Đề Xuất 3/2023 # Các Giống Bưởi Ở Đoan Hùng # Top 6 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Các Giống Bưởi Ở Đoan Hùng # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Các Giống Bưởi Ở Đoan Hùng mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đoan Hùng là một huyện của tỉnh Phú Thọ, thuộc trung du Bắc Bộ, trên ngã ba của hai con sông sông Lô và sông Chảy. Nói đến Đoan Hùng, người ta thường nghĩ đến những đồi chè, đồi cọ… và đặc biệt là một loại trái cây đặc sản: bưởi Đoan Hùng.

Bưởi Đoan Hùng là một giống bưởi đặc sản Phú Thọ, nổi tiếng ở khắp miền Bắc, cũng như Bố Hạ với cam, Hưng Yên với nhãn, Xuân Đỉnh với hồng xiêm, Láng với rau húng…

Bưởi Đoan Hùng ngon phải là loại cây trồng lâu năm, có quả hình cầu dẹt, quả chưa đầy 1 kg, chín màu vàng sáng, vỏ hơi héo, cùi mỏng, múi ráo, tôm mọng nước, màu trắng ngà, đặc trưng bởi hương vị thơm, ngon, ngọt, mát. Giống bưởi đặc sản của Phú Thọ còn quý ở chỗ, có thể bảo quản được vài tháng đến nửa năm, khi bổ ra, ăn vẫn ngọt, ngon như vừa mới thu hoạch, thậm chí có những gốc bưởi càng để lâu ăn càng ngon (tối đa từ vụ trước sang vụ sau)

Bưởi Đoan Hùng

Bưởi Đoan Hùng ngon nhất có 2 loại là Bưởi Sửu Chí Đám, Bưởi Bằng Luân

– Bưởi Bằng Luân được trồng nhiều ở phía bắc huyện Đoan Hùng, tập chung ở các xã Quế Lâm, Bằng Luân, Bằng Doãn, Ngọc Quan, Tây Cốc… Bưởi Bằng Luân có cách đây 200 đến 300 năm và là giống bưởi được trồng nhiều nhất ở Đoan Hùng, Bưởi Bằng Luân có chất lượng ngon đồng đều. Bưởi Bằng Luân có 2 dạng: Dạng lá nhỏ, quả nhỏ có hình cầu dẹt hoặc dạng lá to quả to, tròn đều. Khi chín có màu vàng rơm, màu thịt quả trắng, trục quả đặc, dễ tách múi, tép mềm mọng nước có màu trắng xanh, ngọt đậm, có vị thơm. Theo như kinh nghiệm của người trồng bưởi ở Bằng Luân. Bưởi Bằng Luân khi đến mùa thu hoạch các nốt sần trên vỏ to hơn bưởi Sửu Chí Đám, tôm bưởi to hơn, mọng nước hơn và vị bưởi mát hơn. ( Vì đã được cấp thương hiệu chung là Bưởi Đoan Hùng, nên có sự giao thoa giữa các giống bưởi ở các xã thuộc Đoan Hùng. Giống bưởi Sửu cũng được trồng nhiều ở Bằng Luân chứ không riêng gì ở Chí Đám

– Bưởi Chí Đám: Là giống bưởi  phát triển phù hợp trên đất phù xa sông Lô, sông Chảy. Giống bưởi này được nhân dân xã Chí Đám nhân ra từ cây bưởi ngon của nhà lão nông có tên là Sửu cách đây trên 200 Năm. Từ đó người dân ở đây lấy luôn tên ông để đặt cho giống bưởi này. Bưởi sửu sau khi trồng 5 năm thì cho quả  có chất lượng tốt, cây 15 năm tuổi có năng suất từ 150-200 quả  và giống bưởi này có thể bảo quản sau 5-6 tháng mà vẫn giữ được chất lượng.

– Bưởi Khả Lĩnh: Có lẽ nếu không phải là người Đoan Hùng bạn sẽ ít nghe thấy cái tên này, vì vốn dĩ Khả Lĩnh là một thôn thuộc xã Đại Minh, trước những năm 50 của thế kỷ trước Khả Lĩnh thuộc Đoan Hùng, Phú Thọ. Về sau này 2 xã Hán Đà, và Đại Minh được chuyển về Yên Bình, Yên Bái. Vì là giống bưởi ngon nên cây bưởi tổ Khả Lĩnh được triết cành và trồng ở nhiều xã thuộc Đoan Hùng như từ rất lâu trong đó có Bằng Luân, Quế Lâm, Ca Đình, Tây Cốc…. – Bưởi Xuân Vân: Đây cũng là một giống  bưởi ngon ở Đoan Hùng, tuy nhiên giống bưởi này chưa được công nhận là đặc sản. Ngoài ra ở Đoan Hùng còn một vài giống bưởi nữa được bà con trồng điểm vào vườn để giúp cây thụ phấn chéo, tăng tỷ lệ đậu quả  cho cây bưởi

Bưởi Đoan Hùng – Cách Trồng Và Chăm Sóc Bưởi Đoan Hùng

THÔNG TIN CHI TIẾT

Đặc điểm của bưởi Đoan Hùng

Nguồn gốc

Bưởi Đoan Hùng xưa kia còn được gọi với tên gọi khác là bưởi Phủ Đoan, là giống bưởi nổi tiếng của vùng đất Phú Thọ. Ngày nay, bưởi Đoan Hùng được biết đến với 2 giống bưởi nổi tiếng: bưởi Bằng Luân và bưởi Sửu Chí Đám, ngoài ra còn có bưởi Lã Hoàng.

Đặc điểm hình thái của bưởi Đoan Hùng

Bưởi Đoan Hùng là giống cây ăn trái trồng lâu năm, thuộc thân gỗ, tán rộng. Quả có hình cầu dẹt, trọng lượng quả tương đối nhỏ chỉ khoảng 0,7 – 1kg, khi chín bưởi có màu vàng sáng, cùi mỏng. Múi bưởi ráo, từng tép bưởi đều mọng nước và có màu trắng ngà riêng biệt. Điều làm nên sự khác biệt của giống bưởi Đoan Hùng chính là mùi vị không lẫn ở đâu được, bưởi có vị ngọt thanh, hương thơm phảng phất mùi thơm nồng đặc trưng, ngoài ra bưởi Đoan Hùng có thể bảo quản được vài tháng có khi đến nửa năm, nhưng không hề làm giảm chất lượng của bưởi.

Bưởi Bằng Luân: Trọng lượng quả to, dáng tròn rất đẹp mắt, vỏ có màu xanh vàng.

Bưởi Sửu Chí Đám: Vỏ hơi nhăn, có màu vàng rộm, đây được xem là giống bưởi quý hiếm nhất, được người sành ăn đánh giá cao và ưa thích.

Đặc điểm sinh trưởng bưởi Đoan Hùng

Bưởi Đoan Hùng có tốc độ sinh trưởng nhanh, ít sâu bệnh gây hại, nên rất dễ trồng và chăm sóc. Phù hợp trồng ở những nơi có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thấp, độ ẩm và độ thông thoáng cao. Bưởi có tuổi thọ trung bình khá cao từ 20 – 23 năm, trong 2 – 3 năm đầu cây bắt đầu giai đoạn kiến thiết trái, tới năm thứ 6 – 8 cây sẽ có năng suất và chất lượng quả ổn định 150 – 200 quả/cây.

Bưởi Đoan Hùng mang lại giá trị dinh dưỡng cao

Các chất xơ trong bưởi có thể giúp bạn thanh lọc cơ thể, loại bỏ những độc tố có hại,…

Giá trị kinh tế của bưởi Đoan Hùng

Bưởi Đoan Hùng hiện nay có mức giá giao động từ 60 – 90 ngàn đồng/quả, là một mức giá khá hợp lý đối người nông dân có thể mang lại lợi nhuận cao. Ngoài ra, hiện nay thị trường bưởi được mang đi xuất khẩu rất nhiều nơi, nên mang lại thị trường tiêu thụ rộng lớn và nguồn thu đáng kể cho nhà vườn. Trong 3 năm đầu khi bưởi đang phát triển, bạn có thể trồng xem cách các loại cây ngắn ngày để thu thêm nguồn thu nhập khác.

Cách trồng và chăm sóc bưởi Đoan Hùng

Chọn giống

Để cây đạt chất lượng tốt cũng như năng suất cao, lựa chọn giống cây chắc khỏe, không có sâu hại là yếu tố quyết định hàng đầu.

Bưởi Đoan Hùng với đặc tính có thể sinh trưởng và phát triển mạnh trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Tuy nhiên cũng cần đảm bảo một số yếu tố trong đất như độ ẩm, khả năng thoát nước, độ pH phù hợp thì cây mới phát triển và cho hiệu quả năng suất như mong muốn được. Quy trình làm đất, đào hố phải được tiến hành trước khi trồng cây khoảng 1 tháng. Tùy thuộc vào kích thước của cây giống mà chọn kích thước hố trồng thích hợp, sau khi đào hố xong cần tiến hành bón lót bằng phân chuồng hoai mục, vôi bột và phân NPK cho từng hố, sau cùng lấp hố lại để các chất dinh dưỡng phân tán đều trong đất khoảng 20 – 25 ngày.

 Thời gian, mật độ gieo trồng thích hợp

Thời vụ: Nên trồng bưởi Đoan Hùng vào đầu mùa mưa, lúc này điều kiện thời tiết mát mẻ, nhiệt độ tương đối thấp, độ ẩm dồi dào sẽ giúp cây giống nhanh bén rễ và phát triển chồi mới. Mật độ trồng: Mỗi cây nên trồng cách nhau từ 3 – 5m để tạo độ thông thoáng cho sự phát triển sau này của cây, cũng như ngăn ngừa được mầm bệnh phát sinh gây hại.

 Các cách nhân giống bưởi Đoan Hùng

Hiện nay các loại bưởi Đoan Hùng chủ yếu nhân giống bằng phương pháp ghép cành từ những cây mẹ có năng suất và chất lượng cao.

Cách trồng bưởi Đoan Hùng

Đào hố đã bón lót trước đó lên, sau đó đặt thẳng cây giống xuống hố, tiếp theo lấp đất cao hơn cổ rễ 10cm. Dùng cọc đóng chéo theo hình chữ X, lấy dây cột cố định thân cây lại để tránh làm lung lay gốc gây chết cây. Cuối cùng, có thể dùng rơm hoặc cỏ khô phủ kín lấy bề mặt gốc cây, rồi tưới đẫm nước cho cây.

Cách chăm sóc bưởi Đoan Hùng

Tưới nước

Trong 30 ngày đầu khi vừa mới trồng cây giống, cần đảm bảo cho cây luôn có đủ độ ẩm để phục hồi và bén rễ mới, tối thiểu 2 lần/ngày.

Mùa mưa, nên giảm lượng nước tưới hoặc có thể ngưng hẳn để cây kịp thời thoát nước, tránh gây ngập úng dẫn đến cây bị thối rễ, chết úng.

Cắt, tỉa và tạo tán cho cây

Cần chú ý cắt bỏ kịp thời những cành khô, cành bị sâu, cành mọc vượt, để tạo sự thông thoáng, phân luồng ánh sáng thích hợp cũng như tập trung các chất dinh dưỡng cho cây. Có thể tiến hành khoanh vỏ thân cây theo hình xoáy ốc để kìm hãm sự phát triển của cành cây.

Bón phân

Tiến hành bón thúc cho cây con từ 1 – 3 năm tuổi bằng đạm urê (45 – 90g); super lân (100 – 150g, có thể hàa tan trong dùng để tưới cho cây hoặc có thể rải trực tiếp quanh vườn khi trời chuẩn bị mưa, định kỳ 2 tháng/lần. Khi cây bắt đầu ra trái, cần tiến hành bón thúc đợt 2 để nâng cao năng suất và chất lượng quả theo tỉ lệ:  Đạm 30%, Kali 30%

Trước khi thu hoạch mùa vụ trước 2 – 3 tháng cần bổ sung hàm lượng phân hữu cơ và KCl để quả đạt chất lượng khi thu hoạch.

Sâu hại: Bọ xít xanh

Loại bọ xít xanh này thường dùng vòi để hút dịch từ những quả bưởi còn non, trên những vết chích đều để lại một chấm nhỏ và 1 quầng màu nâu. Những trái bị bọ xít xanh hút chích sẽ có dấu hiệu chuyển vàng, sần sùi sau đó rụng dần, đối với những quả sắp thu hoạch sẽ gây thối rữa.

Để phòng trừ loại bệnh do sâu gây hại này cần thường xuyên cắt tỉa cành, kiểm soát được các đợt lộc ra tập trung, nhằm khống chế sự sinh sôi, phát triển của các loại sâu rệp này. Ngoài ra, có thể dùng có biện pháp bảo vệ như dùng thiên địch hoặc sử dụng các loại thuốc trừ sâu bệnh như Trebon 10 EC, Sherpa 25EC.

Bệnh chảy rôm

Loại bệnh này này bắt nguồn từ phần gốc cây, giai đoạn đầu cây sẽ có dấu hiệu rạn nứt, chảy nhựa (chảy rôm), bên trong lớp vỏ, phần gỗ nhiễm bệnh có màu xám, xuất hiện những mạch sợi đen hoặc nâu dọc theo thớ gỗ. Để khắc phục tình trạng cần cạo sạch lớp vỏ bị nhiễm bệnh, sau đó dùng thuốc Aliette 800WP quét vào vết bệnh, hoặc có thể phun trực tiếp lên toàn bộ cây nếu phát hiện cây vừa mới bị nhiễm bệnh.

Với những chia sẻ trên, mong rằng sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về giống bưởi Đoan Hùng này.

Nguồn bài viết: https://hoadepviet.com/

Rate this post

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Giống Bưởi Đoan Hùng

Kính chào bà con, bưởi Đoan Hùng là một giống bưởi ngon số 1 Việt Nam, kỹ thuật trồng cây bưởi Đoan Hùng cho sai quả, ngon và mọng nước , mật độ trồng một sào bắc bộ (360m2) Khoảng 50-60 gốc. Tuy nhiên có một số điểm bà con cần lưu ý khi trồng bưởi Đoan Hùng bà còn cần phải biết trước khi lựa chọn giống bưởi tốt nhất và phù hợp nhất.

Một số điểm lưu ý truyền miệng khi trồng bưởi Đoan Hùng

– Bưởi Đoan Hùng trồng cành ghép vào gốc bưởi nở từ hạt có tuổi thọ lâu hơn bưởi triết cành. Điều này bà con cần phải biết khi mua giống vì giống bưởi Đoan Hùng quý ở chỗ gốc bưởi càng lâu ăn càng ngon

– Bưởi Đoan Hùng trồng sau 3-4 năm thì ra bói nhưng phải sau 7-8 năm thì quả mới cho chất lượng ngọt và ăn ngon, ban đầu khi bói bưởi có vị ngăm nên rất nhiều người thất vọng và chặt hết. Đây là đặc điểm đáng ra các trung tâm cây giống cần nói rõ cho bà con hiểu thì họ lại sơ ý bỏ qua. Như vậy quý vị cần phải chú ý để trồng xen hơặc trồng gối để tránh phải chờ 7-8 năm mới được thu ( vậy trong những năm chờ bà con phải có kế hoạch phụ)

– Bưởi Đoan Hùng muốn trở thành đặc sản phải có tuổi đời trên 15 năm, nếu kỹ thuật chăm sóc tốt thì 10 năm có thể đạt chất lượng đặc sản

– Bưởi Đoan Hùng muốn đỗ quả nhiều bà con nên trồng xen vài ba giống bưởi khác ( Bưởi diễn, bưởi chua, bưởi sửu, bưởi khả lĩnh) để cho thụ phấn chéo. Bà con cần chủ động theo dõi và thụ phấn bằng tay cho bưởi để có năng suất cao nhất

– Để trồng được bưởi Đoan Hùng sao cho quả ngọt bà con cần chú ý bón phân gà cho bưởi, đây là kinh nghiệm được bà con nông dân truyền tai nhau tại Đoan Hùng, hôm nay tôi xin chia sẻ lên đây để cho mọi người cùng tham khảo áp dụng, bà con ở quê thường có suy nghĩ giấu nghề, sợ chia sẻ thì nhà người khác sẽ hơn nhà mình cho nên khi chia sẻ những thông tin này nếu chúng tôi có đắc tội thì cũng mong bà con thông cảm vì chúng ta cần phải giúp nhau phát triển.

– Bưởi Đoan Hùng chỉ ngon nhất khi trồng tại khu vực Đoan Hùng, nơi thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp nhất. Vùng Đại Minh, Yên Bình, Yên Bái giáp danh Đoan Hùng có chung đặc điểm khí hậu nên trồng bưởi Đoan Hùng cũng rất ngon, nhưng bà con nên nhớ rằng Yên Bình là một phần của Đoan Hùng trước kia. Thế nên nếu ai nói bưởi Yên Bái ngon thì nhất thiết phải là bưởi vùng Đại Minh, bởi nó chính là Bưởi Đoan Hùng mà ra. Còn lại giống bưởi Đoan Hùng đem trồng ở nơi khác thì chất lượng chắc chắn sẽ không được ngon bằng ở Đoan Hùng vì chất đất có thể cải tạo nhưng khí hậu thì mỗi nơi một khác.

a: Chọng giống: Ngay từ khi trồng, chỉ chọn 2 giống đặc sản là giống bưởi Sửu (Chí Đám) và bưởi Bằng Luân với các tiêu chuẩn: Cây giống xuất vườn phải sạch sâu, bệnh, được sản xuất theo phương pháp ghép hoặc lấy trực tiếp từ các cây bưởi Sửu (Chí Đám) hoặc bưởi Bằng Luân đã được tuyển chọn và công nhận. Không nên sử dụng giống bưởi được sản xuất trong dân, không rõ nguồn gốc. Cây giống xuất vườn phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn qui định. Tuy nhiên cần lưu ý xen giống để thụ phấn chéo như đã nói

b: Làm đất: Đất bằng và đất có độ dốc dưới 4 độ, thiết kế trồng theo băng, theo hàng; nên bố trí trồng nanh sấu. Đất thấp dễ bị úng cần thiết kế hệ thống mương thoát nước đảm bảo tiêu úng kịp thời. Đất đồi thường bị hạn thiết kế trồng theo đường đồng mức, có rãnh giữ nước. Làm đất, đào hố trồng phải làm sớm, phơi đất 20 – 25 ngày, sau đó bón phân lót, lấp hố thước trồng 25-30 ngày để hạn chế nguồn sâu, bệnh hại. Bón đầy đủ phân hữu cơ, vôi bột, NPK cho từng hố trồng.

c: Mật độ trồng: Nên trồng với mật độ 280 – 330 cây/ha để đảm bảo đủ ánh sáng cho cây phát triển, ra lộc đều, hạn chế sâu bệnh.

d: Tưới nước giữ ẩm: Đối với cây mới trồng cần tưới nước đảm bảo giữ ẩm đất thường xuyên. Đối với vườn bưởi kinh doanh có thể tưới vào các tháng 11, 12 và tháng 01 hàng năm. Khi tưới cần tưới ướt đẫm từ gốc đến xung quanh vồng tán; trong suốt cả năm, cần áp dụng các biện pháp giữ ẩm như tủ đất bằng rơm rạ (nhưng cách gốc 0,3 – 0,5 mét) hoặc trồng cây cỏ có hoa để che phủ đất. Vườn cây phải được thoát nước tốt, không ngập úng hoặc đọng nước sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển và gây hại.

e: Bón phân: Đối với vườn bưởi kinh doanh: lượng bón phân chuồng: 15 tấn/ha; Vôi bột: 300 kg/ha; Đạm Urê: 250 kg/ha; Supe lân 450 kg/ha; Kali: 300 kg/ha. Thời gian bón: Tháng 10 – 12, bón cơ bản (sau thu hoạch) gồm 100% hữu cơ + lân + vôi bột; tháng 2, bón thúc cành xuân và đón hoa gồm 60% Urê + 40% Kali; tháng 6 – 7, bón thúc cành thu và tăng trọng quả gồm 40% Urê + 60% Kali. Cách bón: Phân hữu cơ, lân, vôi bột: Đào rãnh quanh vòng tán, rộng 20 – 40 cm, sâu 25 – 40 cm. Trộn đều phân với đất bón vào rãnh sau đó lấp lại và tưới đẫm n­ước; Đạm và Kali rắc quanh tán, xăm nhẹ, tư­ới đẫm nư­ớc, tránh đứt rễ.

2: Các biện pháp sinh học để chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây bưởi Đoan Hùng

a: Chiết suất ký sinh phun trở lại vườn bưởi: Thu thập các cá thể sâu hại bị vi sinh vật ký sinh đem chiết suất và phun trở lại vườn để duy trì liên tục sự có mặt của các loài vi sinh vật ký sinh gây bệnh cho sâu, khống chế sự phát triển gia tăng mật độ và gây hại của chúng. Cứ 10 cá thể ngâm với 01 lít nước trong 24 giờ, pha thành 10 lít, phun 500 lít/ha.

b: Chiết suất ký sinh phun trở lại vườn bưởi: Thu thập các cá thể sâu hại bị vi sinh vật ký sinh đem chiết suất và phun trở lại vườn để duy trì liên tục sự có mặt của các loài vi sinh vật ký sinh gây bệnh cho sâu, khống chế sự phát triển gia tăng mật độ và gây hại của chúng. Cứ 10 cá thể ngâm với 01 lít nước trong 24 giờ, pha thành 10 lít, phun 500 lít/ha.

c: Nuôi thả kiến vàng: Tìm những tổ kiến vàng trên các loại cây khác, dùng túi Nilon bao quanh tổ, ngắt cuống tổ và di chuyển về buộc treo trên cành bư­ởi phía giữa tán. Dùng dây buộc nối giữa các cây, cành tạo đường đi cho kiến. Cho kiến ăn thêm bằng cách treo đầu cá, ruột gà, vịt theo các sợi dây nối để đàn kiến nhanh phục hồi. Nếu cần di chuyển kiến từ vườn bên cạnh thì dùng dây buộc nối từ nơi có tổ kiến về vườn muốn chuyển đến. Sau đó buộc treo đầu cá, ruột gà từng đoạn một trên dây để nhử kiến về.

d: Trồng và để cỏ có hoa trong vườn: Dùng các loại hạt cây cỏ có hoa (cây cứt lợn hoặc họ đậu) rắc khi đất đủ ẩm. Khi cỏ mọc lên tốt cắt dần theo băng đồng thời xới gọn quanh gốc với đư­ờng kính 01 m tạo điều kiện cho các loài thiên địch có nơi trú ẩn và ăn thêm.

3: Biện pháp cơ giới, vật lý khi chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho bưởi Đoan Hùng

a: Cắt tỉa tạo tán: Thời kỳ KTCB cần cắt tỉa tạo hình, cắt bỏ những cành nhỏ, cành không đúng vị trí, cành sâu bệnh, tạo bộ khung cành cấp 1, cấp 2 vững chắc, tán cân đối. Chú ý cắt bỏ kịp thời những chồi gốc dưới mắt ghép. Thời kỳ cho quả, hàng năm cắt tỉa những cành khô, cành bị sâu bệnh, cành gãy, cành vượt, cành phía giữa tán, cành đã cho quả để tạo sự thông thoáng và phân bố đều ánh sáng.

b: Thường xuyên phát hiện, đào bỏ những cây bị bệnh, dùng vợt hoặc bắt giết bằng tay những loài sâu hại có kích thước lớn.

4: Sử dụng thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh cho bưởi Đoan Hùng

a. Đối với sâu vẽ bùa: Sử dụng Dầu khoáng DC-Tron plus 98.8 EC pha ở nồng độ 0,7% phun 800 lít/ha (30 lít/sào) khi lộc xuân ra đều hoặc Polytrin 400 EC pha ở nồng độ 0,1%, phun 800 lít/ha (30 lít/sào) khi có trên 10% lá hại để phòng trừ.

b. Nhện đỏ, rệp sáp: Sử dụng Dầu khoáng DC-Tron plus 98.8 EC pha ở nồng độ 0,7% phun 800 lít/ha (30 lít/sào) khi có trên 10% lá hại để phòng trừ.

d. Sâu xanh bướm phượng: Dùng thuốc sinh học V-BT hoặc nước chiết xuất nấm ký sinh từ các cá thể bị ký sinh phun trở lại vườn.

e. Bệnh chảy gôm: Cắt bỏ những cành bị bệnh nặng, cạo sạch vỏ xung quanh vết bệnh, dùng Aliette 80WP pha 3g/01lít hoặc Ridomil MZ 72 WP pha 30g/01lít quét đẫm lên vết bệnh khi bệnh mới xuất hiện.

f. Rầy chổng cánh: Dùng dầu khoáng DC-Tron plus 98.8 EC phun vào lúc cây chớm ra lộc với nồng độ 70 ml dầu trong 10 lít nước, bắt đầu phun khi búp lộc đầu tiên hé mở, sau đó phun 5 – 14 ngày /1lần cho đến khi đa số lộc đạt chiều dài 10 mm.

5 Thu hoạch và bảo quản bưởi Đoan Hùng

Khi trái bưởi chín vàng, quả căng tròn, mọng nước dùng kéo sắc cắt sát cuống quả, sau đó bôi vôi vào cuống quả, phân loại quả. Để bưởi nơi kín gió, khô ráo có thể bảo quản được từ 3 – 4 tháng. Tuy vỏ quả héo nhăn nheo nhưng tôm bưởi vẫn căng mọng nước, không gạo, không nát, độ ngọt và mùi càng đậm đà. Nếu gốc bưởi đã già (trên 40 năm tuổi) thời gian để lên đến 6 tháng mà không bị khô.

Kỹ Thuật Trồng Bưởi Đoan Hùng Cho Quả Sai, Mọng Nước

Bưởi Đoan Hùng được đánh giá là giống bưởi ngon nhất trong các loại bưởi. Chính vì thế, nhiều người đã trồng loại bưởi này để ăn hoặc để kinh doanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết kỹ thuật để trồng bưởi Đoan Hùng sao cho sai quả, mọng nước.

Nguồn gốc, đặc điểm của bưởi Đoan Hùng

Bưởi Đoan Hùng là loại bưởi nổi tiếng ở Phú Thọ, được trồng nhiều tại các xã Đông Khê, Bằng Luân, Nghinh Xuyên, Hùng Quan, Quế Lâm, Phương Trung, Minh Lương, Vân Du, Chí Đám, thuộc huyện Đoan Hùng, Phú Thọ. Bưởi Đoan Hùng có 2 giống bưởi ngon nhất, đó là bưởi Bằng Luân và bưởi Sửu Chí Đám. Trong đó:

Bưởi Bằng Luân có dạng lá nhỏ, quả nhỏ có hình cầu dẹt hoặc dạng hình lá to, quả to, tròn đều. Khi chín có màu vàng rơm, màu thịt quả trắng, trục quả đặc, dễ tách múi, tép mềm mọng nước có màu trắng xanh, ngọt đậm, vị thơm.

Bưởi Sửu Chí Đám phát triển phù hợp trên đất phù sa sông Lô, sau 5 năm trồng cho quả có chất lượng tốt, cây 15 tuổi có năng suất từ 100 – 150 quả, bảo quản sau 5 – 6 tháng vẫn giữ được chất lượng tốt. Hương vị của bưởi Sửu Chí Đám cũng ngon không kém gì bưởi Bằng Luân.

Yếu tố quyết định đến chất lượng của bưởi Đoan Hùng

Bưởi Đoan Hùng được mệnh danh là “quả tiến vua” bởi lẽ bưởi có vị thanh, thơm và mọng nước. Theo những người trồng bưởi Đoan Hùng thì để có được những quả bưởi ngon, người ta không trồng trên đất đồng bằng mà trồng ở trên đồi. Không những thế, những quả bưởi được hái từ cây có tuổi đời nhỏ hơn 10 năm thường không ngon và không được đánh giá cao như quả từ cây đã trồng được 14 đến 15 năm.

Ngoài những yếu tố ảnh hưởng đến việc trồng được những quả bưởi Đoan Hùng ngon thì kỹ thuật trồng bưởi Đoan Hùng cũng là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng của quả.

Kỹ thuật trồng bưởi Đoan Hùng

Chuẩn bị trồng

Chọn giống

Người trồng nên chọn cây bưởi Đoan Hùng trồng cành ghép vào gốc bưởi nở từ hạt vì nó có tuổi thọ lâu hơn bưởi triết cành. Việc cây có tuổi thọ lâu hơn, quả sẽ có giá trị hơn vì giống bưởi Đoan Hùng quý ở chỗ, gốc bưởi càng lâu ăn càng ngon.

Bạn chỉ nên chọn 2 giống bưởi là bưởi Sửu (Chí Đám) và bưởi Bằng Luân với các tiêu chuẩn:

Cây giống xuất vườn phải sạch sâu, bệnh.

Được sản xuất theo phương pháp ghép hoặc lấy trực tiếp từ các cây bưởi Sửu (Chí Đám) hoặc bưởi Bằng Luân đã được tuyển chọn và công nhận.

Không nên sử dụng giống bưởi được sản xuất trong vườn nhà dân, không rõ nguồn gốc. Cây giống xuất vườn phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy định.

Làm đất

Việc làm đất có ảnh hưởng rất quan trọng đến việc trồng bưởi. Để quả bưởi có chất lượng, bạn cần chuẩn bị đất bằng và có độ dốc dưới 4 độ, thiết kế trồng theo băng, theo hàng; nên bố trí trồng nanh sâu. Nếu trồng trong đất thấp sẽ dễ bị úng nên cần thiết kế hệ thống mương thoát nước đảm bảo tiêu úng kịp thời.

Khi làm đất, đào hố trồng phải làm sớm, phơi đất 20 – 25 ngày sau đó bón phân lót, lấp hố thước trồng 25 – 30 ngày để hạn chế nguồn sâu, bệnh hại. Bón đầy đủ phân hữu cơ, vôi bột, NPK cho từng hố trồng.

Đào hố

Đối với những loại đất khác nhau, việc đào hố để trồng cây cũng có độ nông, sâu khác nhau:

Đất phù sa hố đào (60cm x 60cm x 60cm). Nếu nền đất thấp trũng khó thoát nước có thể đắp ụ hoăc lên luống cao.

Đất đồi hố đào 80cm x 80cm x 80cm trồng theo kiểu lanh sấu (so le).

Bón lót

Tuỳ thuộc vào độ phì nhiêu của đất mà lượng phân bón lót là khác nhau. Có thể bón các loại phân sau:

Phân bón hữu cơ Đồng Tâm xanh: 15 – 20kg.

Phân lân (supelân) 1kg, Kali sunfat 0,5kg.

Vôi bột 1kg.

Phần đất mặt được trộn đều với phân và cho xuống đáy hố, phần đất còn lại để trên mặt hố, gốc cao hơn mặt vườn từ 10 – 20 cm (việc đào hố, bón lót phải được tiến hành trước khi trồng từ 1 – 2 tháng).

Tiến hành trồng

Rạch bỏ bầu ni lông, đặt cây vào hố lấp đất ngập bầu khoảng 2 – 3 cm.

Lèn chặt đất xung quanh bầu , tạo mặt lõm từ 3 – 5cm xung quanh gốc để tưới.

Cắm cọc và buộc dây mềm để cố định cây, tưới nước và phủ cỏ khô hoặc rơm rạ để giữ ẩm cho cây.

Mật độ trồng: nên trồng với mật độ 280 – 330 cây/ha để đảm bảo đủ ánh sáng cho cây phát triển, ra lộc đều, hạn chế sâu bệnh.

Chăm sóc cây sau khi trồng

Tưới nước giữ ẩm

Đối với cây bưởi mới trồng cần tưới nước, đảm bảo giữ ẩm đất thường xuyên. Đối với vườn bưởi kinh doanh có thể tưới vào các tháng 11, 12 và tháng 1 hàng năm. Khi tưới cần tưới ướt đẫm từ gốc đến xung quanh vòng tán; trong suốt cả năm, cần áp dụng các biện pháp giữ ẩm như tủ đất bằng rơm rạ (cách gốc 0,3 – 0,5m) hoặc trồng cây cỏ có hoa để che phủ đất. Vườn cây phải được thoát nước tốt, không ngập úng hoặc đọng nước sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển và gây hại.

Bón phân

Khi cây bưởi chưa có quả, trước mỗi đợt lộc bạn bón một lần (3 đợt lộc vào mùa xuân, hè, thu). Khi cây có quả thì bạn tiến hành bón 4 đợt/ năm.

Thời kỳ sau thu hoạch quả bón phân hữu cơ + lân 100%, đạm 20% vôi 100%.

Thời kỳ chuẩn bị ra hoa bón đạm, kali, ZinC.

Thời kỳ hạn chế dụng quả giúp quả lớn nhanh bón đạm, kali, boron. Thời kỳ trước thu hoạch 1 tháng bón kali, sugar…

Lượng bón phân chuồng: 15 tấn/ha

Vôi bột: 300 kg/ha

Đạm Urê: 250 kg/ha

Supe lân 450 kg/ha

Kali: 300 kg/ha.

Thời gian bón: tháng 10 – 12, bón cơ bản (sau thu hoạch) gồm 100% hữu cơ + lân + vôi bột; tháng 2, bón thúc cành xuân và đón hoa gồm 60% Urê + 40% Kali; tháng 6 – 7, bón thúc cành thu và tăng trọng quả gồm 40% Urê + 60% Kali.

Cách bón: phân hữu cơ, lân, vôi bột: đào rãnh quanh vòng tán, rộng 20 – 40 cm, sâu 25 – 40 cm. Trộn đều phân với đất bón vào rãnh sau đó lấp lại và tưới đẫm nước; Đạm và Kali rắc quanh tán, xăm nhẹ, tư­ới đẫm nước, tránh đứt rễ.

Thúc đợt 2: giúp chống rụng quả sinh lý vào tháng 4. Tỉ lệ bón phân như sau: đạm ure 30%, kali 30%.

Thúc đợt 3: thời gian là vào tháng 8 giúp tăng chất lượng quả. Tỉ lệ bón phân như sau: 50% kali + 20% đạm. Lưu ý chỉ bón phân khoáng khi độ ẩm đất đạt 70 – 80% (sau cơn mưa hoặc tưới ẩm), vị trí bón phân theo hình chiếu của tán cây.

Tỉa cành, tạo tán

Thực hiện ngay trong hai năm đầu sau khi trồng, từ tháng 2 đến hết tháng 3.

Cắt ngọn thân chính ở độ cao từ 60 – 80 cm.

Giữ lại 3 – 4 mầm khoẻ (cành cấp 1) phân bố đều xung quanh để tạo bộ khung chính vững chắc cho cây.

Đốn duy trì hàng năm sau khi thu hoạch quả (tháng 2) và tháng 6.

Cắt bỏ cành la, cành tăm hương, cành bị sâu bệnh, cành tược làm cho tán cây thông thoáng giảm sâu bệnh hại.

Tưới nước, làm cỏ

Bưởi Đoan Hùng cần độ ẩm 70 – 80%, nhất là khi ra hoa vào tháng 2, tháng 3 âm lịch, các tháng còn lại chỉ cần độ ẩm 60 – 65% để tăng độ ngọt của quả, nếu đất trũng cần có rãnh tiêu nước đọng. Thường xuyên xới gốc, làm cỏ để góc bưởi được thông thoáng, không bị cỏ cạnh tranh dinh dưỡng.

Sử dụng thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh cho bưởi Đoan Hùng

Đối với những loại sâu bệnh khác nhau cần sử dụng đúng thuốc để tiêu diệt tận gốc, phòng ngừa việc sâu làm hại đến sự tăng trưởng và phát triển của cây.

Đối với sâu vẽ bùa: Sử dụng Dầu khoáng DC-Tron plus 98.8 EC pha ở nồng độ 0,7% phun 800 lít/ha (30 lít/sào) khi lộc xuân ra đều hoặc Polytrin 400 EC pha ở nồng độ 0,1%, phun 800 lít/ha (30 lít/sào) khi có trên 10% lá hại để phòng trừ.

Nhện đỏ, rệp sáp: Sử dụng Dầu khoáng DC-Tron plus 98.8 EC pha ở nồng độ 0,7% phun 800 lít/ha (30 lít/sào) khi có trên 10% lá hại để phòng trừ.

Sâu xanh bướm phượng: Dùng thuốc sinh học V-BT hoặc nước chiết xuất nấm ký sinh từ các cá thể bị ký sinh phun trở lại vườn.

Bệnh chảy gôm: Cắt bỏ những cành bị bệnh nặng, cạo sạch vỏ xung quanh vết bệnh, dùng Aliette 80WP pha 3g/01lít hoặc Ridomil MZ 72 WP pha 30g/01lít quét đẫm lên vết bệnh khi bệnh mới xuất hiện.

Rầy chổng cánh: Dùng dầu khoáng DC-Tron plus 98.8 EC phun vào lúc cây chớm ra lộc với nồng độ 70 ml dầu trong 10 lít nước, bắt đầu phun khi búp lộc đầu tiên hé mở, sau đó phun 5 – 14 ngày /1lần cho đến khi đa số lộc đạt chiều dài 10 mm.

Thu hoạch, bảo quản

Mùa thu hoạch bưởi Đoan Hùng là vào 15/1 đến 25/1, khi đó, bưởi chín vàng, quả căng tròn, mọng nước dùng kéo sắc cắt sát cuống quả, sau đó bôi vôi vào cuống quả, loại bỏ quả bị sâu bệnh. Để bưởi nơi kín gió, khô ráo có thể bảo quản được từ 3 – 4 tháng. Tuy vỏ quả héo nhăn nheo nhưng tôm bưởi vẫn căng mọng nước, không gạo, không nát, độ ngọt và mùi càng đậm đà.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Các Giống Bưởi Ở Đoan Hùng trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!