Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Chăm Sóc Bưởi Diễn Sau Khi Thu Hoạch Quả Để Có Năng Suất Cao Nhất mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Vườn bưởi diễn cho năng suất cao mỗi vụ là điều mà người nông dân trồng bưởi diễn nào cũng mong muốn. Có rất nhiều yếu tố quyết định đến năng suất nhưng trong đó kỹ thuật chăm sóc chiếm tới 50%. Do đó, kỹ thuật chăm sóc bưởi diễn sau mỗi vụ thu hoạch đóng một vai trò cực kì quan trọng. Quá trình này bao gồm từ cắt tỉa, làm cỏ, bón phân… giúp cho quả bưởi thơm ngon đúng theo mong muốn.
1. Việc làm đầu tiên sau thu hoạch quả là cắt tỉa cành để tạo tán thông thoáng cho bưởi diễn
Những dụng cụ cần chuẩn bị trước khi cắt tỉa: • Kéo cắt cành • Cưa • Thang nhôm rút đôi hoặc thang nhôm ghế có tay vịn • Những cành vượt, cành lộc đông mới phát triển hay những cành tăm. • Cắt tỉa hạ thấp chiều cao cây, mở rộng tán ở phần đỉnh. Khi quá trình cắt tỉa hoàn tất, bạn nên dùng vôi nước đặc để quét vào thân cây từ phần gốc tới độ cao 80 – 100 cm.
2. Làm sạch cỏ sau thu hoạch để chuẩn bị cho quá trình bón phân cho bưởi diễn
Việc dọn sạch cỏ sẽ loại bỏ được tối đa sâu bệnh và côn trùng phá hại bưởi, hơn nữa, loại bỏ cỏ tại những vùng rễ bưởi phát triển sẽ giúp đảm bảo dinh dưỡng cho cây. Chú ý, không nên lạm dụng thuốc diệt cỏ vì loại thuốc này sẽ ảnh hưởng tới bộ rễ cây. Những cách diệt cỏ thường được sử dụng hiện nay: • Sử dụng các chế phẩm sinh học • Dùng máy cắt cỏ
3. Kỹ thuật bón phân cho bưởi diễn sau thu hoạch theo từng giai đoạn
Bón phân đúng kỹ thuật là điều luôn được mỗi người dân trồng bưởi quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng ra rễ cũng như năng suất và chất lượng quả. Loại đất lý tưởng để trồng bưởi diễn là hơi kiềm với độ PH từ 6 – 7. Việc cân đối các chất đa – trung – vi lượng và kết hợp các chế phẩm sinh học phun qua lá rất cần thiết. Bước 1: Xử lý bộ rễ bưởi Dùng cuốc để làm đứt những phần rễ tơ vượt quá hình chiếu tán cây để tạo ra bộ rễ mới giúp tăng hiệu suất hấp thu dinh dưỡng, tăng độ ngọt của quả cũng như hạn chế lộc đông phát triển.
Xử lý bộ rễ trước khi bón phân đúng kĩ thuật: Cuốc rãnh rộng 30 – 40 cm, sâu 20 – 30 cm và không tưới nước, để phơi khô từ 5 – 10 ngày, giúp hạn chế phát triển lộc đông. Vào thời gian này, cây sẽ ở trạng thái ngủ đông, tích lũy dinh dưỡng để chuẩn bị cho giai đoạn phân hóa mầm hoa. Thông thường, từ sau 15 – 25 tháng 12 âm lịch sẽ tiến hành tưới nước cho cây. Một số lưu ý trong quá trình xử lý rễ: + Nếu sau khi xử lý rễ mà vùng đất chứa rễ quá khô, kéo dài gây héo lá thì nên tưới nước duy trì để bổ sung. + Sau khi cuốc rễ, để hạn chế các loại nấm gây hại cho vết thương ở rễ thì chúng ta nên dùng các loại chế phẩn trừ nấm an toàn cho rễ như chế phẩm Trichoderma Nano để phun trực tiếp lên phần vừa xử lý. Bước 2: Cách bón phân cho bưởi diễn Tùy vào độ tuổi, thời giai đoạn sinh trưởng, đất, tập quán thâm canh của địa phương, tiềm năng năng suất giống… để xác định lương phân bón nhiều hay ít. Cách bón phân cho bưởi diễn và những giai đoạn bón phân quan trọng Bón tháng 11 – 12 (cơ bản): Đào rãnh xung quanh tán, trộn đều và bón theo rãnh đào rồi dùng đất lấp kín phân. Sau khi cắt rễ và phơi đất từ 5-10 ngày sẽ tiến hành bón vôi với lượng 1-2 kg/gốc tùy vào độ chua của đất cũng như độ tuổi của cây • Bón vôi: Sau khi cuốc đất làm đứt rễ, bà con nên phơi khô từ 5 – 10 ngày sau đó mới bón vôi. Bón vôi bột 1-2 kg/gốc. Lượng vôi sử dụng nhiều hay ít phụ thuộc vào tuổi cây và độ chua của đất. • Bón phân: Sau khi bón vôi được 5 – 10 ngày thì sẽ tiến hành bón phân bằng cách trộn đềuvà bón theo rãnh đã đào và phơi xung xung quanh hình chiếu tán trước đó rồi dùng đất lấp kín. + Trộn nấm đối kháng Trichoderma Nano với phân hữu cơ đã ủ mục từ và bón 30 – 50 kg/gốc. + Phân NPK tỉ lệ 5.10.3: có thể bón 0,5-2 kg/gốc tùy theo độ tuổi của cây + Nghiền nhỏ hạt đậu tương và bón với tỉ lệ: 1-2,5 kg/gốc theo độ tuổi cây Hỗn hợp các loại phân bón theo lượng trên sẽ được trộn đều với đất và bón theo hình chiếu tán cây giúp cho những rễ tơ mới sinh trưởng tốt, cải tạp đất cũng như tăng cường sức đề kháng cho rễ. Nếu thời tiết quá hanh khô và kéo dài và lá có biểu hiện héo nhẹ bạn mới nên tưới nước bổ sung, nếu thời tiết thuận lợi thì sau khi bón phân hoàn toàn không được tưới nước. 4 giai đoạn bón thúc cần chú ý: Lần 1 (đón hoa): Tháng 1 – 2 bón 40% lượng NPK 5.10.3 hoặc 16.6.16. Lần 2 (thúc quả): Tháng 4 – 5 bón 30% lượng NPK. Lần 3 (thúc quả): Tháng 7 – 8 bón 30% lượng NPK. Lần 4: Tháng 9 – 10 mỗi gốc bón 1kg NPK 16.6.16 hoặc 2kg NPK 5.10.3 (giúp chống tối đa việc quả bị nứt)
Cách Chăm Sóc Bưởi Diễn Sau Khi Thu Hoạch
Bưởi Diễn thường được thu hoạch vào khoảng trung tuần tháng 1 dương lịch. Sau khi thu hoạch nếu gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi hoặc không có cách chăm sóc bưởi diễn sau khi thu hoạch thì cây bưởi thường sẽ không ra quả vụ sau và làm thất thu cho nhà vườn.
Cách chăm sóc bưởi diễn sau khi thu hoạch như nào?
– Thực hiện 5 lần/ năm. Vào các đợt: sau khi thu hoạch và sau các đợt bưởi ra lộc ổn định.
+ Sau khi thu hoạch quả, dùng kéo cắt bỏ triệt để những cành bị sâu bệnh, những cành bưởi không có lá, cành trong tán cây, cành vượt và những cành có cuống quả mới thu hoạch.
+ Sau các đợt lộc ổn định ta cũng phải cắt bỏ triệt để những cành bưởi bị sâu bệnh, những cành nhỏ, cành không có lá, cành vượt, cành trong tán cây. Chú ý: Khi cắt phải cắt sát không để lại đoạn cành, bôi vôi vào vết cắt để hạn chế một số sâu bệnh.
Đối với những cành trên cao bà con có thể dùng thang, ghế cao hoặc sử dụng kéo cắt cành trên cao để cắt tỉa. Tôi khuyên bà con nên mua 1 cái kéo cắt cành trên cao để có thể cắt tỉa các chồi non hoặc những cành không cần thiết một cách dễ dàng và nhanh nhất.
– Bà con nên sử dụng các loại phân đa yếu tố NPK 5.10.3 dạng viên có tỷ lệ các thành phần (N=5%; P2O5=10%; K2O=3%; MgO=9%; CaO=15%; S=2%; SiO2=14%) phân đa yếu tố NPK 16.6.16 (N=16%; P2O5=6%; K2O=16%; MgO=5%; S=2%; CaO=8%; SiO2=7%) ngoài ra có các chất vi lượng như Mn, B, Zn, Co, Cu…
– Lượng bón: Lượng bón nhiều hay ít còn phụ thuộc vào đất, tuổi của cây bưởi, thời điểm bón, cũng như tiềm năng năng suất của giống, tập quán thâm canh tại địa phương…
– Cách bón: Bà con cần bón phân vào giai đoạn tháng 11- 12 (cơ bản) gồm: 100% phân NPK 5.10.3 + 100% phân hữu cơ ủ hoai + 100% vôi (1-2 kg/gốc). Chú ý: Đào rãnh xung quanh tán có độ sâu 0,5m trộn đều và bón theo rãnh đào rồi dùng đất lấp kín phân.
+ Bón thúc lần 1 (đón hoa): giai đoạn vào Tháng 1 – 2 bón 40% lượng NPK 16.6.16 hoặc 5.10.3.
+ Bón thúc lần 2 (thúc quả): giai đoạn vào Tháng 4 – 5 bón 30% lượng NPK 16.6.16 hoặc 5.10.3.
+ Bón thúc lần 3 (thúc quả): giai đoạn vào Tháng 7 – 8 bón 30% lượng NPK 16.6.16 hoặc 5.10.3.
+ Bón thúc lần 4: giai đoạn vào Tháng 9 – 10 mỗi gốc bón 2kg NPK 5.10.3 hoặc 1kg NPK 16.6.16 (chống nứt quả).
Chú ý: Rắc phân và xới đất nhẹ quanh tán nơi lấp phân. Tưới giữ ẩm thường xuyên hoặc tranh thủ sau mưa thì ta bón phân.
– Tủ gốc, thoát nước, giữ ẩm: Sử dụng các loại rơm rạ mục tủ gốc, tàn dư thực vật, cây phân xanh, thường xuyên tưới và thoát nước kịp thời giữ đủ độ ẩm cho cây bưởi.
– Tưới phân nước bổ sung: Ở nơi đất xấu, bà con có thể ngâm thêm nước phân chuồng, xác súc vật, ốc hến với lân super (5 kg trong 100 lít nước) trong 6 – 8 tháng cho đến khi hoai mục không còn mùi thối, rồi pha loãng với nước để tưới bổ sung vào các giai đoạn chính ở phía trên.
Cách chăm sóc bưởi diễn sau khi thu hoạch và biện pháp khắc phục
Đối với những năm rét muộn (năm ấm), mưa kết thúc muộn độ ẩm đất cuối năm cao đây là điều kiện thời tiết thuận lợi cho bưởi ra lộc đông, bà con cần tiến hành 1 số biện pháp khắc phục sau:
– Dùng dụng cụ khoanh vỏ sâu đến tận gỗ (vết khoanh có kích thước bằng chiếc đinh 1cm rạch sâu đến gỗ) thân cây hoặc cành cấp một để có thể hạn chế chất dinh dưỡng và nước đi lên tán lá nhằm làm giảm quá trình sinh trưởng hay còn gọi là phát lộc của cây.
Chú ý: đây là giai đoạn cây mang quả nên bà con cần quan sát dựa vào tình hình sinh trưởng của cây bưởi (biểu hiện qua màu sắc của lá, xanh vừa hay xanh thẫm) mà có thể tiến hành khoanh 1 hay nhiều vòng. Nhưng bà con nên nhớ phải để 1 cành cấp 1 thấp nhất trong tán cây bưởi nối liền với thân chính và gốc bưởi không được khoanh, tránh làm cây bưởi bị sốc dinh dưỡng đột ngột, làm rụng quả.
Chăm sóc bưởi diễn sau thu hoạch bằng thuốc sinh trưởng
– Phun dung dịch B9 nồng độ 0,2% (pha một gói 20g/ 10 lít nước) hoặc bà con có thể sử dụng Ethrell (dùng 2 loại thuốc dấm hoa quả Trung Quốc 10ml/ 10 lít nước), phun ướt đều tán cây, thuốc có tác dụng gây ức chế sinh trưởng của cây.
– Bà con có thể bón thêm phân kali quanh tán cây vào giai đoạn tháng 9 tháng 10, mỗi cây bưởi 1 – 2 kg tùy mức độ cây phát triển tốt hay xấu (lá xanh vừa hay xanh thẫm), phân kali có công dụng đối kháng với phân đạm, làm giảm quá trình hút đạm của bộ rễ bưởi, làm giảm sinh trưởng thân lá (phát lộc đông), và đồng thời tăng vận chuyển các chất về quả, tăng cường chuyển hóa đường, tăng chất lượng quả bưởi vào cuối vụ.
Để bưởi diễn sai hoa, sai quả bà con cần phun 3 lần các sản phẩm Vườn sinh thái hoặc Kích phát tố hoa trái Thiên Nông.Thời gian lần thứ nhất ngay sau khi thu hoạch, kết hợp với bón thúc nụ, thúc hoa cho bưởi diễn bằng đạm, lân, kali tỷ lệ 1:1:1 + phân chuồng hoai mục quanh tán cây + tưới đủ ẩm, mỗi lần cách nhau 10 ngày. ( Cách bón phân đã nêu phía trên)
Cách chăm sóc bưởi diễn sau thu hoạch khỏi bệnh sương mai
Trong mấy năm gần đây các bệnh sương mai (bệnh gây xì mủ thân cây, rụng hoa,thối rễ, rụng quả) gây hậu quả rất nặng nhất là vào tháng 2 đến tháng 10 hàng năm. Vì vậy, khi bưởi phát lộc xuân, nhìn thấy nụ hoa to (trước khi hoa nở 7-10 ngày) bà con cần phun phòng bệnh sương mai cho bưởi từ 2 – 3 lần bằng thuốc trừ bệnh nội hấp như Amirtas top 250EC; Aliette 80WG hoặc Ridomin Gold 68WC để phòng thối nụ, thối hoa hay thối quả non; mỗi lần phun thuốc cách nhau 10 – 15 ngày. Sau đó định kỳ phun phòng 30 ngày/lần cho đến tháng 10 đối với những vườn bưởi đã bị xì mủ từ vụ trước.
Cách chăm sóc cây bưởi diễn…
Quý khách có thể theo dõi trang fanpage của Bưởi Diễn Thành đạt để có thể nhận được những tin tức mới nhất. Xin cảm ơn
Cách Trồng Bưởi Diễn Và Chăm Sóc Cây Bưởi Diễn Cho Năng Suất Cao Nhất
Đặc điểm của giống bưởi Diễn
Bưởi Diễn không chỉ hấp dẫn người tiêu dùng bởi lớp vỏ mỏng vàng ươm và những múi bưởi mọng nước, khi ăn có vị ngọt, thanh mát. Điểm khác biệt nhất của bưởi Diễn với các loại bưởi khác là hương thơm lan tỏa khiến người gửi cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Chỉ cần bạn để trong nhà 2 hoặc 3 quả bưởi là căn nhà của bạn sẽ tràn ngập mùi hương thơm của bưởi. Bưởi Diễn chính gốc thường có trái không to, chỉ khoảng vài lạng hoặc hơn 1kg/quả. Da bưởi trơn, quả bưởi cầm chắc tay, múi bưởi tách rời màu trắng, mọng nước và chứa đầy đủ chất dinh dưỡng. Về mặt kinh tế thì bưởi Diễn cũng cho năng suất kinh tế cao. Mỗi 1 vụ cây bưởi Diễn cho thu hoạch khoảng 50 đến 70 quả. Chất lượng bưởi ổn định và cao hơn so với giống bưởi khác như bưởi đỏ Tân Lạc và bưởi đỏ Luận Văn.
Cách trồng và nhân giống Bưởi Diễn
Lựa chọn giống bưởi Diễn
Để bưởi Diễn cho năng suất cao thì bạn cần phải lựa chọn giống cây khỏe mạnh – đây là khâu quan trọng nhất. Vì thế, bạn cần lựa chọn những cây bưởi Diễn tại vườn hoặc những nơi uy tín để đảm bảo giống cây trồng tốt nhất. Bên cạnh đó, bạn nên lựa chọn những cây bưởi Diễn cao khỏe, kích thước trên 30cm trở nên, lá không bị sâu bệnh và bộ rễ phát triển.
Đất trồng cây
Đất phù hợp trồng bưởi Diễn là đất giàu dinh dưỡng hoặc đất pha cát tươi xốp, phải đảm bảo độ pH từ 5 đến 6.5. Đất trồng cần phải sạch sẽ, cao ráo và những nơi không có nhiều gió để làm hoa hoặc quả bị rụng.
Mật độ trồng bưởi Diễn
Tùy thuộc vào từng diện tích vườn của người dân sẽ điều chỉnh mật độ trồng bưởi Diễn sao cho phù hợp. Để cây phát triển tốt thì nên trồng với khoảng cách từ 3m – 3.5m.
Chuẩn bị hố trồng bưởi Diễn
Trước khi trồng bưởi Diễn thì bạn cần phải đào hố trồng trước 1 tháng. Sau khi đào hố trồng xong thì bạn nên bón phân NPK và phân hoại mục rồi vun đất xuống cách 15cm – 20cm mặt hố. 1 tháng sau thì bạn nên tiến hành trồng bưởi Diễn, rồi vun đất ấn chặt vào gốc cây. Bạn ấn càng chặt càng tốt để giữ cây không bị nghiêng hoặc đổ, dẫn đến chết cây. Cuối cùng tưới đẫm nước cho gốc cây 1 lần/ ngày, sau đó, 4 ngày sau mới cần phải tưới nước. Nếu bạn thực hiện cách trồng bưởi Diễn trên sẽ thu được năng suất cao.
Cách chăm sóc cây bưởi Diễn sau khi trồng
Cắt tỉa cành và tạo tán bưởi Diễn
Sau khi trồng cây thì cũng không thể bỏ qua những kiến thức để chăm sóc cây bưởi Diễn để cây có thể phát triển tốt nhất và cho năng suất cao. Việc tỉa cành khô héo, bị sâu bệnh định kỳ sẽ giúp cây thoáng đãng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên dọn cỏ và vun xới đất để giúp cây phát triển tốt.
Bón phân cho cây bưởi Diễn
Bưởi Diễn là một loại cây cho năng suất trái cao và rất dễ phát triển. Vì thế, bạn cần bón phân định kỳ để cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng cho cây, để cây phát triển trổ hoa và tạo quả. Do đó, trước khi trồng bạn nên lót phân trước để cây phát triển tốt, ra hoa tạo quả. Sau khi thu hoạch bưởi Diễn xong thì bạn cũng cần lót phân đạm và phân NPK theo định kỳ 10:3.
Ngoài việc tưới nước, bón phân định kỳ cho cây bưởi Diễn ra, để cây phát triển tốt thì nên phòng trừ sâu bệnh. Thường xuyên kiểm tra cây bưởi Diễn từ lúc mới trồng đến lúc sinh trưởng để phát hiện sâu bệnh trong thời gian sớm nhất. Nếu bạn phát hiện sâu bệnh gây hại cho cây bưởi Diễn thì có thể loại bỏ bằng tay cắt tỉa lá hoặc cành bị sâu bệnh tấn công. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thuốc diệt sâu bệnh để phun cho cây.
Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Bưởi Sau Khi Thu Hoạch
Hiện nay, cây bưởi so với các loại cây trồng khác thì có giá trị cao hơn gấp nhiều lần. Tuy nhiên để có được giá trị như vậy điều quan trọng là nông sản phải có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, sạch. Để cho vườn bưởi không bị giảm năng suất và không bị suy yếu. Thông thường sau mỗi mùa thu hoạch chúng ta phải chăm sóc để cây phục hồi trở lại.
1. Tỉa cành, tạo tán cây bưởi sau thu hoạch
Biện pháp tỉa cành tạo tán sau thu hoạch là một giải pháp kỹ thuật không thể thiếu nếu muốn có năng suất và sản lượng cho vụ sau.
Sau khi thu hoạch, bà con cắt bỏ triệt để những cành bị sâu bệnh, cành không mang trái, cành vượt và những cành có cuống quả mới thu hoạch.
Sau đợt lộc ổn định củng phải cắt bỏ những cành bị sâu bệnh, không có lá, cành nhỏ, cành vượt.
Lưu ý: Trước khi tỉa cành, tạo tán cần khử trùng dụng cụ bằng dung dịch Javel, nên cắt sát. Sau khi cắt tỉa bà con nên sử dụng Nano đồng để phun sát khuẩn nấm bệnh , rong rêu mảng bám trên thân, cành, lá.
Trước khi bón phân bà con xới nhẹ đất xung quanh tán. Sau đó rắc phân lên rồi tưới nước để giữ ẩm.
Bà con nên sử dụng phân bón hữu cơ đã ủ hoai mục bằng nấm đối kháng Trichoderma. Ngoài ra nên bổ sung dinh dưỡng vi lượng bằng phân bón lá giúp kích thích phát triển chồi, cân bằng dinh dưỡng.
Lượng phân bón tùy thuộc vào đất, độ tuổi của cây, thời điểm bón. Bà con lưu ý nên hạn chế sư dụng phân bón hóa học.
Sử dụng tàn dư thực vật, rơm rạ để ủ gốc, tưới nước và thoát nước tốt dể giữ đủ độ ẩm cho cây.
Bưởi là loại cây có múi rất cần nước, bà con phải đảm bảo nguồn nước sạch, không có mầm bệnh.
Bưởi cần tưới nước đầy đủ nhất là giai đoạn cây con và lúc cây ra hoa đậu trái. Mùa nắng nên tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Vào mùa mưa cần có chế độ thoát nước tốt, tránh ngập úng kéo dài.
4. Phòng trừ sâu bệnh cho cây bưởi sau thu hoạch
Nếu muốn cây sinh trưởng khỏe mạnh thì việc phòng trừ sâu bệnh là việc cần thiết và cấp bách. Bà con cần thường xuyên thăm vườn để kịp thời phát hiện những dấu hiệu sâu bệnh hại ngay thời gian đầu để có hướng giải quyết kịp thời. Bà con cần phải phun phòng cho cây bằng Chế phẩm trừ sâu sinh học như BT ( Bacillus thuringiensi). Kết hợp với bổ dung dinh dưỡng qua lá bằng Acid amin để phòng trị bọ trĩ, nhện đỏ, sâu vẽ bùa, sâu đục trái… vào thời điểm cây ra lá non, trước khi cây ra hoa, trái nhỏ. Như vậy mới phòng trừ được bệnh cho cây cũng như tránh gây thiệt hại cho vườn.
CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG
XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0982.427.033
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Chăm Sóc Bưởi Diễn Sau Khi Thu Hoạch Quả Để Có Năng Suất Cao Nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!