoàng thảo lại cho hợp lý (chắc cần lùi lại độ 5-10 ngày, tuỳ cho từng loài).
2.4.1. CÁCH TÍNH THỜI ĐIỂM BẮT ĐẦU ĐÁNH THỨC CÂY
a) Thời gian đánh thức (gọi là TGđt): Tính từ lúc chúng ta bắt đầu tưới-bón-kích hoa cho đến khi nhú nụ 2 mm. Tôi thí nghiệm thấy thời gian đánh thức mất 5-7 ngày.
b) Thời gian nuôi nụ (gọi tắt là TGnn): Chúng ta phải theo dõi, ghi lại 2-3 năm để có số liệu này. Từng vùng khí hậu sẽ có khác nhau, cây mới trồng khác với cây đã ổn định ở vườn mình, ở nơi ấm nóng thì sẽ ngắn hơn nơi lạnh nhiều, có tăng chiếu sáng và sưởi ấm sẽ rút ngắn thời gian lại.(Chúng ta cũng dùng cách này để điều khiển cho nhanh chậm vài ngày theo ý mình). Thời gian nuôi nụ được chọn tính từ lúc bắt đầu nhú nụ ra bằng nửa hạt gạo (2 mm), cho đến lúc nở hoa, ở mỗi loài có khác nhau. Tôi theo dõi thấy từ 23- 45 ngày, tuỳ loài.
2.4.2. CÁC CÔNG VIỆC CẦN LÀM ĐỂ ĐÁNH THỨC HT
a) Tạo ra “Mùa Xuân nhân tạo” ấm + ẩm cho nó:
– Tăng cường ánh sáng tối đa, tạo sự ấm áp: đưa ra ánh nắng nhẹ (các bạn ở phía Nam có thể phải che bớt nắng), nếu trời lạnh và âm u quá thì nên treo 1 bóng đèn tròn 60-100W cách độ 60 cm để tăng ánh sáng và sưởi ấm luôn, ngày bật, tối tắt. (Hoặc dùng đèn ống, loại cho chiếu sáng vườn cây, bể Thuỷ sinh).
b) Dùng chất kích thích và phân bón để đánh thức cây dậy:
– Dùng chất kích thích để đánh thức cây dậy: ANTONIC là hợp chất Nitro thơm, có tác dụng phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ của cây, kích thích mọc rễ, ra hoa trái mùa, túi 10 ml, giá vài nghìn. Để đánh thức Hoàng thảo: 2-3 lần (kể cả lần đầu tiên), 3 ngày/lần. Pha với tỉ lệ 10-15 giọt cho 1 Lít nước (dùng kim tiêm Y tế hút 0.5ml Atonik hòa 1 lít nước). Phun vào cây và tưới vào chậu (thay 1 lần tưới nước). Khi thấy cây có chuyển đổi thức dậy rồi (mắt sưng to lên, nhú chồi nụ) thì phải thôi dùng Antonic (nhiều quá cũng hại cây). Nếu pha chung với phân bón thì không được phun vào thân giả hành. Xin các bạn chú ý: ANTONÍC có tác dụng rất mạnh, dùng quá liều sẽ hại cây, vì vậy: CẦN ĐONG ĐO CHÍNH XÁC, CẨN THẬN.
2.4.3. LỊCH ĐÁNH THỨC HOÀNG THẢO Ở CÁC TỈNH PHÍA BẮC
Tôi mới có số liệu thời gian nuôi nụ của 4 loài, đang tiếp tục theo dõi các loài khác, mong được các bạn cộng tác để có số liệu cho sang năm và các loài khác:
2.4.4. CÁCH ĐIỀU TIẾT CO DUỖI THỜI GIAN NUÔI NỤ ĐỂ CHO NỞ HOA THEO Ý ĐỊNH
Như tôi đã phân tích cách tạo “mùa Xuân nhân tạo” ở trên, nếu bạn sưởi ấm thì tốc độ lớn của nụ rất nhanh, rút ngắn thời gian nuôi nụ. Ánh nắng nhẹ cũng có tác dụng kích thích cho nhiều hoa và rút ngắn thời gian nuôi nụ. Tuỳ sự nhanh chậm lớn của nụ mà các bạn tăng giảm nhiệt độ và ánh sáng để điều chỉnh thời gian nuôi nụ để có thời điểm nở như ý. Nhưng cũng chỉ nhanh chậm hơn được vài ngày, vì vậy việc theo dõi để có số liệu TGnn là quan trọng nhất, các bạn cần lưu ý.
Nguồn: DLR
Nếu các bạn thấy bài viết có ích, vui lòng ấn nút Chia sẻ (Share) trong ô màu đỏ ngay dưới bài viết này, chọn Facebook hoặc Google+ để chia sẻ bài viết lên tường của bạn, dùng để tra cứu lại khi cần. Xin cảm ơn
Chăm Sóc Để Hoa Mai Nở Đúng Dịp Tết
Thời điểm tạo nụ cho hoa mai vàng cần phải chuẩn bị từ khoảng tháng 10 âm lịch. Trước hết cần chăm dưỡng cho cây thật khỏe mạnh để cây mới có sức sống ra hoa đúng thời điểm mong muốn. Việc tạo nụ dày đặc cho hoa mai vàng không phải là chuyện dễ đối với cả những người có nhiều kinh nghiệm trồng hoa mai. Rất nhiều người chơi mai thừa nhiệt huyết nhưng thiếu kinh nghiệm nên dẫn đến tình trạng cây mai cứ sinh trưởng mà ít ra mầm nụ.
Việc tạo nụ dày đặc cho hoa mai vàng không phải là chuyện dễ đối với cả những người có nhiều kinh nghiệm trồng hoa mai. Rất nhiều người chơi mai thừa nhiệt huyết nhưng thiếu kinh nghiệm nên dẫn đến tình trạng cây mai cứ sinh trưởng mà ít ra mầm nụ.
Ngoài ra, việc chăm bón không hợp lý, không đúng thời điểm cũng làm cây hấp thụ đạm nhiều hoặc bị ảnh hưởng bởi sự điều phối của các chất kích thích sinh trưởng nên cây mai khi giải phóng năng lượng bằng cách ra đọt non. Hiện tượng này phá hủy dự tính của người chăm mai khi vào mùa lẽ ra cây kết nụ. Do đó, việc tạo nụ dày đặc cho mai vàng cũng phụ thuộc rất nhiều vào công chăm sóc và bón phân. Bởi có chăm sóc đúng cách, bón phân đúng liều lượng cây mới phát triển tốt và cho nhiều nụ. Do đó, bón phân phải sớm ngay từ đầu năm. Lượng bón vừa đủ ở dạng dễ tiêu sẽ có lợi hơn giúp cây đẻ nhiều.
Việc hoa mai vàng ra được nhiều nụ hay không cũng phụ thuộc cả vào thời tiết nên người trồng mai vàng phải canh đúng thời điểm để ngừng sử dụng các chất kích thích sinh trưởng từ tháng 5 âm lịch. Riêng đối với những cây cứng đầu đến tháng 7 mà vẫn chỉ sinh trưởng mạnh chưa đóng nút thì ta áp dụng biện pháp như chọn thời điểm cây vừa ra lá non thì phun thuốc diệt cỏ. Cần pha loãng theo hướng dẫn trên bao bì rồi phun ướt toàn bộ cây. Sau đó, dùng chất ức chế sinh trưởng để hướng cây ngưng sinh trưởng chuyển hẳn sang kết nụ.
Biện pháp xử lý để mai vàng ra hoa đúng tết cần áp dụng đồng bộ từ bón phân, tưới nước, tuốt lá. Ngay từ đầu tháng 10 âm lịch, hạn chế bón các loại phân có hàm lượng đạm cao. Từ giữa đến cuối tháng 11 âm lịch, dừng bón phân vào gốc và hạn chế tưới nước để chuẩn bị tuốt lá. Từ ngày 7 – 10 tháng chạp, nếu thấy mai sung sức, đã có nụ lớn, thời tiết dự báo nắng ấm thì mai sẽ nở sớm, do vậy đối với mai 5 cánh cần tuốt lá vào khoảng 18 – 20 tháng chạp. Ngược lại, nếu cây mai không sung sức, mới xuất hiện nụ nhỏ, dự báo rét kéo dài thì phải tuốt lá khoảng ngày 13 – 16 tháng chạp. Đối với mai nhiều cánh cần tuốt lá sớm hơn so với mai 5 cánh từ 4 – 6 ngày.
Lưu ý, trước khi tuốt lá cần ngừng tưới nước 2 – 3 ngày để lá bắt đầu đanh lại, gân lá nổi lên thì tuốt lá, đồng thời tưới lại thật đẫm và phun phân bón lá. Nếu thời điểm tết ông Táo, quan sát thấy hoa cái bung vỏ lụa là chắc chắn hoa nở đúng tết. Nếu hoa cái chưa bung vỏ lụa là mai nở muộn nên ngưng tưới rồi đem phơi ngoài nắng. Sau vài ngày tưới thật đẫm trở lại bằng nước ấm, đồng thời phun phân bón lá Đầu Trâu để kích thích mai nở sớm cho đúng dịp tết. Việc tuốt lá, phun phân bón lá cũng theo nguyên tắc trên. Từ cuối tháng 11, nếu có mưa bất thường thì mai sẽ nở sớm do đó cần chủ động nắm bắt dự báo để có thể làm dàn che hay phủ nylon che gốc để tránh mưa.
Nói chung, việc chăm sóc cây mai để chuẩn bị cho hoa nở đúng ngày xuân, khi gặp thời tiết hoặc khí hậu bất lợi là “không dễ ăn chút nào”. Mai đã lặt lá xong thì sợ nhất là mưa, trong nước mưa có tạp chất làm cho hoa nở rất nhanh mà không đồng loạt, cho nên sau cơn mưa thường nhà vườn phải tưới xả rửa để nút hoa trở lại bình thường. Còn một điều tối kỵ trong thời kỳ lặt lá mai, không nên dùng phân vô cơ tưới vào gốc hoặc phun lên nụ hoa, vì cây mai lúc này không còn lá nên không thể thoát nước, nó sẽ bị ngộ độc, sống èo uột và chết dần.
Trong điều kiện khí hậu thời tiết bình thường như khu vực chúng tôi muốn hoa nở rộ cùng một đợt thì lặt lá cùng một lúc; muốn hoa nở kéo dài nhiều ngày, lớp này tàn lớp khác nở thì lặt lá xen kẽ ở các cành chừng 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau vài ngày với cây mai có nhiều nụ hoa. Sau thời gian lặt lá 5 đến 7 hôm, không thấy nụ hoa bung vỏ trấu thì ta xử lý ngay, đem chậu mai để ở nơi có nhiều ánh sáng và nắng nhất và dùng phân urê, hay 1 – 2 viên Aspirin hòa 1 lít nước tưới vào gốc rồi bỏ khô một ngày sau đó tưới lại bình thường, thấy vỏ trấu trong rớt ra, trong nụ hoa có từ 1 – 7 búp hoa không lệ thuộc nụ lớn hay nhỏ, các búp hoa có màu xanh và đến ngày 23/12 âm lịch có kích cỡ nhỏ hơn hạt đậu xanh một chút là vừa, đến ngày 28/12 âm lịch có vài hoa trổ lác đác là đạt yêu cầu mong muốn cây mai nở đúng ngày xuân.
XUÂN QUANG – Khoa Học Phổ Thông, 04/01/2019
Chăm sóc như thế nào cho cây mai vàng trong những ngày xuân? Một câu hỏi rất đơn giản nhưng thực tế ít ai không có kinh nghiệm mà làm được cây mai nở dúng ngày xuân.
Cây mai vàng là cây truyền thống với sự quyến rũ hòa hợp với cộng đồng dân tộc ta hằng lâu đời nay, do vậy từ đô thị đến làng quê xa xôi hẻo lánh, đâu đâu cũng có, nhà nhà nuôi trồng, người người sử dụng, hiện nay cây mai đã trở thành báu vật may mắn, thân thiết trong gia đình. Nhưng không ít người vẫn còn trầy trật làm sao cho hoa nở đúng ngày xuân. Có khi lặt lá rồi gặp mưa lạnh nhiều đợt kéo dài hoa nở trễ, ngược lại gặp nắng nóng nụ hoa bung ra nở tết.
Muốn hoa nở đúng ngày xuân, đễ được điều này phần lớn trước phải dựa theo kinh nghiệm của dân gian mà quyết định ngày lặt lá sao cho hợp lý và đúng lúc. Việc lặt lá mai là để chuyển toàn bộ dinh dưỡng của cây tập trung nuôi nụ hoa trog một thời gian nhất định để hoa nở theo ý muốn.
Cây mai nở được hoa đẹp nó phụ thuộc nhiều những yếu tố khách quan, cho nên ta phải can thiệp, nhất là phần về giai đoạn cuối năm mà thời thiết khí hậu nhiệt độ biến động nhiều hay ít va lập xuân sớm hay muộn cũng đều ảnh hưởng đến ký nở hoa của chúng. Vậy ta phải cần xem lịch và theo dõi dự báo khi hậu thủy văn của bộ phận tin tức khí tượng mỗi vùng. Nếu thấy trời mây quang đãng, ấm áp là tiết lâp xuân sớm thì hoa sẽ nở sớm, trời mây u ám rét buốt nhiều, lập xuân muộn thì hoa sẽ nở muộn. Đây là điều cốt lõi ta cần quan tâm, để tránh tình trạng thất vọng đành để cây mai ở lại vườn năm sau.
Vậy thì nên lặt lá vào thời điểm nào mới có hiệu nghiệm? Theo kinh nghiệm học hỏi được trong Hội sinh vật cảnh nhiều nơi, đầu tiên ta phải biết bón phân 3 tháng cuối cùng của năm. Bạn căn cứ vào 4 yếu tố sau đây để áp dụng chăm sóc cây mai trong ngày xuân.
1. Khí hậu nóng trổ nhanh, lạnh trổ chậm.
2. Nước nhiều trổ nhanh, ít trổ chậm.
3. Nút no đầy trổ nhanh, ít trổ chậm.
4. Đọt ra lá non, hoa trổ chậm và không nơ tập trung
Việc lặt lá mai ngày nào, không ai dám khẳng định trước mà phải căn cứ vào tình trạng nụ hoa nở đầy đặn hay không và còn tùy thuộc khí hậu nóng, lạnh rồi mới quyết định ngày lặt lá mai. Nụ nhỏ lặt sớm, nụ lớn lặt trễ.
Thường người ta chọn ngày 16/12 âm lịch để lặt lá mai, nếu khí hậu bình thường. Nhưng trước khi lặt lá ta phải xem nút ở nách lá nhỏ hay lớn, nếu nhỏ lặt sớm, lớn lặt trễ. Còn thời tiết lạnh kéo dài thì lặt sớm hơn nút nách lá còn nhỏ. Ngoài ra người ta còn kết hợp yếu tố khác để tác động cho cây mai trổ nhanh hoặc chậm. Nếu trổ chậm tăng nước tưới, trổ nhanh thì giảm nước tưới.
Cây mai sau khi lặt lá, các chồi non mọc ra làm cho hoa trổ chậm, trổ không đều và màu sắc không tươi thắm.
Nếu trổ nhanh thì cắt bỏ hết phần đọt non, còn dể trổ chậm thì giữ lại đọt non cho tới khi nào nụ hoa vừa tròn thì ta sẽ cắt hết đọt non để cho hoa trổ đúng và tập trung ra hoa đồng loạt. Cần lưu ý khi đặt chậu mai, ta giám sát thấy bên nào có ánh sáng nắng ban mai trước 9 giờ sẽ làm hoa trổ nhanh, còn bên nào ánh sáng ban mai sau 9 giờ hoa trổ chậm, cho nên muốn cây mai nở đều toàn diện thì ta xoay chậu thay đổi để phía nào cũng có ánh sáng ban mai trước 9 giờ.
Nói chung việc chăm sóc cây mai để chuẩn bị cho hoa nở đúng ngày xuân, khi gặp thời tiết hoặc khí hậu bất lợi là ” không dễ ăn chút nào”. Mai đã lặt lá xong thì sợ nhất là mưa, trong nước mưa có tạp chất làm cho hoa nở rất nhanh mà không đồng loạt, cho nên sau cơn mưa thường nhà vườn phải tưới xả rửa để nút hoa trở lại bình thường. Còn một điều tối kỵ trong thời kỳ lặt lá mai, không nên dùng phân vô cơ tưới vào gốc hoặc phun lên nụ hoa, vì cây mai lúc này không còn lá nên không thể thoát nước nên nó sẽ bị ngộ độc, sống èo uột và chết dần.
Trong điều kiện khí hậu thời tiết bình thường như khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Muốn hoa nở rộ cùng một đợt thì lặt lá cùng một lúc, muốn hoa nở kéo dài nhiều ngày lớp này tàn lớp khác nở thì lặt lá xen kẻ ở các cành chừng 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau vài ngày với cây mai có nhiều nụ hoa. Sau thời gian lặt lá 5 đến 7 hôm, không thấy nụ hoa bung vỏ trấu thì ta xử lý ngay, đem chậu mai để ở nơi có nhiều ánh sáng và nắng nhất và dùng phân urê, hay 1 – 2 viên Aspirine hòa 1 lít nước tưới vào gốc rồi bỏ khô một ngày sau đó tưới lại bình thường, thấy vỏ trấu trong rớt ra, trong nụ hoa có từ 1 – 7 búp hoa không lệ thuộc nụ lớn hay nhỏ các búp hoa có màu xanh và đến ngày 23/12 âm lịch có kích cở nhỏ hơn hạt đậu xanh một chút là vừa, đến ngày 28/12 âm lịch có vài bông trổ lác đác là đạt yêu cầu mong muốn cây mai nở đúng ngày xuân.
Dư Hữu Đức – Hội SVC TP Hồ Chí Minh – Khuyến Nông TPHCM, 12/01/2016
Chăm sóc để hoa mai nở đúng dịp Tết
Những ngày cuối năm, không khí se lạnh cũng là lúc những người trồng hoa mai tại làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp) bắt đầu các công đoạn cuối cùng chuẩn bị cho mùa vụ lớn nhất trong năm.
Cần bổ sung nhiều dinh dưỡng để hoa mai nở đúng dịp Tết nguyên đán
Nhiều năm qua, việc hoa mai nở sớm thời điểm giao mùa khoảng tháng 10 âm lịch là hiện tượng bình thường, tuy nhiên người dân trồng cũng phải xử lý tốt việc cho hoa nở đúng dịp Tết Nguyên đán.
Theo nhiều hộ trồng hoa mai, để có một cây mai vàng đẹp, nở đúng thời điểm Tết đòi hỏi người trồng phải tính toán thời gian, theo dõi thời tiết, chăm chút tỉ mỉ suốt cả năm chứ không chỉ trong những ngày cận Tết. Trước khi xử lý cho mai vàng ra hoa, yêu cầu trước tiên là phải chăm sóc cho cây phát triển sung mãn, cành lá xanh tốt. Để thỏa mãn yêu cầu này, người trồng mai cần áp dụng một chế độ bón phân, tưới nước hợp lý và phòng ngừa hữu hiệu một số đối tượng sâu bệnh hại thường thấy trên cây mai.
Với kinh nghiệm trồng hoa mai lâu năm, ông Lê Hồng Nhãn – Chủ vườn mai Thảo Uyên thuộc ấp Phú Thành, xã Tân Phú Đông, chúng tôi Đéc cho biết: “Phải cung cấp nước thường xuyên để cây mai phát triển và giúp chúng hấp thụ phân bón nhanh hơn. Mùa nắng nên tưới nước cho cây mỗi ngày hoặc cách ngày tưới nước một lần, tưới thẳng vào gốc và xịt tia nhỏ lên khắp tán lá. Vào mùa mưa, nếu có những ngày nắng gắt kéo dài xen kẽ thì cần tưới nước để giữ cho đất đủ ẩm”.
Ngoài ra, việc chăm sóc để tạo nụ hoa cho mai vàng cũng cần phải lưu ý. Vào khoảng tháng 2 – 3 âm lịch nên bắt đầu xử lý cắt bỏ tỉa cành tạo tán giúp cây lấy lại sức. Đến những tháng cuối năm, nên hạn chế bón phân nhằm khống chế tăng trưởng của thân lá, đồng thời giảm dần lượng nước tưới để giúp cây mai phân hóa mầm hoa tốt hơn.
Ông Nguyễn Văn Hiền ngụ ấp Phú Thành, xã Tân Phú Đông, chúng tôi Đéc cho biết: “Vào thời điểm 23/12 âm lịch nhà vườn phải xử lý sao cho những nụ hoa bung vỏ lụa thì hoa mai mới nở đúng vào những ngày Tết. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng, có tính quyết định đối với khả năng ra hoa nhiều hay ít của cây mai. Sau khi lặt lá, nếu mai cho nụ hoa nhỏ và có khả năng nở hoa trễ, phải xử lý bằng cách tưới thêm nước vào giữa trưa, sáng sớm nên tưới nước ấm để kích thích và giúp cây mai hấp thụ các chất dinh dưỡng. Ban đêm nên thắp đèn sáng cho cây tăng cường quang hợp và nở hoa sớm hơn. Ngoài ra, thời điểm giữa trưa mỗi ngày cần tưới phun sương liên tục từ 10 – 15 phút để làm mát môi trường, giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tối đa”.
Bên cạnh đó, khi lặt hết lá mai người dân nên ngưng tưới nước một vài ngày, rồi sau đó tiếp tục tưới nước trở lại bình thường để cây ra hoa tốt. Điều hết sức quan trọng là khi cây mai phát triển bình thường thì không được dùng phân bón tưới vào gốc, hoặc phun vào nụ hoa. Bởi lúc này cây mai không còn lá, nên việc bón phân sẽ làm cho cây dễ bị ngộ độc.
Để xử lý cho hoa mai nở đúng Tết, ngoài việc lặt lá, nhà vườn nên quan tâm đến một số yếu tố khác như: điều kiện thời tiết, sự phát triển sung mãn của cây mai và nhất là lưu tâm đến hình dạng mầm hoa. Nếu mầm hoa đủ thời gian sinh trưởng, có hình dạng như quả trứng với 2 – 3 vỏ trấu bao bên ngoài thì nên lặt lá cách Tết 13 – 14 ngày. Còn ngược lại, mầm hoa chưa phát triển đầy đủ sẽ có dạng hình thoi nhọn với 3 – 4 vỏ trấu bao bên ngoài để mầm hoa có thời gian phân hóa.
Nếu thực hiện tốt những yêu cầu trên, người trồng mai sẽ có cơ hội chủ động cho cây mai vàng trổ nhiều hoa đẹp vào đúng vào dịp Tết Nguyên đán.
Nhật Khánh – Báo Đồng Tháp, 09/01/2015
Hoa mai tượng trưng cho sự may mắn, sung túc và thịnh vượng. Mai là loài hoa được rất nhiều người ưa chuộng và trang trí cho ngôi nhà của mình trong những ngày đón xuân, vui Tết. Để điều khiển cây mai ra hoa đúng vào dịp Tết Nguyên đán cần áp dụng một số biện pháp kỹ thuật sau.
1. Biện pháp tuốt lá
Cây mai và một số loại cây khác sẽ trổ hoa khi được tuốt bỏ hết lá già. Trong điều kiện tự nhiên, cây mai sẽ rụng lá vào cuối mùa đông, khi bắt đầu lập xuân. Sau khi lá rụng, các mầm hoa sẽ bung lớp vỏ trấu. Nụ xanh sẽ nở rộ sau 6 hoặc 7 ngày từ lúc bung vỏ trấu.
Để mai ra hoa đúng dịp Tết, biện pháp tuốt lá mai được sử dụng. Biện pháp tuốt lá cho cây mai ra hoa được thực hiện hằng năm trong khoảng thời gian giữa tháng 12 âm lịch.
Một vấn đề đặt ra là làm sao xác định được thời điểm tuốt lá để vỏ trấu bung ra đúng ngày 23 tháng 12 âm lịch.
Thứ nhất: Căn cứ vào hình dạng mầm hoa. Mầm hoa hay còn gọi là “nút”, phát sinh từ nách lá vào khoảng tháng 5 – 6, kích thước lớn dần đến tháng 12 âm lịch. Mầm hoa đủ thời gian sinh trưởng sẽ có hình dạng như quả trứng, với 2 – 3 vỏ trấu bao bên ngoài thì tuốt lá cách Tết từ 13 – 14 ngày.
Mầm hoa chưa phát triển đầy đủ có dạng hình thoi nhọn, với 3 – 4 vỏ trấu bao bên ngoài, tuốt lá trước ngày 15 tháng 12 âm lịch để mầm có thời gian phân hóa.
Thứ hai: Căn cứ vào diễn biến của thời tiết. Điều kiện nắng tốt, nhiệt độ không khí cao làm quá trình ra hoa diễn ra nhanh hơn. Ngược lại, điều kiện lạnh khiến quá trình này chậm lại.
Thứ ba: Căn cứ vào sự sinh trưởng và phát triển của cây. Cây sinh trưởng mạnh, nhiều cành lá xanh tốt thường có quá trình ra hoa chậm. Do đó, cần tiến hành tuốt lá sớm hơn. Mỗi giống mai có đặc điểm sinh trưởng khác nhau nên thời điểm tuốt lá cũng khác nhau: Mai cam, mai 100 cánh nở hoa sớm hơn mai giảo 2 – 3 ngày. Mai huỳnh tỷ nở sớm hơn mai giảo 2 – 3 ngày. Mai trắng nở trễ hơn mai giảo 1 – 2 ngày.
Vì vậy, đối với những cây mai ghép nhiều giống, khi tuốt lá phải chọn những giống trổ muộn tuốt lá trước, giống trổ sớm tuốt lá sau.
2. Xử lý cho mai ra hoa sớm
Thấy lá mai đã già, nhưng nụ mai còn hơi nhỏ, có thể sẽ nở trễ hơn Tết, nên tuốt lá sớm cỡ từ ngày 10 – 12 tháng Chạp, nghỉ tưới nước một ngày cho khô nhựa, rồi tưới thúc thêm phân NPK (10-55-10): pha 10 g cho 8 lít nước, khoảng 5 ngày tưới 1 lần, rồi tiếp tục tưới nước lại bình thường. Đến cỡ ngày 23 tháng Chạp thấy nụ hoa bung vỏ trấu là hoa sẽ nở đúng Tết, nên đổi qua tưới loại phân NPK (6-30-30) để giữ cho hoa to đẹp và lâu tàn.
Trong trường hợp tuốt lá trễ, cây ra hoa không đúng dịp Tết, có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để thúc hoa trổ sớm: Phun ướt những mầm hoa lúc trời nắng cho những cây mai không chịu bung vỏ trấu. Tưới nước ấm vào gốc khi trời quá lạnh. Đặt nước đá lên mặt đất gần gốc. Tưới rửa nụ, búp hoa vào sáng sớm. Ngắt đọt non thúc ra hoa sớm. Dùng đèn cao áp thắp sáng vào lúc 7 – 8 giờ tối hằng đêm có thể thúc mai nở sớm 2 – 3 ngày. Sử dụng hóa chất, thời điểm sử dụng sau khi tuốt lá 2 – 3 ngày.
Một số chế phẩm thường dùng là Methyl Parathion, hay Monitor, Miracle-gro, Yogen, HVP, Aron, Decamon… liều lượng 10 – 20 ml/bình 8 lít nước, phun 1 lần là hoa mai, sẽ nở ngay.
3. Xử lý cho mai ra hoa muộn
Thấy lá mai vàng úa sắp rơi rụng, nụ mai đã khá to, có thể hoa mai sẽ nở sớm hơn Tết. Trường hợp này nên tuốt lá trễ, đợi đến khoảng ngày 20 tháng Chạp hãy tuốt lá, cũng ngưng tưới nước một ngày, rồi tưới thêm phân NPK (5-0-2), hoặc phân lạnh như phân urê pha loãng, để hãm cho hoa mai nở trễ. Pha 1 muỗng cà phê phân urê cho 8 lít nước, 5 ngày tưới một lần, cũng có thể lấy vải đen bao trùm cây mai lại. Nếu thấy cây mai có lá non nhiều quá thì nên lấy kéo nhỏ cắt tỉa bỏ bớt.
Trường hợp chưa đến ngày 23 tháng Chạp, cây mai đã bung vỏ trấu, cần đặt cây nơi râm mát. Tưới đẫm nước, tránh làm úng rễ. Đào nhẹ quanh gốc làm đứt một số rễ cám (rễ nhỏ).
Kỹ sư Đoàn Hữu Nghị – Báo Cà Mau, 03/01/2011
Chăm Sóc Để Hoa Mai Nở Đúng Dịp Tết 2022
Cần phải chuẩn bị từ khoảng tháng 10 âm lịch. Trước hết cần chăm dưỡng cho cây thật khỏe mạnh để cây mới có sức sống ra hoa đúng thời điểm mong muốn. Việc tạo nụ dày đặc cho hoa mai vàng không phải là chuyện dễ đối với cả những người có nhiều kinh nghiệm trồng hoa mai. Rất nhiều người chơi mai thừa nhiệt huyết nhưng thiếu kinh nghiệm nên dẫn đến tình trạng cây mai cứ sinh trưởng mà ít ra mầm nụ.
Việc tạo nụ dày đặc cho hoa mai vàng không phải là chuyện dễ đối với cả những người có nhiều kinh nghiệm trồng hoa mai. Rất nhiều người chơi mai thừa nhiệt huyết nhưng thiếu kinh nghiệm nên dẫn đến tình trạng cây mai cứ sinh trưởng mà ít ra mầm nụ.
Ngoài ra, việc chăm bón không hợp lý, không đúng thời điểm cũng làm cây hấp thụ đạm nhiều hoặc bị ảnh hưởng bởi sự điều phối của các chất kích thích sinh trưởng nên cây mai khi giải phóng năng lượng bằng cách ra đọt non. Hiện tượng này phá hủy dự tính của người chăm mai khi vào mùa lẽ ra cây kết nụ. Do đó, việc tạo nụ dày đặc cho mai vàng cũng phụ thuộc rất nhiều vào công chăm sóc và bón phân. Bởi có chăm sóc đúng cách, bón phân đúng liều lượng cây mới phát triển tốt và cho nhiều nụ. Do đó, bón phân phải sớm ngay từ đầu năm. Lượng bón vừa đủ ở dạng dễ tiêu sẽ có lợi hơn giúp cây đẻ nhiều.
Việc hoa mai vàng ra được nhiều nụ hay không cũng phụ thuộc cả vào thời tiết nên người trồng mai vàng phải canh đúng thời điểm để ngừng sử dụng các chất kích thích sinh trưởng từ tháng 5 âm lịch. Riêng đối với những cây cứng đầu đến tháng 7 mà vẫn chỉ sinh trưởng mạnh chưa đóng nút thì ta áp dụng biện pháp như chọn thời điểm cây vừa ra lá non thì phun thuốc diệt cỏ. Cần pha loãng theo hướng dẫn trên bao bì rồi phun ướt toàn bộ cây. Sau đó, dùng chất ức chế sinh trưởng để hướng cây ngưng sinh trưởng chuyển hẳn sang kết nụ.
Biện pháp xử lý để mai vàng ra hoa đúng tết cần áp dụng đồng bộ từ bón phân, tưới nước, tuốt lá. Ngay từ đầu tháng 10 âm lịch, hạn chế bón các loại phân có hàm lượng đạm cao. Từ giữa đến cuối tháng 11 âm lịch, dừng bón phân vào gốc và hạn chế tưới nước để chuẩn bị tuốt lá. Từ ngày 7 – 10 tháng chạp, nếu thấy mai sung sức, đã có nụ lớn, thời tiết dự báo nắng ấm thì mai sẽ nở sớm, do vậy đối với mai 5 cánh cần tuốt lá vào khoảng 18 – 20 tháng chạp. Ngược lại, nếu cây mai không sung sức, mới xuất hiện nụ nhỏ, dự báo rét kéo dài thì phải tuốt lá khoảng ngày 13 – 16 tháng chạp. Đối với mai nhiều cánh cần tuốt lá sớm hơn so với mai 5 cánh từ 4 – 6 ngày.
Lưu ý chăm sóc để hoa mai nở đúng tết
Trước khi tuốt lá cần ngừng tưới nước 2 – 3 ngày để lá bắt đầu đanh lại, gân lá nổi lên thì tuốt lá, đồng thời tưới lại thật đẫm và phun phân bón lá. Nếu thời điểm tết ông Táo, quan sát thấy hoa cái bung vỏ lụa là chắc chắn hoa nở đúng tết. Nếu hoa cái chưa bung vỏ lụa là mai nở muộn nên ngưng tưới rồi đem phơi ngoài nắng. Sau vài ngày tưới thật đẫm trở lại bằng nước ấm, đồng thời phun phân bón lá Đầu Trâu để kích thích mai nở sớm cho đúng dịp tết. Việc tuốt lá, phun phân bón lá cũng theo nguyên tắc trên. Từ cuối tháng 11, nếu có mưa bất thường thì mai sẽ nở sớm do đó cần chủ động nắm bắt dự báo để có thể làm dàn che hay phủ nylon che gốc để tránh mưa.
Nói chung, việc chăm sóc cây mai để chuẩn bị cho hoa nở đúng ngày xuân, khi gặp thời tiết hoặc khí hậu bất lợi là “không dễ ăn chút nào”. Mai đã lặt lá xong thì sợ nhất là mưa, trong nước mưa có tạp chất làm cho hoa nở rất nhanh mà không đồng loạt, cho nên sau cơn mưa thường nhà vườn phải tưới xả rửa để nút hoa trở lại bình thường. Còn một điều tối kỵ trong thời kỳ lặt lá mai, không nên dùng phân vô cơ tưới vào gốc hoặc phun lên nụ hoa, vì cây mai lúc này không còn lá nên không thể thoát nước, nó sẽ bị ngộ độc, sống èo uột và chết dần.
Trong điều kiện khí hậu thời tiết bình thường như khu vực chúng tôi muốn hoa nở rộ cùng một đợt thì lặt lá cùng một lúc; muốn hoa nở kéo dài nhiều ngày, lớp này tàn lớp khác nở thì lặt lá xen kẽ ở các cành chừng 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau vài ngày với cây mai có nhiều nụ hoa.
Sau thời gian lặt lá 5 đến 7 hôm, không thấy nụ hoa bung vỏ trấu thì ta xử lý ngay, đem chậu mai để ở nơi có nhiều ánh sáng và nắng nhất và dùng phân urê, hay 1 – 2 viên Aspirin hòa 1 lít nước tưới vào gốc rồi bỏ khô một ngày sau đó tưới lại bình thường, thấy vỏ trấu trong rớt ra, trong nụ hoa có từ 1 – 7 búp hoa không lệ thuộc nụ lớn hay nhỏ, các búp hoa có màu xanh và đến ngày 23/12 âm lịch có kích cỡ nhỏ hơn hạt đậu xanh một chút là vừa, đến ngày 28/12 âm lịch có vài hoa trổ lác đác là đạt yêu cầu mong muốn cây mai nở đúng ngày xuân.
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Hoa Mai Vàng Để Hoa Nở Đúng Dịp Tết
Ở bài viết này, Nhà Vườn Thanh Sang sẽ chia ra 3 giai đoạn: Trước tết – Trong tết và Sau tết
1. Cách chăm sóc mai trước tết
Hoa Mai nở hoa đúng dịp tết là cả một quá trình, người trồng cây cần phối hợp tốt các phương pháp chăm sóc như: tuốt lá, bón phân, tưới nước.
Tuốt lá cây
Là một cách đơn giản nhất giúp hoa nở đúng ngày mà không mất quá nhiều công sức, cách làm này chúng ta chỉ cần hiểu rằng: khi chất dinh dưỡng không còn phải nuôi lá nữa thì chúng sẽ tập trung nuôi nụ nhanh lớn hơn. Nên tuốt lá mai vào giữa tháng 12 âm lịch, đối với giống mai nhiều hơn 5 cánh thì bắt đầu tuốt từ ngày 15 âm lịch, còn giống mai 5 cánh thì nên tuốt vào ngày 20 âm lịch, trường hợp ở miền bắc thời tiết lạnh thì chúng ta cần tuốt ngay đầu tháng 12 âm lịch để mai nở đúng ngày.
Tuy nhiên, trước khi tuốt lá mai thì cần ngừng tưới nước và bón phân trước 2 đến 3 ngày để lá khô lại. Trong khoảng thời gian từ ngày 23 đến ngày 25 âm lịch, nếu thấy hoa bắt đầu bung vỏ thì tạm gọi thành công, trường hợp ngày ngày chưa thấy bung thì chúng ta cần bón thêm phân và đặt cây ở chỗ nhiều ánh nắng hơn.
Bón phân kích thích
Thông thường chúng ta sẽ bón thúc cho mai từ đầu tháng 11 âm lịch, cách làm này giúp cho hoa nở đúng ngày, hoa lâu tàn, màu sắc đẹp hơn, hoa nở nhiều hơn. Cách bón như sau:
Phân lân: 200g phân lân rải xung quanh gốc hoặc pha nước tưới lên gốc
Kali: 1 muỗng cà phê phân cali pha cùng 5 lít nước và tưới lên gốc cây 1 lần mỗi tuần
Dùng hoocmon thực vật Gibberelin 25-40 ppm để phun dưới gốc cây 2 ngày một lần (1 viên pha với 25-40 lít nước), giúp hoa nở nhanh và nhiều
Nếu lá non và nụ nhỏ chưa phát triển kịp thì cần dùng phân NPK 15-30-15 hoặc PPK 6-30-30 để tưới cho cây, dùng gói 10g pha với 8 lít nước, tưới 1 lần mỗi 5 ngày
Có thể đung thuốc Malate 50EC để kích thích nở hoa
Sử dụng NAA 20 ppm để phun cho cây khi nụ còn xanh giúp mai nở lâu hơn(pha 2g với 20 lít nước).
Để tránh đứt rễ mai và ảnh hưởng đến quá trình phát triển nụ hoa, chúng ta tuyệt đối không bón phân sát gốc, chỉ nên rải quanh gốc cách 20 cm hoặc pha với nước để tưới lên gốc cây.
Tưới nước
Mai thường được trồng trong chậu nên đất thường khô hơn bình thường, cây có thể chịu hạn tốt nhưng chúng ta vẫn cần tưới nước phù hợp. Thông thường đến 25 tháng 12 âm lịch mà cây chưa bung vỏ lụa thì cần dùng nước ấm khoảng 40 độ để tưới nhẹ cho cây, kèm theo cho cây phơi nắng hoặc đung đèn dây tóc treo lên cây cả ngày lẫn đêm. Một điều lưu ý là tuyệt đối không được để cây úng nước.
Trường hợp hoa nở sớm hơn dự kiến
Nếu trước ngày 20 mà mai đã nở bung vỏ lụa thì lập tức chuyển cây vào nơi im mát, lất vải đen trùm gốc gây và tưới nước lạnh vào ban đêm để gốc mai bị lạnh. Pha phân Ure theo liều lượng 1g 1 lít nước để kích thích cây ra lá, sẽ hạn chế được việc nụ ra hoa quá sớm.
Chậu mai tết thường được đặt ở trong nhà nên chúng ta cần lưu ý những điều sau:
Nên đặt ở nơi thoáng mát, tốt nhất nên để chỗ có ánh sáng chiếu vào để cây đẹp hơn
Không đặt trước quạt, chỗ gió mạnh để tránh làm rụng hoa sớm
Chậu nằm sát bóng đèn hoặc ở chỗ có ánh nắng trực tiếp sẽ làm cây nở nhanh và tàn nhanh
Trường hợp chặt cành để cắm bình cần làm những việc sau:
Đốt nhẹ gốc cây
Đổ đầy nước sạch
Có thể thêm 1 viên Aspirin vào để tránh vi khuẩn
3. Cách chăm sóc mai vàng sau dịp tết
Thông thường một cây mai tết có giá khá đa dạng, từ vài trăm ngàn cho đến vài tỉ cũng có, tùy thuộc vào kinh tế để chúng ta chơi mai. Đa số mai tết sau khi được dùng đều bị vứt bỏ bởi không biết chăm sóc để năm sau hoa ra đẹp như lúc mua, điều này dẫn đến sự lãng phí về kinh tế. Vậy cách xử lý thế nào để năm sau vẫn dùng lại được cây mai?
Xử lý cây sau tết
Trong những ngày tết thì cây mai thường bị thiếu ánh sáng nên ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây, cây có thể bị thiếu nước trong thời gian này, thiếu chất dinh dưỡng khiến cho cây bị tổn thương và yếu nhất. Vì vậy, việc đầu tiên sau tết đó là cần phục hồi cho cây mai.
Bước 1: Đưa cây ra nơi có ánh sáng nhẹ và phơi trong vòng 3 đến 5 ngày
Bước 2: Dùng kéo loại bỏ những nụ hoa chưa nở hoặc những hoa chưa tàn, tránh tình trạng hoa tạo hạt. Đồng thời loại bỏ những cành dài hoặc cành bị bệnh trong thời gian này.
Bước 3: Bắt đầu tháng 2 âm lịch ta tỉa bớt rễ già hoặc rễ bệnh cho cây bằng dụng cụ chuyên tỉa, cần giữ lại rễ cám để cây hút chất dinh dưỡng và làm vơi đất trong bầu cũ cho cây.
Bước 4: Dùng chậu và đất mới để thay thế chậu cũ, nên dùng chậu lớn và cạn hơn chậu tốt. Nếu trồng ngoài vườn thì cần chọn chỗ có đất cao và thoáng.
Vậy dùng đất và bón phân như nào mới hợp lý?
Đất trồng mai
Nên chọn đất thịt nhẹ, không bị nhiễm phèn, chua, mặn, hóa chất… hoặc dùng đất cát trộn với đất thịt phù sa để có nhiều dinh dưỡng. Trường hợp trồng trong chậu thì nên trộn đất với xơ dừa, tro trấu để tăng chất dinh dưỡng, tỷ lệ trộn 30-30-40 (30 đất, 30 trấu, 40 xơ dừa).
Bón phân
Bón phân cho cây mai chúng ta chia ra thành 3 giai đoạn
Giai đoạn 1: từ tháng 2 đến tháng 6
Dùng thuốc kích thích rễ như sau: 1 muỗng phân N3M pha với 5 lít nước để tưới cho cây, cần tới ở buổi chiều mát mẻ
Hoặc dùng dung dịch phân bón lá sinh học Humic với phân Boom Flower pha với nước rồi phun lên cây để bổ sung dinh dưỡng, kích thích đọt non. Ngoài ra còn có thể bón thêm phân Humic, Dynamic Lifer, phân chuồng, phân ure.
Ở giai đoạn này cần dùng thuốc Actara để phun trừ sâu, bọ trĩ bởi thời gian này lá non ra nhiều dễ bị sâu ăn lá.
Giai đoạn 2: từ tháng 6 đến tháng 10
Thời điểm này độ ẩm thường lên cao nên xuất hiện bệnh đốm lá, đây cũng là giai đoạn chia cành, tạo nụ. Nên sử dụng thuộc Insuran hoặc Ridomin để phun trị nấm.
Ngoài ra còn có thể dùng phân NPK đầu trâu 13-13-13TE hoặc 20-20-15TE để bón cho cây, mỗi lần dùng liều lượng 40-50 (40g phân cho 50kg đất), cứ 15 ngày bón một lần. Nên quan sát cây để có liều lượng phù hợp hơn.
Giai đoạn 3: từ tháng 10 đến tháng 12
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Chăm Sóc Để Hoa Lan Hoàng Thảo Nở Hoa Dịp Tết trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!