Cập nhật nội dung chi tiết về Các Loại Giống Cây Đặc Sản Tốt Hiện Nay mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mặt hàng giống cây ăn trái đặc sản đang tăng vùn vụt, cung không đủ cầu. Trước hấp lực của giá cả, hàng nghìn nhà vườn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã ồ ạt đi mua cây giống để cải tạo lại vườn tược. do đó một số giống cây đặc sản đang được nhân giống hiện nay đều cho giá trị kinh tế cao
Giống cây đặc sản giá trị kinh tế cao cung không đủ cầu
Theo nhận định của các chủ cơ sở chuyên sản xuất cây giống thì chưa bao giờ thị trường mua bán cây giống đặc sản lại sôi nổi, “nóng” như bây giờ. Hiện nay, nhiều loại cây giống đặc sản đang được các nhà vườn ưa chuộng mua trồng như: Bưởi da xanh, chanh không hạt, mít siêu sớm, mít không hạt, xoài cát Hòa Lộc… Các loại cây đặc sản này thời gian qua giá cả rất cao và luôn duy trì ở mức ổn định.
Cây giống mít không hạt của ông Út Mẫn hiện nay không còn hàng cung ứng.
Ông Nguyễn Văn Chiến – Chủ nhiệm Hợp tác xã Thạnh Phước, huyện Châu Thành, Hậu Giang cho biết: “Nhu cầu của người dân trồng chanh không hạt tăng đáng kể. Ở thời điểm này so với những năm trước, nguồn cây giống ở hợp tác xã cung không đủ cầu, nhu cầu mua cây giống tăng gấp 2 – 3 lần, số lượng lên đến từ 300.000 – 400.000 cây không thể nào cung ứng đủ”.
“Sở dĩ nhu cầu nhà vườn mua cây giống tăng đột biến bởi ưu điểm của cây chanh không hạt so với loại chanh thường là cây dễ chăm sóc, ít nhiễm bệnh, trái to, năng suất cao, da bóng đẹp, nhiều nước nên rất được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng” – ông Chiến phấn khởi nói.
Lão nông Trần Minh Mẫn (khu vực 2, phường Ba Láng, quận Cái Răng, TP.Cần Thơ) được mọi người mệnh danh là “vua” mít không hạt của miền Tây hiện cũng đang lâm vào hoàn cảnh “dở khóc dở cười” vì các mối mang cây giống ở huyện Chợ Lách, Bến Tre “bẻ kèo” không chịu cung ứng g� ��c cây tháp nên phải chạy đôn chạy đáo năn nỉ hoặc bấm bụng mua giá cao để tìm cách nhân giống để giao cho khách hàng.
Giá cả tăng vùn vụt
Được biết, lý do khiến thị trường cây giống năm nay hụt nguồn cung là vì những năm trước nhà vườn sản xuất cây giống tiêu thụ không hết, nhiều người làm giống lỗ nặng nên giảm sản lượng, sản xuất cầm chừng để duy trì nghề truyền thống. Mặt khác, nhiều nhà vườn do bị ảnh hưởng của sâu bệnh hoành hành nên dẫn đến chán nản, đốn bỏ cây trồng. Chính vì vậy, năm 2013 nhiều nhà vườn ở miền Đông chuyển dịch sang trồng cây trái theo hình thức trang trại, thì nhu cầu cây giống tăng mạnh nên hụt nguồn cung, từ đó kéo theo giá tăng đột biến ngoài dự đoán của nhà vườn. Nhiều chủ cơ sở sản xuất và kinh doanh các loại cây giống ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre cho biết: Hiện tại, giống xoài cát Hòa Lộc có giá từ 24.000 – 26.000 đồng/cây, tăng gần gấp đôi so với năm trước nhưng vẫn không có cây giống để bán; bưởi da xanh ghép có giá từ 17.000 – 20.000 đồng/cây.
Ông Phạm Văn Hiệp ở ấp Lân Bắc, xã Phú Sơn, huyện Chợ Lách, năm nay tập trung sản xuất 35.000 cây mít giống, chủ yếu là mít siêu sớm và đã thắng lớn. Từ đầu năm đến nay, đã xuất bán 20.000 cây mít giống, giá dao động từ 5.000 – 6.000 đồng/cây, mấy ngày gần đây đã có nhiều thương lái đến đặt hàng hết số lượng cây giống còn lại. Ông Hiệp cùng hơn 2.000 hộ sản xuất cây giống ở địa phương đang phấn khởi vì mít và xoài giống đang hút hàng, đẩy giá tăng cao.
Thạc sĩ Bùi Thanh Liêm – Trưởng phòng NNPTNT huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre cho biết: “Tình hình cây giống năm nay một số mặt hàng hút hàng là do người dân trồng phát triển theo phong trào. Toàn huyện có đến 9.500ha cây ăn trái, trong đó cây ăn trái chủ lực chiếm đến 60 – 70%; với 4.500 hộ sản xuất cây giống. Hiện nay, chúng tôi khuyến cáo bà con nên tập trung trồng, sản xuất 4 cây chủ lực là chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, bưởi da xanh. Vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hiệu quả kinh tế cao, hình thành vùng sản xuất, tập trung cao nguồn hàng xuất khẩu” .
Các Loại Cây Cảnh Lọc Không Khí Trong Nhà Tốt Nhất Hiện Nay
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phong cách sống “xanh” trong chính ngôi nhà của bạn có thể cải thiện tối ưu nhiều vấn đề về sức khỏe. Phương thuốc để có cuộc sống lành mạnh đơn giản mà vô cùng hiệu quả, đó là trồng các loại cây cảnh lọc không khí trong nhà. Những loại cây này không những đem lại không gian mới mẻ, ngát xanh mà còn có tác dụng loại bỏ một lượng lớn bụi bẩn, độc tố. Giúp không khí trong lành hơn, từ đó đem lại tài lộc dồi dào hơn.
CÁC LOẠI CÂY CẢNH LỌC KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ TỐT NHẤT
Cây Trầu bà
Cây Trầu bà, tên phổ biến là Vạn Niên Thanh, là một trong những loại cây dẫn đầu trong danh sách những cây cảnh lọc không khí tốt nhất. Không những vậy chúng còn có thể làm sạch chất Fomaldehype được tìm thấy trong đồ nhựa, khăn giấy, gỗ dán, vải tổng hợp,… Chất này nếu tiếp xúc trực tiếp trong thời gian dài gây ra các bệnh về đường hô hấp, nặng hơn có thể sưng thanh quản, phổi và gây lên các bệnh về da.
Việc sử dụng cây Trầu bà trong nhà đồng nghĩa với việc bạn đang sở hữu một chiếc máy điều hòa không khí cực tốt. Với những người làm việc tiếp xúc với máy tính nhiều, nên đặt một chậu cây Trầu bà nhỏ bên cạnh để chúng hấp thụ các chất phóng xạ phát ra. Hơn thế, việc trồng và chăm sóc loại cây này không quá phức tạp, cầu kì.
Cây Lưỡi Hổ
Được mệnh danh là loại cây “vàng” trong phòng ngủ vì sản sinh ra khí O2 vào ban đêm, cây Lưỡi Hổ dưới điều kiện ánh sáng thấp thường phát triển rất mạnh mẽ. Đây là một khả năng tuyệt vời mà không phải loại cây cảnh lọc không khí nào cũng có vì hầu hết các loại cây khác đều diễn ra quá trình hô hấp ngược vào ban đêm. Hơn thế việc thanh lọc không khí loại bỏ các chất độc hại trong nhà của chúng cũng không hề kém cạnh.
Theo quan niệm phong thủy, hình ảnh những chiếc lá đơn, mọc thẳng và cứng tượng trưng cho sự mạnh mẽ, mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ.
Cây Lan Ý
Ngoài ra, cây Lan Ý lọt top loài cây cảnh trồng trong nhà có khả năng thanh lọc không khí, loại bỏ chất benzen. Chúng còn có tác dụng hút ẩm, cân bằng độ ẩm không khí, giúp tiêu diệt các tế bào nấm mốc trong nhà và hạn chế các chất phóng xạ từ các thiết bị điện tử.
Cây Phú Quý
Giống hệt như tên gọi của nó, trồng cây Phú Quý trong nhà giúp mang tới những điều tốt đẹp, đa tài lộc, đa phú quý. Trong cuộc sống sẽ có nhiều điều may mắn tới, trong gia đình mọi người luôn đoàn kết, yêu thương nhau, còn trong công việc, mọi thứ đều suôn sẻ và thuận lợi.
Hơn thế, loại cây này còn có nhiều tác dụng đặc biệt như sản sinh ra lượng lớn khí Oxy, làm sạch không khí và loại bỏ nhiều loại chất độc hại.
Các loại cây cảnh lọc không khí không chỉ dùng để trang trí mà chúng còn có ý nghĩa trong phong thủy và có tác dụng lớn trong việc cung cấp oxy, hấp thụ các chất độc hại. Thế nhưng, có một số loại cây chứa nhựa rất độc nên bạn và gia đình cần lưu ý tránh tiếp xúc để đảm bảo an toàn.
Phân Hữu Cơ Là Gì, Các Loại Phân Bón Hữu Cơ Tốt Hiện Nay
Người dân bỏ quan phân hữu cơ, thói quen sử dụng phân hóa học lâu năm khiến đất canh tác ngày càng bạc màu, thoái hóa nghiệm trọng và mất đi đặc tính hữu cơ vốn có của nó.
Để bảo vệ chất lượng đất, môi trường sống của các vi sinh vật trong đất, sâu xa hơn là sức khỏe con người,.. chúng ta cần chuyển sang dùng toàn bộ phân bón hữu cơ.
Trong bài viết này, Fao sẽ giúp bạn tìm hiểu khái niệm, phân loại và lợi ích của phân bón hữu cơ. Để từ đó có cái nhìn khách quan và đưa ra lựa chọn loại phân bón phù hợp nhất cho cây trồng của mình.
Phân hữu cơ là gì
Là loại phân bón chứa các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng dưới dạng các hợp chất hữu cơ, dùng trong canh tác và sản xuất nông nghiệp.
Phân hữu cơ có nguồn gốc và được hình thành từ tàn dư thân, lá cây, phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp, phân, chất thải gia súc, gia cầm, than bùn hoặc các chất hữu cơ thải từ sinh hoạt, nhà bếp, nhà máy sản xuất thủy, hải sản…
Phân bón hữu cơ có nguồn gốc rất đa dạng, nhưng được phân thành 5 nhóm chính gồm Nhóm có nguồn gốc từ động vật, thực vật, vi sinh vật, sinh vật biển và hỗn hợp. Sử dụng phân hữu cơ là giải pháp bên vững cho nền nông nghiệp.
Các loại phân hữu cơ
Dựa theo nguồn gốc người ta chia phân bón hữu cơ thành 2 loại chính:
Phân bón hữu cơ truyên thống: Phân xanh, phân chuồng, phân rác…
Phân bón hữu cơ công nghiệp: Phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ sinh học và phân bón hưu cơ khoáng.
1. Phân bón hữu cơ truyền thống
Nguồn gốc từ phân gia gia súc, gia cầm, phân xanh, rác thải, phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp, chế biến nông-lâm-thủy sản… sử dụng các kỹ thuật ủ truyền thống.
Các loại phân bón hữu cơ truyền thống có hiệu lực chậm, hàm lượng dinh dưỡng thấp nhưng thời gian xử lý tương đối dài.
Phân chuồng
Phân chuồng có nguồn gốc từ phân, nước tiểu động vật như gia súc, gia cầm, phân bắc.. sử dụng phương pháp ủ truyền thống.
Chứa các chất dinh dưỡng khoáng đa, trung và vi lượng, bổ sung chất mùn giúp cải tạo đất, tới xốp, tăng độ phì nhiêu và ổn định kết cấu đất, tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển, hạn chế hạn hán, xói mòn.
Nhược điểm:
Hàm lượng dinh dưỡng thấp nên phải bón với khối lượng lớn, chi phí vận chuyên cao, lại tiêu tốn nhiều nhân công.
Bên cạnh đó, nếu không chế biến kỹ hoặc dùng phân chuồng tươi sẽ tiềm ẩn nhiều mầm bệnh như vi khuẩn, virus, các bào tử nấm bệnh, nhộng, kén côn trùng, hạt giống cỏ dại… ảnh hưởng tới sinh trưởng cây hoặc vi khuẩn thổ tả, trứng gian sản… ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.
Giúp cải tạo, bảo vệ đất đai và hạn chế xói mòn.
Nhược điểm:
Khi vùi thân và lá cây trong đất nhằm phân hủy chất hữu cơ có nguy cơ phát sinh các chất độc hại như H2S, CH4,… gây ra hiện tượng ngộ độc chất hữu cơ. Hơn nữa, hiệu quả của phân xanh khá chậm và chỉ có thể dùng để bón lót.
Phân rác
Sử dụng phương pháp truyền thống để ủ rơm rạ, lá, thân cây từ sản xuất nông nghiệp…
Phân rác giúp ổn định kết cấu đất, tăng độ tơi xốp, hạn chế khô hạn và chống xối mòn cho cây trồng.
Nhược điểm:
Có hàm lượng dưỡng chất thấp, cách chế biến cầu kì và mất nhiều thời gian. Tiềm ẩn nhiều mầm bệnh hoặc hạt cỏ dại sẵn có (tàn dư cây trồng) nếu không chế biến kĩ lưỡng.
Than bùn
Than bùn không được bón trực tiếp mà cần chế biến trước khi dùng cho cây trồng.
Rất tốt trong bón cải tạo, giúp tăng độ phì nhiêu và độ hữu cơ cho đất.
Nhược điểm:
Hàm lượng dưỡng chất thấp, cách chế biến phức tạp nên cần dùng đến khối lượng lớn gây tốn chi phí và công sức.
2. Phân bón hữu cơ công nghiệp
Sử dụng quy trình công nghiệp để chế biến các chất hữu cơ với khối lượng lớn tới hàng ngàn tấn, vận dụng tiến bộ công nghệ để tạo ra loại phân bón có chất lượng tốt hơn, hàm lượn dưỡng chất cao hơn so với nguyên liệu đầu vào và so với các loại phân bón hữu cơ truyền thống.
Phân bón vi sinh
Trong thành phần có chứa từ một đến nhiều loại vi sinh vật hữu ích thuộc nhiều nhóm: Vi sinh vật phân giải hữu cơ, vi sinh vật ký sinh, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân hủy xenlulo, vi sinh vật đối kháng…
Thúc đẩy và giúp hệ vi sinh vật đất phát triển, hỗ trợ phân hủy các chất khó hấp thu sang dạng dễ hấp thu, tổng hợp các chất dinh dưỡng cho cây trồng chủ yếu là đạm (N), ngắn chặn các mầm bệnh tồn tại trong đất, gia tăng hiệu quả hấp thu phân bón.
Nhược điểm:
Phân bón vi sinh cung cấp không hoàn toàn hoặc chỉ một lượng vừa phải các dưỡng chất (kể cả vi sinh vật phân giải lân hay vi sinh vật cố đinh đạm…) cho cây trồng, không có khả năng cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cho cây trồng.
Mỗi loại phân vi sinh đều chỉ phù hợp với một nhóm cây trồng cụ thể và hạn có hạn sử dụng riêng. Chẳng hạn phân vi sinh cố đinh đạm chỉ thích hợp bón cho các cây trồng họ đậu…
Vi sinh vật phải dùng chất hữu cơ thức ăn để phát triển nên cần bón bổ sung lượng phân bón hữu cơ để làm thức ăn cho chúng, như vậy sẽ tốn thêm một khoản chi phí để bón phân hữu cơ.
Dùng được cho tất cả các giai đoạn của cây trồng như Bón lót, bón thúc, bón nuôi quả…
Cung cấp một cách cân đối và đầy đủ các dưỡng chất khoáng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản.
Bổ sung một lượng lớn chất mùn, Humin, acid Humic,… giúp cải tạo các đặc tính sinh học – hóa học – vật lý của đất, ngăn chặn xói mòn đất và rửa trôi các chất dinh dưỡng, phân giải các độc tố trong đất.
Bổ sung và thúc đẩy hệ vi sinh vật đất phát triển, từ đó khống chế các mầm bệnh có trong đất, cung cấp chất kháng sinh làm tăng sức đề kháng tự nhiên, sự chống chịu của cây trồng với sâu bệnh, hạn chế sâu bệnh hại và tác động từ thời tiết.
Tăng khả năng hấp thu các dưỡng chất từ đất bằng việc bổ sung các vi sinh vật phân giải các chất cây trồng khó hấp thu thành dễ hấp thu, thân thiện với môi trường, lại an toàn với người và sinh vật có ích.
Nhược điểm:
Phân bón hữu cơ sinh học có giá thành cao hơn các loại phân bón khác, tuy nhiên đó không phải là vấn đề, tuy giá cao nhưng có chất lượng tốt hơn, lâu dài giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập.
Mặt khác, giúp hạn chế tối đa hoặc không cần sử dụng các loại phân bón hóa học, các loại thuốc bảo vệ thực vật. Do đó gián tiếp giảm được chi phí phân bón hóa học và thuốc BVTV, bảo vệ sức khỏe con người.
Phân bón hữu cơ vi sinh
Loại phân bón này chế biến theo quy trình công nghiệp với nhiều nguồn nguyên liệu hữu cơ khác nhau, được lên men với từ một hay nhiều chủng vi sinh vật có lợi có chứa các bào tử sống. Hàm lượng các chất hữu cơ đạt trên 15%.
Bổ sung các dưỡng chất khoáng đa, trung và vi lượng cho cây trồng, tăng độ tơi xốp, phì nhiêu cho đất. Cung cấp một lượng vi sinh vật giúp phân giải các chất khó hấp thu thành chất dễ hấp thu, vi sinh vật đối kháng, ký sinh….
Giúp ức chế, kìm hãm các mầm bệnh trong đất phát triển, gia tăng sức đề kháng cho cây trồng, không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường, an toàn với con người và sinh vật có ích.
Nhược điểm:
Có hàm lượng thành phần các chất hữu cơ thấp hơn phân bón hữu cơ sinh học.
Phân bón hữu cơ khoáng
Là loại phân bón phân hữu cơ có phối trộn thêm các nguyên tố khoáng vô cơ gồm N, P, K. Chứa ít nhất 15% thành phần là các chất hữu cơ, từ 8-18% tổng các chất vô cơ (hóa học, N, P, K).
Chứa hàm lượng dưỡng chất khoáng cao.
Nhược điểm:
Không tốt cho đất và hệ vi sinh vật nếu bón lâu ngày.
Các phương pháp chế biến phân bón hữu cơ
Có nhiều cách chế biến phân bón hữu cơ, nhưng chính nhất là chế biến thô sơ và chế biến công nghệ.
Phương pháp chế biến thô sơ: Bà con hoàn toàn có thể tự thực hiện ngay tại nhà. Phương pháp này thường áp dụng cho phân chuồng, phân xanh, phân rác, than bùn.
Phương pháp công nghệ vi sinh: Là sử dụng các vi sinh vật để chế biến phân. Phương pháp này thường áp dụng với nguồn hữu cơ ít vi sinh vật như than bùn, rác thải đô thị và các chất hữu cơ khó phân hủy như bột gỗ, vỏ hạt cà phê, vỏ trấu, thân vỏ cây… Sau khi phân hủy, sản phẩm sau cùng gọi là phân hữu cơ sinh học.
Chế biến than bùn chia thành hai công đoạn là hoạt hóa và dưỡng hóa. Phân hữu cơ chế biến từ than bùn bên cạnh việc cung cấp chất mùn humat, còn có vai trò là chất mang, giúp các dưỡng chất khoáng ít bị rửa trôi, tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật tồn tại và phát triển.
Công dụng của phân hữu cơ
1. Cung cấp đầy đủ, cân đối, bền vững cacs dưỡng chất cho cây trồng Ngoài các dưỡng chất đa lượng như N, P, K cần thiết, phân bón hữu cơ còn cung cấp các nguyên tố vi và trung lượng ở dạng dễ hấp thu giúp cây trồng phát triển cân đối. Lại không bị mất cân bằng dinh dưỡng như khi sử dụng phân bón hóa học.
Phân bón hữu cơ chứa các chất dinh dưỡng được phân giải từ từ để có thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trồng trong thời gian dài. Như vậy sẽ đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng trong suốt thời gian sinh trưởng của cây.
Một số phân bón hữu cơ chứa các loại vi sinh vật hữu ích như: Vi sinh vật phân giải lân, cố định đạm, phân giải xenlulo… khi dùng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho hệ vi sinh vật hữu ích phát triển, tạo cơ chế ngăn chặn các vi sinh vật gây hại.
Nếu phun các axit này lên lá cũng sẽ giúp gia tăng sự quang hợp ở cây trồng.
3. Tăng chất lượng nông sản Phân bón hữu cơ giúp cây trồng cho nông sản có chất lượng cao hơn so với phân bón vô cơ. Hơn nữa, rất ít yếu tố độc hại với con người và ít tồn dư hóa chất trong nông sản.
Do trong phân bón hữu cơ đã có đầy đủ dinh dưỡng và hệ vi sinh vật hữu ích cần thiết cho quá trình phát triển của cây trồng, hạn chế được tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nên nông sản luôn an toàn cho người tiêu dùng.
4. Tăng hàm lượng dinh dưỡng, cân bằng hệ vi sinh vật và cung cấp chất mùn cho đất Kết hợp với yếu tố môi trường, các chất hữu cơ được phân giải và tích lũy giúp tăng dần hàm lượng dinh dưỡng trong đất.
Phân hữu cơ phân giải hình thành chất mùn, tăng sự kết dính của kết cấu đất. Nhờ kết cấu tốt mà đất trở nên tơi xốp, thông thoáng, tăng khả năng giữ dinh dưỡng và nước, tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.
Phân hữu cơ cải tạo đất, tạo điều kiện cho hệ thống vi sinh vật phát triển, ngăn chặn vi sinh vật gây hại, gián tiếp góp phần cải tiến hệ vi sinh vật trong đất phát triển theo hướng có lợi cho cây trồng.
5. Hạn chế sự xói mòn và rửa trôi đất Các chất hữu cơ sau khi phân giải sẽ kết hợp cùng các chất khoáng dinh dưỡng trở thành các phức hệ hữu cơ – khoáng đóng vài trò quan trọng trong việc làm giảm sự xói mòn, rửa trôi các chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, các chất mùn trong phân hữu cơ còn giúp tăng tính ổn định của kết cấu đất, do đó bảo vệ được cấu trúc đất, hạn chế tối đa việc xói mòn.
6. Cải tạo đất trồng Phân bón hữu cơ góp phần trong việc cải tạo đất trồng, nhất là đối với đất bạc màu, đất cát. Cơ chế tác động mạnh đến cấu trúc đất, giúp cải thiện đặc tính sinh, hóa, lý của đất trở nên tốt hơn.
Do đó, nên tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ để giúp cải tạo đất sản xuất nông nghiệp nói chung và cải thiện chất lượng nông sản nói riêng.
7. Bảo vệ môi trường Nếu phân bón vô cơ chứa các hóa chất độc hại, khó phân hủy trong môi trường tự nhiên, thì phân bón hữu cơ có thể phân hủy hết ở điều kiện thông thường.
Các chất có gốc muối clor, sufat, nitrat… có trong phân hóa học gặp các ion tự do trong đất sẽ hình thành các axit làm đất bị chua, nếu ngấm xuống nước sẽ gây ô nhiễm cho nguồn nước.
Trong khi phân bón hữu cơ làm tăng kết cấu đất, giúp đất trở thành bộ máy lọc thông minh, lọc các chất độc có trong nước và đất, rồi từ từ phân hủy và làm giảm tính độc của chúng, từ đó bảo vệ môi trường, an toàn cho con người.
8. Giúp nhà nông tiết kiệm nước tưới Dùng phân bón hữu cơ thường xuyên và trong thời gian dài sẽ giúp cải tạo đất trồng theo hướng tích cực, làm tơi xốp, tăng khả năng giữ ẩm, giữ nước. Do đó ít phải tưới nước, từ đó giúp nhà nông tiết kiệm công sức và chi phí mà cây trồng vẫn phát triển cân đối.
9. Hạn chế việc dùng phân bón vô cơ Tác hại của phân bón vô cơ đối với môi trường và con người ắt hẳn ai cũng biết. Chúng ta nên dùng phân hữu cơ để phục hồi đất canh tác, giúp cây trồng phát triển cân đối.
10. Hương vị ngon, tốt cho con người và vật nuôi
Nếu dùng phân bón vô cơ không đúng quy cách có thể khiến nông sản bị tồn dư các hóa chất độc hại, làm giảm hàm lượng dinh dưỡng, từ đó làm giảm giá trị nông sản.
Sử dụng phân bón hữu cơ nông sản sẽ không bị tồn dư các hóa chất độc hại, lại tăng hàm lượng dinh dưỡng và an toàn cho con người.
Để bảo vệ môi trường, chất lượng đất và sức khỏe con người, giúp tăng giá trị nông sản.. từ nay bà con hãy cố gắng chuyển sang dùng phân hữu cơ. Vì phân bón vô cơ chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, các hóa chất khó phân hủy sẽ tích tụ trong đất thời gian dài rất nguy hiểm. Vì một nên nông nghiệp nước nhà, hãy thay đổi thói quen canh tác.
Các Loại Phương Pháp Làm Răng Giả Hiện Nay
Các phương pháp làm răng giả hiện nay
Việc mất răng sẽ gây ảnh hưởng khá lớn trong cuộc sống hằng ngày của bạn. Khi bạn bị mất răng do bất kỳ lý do gì thì bạn cũng sẽ cảm thấy rất khó chịu vì nó ảnh hưởng rất nhiều cho cuộc sống hằng ngày của bạn cả về sự bất tiện lẫn tính thẩm mỹ. Vì vậy việc trồng răng giả để thay thế cho răng đã mất là phương pháp rất phổ biến hiện nay.
Việc tìm cho mình một phương pháp trồng răng hiệu quả để phục hồi lại chiếc răng đã mất là một việc làm cần thiết. Với các phương pháp trồng răng giả hiện nay chắc chắn sẽ giúp bạn lựa chọn được cho mình một phương pháp phù hợp.
Hiện nay có 3 phương pháp phục hình răng đã mất như sau:
1. Phục hình bằng hàm giả tháo lắp:
Một trong các phương pháp trồng răng giả được ứng dụng từ lâu trong phục hình răng là làm hàm giả tháo lắp. Đây là kỹ thuật được áp dụng trong các trường hợp mất nhiều răng hay mất toàn hàm.
Hàm giả tháo lắp có phần nền được làm bằng nhựa acrylic (hay bằng hàm khung kim loại) và phần răng được làm bằng nhựa hoặc bằng răng sứ sẽ có tác dụng nâng đỡ các cơ môi, má, giúp hạn chế nếp nhăn, hóp má tại các vị trí mất răng.
So với các kỹ thuật trồng răng giả khác, hàm giả tháo lắp có ưu điểm là chi phí thấp, dễ thực hiện trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nhược điểm của hàm giả tháo lắp là gây cảm giác vướng víu, khó chịu, khó khăn trong chăm sóc răng miệng và không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương.
Phương pháp này hiện ít được ưa chuộng và thường được chỉ định thực hiện cho người cao tuổi trong trường hợp bị tiêu xương hàm nhiều, sức khỏe yếu không thể thực hiện các phương pháp trồng răng giả khác.
2. Phục hình bằng cầu răng sứ:
Với phục hình bằng phương pháp cầu răng sứ bệnh nhân sẽ ít lo lắng hơn phục hình bằng hàm tháo lắp. Chức năng ăn nhai của phục hình cầu răng gần giống như răng thật cho bạn những trải nghiệm trong ăn uống.
Nhưng phục hình bằng cầu răng cũng rất nguy hiểm. Bạn bắt buộc phải bị mài nhỏ cùi răng ở 2 răng kế cạnh khoảng trống. Quy trình mài cùi răng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến men răng làm men răng yếu đi. Mặt khác, xương hàm nơi khoảng trống mất răng lâu ngày sẽ bị tiêu dần và làm mất thẩm mỹ cho khuôn mặt.
3. Phục hình bằng công nghệ cấy ghép implant:
Trồng răng implant được xem là giải pháp tối ưu nhất trong các phương pháp trồng răng giả phục hình răng bị mất hiện nay.
Ở phương pháp này, Để làm một răng implant thì gồm hai phần là phần chân răng và thân răng. Implant là phương pháp cấy ghép trụ kim loại được cấy ghép vào xương hàm nhằm để thay thế chân răng đã bị mất. Chất liệu để làm trụ này được lấy từ titanium. Đây là vật liệu được dùng phổ biến trong ngành y.
Sau một thời gian chân răng đã ổn định thì một mão sứ sẽ được thiết kế theo đúng tỉ lệ kích thước chiếc răng thật của bệnh nhân và chụp lên phần chân răng đó.
Phương pháp cấy ghép implant này có rất nhiều ưu điểm:
– Ưu điểm đầu tiên có thể kể đến là răng cấy ghép implant có độ bền chắc cao và có tính chịu nhiệt tốt. Mọi đồ ăn, thức uống bạn đều có thể thoải mái thưởng thức do chức năng ăn nhai tốt và thậm chí tốt hơn răng thật. Tuy nhiên cũng không nên quá làm dụng vì các thực phẩm quá cứng sẽ không những làm răng giả mà đến răng thật cũng dễ bị mẻ vỡ. Đặc biệt, không nên dùng răng để mở các loại nắp chai thủy tinh.
– Một ưu điểm thứ hai cũng rất quan trọng là việc cấy implant sẽ ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm. Khi bị mất răng thì tình trạng tiêu xương hàm sẽ diễn ra nhanh hơn bình thường. Vì vậy khi bị mất răng nên đi trồng răng càng sớm càng tốt. Tiêu xương hàm gây ra biến dạng khuôn mặt làm mất đi tính thẩm mỹ.
Đối với hai phương pháp là trồng răng giả tháo lắp và làm cầu răng thì không ngăn chặn được tình trạng này. Lâu dần xương và nướu sẽ tụt dần làm lộ chân răng. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh gây ra cảm giác đau nhức.
– Ưu điểm thứ ba là trồng răng implant thì răng có tuổi thọ có thể kéo dài mãi mãi nếu biết cách chăm sóc hợp lý. Bạn sẽ không phải lo ngại một thời gian sau phải đi trồng lại cái khác. Điều này giúp hạn chế thời gian cho người bị mất răng.
Đi đôi với các ưu điểm đó là mức chi phí cao hơn nhiều so với các phương pháp khác. Tuy nhiên kết quả mà nó đem lại hoàn toàn xứng đáng với những gì mà bệnh nhân bỏ ra.
Có thể nói, việc phục hồi răng đã mất bằng phương pháp cấy ghép implant là phương pháp tối ưu nhất hiện nay. Nó thật sự tạo nên một cuộc cách mạng lớn trong lĩnh vực nha khoa, trồng răng implant được đánh giá là phương pháp tối ưu nhất bởi không chỉ phục hình thẩm mỹ mà còn cải thiện chức năng ăn nhai như răng thật.
Nguồn: Kiến thức nha khoa
Bạn đang đọc nội dung bài viết Các Loại Giống Cây Đặc Sản Tốt Hiện Nay trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!