Cập nhật nội dung chi tiết về Các Loại Phân Vô Cơ mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Các loại phân vô cơ
Phân đơn:
Phân đạm
Tên gọi Công thức % Ni tơ Phân Urea CO(NH2)2 42-45% Phân đạm sunphat (NH4)2SO4 20,5-21% Phân Clorua Amon NH4Cl 23-24% Phân nitrat Amon NH4NO3 35 % Phân nitrat canxi Ca(NO3)2 13-15% Phân Nitrat Natri NaNO3 15-16% Phân Cyanamit canxi CaCN2 20-21%
Phân lân
Tên gọi Công thức % P2O5 Phân apatit 3Ca3(PO4)2CaX2 trong đó x Cl, F, OH… 30-42% Phân super lân 3Ca3(H2PO4)2 15-20% Phân lân nung chảy 30-35%
Phân kali
Tên gọi Công thức % K2O Phân clorua kali KCl 60% Phân sulphat kali K2SO4 48-50% Phân nitrat kali KNO3 44% K2O và 13%N
Phân hỗn hợp:
Có ít nhất là 2 nguyên tố dưỡng chất. Kí hiệu hàm lượng theo thứ tự các nguyên tố N, P, K. Ví dụ NPK 20-20-15 tức là trong 100 kg phân có 20 kg đạm nguyên chất, 20 kg lân nguyên chất và 15 kg kali nguyên chất, còn lại là chất độn. Chất độn trong phân hỗn hợp thường là đất sét hoặc thạch cao.
Phân loại theo phương pháp sản xuất:
Phân trộn: trộn đều các loại phân đơn N, P, K… Phân thường có nhiều loại hạt nhiều màu.
Phân phức hợp: được sản xuất bằng phản ứng hóa học từ các nguyên liệu ban đầu.
Phân loại theo thành phần:
Phân đôi: có 2 chất dinh dưỡng quan trọng:
MAP (Mono ammonium phosphat) thường là 12-61-0
MKP (Mono potassium phosphat) thường là 0-52-45
DAP (Di ammonium phosphat) thường là 18-46-0…
Phân ba NPK: có 3 chất dinh dưỡng quan trọng:
NPK 16-16-8
NPK 20-20-15
NPK 24-24-20…
Việt Linh © biên soạn
Một Số Loại Phân Vô Cơ Thông Dụng (Phần 1: Phân Đơn)
Phân Đơn: Là loại phân chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng: N, P hoặc K, có 3 loại phân đơn là
+ Phân đạm:Loại phân bón vô cơ cung cấp N cho cây.
+Phân lân: Loại phân bón vô cơ cung cấp P cho cây
+Phân kali: Loại phân bón vô cơ cung cấp K cho cây
Phân urê chứa 44 – 48%N nguyên chất. Đây là loại đạm phổ biến nhất và tỷ lệ N cao nhất, chiếm tới 59% sản lượng đạm được sản xuất ở các nước trên thế giới.
Lân tồn tại chủ yếu ở 2 dạng:
– Loại dạng tinh thể màu trắng, dễ tan trong nước, hút ẩm mạnh, cần bảo quản nơi khô ráo.
– Loại dạng viên nhỏ, dễ bảo quản.
Tác dụng: Phân urê thích hợp với nhiều loại đất khác nhau và nhiều loại cây trồng khác nhau.
Cách sử dụng: Phân urê thường dùng để bón thúc bằng cách pha với nồng độ 0.5 – 1.5% để phun lên lá.
Trong chăn nuôi, urê được dùng để cho thêm vào khẩu phần thức ăn cho lợn, trâu bò.
Cách bảo quản: Gói kỹ trong túi polyetylen và không được phơi ra nắng, các túi phân urê khi đã mở ra cần được dùng hết ngay trong thời gian ngắn.
Amoni sunphat còn gọi là phân SA. Sunphat đạm có chứa 20 – 21% N nguyên chất và 29% lưu huỳnh (S).
SA có dạng tinh thể, mịn, màu trắng ngà hoặc xám xanh, dễ tan trong nước. Phân này có mùi nước tiểu (mùi amôniac), vị mặn và hơi chua.
Sunphat đạm cung cấp cả Nitơ và lưu huỳnh – hai chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây.
.
Có thể bón cho tất cả các loại cây trồng, trên nhiều loại đất khác nhau, đặc biệt là đất đồi, đất bạc màu(thiếu S), hạn chế dùng cho đất phèn chua vì dễ làm chua thêm đất.
Nếu đất chua cần bón vôi, lân trước khi bón Sunphat đạm. Đạm sunphat được dùng chuyên để bón cho các loại cây cần nhiều S và ít N như đậu đỗ, lạc v.v.. và các loại cây vừa cần nhiều S vừa cần nhiều N như ngô.
Cần lưu ý đạm sunphat có tác dụng nhanh, thường dùng để bón thúc cho cây trồng và nên bón thành nhiều lần, không nên bón cho cây non đề phòng cháy lá.
* Phân Xianamit canxi:
Phân này có dạng bột, màu xám tro hoặc màu trắng
Xianamit canxi có chứa 20 – 21% N nguyên chất, 20 – 28% vôi, 9 – 12% than.
Bảo quản nơi khô ráo.
Phân này dễ bốc bụi, gây độc khi tiếp xúc qua da, mắt, thật cẩn thận khi sử dụng.
Khác với SA, Ure, Xianamit canxi rất tốt ở các loại đất chua.
Xianamit canxi thường được dùng để bón lót. Xianamit canxi được trộn ủ với phân rác làm cho phân chóng hoai mục. Không được dùng để phun lên lá cây.
2. Phân lân
* Phân apatit:
lân tự nhiên, dạng bột mịn, màu nâu đất hoặc màu xám nâu.
Là loại, dạng bột mịn, màu nâu đất hoặc màu xám nâu.
Tỷ lệ lân nguyên chất từ 20-40%
Phần lớn lân trong phân apatit ở dưới dạng khó hấp thụ, trong phân còn chứa vôi có tác dụng khử chua cho đất.
Sử dụng và bảo quản phân này tương đối dễ dàng vì phân ít hút ẩm và ít biến chất.
Là loại bột mịn màu trắng, vàng xám hoặc màu xám thiếc. Ngoài ra còn có dạng super lân viên.
Trong super lân có 16 – 20% lân nguyên chấtcùng thạch cao, axit…
Phân dễ hoà tan trong nước, nên cây dễ háp thụ, hiệu quả nhanh, ít bị rửa trôi.
Super lân dùng để bón lót hoặc bón thúc.
Phân này phù hợp với nhiều loại đất. Tuy nhiên, nếu dùng cho đất chua nên bón vôi khử chua trước để đạt hiệu quả cao nhất.
Super lân ít hút ẩm, tuy nhiên nếu dính ẩm phân có thể bị nhão và vón thành từng cục. Phân có tính axit nên dễ làm hỏng bao bì và dụng cụ đong đựng bằng sắt.
* Tecmô phôtphat
Hay còn gọi là phân lân nung chảy: Phân có dạng bột màu xanh nhạt, gần như màu tro, có óng ánh.
Tỷ lệ lân nguyên chất trong tecmô phôtphat là 15 – 20%, canxi 30%, magiê 12 – 13%, có khi có cả kali và các nguyên tố vi- đa lượng khác.
Tecmô phôtphat có phản ứng kiềm, tuyệt đối không trộn với đạm hay bón cùng đạm vì có thể làm mất đạm.
Phân này không tan trong nước, nhưng tan được trong axit yếu, được dùng để bón lót hay bón thúc.
Tecmô phôtphat rất phù hợp với vùng đất chua, vì phân có phản ứng kiềm.
3. Phân Kali
– Bón kali ở các loại đất trung tính dễ làm cho đất trở nên chua. Vì vậy ở các loại đất trung tính nên kết hợp bón thêm vôi
– Kali nên bón kết hợp với các loại phân khác.
– Kali có thể bón thúc bằng cách phun dung dịch lên lá vào các thời gian cây kết hoa, làm củ, tạo sợi.
– Tro bếp cũng chưa hàm lượng lớn kali
– Bón quá nhiều kali có thể gây tác động xấu lên rễ cây, làm cây teo rễ
Các loại cây cần bón kali là: chè, mía, thuốc lá, dừa, chuối, khoai, sắn, bông, đay, v.v..
Các loại phân Kali
Phân có dạng bột màu hồng như muối ớt hoặc xám đục, xám trắng. Phân được kết tinh thành hạt nhỏ.
Hàm lượng kali nguyên chất trong phân là 50 – 60%.
Clorua kali là loại phân chua sinh lý. Phân này khi để khô có độ rời tốt, dễ bón. Nhưng nếu để ẩm phân kết dính lại với nhau khó sử dụng.
Hiện nay, phân clorua kali được sản xuất với khối lượng lớn trên thế giới và chiếm đến 93% tổng lượng phân kali.
Clorua kali có thể dùng để bón cho nhiều loại cây trên nhiều loại đất khác nhau. Có thể dùng phân này để bón lót hoặc bón thúc. Bón thúc lúc cây sắp ra hoa làm cho cây cứng cáp, tăng phẩm chất nông sản.
Clorua kali rất thích hợp với cây dừa vì dừa là cây ưa Clo. Không nên dùng phân này để bón vào đất mặn, là loại đất có nhiều Clo, và không bón cho thuốc lá là loại cây không ưa Clo. Phân này cũng không nên dùng bón cho một số loài cây hương liệu, chè, cà phê, vì phân ảnh hưởng đến phẩm chất nông sản.
Phân có dạng tinh thể nhỏ, mịn, màu trắng. Phân dễ tan trong nước, ít hút ẩm nên ít vón cục.
Hàm lượng Kali nguyên chất trong sunphat Kali là 45 – 50%. Ngoài ra trong phân còn chứa lưu huỳnh 18%.
Phân này có thể sử dụng thích hợp cho nhiều loại cây trồng. Sử dụng có hiệu quả cao đối với cây có dầu, rau cải, thuốc lá, chè, cà phê.
Sunphat Kali là loại phân chua sinh lý. Sử dụng lâu trên một chân đất có thể làm tăng độ chua của đất. Không dùng sunphat kali liên tục nhiều năm trên các loại đất chua, vì phân có thể làm tăng thêm độ chua của đất.
Hướng Dẫn Phân Biệt Các Loại Phân Bón Hữu Cơ
Phân bón hữu cơ đóng một vai trò quan trọng trong việc cải tạo đất và bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng. Ngoài ra vì tính an toàn khi sử dụng mà loại phân bón này đang được ưu tiên dùng trong nông nghiệp rộng rãi. Với sự phát triển của công nghệ sinh học, đã sản xuất được nhiều loại phân bón hữu cơ khác biệt về nguồn nguyên liệu và cách xử lý. Bà con trước khi sử dụng nên tìm hiểu kỹ để có cách sử dụng đúng mục đích
Phân hữu cơ là nguồn phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu hữu cơ.
1. Phân bón hữu cơ truyền thống: phân chuồng, phân xanh, phân rác…
– Nguyên liệu truyền thống: chất thải của vật nuôi, phế phẩm tron nông nghiệp, phân xanh (bèo hoa dâu, thân cây họ đậu)…
– Cách xử lý truyền thống: ủ hoại mục
– Vai trò: cung cấp thức ăn cho cây trồng, bổ sung chất hữu cơ cho đất giúp cho đất được tơi xốp, tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học…
Chủ yếu dùng bón lót khi làm đất hoặc trước khi trồng.
Bón theo hàng, theo hốc, theo hố hoặc bón rải trên mặt đất rồi cày vùi xuống.
Lượng phân bón sẽ tùy thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng nhiều hay ít, loại đất tốt hay đất xấu và chất lượng của phân bón.
Nếu phân bón chất lượng tốt thì bón ít, phân có hàm lượng dinh dưỡng thấp thì bón nhiều,
Đối với phân chuồng bón từ 0,5-2 tấn/hecta. Đối với Phân xanh cày vùi vào đất khi cây ra hoa lúc làm đất.
Nguyên liệu công nghiệp, có sự tham gia của 1 hoặc nhiều vi sinh vật có ích
– Xử lý: quy trình lên men công nghiệp
– Vai trò: Tạo điều kiện cho vi sinh vật trong đất phát triển. Cung cấp thêm thức ăn cho các vi sinh vật có trong đất, nên các vi sinh vật này phát triển nhanh và giun đất cũng phát triển mạnh
Có thể sử dụng cho cả bón lót hoặc bón thúc,
Có thể phun lên lá hoặc bón gốc
Bón theo hàng, theo hốc hay rải đều trên mặt đất rồi cày vùi, bón lót khi làm đất hoặc trước gieo trồng.
Bón thúc theo chiều rộng hoặc vòng quanh tán cây,
Đối với cây lâu năm: đào rãnh để bón hoặc rải đều trên mặt đất
Đối với cây ngắn ngày: thì bón lót là chủ yếu, bón thúc nên bón sớm để phân đạt hiệu quả cao hơn.
Nguyên liệu công nghiệp, có sự tham gia của 1 hoặc nhiều vi sinh vật có ích. Các vi sinh vật này có thể còn sống và sẽ hoạt động khi được bón vào đất
+ Xử lý: quy trình lên men công nghiệp
+ Vai trò: Cải tạo đất
+ Sử dụng: giống phân bón hữu cơ sinh học
– Nguyên liệu: phân hữu cơ sinh học được trộn thêm phân vô cơ (thành phần hữu cơ phải đạt 15% trở lên)
+ Dùng để bón thúc là chính.
+ Cách bón tương tự như phân hữu cơ sinh học là bón vòng quanh tán với cây lâu năm, theo hàng theo hốc với cây ngắn ngày.
+ Nhược điểm là bón nhiều không có lợi cho hệ vi sinh vật đất.
+ Khi sử dụng các phân hữu cơ sinh học, vi sinh không nên sử dụng các loại thuốc BVTV, phân bón hóa học để phân bón đạt hiệu quả cao,
+ Sau khi bón cần giữ độ ẩm thích hợp cho vi sinh vật hoạt động và phát triển
Chế phẩm từ nguồn nguyên liệu và cách xử lý truyền thống (ủ hoại)
Chế phẩm chứa các vi sinh vật có ích
Chế phẩm chứa các vi sinh vật có ích, có một số vi sinh còn sống
Phân hữu cơ sinh học được trộn thêm phân vô cơ gồm N, P, K
Bổ sung chất dinh dưỡng cho đất
Tạo môi trường cho các quy trình sinh học trong đất diễn ra thuận lợi
Tạo ra các chất dinh dưỡng mà cây trồng khó hấp thụ được thành dễ hấp thụ, cải tạo đất, phòng sâu bệnh…
Cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng khoáng cao
Phân chuồng, phân xanh, phân rác
VSV cố định đạm, phân giải lân, kích thích sinh trưởng, VSV đối kháng vi khuẩn, nấm,…
Vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giải cellulose
Bón lót khi làm đất, trước khi trồng. Bón theo hàng, theo hốc hoặc rải trên mặt đất rồi vùi xuống
Phun lên lá hoặc bón gốc
Nhập Khẩu Phân Bón Vô Cơ
Nhập khẩu phân bón vô cơ
I.Căn cứ pháp lý điều kiện kinh doanh Nhập khẩu phân bón vô cơ:
– Điều 17 Nghị định 202/2013/NĐ-CP
– Điều 15 Thông tư 29/2014/TT-BCT.
II.Điều kiện nhập khẩu phân bón vô cơ
1. Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về kinh doanh phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Có Giấy chứng nhận hợp quy lô phân bón nhập khẩu do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp.
3. Loại phân bón nhập khẩu phải có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, đáp ứng được quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đảm bảo môi trường.
4. Ngoài các giấy tờ, tài liệu theo quy định của pháp luật về nhập khẩu hàng hóa, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón vô cơ phải xuất trình cho Cơ quan Hải quan giấy tờ, tài liệu sau:
4.1. Trường hợp nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh phân bón
4.1.1 Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về kinh doanh phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp, chỉ xuất trình khi nhập khẩu lần đầu.
4.1.2. Bản sao Giấy chứng nhận hợp quy lô phân bón nhập khẩu do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp.
4.2. Trường hợp khác
III.CƠ QUAN THỰC HIỆN
Bộ công thương
Bạn có những thắc mắc về ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hãy liên hệ ngay với chúng tôi, với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và nhiệt tình, chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của bạn.
Công ty luật TNHH Việt Nga – VALAW
Địa chỉ : Tầng 6 Số 3 Vũ Phạm Hàm, Yên Hòa, Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Điện thoại : 09.345.966.36
Bạn đang đọc nội dung bài viết Các Loại Phân Vô Cơ trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!