Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Cắt Tỉa Cành Điều Và Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Điều Sau Thu Hoạch mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Kỹ thuật chăm sóc cây điều sau thu hoạch
Sau thu hoạch, vườn điều cần được chăm sóc tận tình để đảm bảo cho trái vào những vụ mùa sau được đảm bảo nhất. Một số điều cần cực kỳ lưu tâm như sau:
Bón phân đủ
Cách bón phân như sau: Xới đất quanh gốc tạo thành đường vành khăn rộng 20-30cm, sâu 5-0cm theo đường chiếu vanh tán, rải đều phân, vùi lấp phân để giảm bớt thất thoát phân.
Đảm bảo nước tưới
Không chỉ sau khi thu hoạch điều, cần đảm bảo lượng nước quanh năm để điều sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Đặc biệt với đất nền khô, tưới nước là cực kỳ cần thiết.
Phòng trừ sâu bệnh đúng cách
Một số côn trùng hại điều như bọ xít, sâu đục thân, sâu bướm đốt hại quả, sâu róm hại lá, cần sử dụng các loại thuốc phun phòng trừ hoặc trồng các loại thiên địch để giảm thiểu thiệt hại.
Điều là cây ra hoa đầu cành, hoa thường chỉ ra trên những chồi ngoài ánh sáng nên năng suất tỉ lệ thuận với diện tích tán cây ngoài sáng. Vì vậy cần tỉa bỏ các cành bị che bóng, các chồi vượt, cành bị sâu bệnh.
Thông thường cần tạo tán khi cây được 1-1,5 năm và tỉa thường xuyên hàng năm. Lúc này cây còn nhỏ nên tỉa xén dễ và ít để lại các vết sẹo trên thân cây.
Khi cây trong giai đoạn cho trái mỗi năm nên tỉa 2 lần. Lần thứ nhất sau khi thu hoạch xong kết hợp với dọn vườn làm cỏ và lần 2 vào tháng 9 hàng năm (cuối mùa mưa).
Sử dụng dao kéo cắt, cưa hoặc máy tỉa cành loại bỏ những cành khô, cành mục. Cùng với cành bị sâu bệnh, các cành cớm rợp trong tán cây và các cành đan xen vào nhau… Bên cạnh đó bỏ bớt lá già để cây tập trung phát triển ngọn.
Nếu cành cây ở vị trí cao, có thể sử dụng thang nhôm để thuận tiện cho việc với và loại bỏ cành cây sâu bệnh hoặc cành thừa.
Một số lưu ý khi chăm sóc cây điều sau thu hoạch
Luôn làm sạch gốc tránh cỏ dại: Để tiện cho công việc này, bạn có thể dùng máy cắt cỏ cầm tay. Bởi vì, cỏ dại phát triển nhanh sẽ chiếm hết chất dinh dưỡng, khiến cây chậm phát triển.
Nên dùng các loại dao kéo cắt hoặc máy cắt cành chuyên dụng để đảm bảo chất lượng vết cắt, tránh cắt đau làm xước cây to khiến cây dễ mất nước.
Kĩ Thuật Chăm Sóc Vườn Điều Sau Thu Hoạch
Trong những năm gần đây người dân trồng Điều mất mùa chủ yếu là do cây Điều lúc ra hoa gặp mưa nên hoa bị thối không đậu quả được.
Ông Võ Hùng Chiến có hơn 20 ha Điều, năng suất bình quân ổn định từ 2- 2,5 tấn/ha. Vườn điều của ông hiếm khi thất mùa do ảnh hưởng của thời tiết.
Ông Chiến nói, trước hết ta phải biết diễn biến thời tiết trong năm thông qua các Đài khí tượng thủy văn trong khu vực. Mục đích của việc này nhằm chủ động xác định thời điểm hết mùa mưa, qua đó tác động những biện pháp kỹ thuật điều khiển cây Điều ra hoa không bị (hoặc ít bị ảnh hưởng của mưa). Khi nắm bắt được tình hình thời tiết ta tiến hành bón phân cho cây, ở đây nên dùng phân bón rễ và phân bón lá.
+ Đợt 2: Tùy thuộc vào thời điểm dứt mùa mưa (tốt nhất trước khi dứt mưa 2 – 2,5 tháng), bón theo tỷ lệ 1 Đạm + 1,5 Kali. Nếu đất bằng và có mưa dầm có thể rải phân trên mặt, nếu đất dốc nên cuốc hố bón phân (càng nhiều hố càng tốt) nhằm hạn chế sự rửa trôi và tăng hiệu quả sử dụng phân. Khi bón phân đợt 1 nên kết hợp dùng phân bón lá cho cây bằng cách phun lên lá, thường ta dùng phân có hàm lượng NPK có tỷ lệ 30-10-10. Nếu vườn cây yếu ta dùng phân hàm lượng NPK là 20-15-15 hoặc 15-15-15. Sau khi bón phân đợt 2 khoảng 1-2 tuần, nếu thấy vườn cây lá vẫn còn xanh ta dùng phân bón lá không có Đạm nhưng giàu Lân và Kali (sản phẩm MKP) để lá cây tích tụ Lân và Kali làm nhanh già lá, tăng sự phân hóa mầm hoa ở cây.
Trước thời điểm dứt mưa 50-55 ngày ta phun Thiourea 99% nhằm làm lá rụng đồng loạt, chuẩn bị đâm chồi và ra bông, 2-3 tuần sau cây ra chồi hoa. Khoảng 20-25 ngày sau, tiếp tục cung cấp phân bón lá NPK tỷ lệ ngang nhau để vòi hoa và cánh hoa ra dài giúp hoa dễ thụ phấn. Ở giai đoạn này bà con có thể dùng Bortrac để phun chống rụng bông và rụng trái non; dùng HK 20-20-20, Super humic để phun dưỡng bông, dưỡng hạt, kết hợp phun thuốc phòng ngừa bệnh. Thông thường vào đầu tháng 12 cây Điều đậu trái là an toàn. BOX 1
Khi nắm bắt được tình hình thời tiết ta tiến hành bón phân cho cây, dùng phân bón rễ và phân bón lá.
+ Đợt 1: Sau khi tỉa cành, tạo tán, vệ sinh vườn ta bón phân nhằm phục hồi cây sau vụ thu hoạch (khoảng tháng 5 – tháng 6): bón phân NPK theo tỷ lệ 3 Đạm + 4 Lân + 1 Kali.
+ Đợt 2: Tùy thuộc vào thời điểm dứt mùa mưa (tốt nhất trước khi dứt mưa 2 – 2,5 tháng) Bón theo tỷ lệ 1 Đạm + 1,5 Kali.
Kỹ Thuật Chăm Sóc Hoa Hồng Sau Khi Cắt Tỉa Đau
Sau mỗi chu kỳ phát triển và ra hoa, hoa hồng cần phải được cắt tỉa tạo tán thông thoáng, nếu không cắt tỉa tán cây thường yếu, hoa càng ngày càng nhỏ. Chính vì vậy chúng ta cần tiến hành cắt tỉa đau nhằm trẻ hóa cây. Tuy nhiên sau khi cắt tỉa đau cần phải có các biện pháp chăm sóc phù hợp giúp cây bật mầm, phát triển cành, lá cân đối, bộ lá xanh dày, không nhiễm sâu bệnh. Thông thường sau khi cắt tỉa đau nếu chế độ bón phân và nưới tước tốt, cây sẽ bật mầm sau 7-10 ngày, ra hoa sau 30-45 ngày.
Sau khi cắt tỉa 7-10 ngày hoa hồng sẽ phát mầm
Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng sau khi cắt tỉa đau:
Phân bón: Sau khi cắt tỉa, nên rạch rãnh bón phân sâu xuống đất 5-6cm. Phân bón cho hoa hồng thời điểm này là phân hữu cơ ủ hoai mục kết hợp lân super. Trước khi bón hỗn hợp phân này cần trộn đều với đất sau đó mới lấp đất. Theo kinh nghiệm, phân bón cho hoa hồng thời điểm sau cắt tỉa bao gồm các nhóm phân sau:
+ Đậu tương nghiền nhỏ trộn với nấm đối kháng và lân super P2O5 (100kg đậu tương nghiền nhỏ trộn với 3kg Nấm đối kháng kết hợp 30-40kg Lân super.
+ Phân chúng tôi (bón lượng nhỏ, sử dụng NPK 15-15-15)
+ Phân đạm cá hồi dạng viên chậm tan
+ Phân gà ủ hoai mục
Cần rạch rãnh sâu 5-10cm trước khi bón phân
Để cây có sức bền, hoa to khỏe, bộ rễ phát triển mạnh nên rạch rãnh trước khi bón, rãnh cách gốc 30-40cm, sau đó tiến hành bón hỗn hợp phân trên, trước khi lấp đất nên trộn đều phân với đất sau đó mới lấp đất.
Sau khi bón phân, cần phải duy trì tưới nước liên tục (độ ẩm đất 80-90%), thời tiết hanh khô cần phải tưới nước ngày 1 lần vào buổi sáng (trung bình duy trì 1-2 ngày tưới 1 lần, tùy điều kiện thời tiết, tóm lại là đất phải ẩm). Sau 1 tuần mầm sẽ bật. Khi mầm cành bắt đầu bật ra cần có chế độ chăm sóc tiếp theo như sau:
+ Phun phòng trừ nhện, rệp, bọ trĩ, sâu xanh, sâu cuốn lá (định kỳ 5-7 ngày/lần).
+ Phòng trừ bệnh tổng hợp: Sử dụng 50ml nano bạc đồng super kết hợp 50ml nano đồng oxyclorua pha 20 lít nước phun đều thân lá, mầm non mới phát triển, định kỳ 7 ngày/lần. Kết hợp phun phân bón nano qua lá, dưỡng lá, giúp cành to mập (khi cành phát triển to và mập thì ắt hoa sau này sẽ to, cành nhỏ hoa sẽ nhỏ). Sử dụng 40ml nano AKH super plus pha 20 lít nước phun đều tán lá, 7-10 ngày/lần.
Chăm sóc như hướng dẫn trên, sau 30-40 ngày hoa sẽ bắt đầu nở. Nếu chăm sóc tốt hoa ra liên tục và duy trì vài tháng.
Sau 40-50 ngày hoa sẽ nở đều, bông to, cây bền và khỏe
Lưu ý: Thời kỳ ra hoa, nếu hoa tàn cần phải cắt bỏ hoa. Định kỳ bón phân NPK 20-25 ngày/lần. Chú ý phòng trừ sâu bệnh định kỳ 1 tuần 1 lần.
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH
Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:
ThS Phạm Công Khải – Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99
Email: nanobacsuper@gmail.com
Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Cam Sau Thu Hoạch
Cây cam là một loại cây ăn quả rất có giá trị kinh tế, những kỹ thuật trồng và chăm sóc sẽ góp phần quyết định đến năng suất cũng như chất lượng của cây cam sau này. Đặc biệt là các giai đoạn nhạy cảm như giai đoạn sau thu hoạch, cây cam cần phải được chăm sóc cẩn thận và đúng kỹ thuật.
Cắt tỉa cành và tạo tán luôn là công việc quan trọng là một trong bốn biện pháp bắt buộc của việc chăm sóc cây cam sau thu hoạch. Nó giúp cây được thông thoáng góp phần ảnh hưởng đến môi trường, hạn chế được sâu bệnh hại tồn tại và phát triển, tăng khả năng quang hợp giúp cây nhanh chóng phục hồi, tăng khả năng chống chịu. Mỗi năm cây cam luôn cao lên thì sẽ gây khó khăn trong việc thu hoạch cũng như chăm sóc hằng ngày, tuy có thể cắt tỉa cành vào những giai đoạn trước đó, nhưng để khống chế chiều cao của cây thì chủ yếu là trong giai đoạn này, cắt tỉa đau. Cây cam thuộc nhóm cây có múi, nên việc cắt tỉa ở các loại cây này gần như nhau. Đó là cắt tỉa tạo tán dạng hình chữ Y, dạng khai tâm để cây nhận được ánh sáng một cách tốt nhất và cũng nhằm mục đích điều khiển cây đậu quả ở trong tán, để dễ chăm sóc và thu hoạch. Sử dụng các dụng cụ chuyên để cắt cành như kéo cắt cành, cưa cắt cành (đối với những cành to), cần vệ sinh các dụng cụ trước khi cắt để hạn chế các nguồn nấm, vi khuẩn xâm nhập qua vết cắt. Cắt tỉa toàn bộ những cành tăm, cành già, khô và yếu, hay cành bị bệnh. Những cành vượt, cành trong tán mọc quá dày cản trở sự thông thoáng, kể cả những cành to đồng thời hạ tán xuống với chiều cao cây từ 3 – 3,5 m.Lưu ý: Vết cắt cần phải dứt khoác và cắt gần sát hoặc sát vào thân, không nên để chừa quá dài.
2. Làm cỏ và Bón phânLàm cỏ Cần được thực hiện thường xuyên trong quá trình trồng và chăm sóc. Phạm vi làm cỏ là từ gốc cho đến tán cây (khoảng 1 – 1,2 m) phải làm sạch cỏ trước khi bón phân và đưa cỏ ra ngoài tán cây. Những dãy cỏ mọc phía ngoài tán cây (hay ngoài đường băng) chúng ta có thể giữ nguyên, nhưng nếu nó mọc quá tốt thì nên dùng liềm hay máy cắt cỏ cắt ngang để cỏ thấp xuống, để chúng không cạnh tranh dinh dưỡng với cây cam mà vẫn giúp giữ ẩm cho đất. Tuyệt đối không được dùng thuốc diệt cỏ vì giai đoạn này cây sẽ tiếp tục phát triển bộ rễ tơ, như vậy thì sẽ làm bộ rễ tơ của cây cam bị thối hỏng, nên khi chúng ta bón phân vào cây sẽ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng. Sau khi làm sạch cỏ thì nên giữ lại lượng cỏ ấy ở phía ngoài tán để nó đóng vai trò giống như một lượng phân hữu cơ tự nhiên cho cây. Ngoài ra có thể bổ sung thêm các loại bã thực vật khác như rơm rạ khô, cây lạc, cây đậu… tủ xung quanh tán cây, cách gốc cây từ 0,7 – 1 m, tuyệt đối không tủ sát gốc cây vì sẽ tạo môi trường cho sâu bệnh hại phát sinh và gây hại.Bón phân Mục tiêu bón phân sau thu hoạch là để dưỡng cây, nên lựa chọn các loại phân hữu cơ để cây phục hồi sức và tạo một tiền đề tốt cho những mùa vụ thu hoạch sau này. Lượng phân bón từ 0,5 – 3 kg/cây, tùy vào loại đất trồng, năng suất cho quả cũng như độ tuổi của cây mà bà con sẽ điều khiển lượng phân bón sao cho hợp lý. Trước khi bón thì bà con đào đất xung quanh ngoài mép tán cây tạo thành vành khuyên sâu 15 – 20 cm, rộng từ 30 – 40 cm. Mục đích là để làm đứt bộ rễ tơ cũ, đồng thời kích thích cây ra bộ rễ tơ mới, giúp cây hút chất dinh dưỡng tốt hơn, mạnh hơn. Khi đã cuốc tạo vành khuyên xong thì phơi đất khoảng 3 ngày nếu trời nắng, nếu không thì có thể phơi từ 7 – 10 ngày. Sau đó mới bắt đầu bón phân, bà con trộn đều phân bón cùng với đất đã đào lên phơi trước đó rồi lấp lại.
Áp dụng đúng các kỹ thuật chăm sóc sau thu hoạch giúp cây cam vụ mùa sắp tới đạt năng suất cao3. Tưới nước Nhu cầu nước đối với cây ăn quả có múi rất đặc biệt, nó rất cần nước nhưng cũng rất sợ nước. Ở miền Bắc thì sau thu hoạch hầu như không có mưa nên cần tưới nước đầy đủ cho cây vào những ngày quá hanh khô, nắng nóng. Không nên tưới nước đẫm hoặc tưới trước trung tuần tháng 12 vì như vậy sẽ kích thích cây nảy lộc đông, không tập trung phục hồi sức và phân hóa mầm hoa, chỉ cần tưới đủ ẩm cho cây là được. Sau khi cắt tỉa cành, bà con nên tưới nước trong khoảng thời gian phơi đất việc này giống như rửa bộ rễ cho cây, nhằm giúp rễ cây dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng hơn.
4. Phòng trừ sâu bệnh hại Cây cam là loại cây có nhiều đối tượng sâu bệnh hại, nên phải thường xuyên theo dõi các loại gây hại như rệp sáp, rầy mềm, nhện đỏ… để có các biện pháp phòng ngừa kịp thời. Nhưng nếu bà con chăm sóc tốt bằng cách cắt tỉa cành thông thoáng, trồng cây với mật độ không quá dày, kết hợp làm cỏ và sử dụng các loại phân bón hữu cơ thì khả năng cây bị sâu bệnh gây hại sẽ thấp, cây vẫn sẽ có khả năng tự chống chịu và hồi phục. Với cây trồng, kỹ thuật chăm sóc sau thu hoạch ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cũng như chất lượng trong những mùa vụ sau này. Cây cam cũng vậy, để có được những quả cam chất lượng, ngon ngọt và an toàn cho sức khỏe mà năng suất cao thì bà con phải áp dụng đúng những biện pháp kỹ thuật quan trọng đó là: Cắt tỉa cành, làm cỏ và bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh hại. Chúc bà con sẽ có những mùa vụ năng suất cao, chất lượng tốt.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Cắt Tỉa Cành Điều Và Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Điều Sau Thu Hoạch trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!