Đề Xuất 6/2023 # Cách Bón Phân Văn Điển Cho Lúa Ngắn Ngày Sạ Ướt Trên Đất “Chín Rồng” # Top 11 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Cách Bón Phân Văn Điển Cho Lúa Ngắn Ngày Sạ Ướt Trên Đất “Chín Rồng” # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Bón Phân Văn Điển Cho Lúa Ngắn Ngày Sạ Ướt Trên Đất “Chín Rồng” mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

  

  Tạp chí điện tử Làng Mới giới thiệu nội dung hướng dẫn của kỹ sư Nguyễn Xuân Thự về việc chăm bón cây lúa bằng phân bón Văn Điển cho lúa ngắn ngày sạ ướt (hay sạ thường) – phương thức gieo trồng phổ biến nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long. 

  Ở nước ta, lúa có thể trồng được nhiều vùng miền khác nhau, nhưng diện tích trồng lúa lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long được trồng trên nhiều loại đất như đất phù sa, đất phèn, đất xám… Lúa là cây ưa nước, nhiệt độ thích hợp từ 20 – 300C. Cây lúa ở bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có thể trồng được ở tất cả các thời vụ nhưng thường có 2 thời vụ chính trong năm là vụ lúa đông xuân và vụ lúa hè thu.

  Tùy theo thời gian sinh trưởng, người ta chia thành các giống trung ngày (105 -140 ngày), các giống lúa ngắn ngày (dưới 105 ngày). Cây lúa cơ thể gieo cấy với nhiều phương pháp khác nhau. Sạ (sạ ướt, sạ khô, sạ ngầm), hoặc cấy (mạ dược, mạ sân, mạ khay). Trong đó, hình thức sạ ướt, hay sạ thường, là phương thức gieo trồng phổ biến nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Lắng nghe nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa

  Theo kỹ sư Nguyễn Xuân Thự – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, một chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sử dụng phân bón, cây lúa cần yếu tố dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng, các nghiên cứu khoa học đã xác định: Cứ 8 tấn thóc/ha cây lúa lấy đi từ đất 145 kg đạm (N); 60kg lân (P2O5);120kg kali (K2O); 80kg vôi (CaO); 23kg mahie (MgO); 5kg lưu huỳnh (S); 450kg silic (SiO2); 0,5kg bo (B); 0,5kg kẽm (Zn); 2kg sắt (Fe); 0,8 kg mangan (Mn)…

  Đối với các yếu tố đa lượng như đạm (N), lân (P2O5) và kali (K2O): Cây lúa cần đạm trong suốt quá trình sinh trưởng nhưng lượng đạm cây hút nhiều nhất ở giai đoạn đẻ nhánh, lúa cũng cần nhiều lân ở giai đoạn đẻ nhánh, cây con (vì dinh dưỡng lân có vai trò cực kỳ quan trọng để cây phát triển bộ rễ, đồng thời lân cũng cần cho giai đoạn phân hóa gié hoa.

  Đối với kali, cây lúa cần nhiều ở giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng và trỗ. Các nguyên tố trung lượng: Cây lúa cần canxi ngay từ cây con, đẻ nhánh, làm đòng, đồng thời khử chua cho đất (đất phèn, đất chua) điều chỉnh pH thích hợp cho cây lúa ở mức độ pH từ 5,0 – 6,5, đồng thời lúa cũng hấp thụ canxi để tổng hợp dinh dưỡng vào giai đoạn làm đòng. Với chất magie, cây lúa còn nhiều ở giai đoạn đẻ nhánh, làm dòng, magie giúp cho cây nâng cao hiệu suất quang hợp ánh sáng để tạo chất khô, tạo năng suất. Còn chất silic, cây lúa cần nhiều nhất giai đoạn làm đòng, lượng silic cây lúa hấp thụ từ đất gấp 4 – 5 lần đạm. Khi có đủ silic, cây lúa cứng cáp, bẹ, lá dày, tăng sức đề kháng chống sâu bệnh gây hại, chống đổ ngã khi gặp mưa giông lốc. Còn các chất vi lượng, cây lúa cần nhất khi ở giai đoạn làm đòng.

Để tổng hợp các loại vitamin trong gạo nâng cao chất lượng gạo, nếu thiếu dinh dưỡng vi lượng, chất lượng gạo kém, năng suất cũng giảm.

Phân Văn Điển “đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây lúa”

  Khả năng cung cấp các loại dinh dưỡng từ đất, ở các vùng trồng lúa đồng bằng sông Cửu Long hầu hết nghèo lân, dễ tiêu, nghèo canxi, magie và vi lượng, một số vùng đất rất chua (phèn nặng) như Đồng Tháp Mười, các chất đạm, kali từ trung bình đến nghèo. Những năm có lũ lớn về thì khả năng cung cấp dinh dưỡng từ đất cho cây lúa được cải thiện, nhưng muốn đưa năng suất lúa lên vẫn dựa chủ yếu vào phân bón.

  Hiện nay có rất nhiều loại phân bón sử dụng cho cây lúa như các loại phân đơn: Đạm, supe lân, kali, các loại N, P, K. Tuy nhiên phân đơn, phân N, P, K hoặc DAP cũng mới cung cấp cho cây từ 1 – 3 loại dinh dưỡng chính là đạm, lân, kali. Hầu hết các loại trên thiếu hoặc không đầy đủ tất cả yếu tố dinh dưỡng mà cây lúa cần. Do dinh dưỡng thiếu hụt nên sức khỏe cây lúa yếu dễ mắc bệnh hoặc sâu phá hoại kéo theo hệ lụy lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng chất lượng lúa gạo. Trong khi đó, phân bón Văn Điển được xếp vào nhóm phân có đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng nhất hiện nay cho cây lúa. Phân bón Văn Điển là phân đa yếu tố dinh dưỡng gồm có lân nung chảy và NPK Văn Điển.

– Lân nung chảy Văn Điển được sản xuất bằng cách nung chảy quặng giàu lân Apa tít cùng với seppentin ở nhiệt độ cao trên 15000C, làm chuyển hóa lân, canxi, magie, silic, các chất vi lượng từ dạng kết tinh, khó tiêu chuyển sang dạng vô dịch hình dễ tiêu cây trồng hấp thụ dễ dàng. Đây là loại phân lân khoáng, thân thiện môi trường. Lân Văn Điển có thành phần dinh dưỡng như sau: P2O5 = 16%; CaO = 30%; MgO = 15%; SiO2 = 24%; B = 0,04%; Zn = 0,01%; Mn = 0,4%; Cu = 0,01%; Co =0,02%. Tổng dinh dưỡng cây trồng hấp thụ được đều 89%.

– Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển: Từ lân nung chảy Văn Điển được hóa hợp với đạm, kali, lưu huỳnh trên dây chuyền hiện đại để sản phẩm phân đa yếu tố (ĐYT) NPK. Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển có hàng trăm dòng sản phẩm ĐYT NPK cho các loại cây trồng. Đối với cây lúa, phân bón Văn Điển cũng có nhiều chủng loại như: ĐYT NPK 16.5.17; ĐYT NPK 12.8.12; ĐYT NPK 13.3.10; ĐYT NPK 12.5.10; ĐYT NPK 10.7.3; ĐYT NPK 10.12.5; ĐYT NPK 14.6.8…

Cách bón phân Văn Điển cho lúa Đồng bằng Sông Cửu Long

  Bằng những kết quả nghiên cứu của Viện lúa đồng bằng Sông Cửu Long đã kết luận phân bón Văn Điển có hiệu quả cao đối với thâm canh trên đất phèn, đất xám và đất phù sa, chúng tôi xin giới thiệu một số dòng sản phẩm phân bón Văn Điển thâm canh cây lúa ngắn ngày tại đồng bằng sông Cửu Long.

– Đa yếu tố (ĐYT) NPK 10.7.3 Văn Điển có thành phần dinh dưỡng: 10%N, 7% P2O5, 3% K2O, 9% CaO, 6% MgO, 9% SiO2, 2% S; B, Zn, Mn, Cu, Fe, Co… Tổng dinh dưỡng 46%. Loại phân bón này dùng bón lót trước khi sạ giống, bón cùng đồng thời với lân Văn Điển, khi bừa phẳng mặt ruộng lần cuối trước sạ thì rải phân. Bón phân lót ĐYT NPK 10.7.3 có tác dụng dự trữ dinh dưỡng ở lớp đất dưới cung cấp cho cây lúa giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng, trổ bông. Bên cạnh ba chất N, P, K còn có lượng canxi, magie, silic cao giúp cho cây lúa sinh trưởng khỏe tăng sức đề kháng sâu bệnh, khử chua, cải tạo đất.

– Đa yếu tố NPK 13.3.10 Văn Điển có thành phần dinh dưỡng: 13%N, 3% P2O5, 10% K2O, 5% CaO, 2% MgO, 4% SiO2, 2% S; B, Zn, Mn, Cu, Fe, Co… Tổng dinh dưỡng 41%. Đây là phân chuyên dùng bón thúc cho lúa. Phân ĐYT NPK 13.3.10 cân đối N, P, K theo nhu cầu cây lúa từ giai đoạn cây con đến đẻ nhánh, làm đòng, đồng thời có chứa đầy đủ các chất trung vi lượng cân đối giúp cho cây lúa phát triển thân lá cân đối, phân hóa hoa, làm đòng thuận lợi, cây lúa khỏe, ít sâu bệnh, lá dày, cứng chống đổ ngã, cho năng suất, chất lượng gạo cao vượt trội.

                                                                                                                                   Nguồn : Langmoi.vn

Các Hình Thức Sạ Lúa Và Chế Độ Bón Phân Cho Lúa

Trong sản xuất hiện nay có rất nhiều hình thức sạ khác nhau, điều này là do điều kiện của từng vùng, từng vụ khác nhau. Sạ chay là hình thức sạ không làm đất để tranh thủ thời vụ, né lũ, thường áp dụng trong vụ Xuân Hè và Hè Thu. Khi vừa thu hoạch xong lúa Đông Xuân, tiến hành sạ ngay trên đất đó mà không phải làm đất. Giống lúa vẫn ngâm ủ bình thường. Ruộng có thể được đốt đồng hoặc không (để nguyên gốc rạ). Sạ chay có ưu điểm là tranh thủ được thời vụ, né lũ, song có nhược điểm là dễ bị sâu bệnh do lưu truyền từ vụ trước (nhất là để nguyên gốc rạ), lẫn giống năng suất không cao. Về phân bón lúa sạ chay cần phải bón tăng lượng so với bón phân trong điều kiện sạ bình thường. Sạ khô thường được áp dụng ở những vùng thiếu nước đầu vụ (như ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau…). Việc làm đất vẫn được tiến hành khi không có nước. Hạt lúa giống không phải ngâm ủ mà gieo thẳng trên ruộng. Khi mưa xuống, các hạt lúa giống này sẽ nảy mầm và phát triển. Sạ khô có ưu điểm tranh thủ thời vụ, tiết kiệm nước, song nhược điểm và có dại nhiều. Bón phân thúc đợt 1 cho lúa sạ khô khi cây cao 5-7cm và ruộng đã đủ nước. Sạ ngầm thường được áp dụng trong vụ Đông Xuân ở những vùng lũ ngập sâu (như Đồng Tháp Mười). Để tranh thủ thời vụ việc sạ lúa được tiến hành ngay khi nước còn ngập sâu 30-40cm. Lúa giống vẫn được ngâm ủ và sạ bình thường. Sau sạ, cây lúa mọc và vươn cao trong nước đồng thời lũ cũng rút dần và nước ruộng về mực nước bình thường. Sạ ngầm có ưu điểm tranh thủ thời vụ, hạn chế cỏ dại, song lại dễ mất mật độ do ốc bưu vàng, cua, cá ăn mất hạt giống, lúa hay bị rong rêu bám, cây lúa mảnh. Bón phân đợt 1 cho lúa sạ ngầm chỉ tiến hành khi lúa vượt khỏi mặt nước, mực nước trong ruộng từ 10cm trở xuống. Sạ gởi là hình thức sạ lẫn giống lúa cao sản ngắn ngày với lúa mùa (lúa địa phương) dài ngày. Việc sạ và chăm sóc tiến hành bình thường. Khi lúa cao sản ngắn ngày chín sẽ thu hoạch toàn bộ. Lúa mùa dài ngày còn là lúa non nên bị cắt sẽ tiếp tục nảy chồi phát triển. Tiếp tục chăm sóc sẽ cho thu hoạch đợt 2 là toàn lúa mùa dài ngày.

Bón Phân Npk Văn Điển Chuyên Dùng Cho Cây Cà Phê

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, sau chất đạm, lân, kali cây cà phê còn cần nhiều chất trung, vi lượng khác; trong đó, canxi là chất cây cà phê hút nhiều nhất. Thực tế đất đai ở Tây Nguyên thường là chua, pH thấp 3,8 – 4,2 lại rất nghèo chất canxi, lưu huỳnh, bo và những chất vi lượng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, cây cà phê phát triển được trên đất có pH từ 4,5 – 7, tối ưu là 5,0 – 6,5. Cây cà phê rất cần canxi. Cà phê lấy đi của đất nhiều gấp 3 lần lượng lân nên cần chú trọng bón đủ canxi để nâng cao độ pH, tạo điều kiện cho các vi sinh vật có lợi phát triển. Thông thường, bà con thường bón vôi để cải tạo độ chua và bổ sung canxi; tuy nhiên bón vôi sẽ làm chai đất; hơn nữa bón nhiều vôi cây dễ bị thiếu kali, thiếu Bo, kẽm…

Bón phân đa yếu tố (ĐYT) NPK của Cty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển, cây trồng không những được cung cấp cân đối, đồng thời các chất dinh dưỡng đa lượng Đạm, Lân, Kali mà còn được cung cấp bổ sung thêm các chất trung lượng như Canxi, Magiê, Silíc và các chất vi lượng Bo, đồng, côban, molipđen… rất cần thiết cho cây trồng mà các loại phân bón khác không có.Đặc biệt phân Văn Điển có pH từ 8 – 8,5 nên có tác dụng khử chua (nồng độ pH cao) mà không cần phải bón vôi.

Quy trình bón phân ĐYT NPK Văn Điển cho cây Cà phê ở thời kỳ kinh doanh như sau: Chủng loại phân bón:

– NPK 10.12.5 (N = 10%; P = 12%; K = 5%, S = 4%; MgO = 10%; CaO = 20%; SiO2 = 15%, Zn, B, Co, Cu…). Tổng dinh dưỡng = 76%.

– NPK 12.8.12 (N = 12%; P = 8%; K = 12%, S = 3%; MgO = 8%; CaO = 15%; SiO2 = 13%, Zn, B, Co, Cu…). Tổng dinh dưỡng = 72%.

– NPK 16.6.16 (N = 16%; P = 6%; K = 16%, S = 2%; MgO = 5%; CaO = 8%; SiO2 = 7%, Zn, B, Co, Cu…). Tổng dinh dưỡng = 60%.

Cách sử dụng cho cây cà phê (thời kỳ kinh doanh)

Đợt 1

(Cuối tháng 3 – đầu tháng 4)

+ 0,5 – 0,7kg/gốc NPK 10.12.5

Đào lật đất xung quanh tán lá cà phê cách gốc 20 – 30cm rộng ra 15 – 20cm, sâu 5cm rải đều phân NPK Văn Điển sau đó lấp đất kín phân.

– ở những nơi điều kiện tưới khó khăn nên lợi dụng đất còn ẩm sau mưa để bón phân.

– Nếu đất dốc thì bón phân vào hố giữ màu rồi phủ đất, cỏ lá mục kín phân.

Bón phân ĐYT NPK chuyên bón cho cây cà phê Văn Điển giúp cho cây cà phê có bộ lá sáng bóng, lá dầy, khép tán nhanh, ra quả nhanh và tập trung do được cung cấp chất Magiê, Lưu huỳnh, Bo, Kẽm… Lân Văn Điển trong phân NPK Văn Điển không tan trong nước nên khi bón vào đất không bị sắt, nhôm cố định và cung cấp cho cây từ đầu vụ đến cuối vụ, giúp cây cà phê phân hoá mầm hoa, chồi và đậu quả nên cà phê được bón phân NPK Văn Điển đạt năng suất cao, chất lượng tốt, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và thời tiết, giảm công bón, giảm thuốc trừ sâu, giúp cải tạo đất. Phân bón Văn Điển không gây độc cho đất, không gây ô nhiễm môi trường

(Nôngnghiep.vn)

Kỹ Thuật Bón Phân Đa Lượng Npk Hà Gianh Cho Lúa Gieo Sạ

Những năm gần đây, gieo sạ lúa được áp dụng rộng rãi ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ trong vụ Đông Xuân. Gieo sạ có một số ưu việt như ứng phó linh hoạt với điều kiện thời tiết bất thuận, đặc biệt những năm vụ xuân ấm, khắc phục hiện tượng mạ già, chủ động điều chỉnh thời gian lúa trỗ bông an toàn vào sau tiết lập hạ trở đi, giảm chi phí thóc giống, giảm khâu làm mạ, giảm công cấy tiết kiệm nước tưới.

Khảo sát nhiều vùng gieo sạ ở các tỉnh cho thấy nguyên nhân chính là việc sử dụng phân bón còn chưa hợp lý: Bà con nông dân còn dùng nhiều phân đơn, lạm dụng phân đạm và cách bón phân nổi được bón thúc nhiều đợt. Một số nơi bà con sử dụng phân tổng hợp NPK nhưng hầu hết là những loại thông thường chỉ có 3 thành phần dinh dưỡng chính là đạm, lân, kali nhiều loại còn mất cân đối giữa kali và đạm thiếu hầu hết các thành phần dinh dưỡng trung lượng, vi lượng thiết yếu mà cây lúa cần như canxi, magie, silic và các chất vi lượng kẽm, Bo, sắt, mangan…

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, cây lúa ngoài 3 chất thiết yếu N, P, K còn rất cần các chất trung lượng là canxi, magie, silic cùng các chất vi lượng. Khi trong đất thiếu, nghèo kiệt mà phân bón lại không cung cấp đầy đủ thì cây lúa trở lên yếu dẫn đến dễ sinh bệnh tật.

Cũng theo các nghiên cứu gần đây thì đất trồng lúa ở nước ta đặc biệt đồng bằng Bắc bộ trong đất rất thiếu canxi biểu thị là đất chua nặng (pH <4,5) đồng thời thiếu magie, silic trầm trọng cùng các chất vi lượng do giảm sút phân hữu cơ, nhiều nơi phụ thuộc hoàn toàn vào phân vô cơ, hiện tượng đốt rơm rạ xảy ra trong nhiều năm đã cắt nguồn bổ sung các chất trung vi lượng cho đất. Mặt khác, hầu hết các loại phân bón vô cơ trên thị trường hiện nay đều thiếu vắng các chất trung lượng, vi lượng góp phần làm cho đất mất cân bằng dinh dưỡng một cách trầm trọng.

Lúa gieo sạ là bỏ qua giai đoạn làm mạ, hạt mầm gieo trực tiếp ngoài ruộng và phát triển thành cây nên gốc thường nông và nổi. Trước khi gieo sạ nếu không được bón phân lót mà chỉ tập trung vào bón thúc thì toàn bộ hệ thống rễ tơ của cây lúa ăn nông trên mặt ruộng điều này rất bất lợi cho việc chống đổ ngã khi gặp thời tiết bất thuận.

Hơn nữa, việc sử dụng phân bón thiếu cân đối đặc biệt thiếu chất silic đã làm cho cây lúa yếu mềm khả năng chống đổ kém, thiếu chất magie làm cho hiệu suất quang hợp của bộ lá giảm, thiếu chất caxi (vôi) đất không được khử chua làm cho cây lúa chậm phát triển, thiếu các chất vi lượng làm giảm sút chất lượng lúa gạo. Như vậy, sử dụng phân bón không cân đối, cách bón phân chưa khoa học đã đẩy cây lúa gieo sạ đến giảm sức đề kháng sâu bệnh ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng.

Qua thực tế nghiên cứu và khảo nghiệm tại đồng ruộng huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình- mô hình sử dụng phân bón Sông Gianh, nhãn hiệu Hà Gianh cho cây lúa gieo sạ đạt hiệu quả rất cao. Kết quả cho thấy cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Ở giai đoạn ra rễ, nhờ được bổ sung các yếu tố trung vi lượng: Fe; Zn; Mn; Cu; B; Mo và Si nên bộ rễ của lúa phát triển mạnh. Giai đoạn đẻ nhánh, số nhánh hữu hiệu trên một khóm lúa trung bình đạt 15 nhánh, cao nhất lên tới 19 nhánh so với 10 nhánh ở lúa bón phân đơn. Khi thu hoạch, lúa chín vàng, đều màu, hạt mẩy, đạt 170 hạt trên một nhánh lúa. Năng suất trung bình đạt 9 tạ/sào (sào Bắc Bộ).

Cây lúa Thái Bình sai trĩu bông, năng suất lên tới 150 hạt/nhánh

Vậy đâu là nguyên nhân khiến cây lúa trên đồng đất Thụy Thanh- Thái Bình phát triển mạnh mẽ như vậy? Làm thế nào để cây lúa gieo sạ có bộ rễ khỏe, chống chịu lại với thời tiết rét đậm ở Miền Bắc, đẻ nhánh nhiều, cho tỉ lệ hạt cao, ít hạt lép?

Bí quyết nằm ở bộ sản phẩm phân bón đa lượng chuyên dùng cho cây Lúa mang nhãn hiệu Hà Gianh của Tổng công ty Sông Gianh. Quy trình kỹ thuật cụ thể như sau:

Với Thành phần: Nito tổng số: 12%; P2O5 hữu hiệu: 14%; K2O hữu hiệu: 6%; Lưu huỳnh: 8%, các nguyên tố vi lượng: Fe; Zn; Mn; Cu; B; Mo… NPK Hà Gianh 12-14-6+8S+TE có khả năng cung cấp dinh dưỡng một cách cân đối và hợp lý cho cây lúa, duy trì cân bằng dinh dưỡng trong đất; nâng cao độ phì nhiêu cho đất, đặc biệt tăng khả năng ra rễ cho cây Lúa trong thời kỳ bón lót giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.

NPK Hà Gianh 16.6.8+TE có thành phần: Nito tổng số: 16%; P2O5 hữu hiệu: 6%; K2O hữu hiệu: 8%; các nguyên tố trung và vi lượng: Ca; Mg; S; SiO2; Fe; Zn; Mn; Cu; B; Mo… Giúp cây Lúa sinh trưởng và phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe, tăng số nhánh hữu hiệu, phân hóa đòng nhanh, cho bông lúa to, đều, hạt to, chắc mẩy, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế.

Bộ sản phẩm phân đa lượng NPK Hà Gianh chuyên dùng cho Lúa, khuyến khích sử dụng kết hợp phân Hữu cơ vi sinh Sông Gianh

Ngoài ra, bà con có thể sử dụng kết hợp sản phẩm phân đa lượng NPK Hà Gianh 16.13.8+TE. Tỉ lệ bón lót 8-9kg/sào, tỉ lệ bón thúc 7-8kg/sào. Thành phần: Nts : 16%; P2O5 hh: 13%; K2O hh : 8%; S: 5%; SiO2 : 5%; Các nguyên tố vi lượng: Fe; Zn; Mn; Cu; B; Mo… Cung cấp các dưỡng chất một cách cân đối và hợp lý cho cây trồng; cân bằng các ion trong đất; làm tăng độ phì nhiêu cho đất; kích thích bộ rễ phát triển mạnh; phát triển mạnh thân, cành, lá; tăng khả năng chịu hạn,chịu rét cho cây trồng; giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, rút ngắn thời gian thu hoạch.

Hạt trổ đều, tỉ lệ hạt lép rất thấp. Thân cây cứng, chống đổ gãy do thời tiết

Các sản phẩm chuyên dùng cho Lúa, đặc biệt là lúa gieo sạ đều được các chuyên gia, các nhà khoa học của Tổng công ty Sông Gianh nghiên cứu kỹ lưỡng dựa trên đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây lúa trong từng giai đoạn. Với cách bón truyền thống, bà con bón các loại phân hàm lượng thấp thì lượng bón phân cao từ 18-20kg/sào nhưng với bộ sản phẩm NPK Hà Gianh hàm lượng cao, được bổ xung thêm các yếu tố trung vi lượng, tỉ lệ bón phân giảm xuống một nửa mà chất lượng và hiệu quả lại cao hơn, đặc biệt tiết kiệm công sức lao động và thời gian canh tác cho bà con nông dân.

Sử dụng các sản phẩm NPK Hà Gianh của Tổng công ty Sông Gianh, bà con hoàn toàn có thể tin tưởng vào chất lượng và hiệu quả cho cây trồng và đón mùa vàng bội thu.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Bón Phân Văn Điển Cho Lúa Ngắn Ngày Sạ Ướt Trên Đất “Chín Rồng” trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!