Đề Xuất 6/2023 # Cách Bón Phân, Chăm Sóc, Bảo Vệ Lúa Mùa # Top 10 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Cách Bón Phân, Chăm Sóc, Bảo Vệ Lúa Mùa # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Bón Phân, Chăm Sóc, Bảo Vệ Lúa Mùa mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

nhà nông cần biết

Cách bón phân, chăm sóc, bảo vệ lúa mùa

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, thời gian tới thời tiết diễn biến rất phức tạp, các đợt nắng, nóng còn xảy ra, đặc biệt là lượng mưa còn lại trong những tháng cuối năm rất lớn (trên 1.000mm), các đợt mưa to đến rất to có khả năng tập trung từ đầu tháng 8-2020 trở đi và có thể xảy ra ngập úng trên diện rộng đúng vào giai đoạn lúa bắt đầu hồi xanh, đẻ nhánh, đồng thời gây dư thừa lượng đạm cho lúa và tạo điều kiện cho sâu bệnh, nhất là bệnh bạc lá, bùng phát diện rộng.

Để đảm bảo chăm sóc, bảo vệ tốt các trà lúa mùa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) đề nghị UBND, Phòng NN và PTNT các huyện, thành phố và các Công ty Khai thác công trình thủy lợi quan tâm chỉ đạo tập trung hoàn thành gieo cấy lúa mùa trước ngày 15-7-2020. Theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết để chủ động tiêu rút nước đệm trên các tuyến kênh mương, nhất là ở những vùng úng, trũng; chủ động máy bơm dã chiến, máy bơm di động để chống úng cho lúa, màu khi có mưa lớn xảy ra; duy trì mực nước nông cho ruộng lúa từ sau cấy đến khi kết thúc đẻ nhánh hữu hiệu, không để ruộng khô hạn; khoanh vùng, điều tiết nước hợp lý cho từng vùng, chú ý không để ngập úng những diện tích lúa gieo sạ. Chăm sóc, bảo vệ tốt lượng mạ dự phòng đến hết ngày 30-7-2020. Tổ chức chăm bón kịp thời cho lúa, màu sau gieo cấy đảm bảo nguyên tắc bón phân sớm, tập trung (nặng đầu, nhẹ cuối) và cân đối; tuyệt đối không bón đạm lai nhai, tăng lượng phân lân, phân kali, giảm lượng đạm để cây lúa sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, chống đổ tốt. Khẩn trương bón thúc lần 1 cho những diện tích lúa đã cấy từ 7-10 ngày, lượng phân đạm được bón tập trung chủ yếu cho lần thúc 1 để hạn chế bệnh bạc lá lúa và đốm sọc vi khuẩn. Tăng cường sử dụng phân bón hỗn hợp N-P-K của các doanh nghiệp uy tín, chất lượng. Lượng phân bón sử dụng cho 1 sào gồm: Phân lân, đảm bảo bón đủ 15-20 kg/sào; những diện tích bón lót chưa đủ 15-20 kg/sào cần bón bổ sung 5-7kg super lân ở lần thúc 1. Phân đạm urê, đối với lúa lai cần đảm bảo lượng bón 7-8 kg/sào (phía nam tỉnh bón 8 kg/sào, phía bắc tỉnh bón 7 kg/sào); đối với lúa thuần từ 5-6 kg/sào; lúa đặc sản từ 3-5 kg/sào. Phân kali, đảm bảo lượng bón 5-6 kg/sào. Cách bón cụ thể như sau: Đối với lúa cấy, tiến hành bón thúc lần 1 sau cấy từ 7-10 ngày. Đối với diện tích lúa cấy trước ngày 5-7, hoàn thành bón thúc lần 1 trước ngày 20-7; những diện tích lúa cấy sau ngày 5-7, hoàn thành bón thúc lần 1 trước ngày 30-7. Lượng bón, lúa lai 4kg urea + 3kg kali hoặc bón 10kg N-P-K (16-16-8) hoặc bón 13 kg N-P-K (13:13:13). Lúa thuần 3kg urea + 3kg kali hoặc bón 8kg N-P-K (16-16-8) hoặc bón 10kg N-P-K (13:13:13). Lúa đặc sản 2kg urea + 3kg kali hoặc bón 5kg N-P-K (16-16-8) hoặc bón 7kg N-P-K (13:13:13). Bón thúc lần 2 (khi lúa đứng cái – làm đòng), bón 3kg kali. Chỉ bón bổ sung phân đạm (1kg urea/sào) cho những diện tích lúa còn xấu. Đối với lúa gieo sạ, bón giảm 20% lượng phân đạm và tăng 15-20% lượng kali so với lúa cấy để lúa đứng cây, chống đổ tốt. Bón thúc lần 1 (khi lúa 2-2,5 lá) bón 30% lượng phân N-P-K (loại chuyên dùng bón thúc). Bón thúc lần 2 (khi lúa 5-6 lá) bón 70% lượng phân N-P-K (loại chuyên dùng bón thúc). 

Tăng cường theo dõi và phòng trừ dịch hại, quan tâm làm tốt công tác thu thập mẫu rầy, mẫu lúa để giám định virus lùn sọc đen theo Kế hoạch số 1256/KH-SNN ngày 2-6-2020 của Sở NN và PTNT về tuyên truyền, tập huấn, quản lý giám sát bệnh lùn sọc đen hại lúa mùa 2020 làm cơ sở tổ chức phòng trừ rầy lứa 4 vào cuối tháng 7, đầu tháng 8. Trước mắt, đối với lúa gieo sạ cần phun thuốc trừ rầy sau khi xuống giống từ 15-20 ngày (khi trên ruộng có mật độ rầy trên 300 con/m2 và nơi mẫu rầy phân tích có kết quả dương tính). Sử dụng thuốc có hoạt chất Thiamethoxam (Amira 25WP, Onera 300WG, Mikhada 20WP…), hoạt chất Imidacloprid (Midan 10WP, Sectox 100WP, Aicmidae 100WP…), hoạt chất khác (DupontTM PexenaTM 106SC, Chess 50WG, TVpymeda 350WP…). Sau 3 ngày phun thuốc nếu rầy còn mật độ cao cần tiếp tục phun trừ lại. Tích cực phát động và tổ chức diệt chuột, ốc bươu vàng, cỏ dại; tuyệt đối không dùng điện và các biện pháp gây nguy hiểm cho người, vật nuôi. Quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ kỹ thuật nhằm đảm bảo thành công các mô hình “cánh đồng lớn”, “cánh đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm” cho nông dân. Tăng cường kiểm tra thị trường cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, phát hiện kịp thời và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Hướng dẫn nông dân ghi chép số lượng, chủng loại các loại vật tư nông nghiệp, địa chỉ cung ứng; giữ lại bao bì, tem nhãn, hóa đơn mua vật tư, hóa chất làm cơ sở giải quyết khi có khiếu nại về chất lượng vật tư nông nghiệp và giúp truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Triển khai rà soát, thống kê diện tích bỏ ruộng hoang, mô hình cánh đồng lớn, mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi, cơ cấu giống lúa vụ mùa năm 2020 và gửi kết quả thống kê về Sở NN và PTNT (theo biểu mẫu đính kèm qua Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật) trước ngày 10-8-2020 để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh./.

Văn Đại

Cách Bón Phân Cho Rau

Cách bón phân cho rau

Cách bón phân cho rau trồng trong nhà

Để giúp cây rau nhanh lớn nhanh ra lá người ta thường lựa chọn một số loại phân bón phù hợp cho rau trồng trong nhà.

1. Phân hữu cơ

Đối với phân hữu cơ cần bón đúng cách mới phát huy tác dụng. Nên bón phân đã được ủ hoai hoặc đã qua quá trình xử lý bằng vi sinh và bón lót trước khi trồng. Hiện nay có một số phân hữu cơ vi sinh sử dụng nguồn từ phân chế biến từ rác thải thành phố, đây là loại phân không nên dùng  bón phân cho rau vì trong rác thải thường có chứa hoặc tiềm ẩn các kim loại nặng như chì, thủy ngân… và các vi khuẩn gây hại cho người như E.coli, Samonela, Coliform…

Thông thường người nông dân hay sử dụng phân chuồng ủ hoai để bón phân cho rau trong diện tích lớn. Riêng trồng rau trong nhà việc bón phân cho rau nên sử dụng các phân hữu cơ cao cấp như: phân trùn quế, phân bò, …

Dùng phân hữu cơ để bón phân cho rau trong giai đoạn bón lót cho cây con (có trộn chung với giá thể khác như tro trấu – xơ dừa với tỷ lệ thích hợp).

Ngoài ra có thể bón bổ sung trên bề mặt chậu khay sau mỗi đợt cắt thu hái rau lá với liều lượng như khuyến cáo của người bán. Nếu chỉ sử dụng phân hữu cơ bón cho rau thì hương vị rau càng đậm đà và nhiều vị tự nhiên hơn. Tuy nhiên cây rau trông không bắt mắt, lá nhỏ hơn, màu xanh nhạt hoặc hơi vàng.

Nên sử dụng phân hữu cơ để bón cho rau ăn lá trồng trong nhà như: rau húng các loại, rau xà lách, rau thơm…

2. Phân hóa học

Để giúp cây rau nhanh lớn, nhanh ra lá, người ta thường chọn phân hóa học hay còn gọi là phân vô cơ để bón phân cho rau trồng trong nhà. Đó là các loại phân: DAP, urê, NPK, lân… và một số phân bón lá thông qua việc phun bằng bình phun sương.

Khi trồng các loại rau lá như rau muống, rau cải, rau ăn trái… mới bón phân cho rau bằng phân vô cơ và bón vào thời điểm rau còn nhỏ vừa chiết sang chậu, hay lúc cây rau đang lớn cho ra thân lá. Thời gian bón phân cho rau bằng phân vô cơ phải cách từ 15-20 ngày mới được thu hoạch. Đó là thời gian cách ly an toàn cho người sử dụng tránh sự ngộ độc ni-trát còn tồn dư trên lá rau. Liều lượng bón phân cho rau bằng phân vô cơ phải tuân thủ theo sự hướng dẫn trên bao bì. Để bảo đảm an toàn nên pha phân vô cơ trong nước sạch để tưới cho rau với tỷ lệ 1-3% tùy vào rau còn nhỏ hay trưởng thành. Nên tưới lúc chiều mát không mưa và tưới đẫm rửa lại lá rau vào sáng sớm hôm sau để rau không bị cháy lá do ánh nắng mặt trời.

Ví dụ: Đối với cây rau cải, cây cà chua… còn nhỏ có 3-4 cặp lá, pha 1 muỗng cà phê nhỏ phân urê cho thùng 8 lít nước sạch tưới cho cây. Còn rau muống, rau cải đang lớn gần gang tay có thể dùng muỗng canh vừa đong phân urê rồi pha vào thùng 10 lít nước tưới cho rau (nhớ khuấy đều cho tan phân trong nước).

TRUNG TÂM THI CÔNG NHÀ VƯỜN – VƯỜN XANH 24H Địa chỉ: Số nhà 69 – Ngách 78 – Ngõ 29 – phố Khương Hạ – Thanh Xuân – Hà Nội Hotline : 046.686.7678 – 098.495.7227 Email: vuonxanh24h@gmail.com

Lưu Ý Trong Lựa Chọn, Bảo Quản Và Sử Dụng Phân Bón

I. Những lưu ý khi sử dụng phân bón

Bón phân có mục đích cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, nhưng không phải bón càng nhiều cây trồng sẽ càng tốt. Để sử dụng phân bón đạt hiệu quả cao cần phải sử dụng cân đối, hợp lý phù hợp với yêu cầu của cây trồng và điều kiện sinh thái (đất đai, khí hậu,…)

Một số yêu cầu bón phân cân đối, hợp lý:

Cung cấp đầy đủ, kịp thời các chất dinh dưỡng cho cây trồng để cây sinh trưởng và phát triển tốt, đạt năng suất cao, chất lượng nông sản cao.

Không ngừng bảo vệ, nâng cao độ phì nhiêu màu mỡ cho đất, bảo vệ môi trường sống của vi sinh vật.

Đem lại hiệu quả về kinh tế và lợi nhuận tạo nguồn thu nhập cao, ổn định cho người canh tác.

Phù hợp với điều kiện canh tác, phương thức sản xuất, tiết kiệm, tránh thất thoát, lãng phí phân bón.

Để sử dụng phân bón có hiệu quả, nâng cao năng suất, chất lượng của nông sản, bà con cần lưu ý và hiểu rõ đặc điểm một số yếu tố như sau:

​1. Yêu cầu dinh dưỡng của cây trồng

Mỗi loại cây trồng có một yêu cầu về dinh dưỡng và tỷ lệ dinh dưỡng khác nhau. Nên yêu cầu dinh dưỡng của cây trồng chính là yếu tố đầu tiên cần lưu ý để sử dụng phân bón có hiệu quả. Dựa vào lượng chất mà cây cần để phát triển cho năng suất cao, ổn định mà bón lượng phân bón cho phù hợp. Yêu cầu dinh dưỡng của từng loại cây trồng tùy thuộc vào:

Đặc điểm loại cây trồng: Mỗi loại cây trồng có một yêu cầu về chế độ dinh dưỡng khác nhau. Cây lấy củ, hạt cần nhiều lân và kali, cây sử dụng thân lá thì cần nhiều đạm. Cây trồng lâu năm cần nhiều dinh dưỡng, phân bón hơn các loại cây hằng năm, những cây lấy đường thì yều cầu phân bón có hàm lượng kali nhiều.

Đặc điểm của mỗi loại giống: Cùng một loại cây trồng thì có nhiều giống khác nhau, mỗi giống lại có nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau. Ví dụ, cùng loài ngô, thì có giống cần ít phân giống cần nhiều phân hơn, giống có bộ lá lớn, có khả năng cho năng suất cao thường cần dùng nhiều phân bón hơn các giống ngô lá nhỏ.

Đặc điểm từng giai đoạn của cây trồng: Giai đoạn cây con cần lượng dinh dưỡng ít hơn. Giai đoạn phát triển thân lá cần nhiều lân và đạm, giai đoạn nuôi quả cần nhiều kali,…bón đúng thời điểm trong từng giai đoạn của cây. Ví dụ, bón phân đón đòng cây lúa bón đúng thời điểm sẽ giúp lúa phân hóa đòng tốt, đồng to, khỏe. Còn nếu bón muộn lúa sẽ thiếu dinh dưỡng phân hóa đòng yếu, đòng nhỏ làm giảm năng suất lúa.

Năng suất cây trồng: dựa vào lượng dưỡng chất mà cây trồng lấy đi theo nông sản thu hoạch. Yêu cầu năng suất thu hoạch càng lớn thì cần lượng phân bón càng nhiều, năng suất cao thì cây trồng cần một lượng lớn dinh dưỡng lớn để giúp cây ra hoa nhiều, tỉ lệ đậu quả và có đủ dưỡng chất để nuôi quả lớn, quả to, chắc nhân nặng hạt.

2. Đặc điểm của đất canh tác

– Cần nắm rõ đất trồng của mình thuộc nhóm đất gì? Đất chua, mặn, phèn hay kiềm,…. Để lựa chọn loại phân bón cho thích hợp với từng loại đất..

– Căn cứ vào độ phì nhiêu và lượng dưỡng chất mà đất đai có thể cung cấp cho cây trồng. Đất đai màu mỡ, phì nhiêu cần lượng phân bón ít hơn đất xấu, bạc màu. Với đất có độ phì thấp, đất chai cứng cần tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ làm tăng lượng mùn cải tạo độ phì cho đất,….

– Căn cứ vào độ pH để chọn loại phân cho phù hợp, đất chua nên sử dụng các loại phân bón có tình kiềm và ngược lại.

– Căn cứ vào thành phần cơ giới của đất. Đất cát thiếu kali nên cần bón nhiều kali, giữ nước kém nên chia ra nhiều lần bón để tránh hiện tượng rửa trôi làm thất thoát phân bón. Các loại đất cơ giới nặng nên tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ đã ủ hoai mục, phân hữu cơ sinh học giúp cải tạo, ổn định cấu trúc, nâng cao độ phì, giảm độ pH, giảm độ chua đất,…

3. Điều kiện thời tiết khí hậu

Trời mưa to tránh bón các loại phân bón dễ tan, nhiệt độ cao không bón những loại phân dễ bốc hơi,…tránh thất thoát phân bón. Thời tiết ít mưa nhiệt độ thấp nên tăng cường sử dung phân bón hữu cơ và phân vô cơ so với thời tiết mưa nhiều và nhiệt độ cao. Tùy vào điều kiện thời tiết, đặc điểm của từng loại phân bón mà sử dụng phân bón cho hợp lý.

Nên bón vào sáng sớm, chiều mát, không bón lúc trời mưa to, trời nắng nóng hoặc dự báo trời sắp mưa, thường xuyên theo dõi thông tin dự báo thời tiết.

4. Đặc điểm của loại phân bón

Cần chú ý các đặc điểm của các loại phân bón hữu cơ và phân bón vô cơ để sử dụng cho hợp lý để  đạt hiệu quả cao.

Phân bón mỗi loại sẽ có đặc điểm khác nhau, tùy thuộc vào đất đai, cây trồng, thời tiết mà lựa chọn loại phân bón cho thích hợp và đạt hiệu quả. Có loại phân bón thích hợp với đất chua, có loại thích hợp với đất phèn, có loại phù hợp với đất trung tính,…Có loại phân bón chuyên dùng cho tiêu cà phê, có loại chuyên thanh long,…

Độ hòa tàn và khả năng dễ tiêu (dễ hấp thu). Những phân chậm khó tiêu (khó hấp thu), chậm tan (các loại phân hữu cơ truyền thống, phân lân,…) thì dùng để bón lót. Một số phân có khả năng làm chua đất thì nên hạn chế sử dụng. Trong điều kiện ngập nước không nên bón các phân có gốc SO4– vì dễ sinh H2S có hại cho cây trồng,… chú ý vào đặc điểm phân bón mà có hình thức bón khác nhau bón trên mặt đất, bón theo rãnh, theo hốc,…..

Đất nghèo vi sinh vật có thể sử dụng các loại phân vi sinh, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh và hạn chế bón các loại phân hóa học.

5. Biện pháp canh tác

Các biện pháp cách tác như mật độ, khoảng cách, nươc tưới,…đều ít nhiều đến chế độ, liều lượng phân bón. Nước tưới hợp lý sẽ nâng cao hiệu lực hấp thu phân bón, sâu bệnh nhiều hạn chế phân đạm và tăng cường các yếu tố giúp tăng sức đề kháng, sức chống chịu của cây trồng. Mật độ dày cần lượng phân bón nhiều hơn.

Cơ chế thâm canh, luân canh hợp lý không những góp phần bảo vệ, năng cao độ phì nhiêu cho đất đai mà còn góp phần quyết định vào chế độ phân bón. Chú ý lượng dưỡng chất mà cây trồng trước đã lấy đi và lượng phân bón của cây trồng trước để lại, luân canh với các cây họ đậu để lại một lượng đạm cho đất, giúp giảm bớt lượng phân cho vụ tới. Xen canh hay gối vụ cũng có chế độ phân bón khác nhau, chú ý vào tình hình đất đai và từng loại cây trồng.

Điều kiện canh tác tốt thì hiệu lực phân bón cũng tốt hơn. Ở các điều kiện canh tác hiện đại như nhà lưới, nhà kính, thủy canh, khí canh, trên giá thể, tưới nhỏ giọt, thì lượng phân bón được tính toán chặt chẽ chính xác vừa tiết kiệm vừa đạt hiệu quả kinh tế cao.

Ngoài ra còn lưu ý một số điều như sau:

– Phân bón chỉ cần vừa đủ, không được dư thừa cũng không được thiếu, thừa hay thiếu đều hại cho cây trồng, bón dư các loại phân bón vô cơ còn làm hại tới đất đai, nên cần nắm rõ nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng.

– Cần thường xuyên quan sát và rút ra kinh nghiệm từ thực tiễn từ năm này qua năm khác sẽ giúp bà còn có chế độ phân bón hợp lý hơn.

– Trong tự nhiên, tất cả sinh vật (sâu bệnh hại, sinh vật có ích, cây trồng, cỏ dại,…) đều tồn tại và phát triển cùng nhau tạo nên sự đa dạng và cân bằng sinh học, giữa chúng luôn đấu tranh với nhau để giữ thế cần bằng sinh học, nên bón phân cần hài hòa bảo vệ các mối quan hệ đó, đặc biệt là các sinh vật có ích. Sử dụng phân bón cần hòa hợp với thiên nhiên chứ không phải áp đặt lên thiên nhiên.

– Sử dụng phân bón không những phải đạt hiệu quả cao mà còn phải thân thiện và không gây ô nhiễm môi trường, nhằm hướng tới một nền nông nghiệp bền vững.

– Cần có cái nhìn toàn diện về tất cả yếu tố trên đồng ruộng gồm đất đai, cây trồng, sâu bệnh hại, thời tiết,….

– Khi trộn các loại phân bón với nhau để bón nên tránh trộn các loại phân có phản ứng, kết hợp với nhau làm giảm hiệu lực và chất lượng của phân bón.

II. Bảo quản phân bón cần lưu ý:

Không để lẫn lộn giữa các loại phân khác nhau, tránh nhầm lẫn.

Để nơi cao, khô ráo đặc biệt là các loại phân bón dễ hút ấm. Buộc chặt bao, các phân dễ bay hơi, dễ hút ấm có thể đựng bằng bao nilon buộc chặt, không nên trực tiếp xuống nền mà dung kệ gỗ để lót, kê lên.

Các loại phân có tính acid nên sau khi dùng các dụng cụ như cuốc xẻng phải được rửa sạch sẽ, không dùng các dụng cụ dễ bị các chất acid ăn mòn để đựng phân bón.

Một số loại phân bón gặp nóng dễ cháy nổ nên không để gần lửa, các loại phân dễ bóng hơi khi gặp điều kiện nóng không được phơi nắng mà phải bảo quản những nơi thoát mát tránh thất thoát và làm giảm chất lượng phân bón.

III. Những lưu ý trong lựa chọn phân bón

Không chạy theo phân bón rẻ, khuyến mãi.

Nên lựa chọn các sản phẩm phân bón của các doanh nghiệp có uy tín, chất lượng tốt, có phản hồi tốt từ bà con nhà nông, cần tìm hiểu nắm rõ thông số thành phần dinh dưỡng của từng loại phân.

Tham khảo ý kiến, lời khuyên, tư vấn của những người đã sử dụng.

Chọn những loại phân bón có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng như các loại phân bón hữu cơ sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh….chọn phân phù hợp với từng loại cây trồng, từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây, từng loại đất.

Tăng cường lựa chọn và sử dụng những loại phân bón chậm tan hạn chế thất thoát phân bón và ô nhiễm môi trường, tăng hiệu lực sử dụng phân bón.

Không mua những loại phân bón chảy nước, biến chất, vón cục đặc biết đối với các loại phân vô cơ vì làm giảm sút chất lượng của phân bón.

Sưu tầm: Văn Song

Cách Chăm Sóc Cây Lưỡi Hổ Trong Nhà

Chăm sóc cây lưỡi hổ trồng trong nhà bao gồm cây trồng trong chậu và không có chậu. Cây không đòi hỏi tiêu chuẩn chăm sóc quá khó, chỉ đơn giản là tưới nước, bón phân, trồng và làm sạch những chiếc lá. Nhìn vào cây lưỡi hổ ta sẽ biết được đặc trưng phổ biến của cây là lá và rễ. Lá cây lưỡi hổ là nơi chứa rất nhiều nước cho cây. Lượng nước dư hoặc thiếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cây. Lá nên được thường xuyên làm sạch khỏi bụi ví dụ. Một miếng vải ẩm. Có nên sử dụng các tác nhân đánh bóng! Bởi vì cây được đặc trưng bởi một rễ tăng sản mạnh mẽ, cũng nên đặc biệt chú ý đến. Chúng ta ghi nhớ rằng, rễ cây khi phát triển mạnh mẽ, để thân phát triển thêm nó thể phá hủy một chậu yếu. Cây lưỡi hổ nên được trồng trong các thùng chứa lớn, nhưng không quá rộng. Chúng ta sẽ xem xét tốc độ phát triển của cây, để thay chậu và đất hợp lý nhất. Thường là sẽ thay đất và chậu trồng từ 2 – 3 năm. Phân bón: Nên bón phân mỗi tháng 2 lần, liều lượng tùy vào kích thước của cây và chậu. Mẹo nhỏ, nên pha phân vào nước để tưới cho cây, cây sẽ hấp thụ dễ dàng hơn. Nhiệt độ: Nhiệt độ tối ưu nằm trong khoảng 18-25 ° C. Vào mùa đông giá trị nhiệt độ duy trì ở khoảng 15 ° C – 16 ° C và không tiếp xúc với các cây sống trong môi trường nhiệt đột giảm thấp hơn, nó chỉ chịu đựng nhiệt độ thấp nhất 10 ° C nhưng trong thời gian rất ngắn.

CÁCH NHÂN GIỐNG CÂY LƯỠI HỔ Nhân giống cây lưỡi hổ bằng lá Chỉ cần cắt một lá khỏe mạnh tại thân cây mẹ sau đó cắt chúng ra thành nhiều phần, độ dài của cần lên đến khoảng 5-6 cm. Với phương pháp này, nó rất là quan trọng để trồng cây giống. Đất trồng cây lưỡi hổ phải tơi xốp, không được quá ẩm hoặc khô có thể làm hư hại lá ươm. Đối với việc trồng cây lưỡi hổ trong công nghiệp, người ta sẽ nuôi cấp mô.

Nhân giống bằng cách phân chia. Tùy thuộc vào kích thước của cây, chúng ta có thể chia ra thành nhiều phần. Khi chia sẻ, sử dụng một con dao sắc nét, chia thân rễ ra các phần khác nhau đem cắt, rắc than bột. Nó nên đợi cho đến khi vết thương khô ra, trước khi chúng ta trồng nó một lần nữa trong đất trồng. Chúng tôi cũng có thể nhân bằng một rễ cây lưỡi hổ duy nhất để được cắt bằng một mẩu thân rễ. NHỮNG VẤN ĐỀ PHỔ BIẾN NHẤT TRONG VIỆC TRỒNG CÂY LƯỠI HỔ. Trước hết, bạn không nên tưới quá nhiều nước, như vây sẽ làm cây bị thối lá và rễ. Nếu nói đến tình trạng như vậy nên kiểm tra tình trạng của rễ, loại bỏ những phần mục nát của thân rễ. Rắc than có thể cắt, đợi cho đến khi rắn khô ra và sau đó tái trồng. Thông thường, những chiếc lá mục nát chỉ loại bỏ bề mặt, sau đó tưới nước một cách khiêm tốn. Chúng ta hãy nhớ rằng mặt đất quá ẩm ướt trên lá xuất hiện tối, đốm nâu. Nếu lá nhàu nát lên một dấu hiệu của sự khô quá mức. Vị trí đặt cây cũng rất quan trọng, nó ảnh hưỡng trực tiếp đến cách chăm sóc cây lưỡi hổ. Không được để cây gần của sổ, nơi có nhiều ánh sáng chiếu trực tiếp vào lá. Điều này có thể làm cho lá cây bị cháy, khô héo. Cây lưỡi hổ mắc một số bệnh phổ biến như: rỉ sét, nấm lá, lá bị thối nát và bị rệp sáp bám.. Tùy vào loại bệnh và mức độ để xử lý. Trường hợp cây bệnh nặng ta nên dùng thuốc để can thiệp kịp thời. VẬY CÁCH CHĂM SÓC CÂY LƯỠI HỔ NHƯ THẾ NÀO LÀ ƯU VIỆT NHẤT? Bạn nên chọn những cây lưỡi hổ khỏe mạnh, không bị bệnh để trồng. Lựa chọn những vị trí thích hợp cho cây và tiện cho việc chăm sóc cây cây lưỡi hổ. Kiểm tra và chăm sóc cây 2 ngày 1 lần, nhớ lau sạch bụi bẩn trên lá.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Bón Phân, Chăm Sóc, Bảo Vệ Lúa Mùa trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!