Cập nhật nội dung chi tiết về Bón Phân Qua Lá: Những Điều Bạn Nên Biết mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Phương Pháp Bón Phân Qua Lá
Bón phân qua lá bổ sung thêm thức ăn đặc biệt là vi lượng để kích thích cho cây trồng ra lá, ra hoa nhanh hơn. Phân bón lót có tác dụng với rau, cây ăn quả, hoa hơn so với ở trên cây hoa lan, loài sống phụ sinh
Theo các nhà khoa học, bón phân qua lá thậm chí còn tốt cho cây hơn là bón qua rễ, bởi đây là cách nhanh nhất mà chất dĩnh dưỡng được cây hấp thụ.
Những ưu điểm khi bón phân qua lá
Khi bón qua lá, chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng qua hệ thống khí khổng ở bề mặt lá. Theo số liệu đã được công bố, hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng qua lá đạt tới 95%. Trong khi đó, bón qua đất, cây chỉ sử dụng được 45-50% chất dinh dưỡng. Sở dĩ như vậy là vì tổng diện tích bề mặt các lá trên một cây rộng gấp 15-20 lần diện tích đất được che phủ bởi cành và lá, nghĩa là diện tích hấp thụ chất dinh dưỡng của lá rộng hơn rất nhiều so với diện tích đất trồng của một cây. Qua khí khổng, các chất dinh dưỡng được dẫn đến các tế bào, mô cây để sử dụng.
Trong thành phần chất dinh dưỡng của phân bón lá ngoài các nguyên tố đa lượng như đạm, lân, kali còn có các nguyên tố trung lượng và vi lượng như Fe, Zn, Cu, Mg,… các nguyên tố này tuy có hàm lượng ít nhưng lại giữ vai trò rất quan trọng vì trong môi trường đất thường thiếu hoặc không có. Do đó, khi bổ sung các chất này trực tiếp qua lá sẽ giúp đáp ứng đủ nhu cầu và cân đối dinh dưỡng cho cây nên tạo điều kiện cho cây phát triển đầy đủ trong từng giai đoạn sinh trưởng. Phân bón lá có tác dụng đặc biệt trong những trường hợp cần bổ sung khẩn cấp chất dinh dưỡng đạm, lân, kali hay các nguyên tố trung, vi lượng.
Trong thành phần của phân bón lá còn tăng cường điều hòa sinh trưởng, tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất kích thích đâm chồi, đẻ nhánh, ra hoa, đậu trái, giảm hiện tượng rụng trái non, trái to đẹp, phẩm chất ngon và tăng cường khả năng đề kháng chống chịu sâu bệnh.
Phân bón là thức ăn của cây trồng, thiếu phân cây không thể sinh trưởng và cho năng suất, phẩm chất cao. Phân bón có vai trò rất quan trọng trong việc thâm canh tăng năng suất, bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
Mời bạn xem video clip:
https://www.youtube.com/watch?v=SMufLl5yJB4
Cây hút thức ăn nhờ gì?
Nhờ bộ rễ: Không phải toàn bộ các phần của rễ đều hút dinh dưỡng mà là nhờ miền lông hút rất nhỏ trên rễ tơ. Từ một rễ cái, bộ rễ được phân nhánh rất nhiều cấp, nhờ vậy tổng cộng diện tích hút dinh dưỡng từ đất của cây rất lớn. Rễ hút nước trong đất và một số nguyên tố hòa tan trong dung dịch đất như: đạm, lân, kali, lưu huỳnh, manhê, canxi và các nguyên tố vi lượng khác, bộ rễ là cơ quan chính lấy thức ăn cho cây.
Nhờ bộ lá: Bộ lá và các bộ phận khác trên mặt đất, kể cả vỏ cây cũng có thể hấp thu trực tiếp các dưỡng chất. Ở trên lá có rất nhiều lỗ nhỏ (khí khổng). Khí khổng là nơi hấp thụ các chất dinh dưỡng bằng con đường phun qua lá. Trên cây một lá mầm (đơn tử diệp) khí khổng thường phân bố cả 2 mặt lá, thậm chí mặt trên lá nhiều hơn mặt dưới lá như: Lúa , lúa mì…, trên cây ăn trái (cây thân gỗ) khí khổng thường tập trung nhiều ở mặt dưới lá. Khi dùng phân bón lá phải theo đặc điểm cây trồng và đúng hướng dẫn thì lá cây mới hấp thụ cao được.
Khi nào bắt buộc phải bón phân qua lá:
Rễ còn đầy đủ nhưng cây không hấp thu được dinh dưỡng. Nguyên nhân là do: Chất dinh dưỡng bị bất động hóa do các vi sinh vật; Chất dinh dưỡng bị cố định do môi trường đất và các chất hữu cơ; Sự nhiễm mặn (độ EC quá cao sẽ giới hạn khả năng hấp thụ nước của rễ cây); Sự bất động liên hệ tới độ pH (sự oxy hóa kim loại ở độ pH cao hoặc sự bất động của Mo ở pH thấp); Sự bất cân đối dinh dưỡng trong đất (sự đối kháng giữa các ion như K và Ca); Thiếu oxy (đất ngập nước); Sự hoạt động của rễ thấp (nhiệt độ thấp quanh vùng rễ trong thời kỳ ra hoa và đậu trái); Thiếu nước để các chất dinh dưỡng ngấm vào (khô hạn).
Rễ bị tổn thương hoặc không còn do côn trùng, nấm bệnh tấn công hoặc tổn thương cơ học (do xới xáo khi chăm bón làm đứt rễ).
Rễ vẫn hấp thu nhưng cây đang cần một lượng lớn chất dinh dưỡng vào thời kỳ ra hoa, kết trái. Muốn cây tăng năng suất, phải phun thêm qua lá.
Bón phân qua lá cũng có thể được chỉ định khi nhu cầu tập trung dinh dưỡng vào các vị trí chuyên biệt bên trong cây vượt quá khả năng phân phối dinh dưỡng bên trong cây.
Khả năng cơ động các nguyên tố bên trong cây cũng có thể bị hạn chế nếu hoa phát triển trước lá và do đó dẫn đến tình trạng hạn chế sự chuyển dịch dinh dưỡng trong các mô mao dẫn.
Trong các thời kỳ hạn hán hoặc ẩm độ không khí cao cũng có thể hạn chế sự chuyển vận trong các mạch mao dẫn và ngăn cản sự phân phối các dưỡng chất bất động bởi các mô libe.
Đăng Ký Thư Tuần Farmvina:
Phân Bón Qua Lá Và Những Điều Bạn Cần Biết Trước Khi Sử Dụng
Phân bón là là loại phân bón chứa nhiều chất dinh dưỡng được hòa tan trong nước rồi tiến hành phun lên cây để cây trồng hấp thụ. Bên cạnh đó các thành phần dinh dưỡng trong phân bón lá có chứa rất nhiều yếu tố vi lượng có tác dụng kích thích giúp cây trồng ra lá, ra hoa, phát triển mạnh và chống chịu được với sâu bệnh.
Về cơ bản có những loại phân bón lá như: Phân bón lá chứa các loại phân đơn như: N, P, K, Zn, Cu…; phân bón lá bổ sung các chất kích thích như enzym, phitohoocmon để cây sinh trưởng phát triển đạt năng suất cao hơn.
Phân bón lá hỗn hợp bao gồm các chất dinh dưỡng vi, trung, đ lượng ở dạng hòa tan trong nước.
Phân bón lá ra đời sau phân bón qua rễ nhưng chúng nhanh chóng chiếm được sự tin tưởng của người dùng, sở hữu những ưu điểm nổi bật như:
Hiệu suất hấp thụ chất dinh dưỡng trên phân bón là là cao hơn các loại phân bón khác lên đến 95%, trong khi đó các loại phân bón khác chỉ từ 45 đến 50% chất dinh dưỡng.
Bón phân qua lá giúp bổ sung nhanh các chất dinh dưỡng cho cây, đảm bảo cung cấp toàn diện các chất dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
Phân bón lá vừa cung cấp đầy đủ các nguyên tố vi lượng, trung lượng, đa lượng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của cây.
Trong phân bón lá còn chứa các thành phần giúp thúc đẩy nhanh quá trình đâm chồi, ra hoa, kết trái, hạn chế tình trạng rụng trái non, đem lại những quả ngon, ngọt đẹp và tăng sức đề kháng cho cây.
Những trường hợp bắt buộc phải sử dụng phân bón lá
Khi rễ cây không hấp thụ được chất dinh dưỡng do bị nhiễm mặn, ảnh hưởng của PH, cây mới di chuyển nơi trồng, rễ cây bị tổn thương do côn trùng, sâu bệnh tấn công.
Vào thời kỳ cây ra hoa, kết trái, rễ hấp thụ chất dinh dưỡng cần phải yêu câu mức bổ sung chất dinh dưỡng lớn hơn, cần phải cung cấp phân bón lá đề tăng năng suất.
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc bón phân qua lá
Giống cây trồng, đối với những giống cây trồng khác nhau mức độ hấp thụ chât dinh dưỡng, tủy theo loại cây minh đang trồng mà người nông dân cần phải lựa chọn phương pháp bón phân cho phù hợp.
Độ non già của lá cây, lá cây càng già mức hấp thụ chât dinh dưỡng càng giảm và ngược lại.
Đặc điểm bề mặt của lá, mỗi lá cây khác nhau, bề mặt lá khác nhau, điều này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ hấp thu chất dinh dưỡng của lá.
Mức độ thiếu chất dinh dưỡng của cây, cây sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng nhanh hơn khi đang thiếu chất và khi cây thừa chất tốc độ sẽ ngược lại.
Những Điều Bạn Nên Biết Về Cách Bón Phân Cho Cây Cảnh
Phân bón là “thức ăn” con người bổ sung cho cây trồng. Nhờ vào việc hấp thụ các chất dinh dưỡng từ phân bón mà cây có thể sinh trưởng tốt. Tuy nhiên, c ách bón phân cho cây cảnh để cây phát triển khỏe mạnh thì không phải ai cũng biết.
Tinhdoanvinhphuc.com gửi đến bạn một số kinh nghiệm về cách bón phân cho cây cảnh sau đây:
Một số loại phân bón thường dùng
Nguyên tắc bón phân hợp lý: bón đúng liều lượng, đúng thời kỳ, đúng chủng loại, đúng tỷ lệ, phù hợp với đất và cây.
Cách bón phân cho cây cảnh đúng liều lượng, đúng thời kỳ
Tất cả các loại cây cảnh đều cần dinh dưỡng trong suốt quá trình sinh trưởng. Tuy nhiên, lượng dinh dưỡng hấp thụ cũng tùy vào từng thời điểm nên có sự khác nhau. Bón đúng liều lượng vào đúng thời điểm không những phát huy được hiệu quả của phân bón mà cây cảnh cũng phát triển tốt.
Bón đúng chủng loại, đúng tỷ lệ
Như đã cung cấp ở trên, có rất nhiều loại phân bón. Mỗi loại phân đều có những đặc điểm và tác dụng riêng của nó.
Thường loại phân bón tốt nhất cho cây đó là phân hữu cơ, ở các nhà vườn các loại phân chuồng, phân xanh được ủ qua 2 lần một lần ủ hoai và một lần phơi nắng. Đây là loại phân tốt nhất cho cây trồng vì có chứa nhiều vi sinh vật có ích cho cây cảnh.
Nếu sử dụng phân vô cơ để bón cho cây cảnh cần chú ý liều lượng.
Nitơ cần cho cành lá, Phốt pho cần cho rễ, Kali cần cho hoa. Tùy vào mục đích mà bạn nên chọn tỉ lệ các thành phần thích hợp cho cây cảnh của mình. Điều này sẽ giúp bạn chọn được tỷ lệ phân bón phù hợp với nhu cầu của mình. Ví dụ, bạn có thể dùng phân NPK 20 20 20 (tức Nitơ = 20, Phốt pho = 20, Kali = 20) sẽ giúp cây phát triển đều ở cành lá, rễ và hoa.
Cây cảnh trồng ra hoa cần chú ý lượng khoáng. Để cây phát triển khỏe mạnh bạn cũng nên chú ý đến bổ sung bón phân lá.
Đối với cây kiểng (chỉ có cành lá) chỉ nên bón lượng vừa đủ. Không nên bón nhiều như cây cảnh trồng ra hoa, như vậy cây sẽ mất dáng.
Mùa xuân hè cây sinh trưởng nhanh có thể bón nhiều phân, 1-2 tuần bón 1 lần.
Mùa thu cây sinh trưởng chậm nên bón ít, 2-3 tuần bón 1 lần.
Sang mùa đông thì không cần bón phân.
Nên bón phân vào lúc chiều tối. Trước khi tưới nước phân hoặc bón bạn nên xới qua đất quanh gốc cây, làm vậy sẽ giúp cho chất dinh dưỡng thấm sâu vào rễ.
Cách bón phân cho cây cảnh
Có nhiều phương pháp bón phân nhưng có 3 cách bón phân cho cây cảnh chính: bón trên bề mặt, bón cho đất và phun lá.
Đối với cách bón trên bề mặt, bạn nên dùng tay để phân được rải đều để các chất dinh dưỡng được phân bổ đều. Nếu sử dụng phân bón hữu cơ bạn nên lấp đất lên hoặc trộn đều với đất bề mặt.
Đối với cách bón phân cho đất, bạn có thể đục lỗ, sau đó cho phân vào rồi tưới nước để phân nhanh hòa tan vào đất.
Đối với phun lá thì bạn nên chú ý lượng nước để dung dịch phun tiếp xúc đều các tán lá. Trước khi tưới, cần làm ẩm và tơi đất, tạo điều kiện cho cây hấp thụ.
Trong quá trình học hỏi và tổng hợp, tinhdoanvinhphuc được rất nhiều người chia sẻ kinh nghiệm về cách bón phân cho cây cảnh đạt hiệu quả cao như sau : ” 4 nhiều, 4 ít, 4 không, 3 kỵ”.
4 NHIỀU: Tức là bón nhiều phân:
4 ÍT: bón ít phân khi:
4 KHÔNG: không bón phân khi:
kỵ bón phân đặc
Kỵ phân nóng, tránh bón vào buổi trưa hè lúc nhiệt độ đất cao
Kỵ phân dính rễ, tránh khi trồng đem rễ cây hoa trực tiếp tiếp xúc với đáy chậu cồ phân lót, phải cách ly một lớp đất.
Bên cạnh cách bón phân cho cây cảnh, các bạn cũng nên chú ý đến các yếu tố như cách tưới nước, nhiệt độ thích hợp, đất trồng để cây có thể phát triển toàn diện.
Phân Bón Cho Hoa Hồng Và Những Điêu Bạn “Nên Biết”
Cây hoa hồng hấp thụ chất dinh dưỡng qua đâu?
Không phải hoàn toàn các phần của rễ đều hút chất dinh dưỡng mà là nhờ miền lông hút rất nhỏ trên rễ tơ. Từ một rễ cái, bộ rễ được phân chia nhánh thành rất nhiều cấp, vì vậy nên tổng diện tích hút chất dinh dưỡng từ đất của cây là rất lớn.
Rễ hút nước ở trong đất và một số nguyên tố hòa tan trong dung dịch đất như: lân, đạm, kali, manhê, canxi, lưu huỳnh và các nguyên tố vi lượng khác, cơ quan chính lấy thức ăn cho cây chính là bộ rễ.
Những bộ phận có thể hấp thu trực tiếp các dưỡng chất là bộ lá và các bộ phận khác trên mặt đất, kể cả là vỏ cây. Ở trên mặt lá có rất nhiều những lỗ nhỏ (khí khổng). Khí khổng là nơi hấp thụ các chất dinh dưỡng bằng cách phun qua lá.
Trên những cây có một lá mầm (đơn tử diệp) khí khổng thường phân bố ở cả 2 mặt lá, thậm chí mặt trên lá phân bố nhiều hơn mặt dưới lá như: lúa, lúa mì…; ngược lại trên những cây ăn trái (cây thân gỗ) khí khổng thường tập chung chủ yếu ở mặt dưới lá.
Khi sử dụng phân bón lá phải tùy theo đặc điểm cây trồng và đúng hướng dẫn thì lá cây mới hấp thụ nhiều được.
Đa lượng:Lân (P), Đạm (N), kali (K)
Trung lượng:Lưu huỳnh (S), Canxi (Ca), magiê (Mg)…
Vi Lượng: Kẽm (Zn), Sắt(Fe), mangan (Mn), đồng (Cu), molypden (Mo), bo (B), clo (Cl)
Tất cả những nguyên tố trên đều là những nguyên tố rất cần thiết cho cây, một chế độ bón phân và được áp dụng nhiều nhất là phải đầy đủ và cân bằng tất cả các yếu tố nêu trên.
Lợi ích từ việc bón phân cho hoa hồng nhà bạn là gì?
Bón phân cho hồng ngoài việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây, nó còn đảm bảo sự phát triển ổn định, cân đối của cây hồng.
Nhưng nếu chỉ hiểu đơn giản như vậy thì chưa đầy đủ tác dụng và vai trò của việc bón phân. Vậy như thế nào là đúng và đủ?
Phân giải dinh dưỡng và cung cấp các chất dinh dưỡng khó tan thành dạng dễ tan cho cây hoa hồng: đây là vai trò đầu tiên trong việc bón phân, cần đảm bảo có đầy đủ các nguyên tố vi lượng, đa trung để cây khỏe mạnh, cành hoa hồng cứng cáp, không bị giòn, màu sắc hoa rực rỡ và bền hơn.
Cải tạo và phục hồi chức năng của đất trồng, tăng độ phì nhiêu cho đất trồng: sau khi cây hút chất dinh dưỡng của đất thường để lại hậu quả là đất bạc màu, giảm độ phì nhiêu và các đặc tính của giá thể hoặc đất trồng hoa hồng.
Cần trả lại đặc tính sinh – lý – hóa cho đất, phục hồi giá thể trồng hoa hồng và hệ đệm sinh học cho đất.
Tăng cường hiệu quả sử dụng phân bón, tăng lợi nhuận, tiết kiệm chi phí: phân bón phải chứa các vi sinh vật có lợi cho đất trồng, các Fulvic và Acid Humic, kích thích cho sự phát triển của hệ rễ để giúp cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, giảm mất mát phân bón.
Ngoài ra, Fulvic và Acid Humic còn tăng sức đề kháng cho cây với sâu bệnh và các yếu tố môi trường bất lợi như rét, hạn, nóng, úng.
An toàn, thân thiện với môi trường và người sử dụng: hiện nay các sản phẩm phân bón luôn đề cao vấn đề này hàng đầu, vì vậy bạn cần ưu tiên lựa chọn những dòng sản phẩm hữu cơ – organic. Khi bạn lỡ tay bón quá liều lượng cũng không xảy ra tình trạng sốc phân, cháy cây.
Phân vô cơ (tên gọi khác là phân hóa học):Phân vô cơ hay còn gọi là phân hóa học là các loại phân có chứa yếu tố dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng (vô cơ) thu được từ các quá trình hóa học, vật lý.
Phân đơn:Phân đạm Ure, Phân lân, phân đơn kali…
Phân tổng hợp:phân N – P – K
Phân hữu cơ:Là loại phân chứa các chất dinh dưỡng dưới dạng những hợp chất hữu cơ như: phân xanh, phân than bùn, phân chuồng, phụ phế phẩm nông nghiệp, phân rác…
Phân chuồng
Hữu cơ vi sinh
Phân vi sinh:Là loại chế phẩm phân bón được sản xuất bằng cách sử dụng các loại vi sinh vật hữu ích cấy vào môi trường là chất hữu cơ (như bột than bùn).
Phân bón lá:sử dụng để bón thúc trong thời kì cần thiết, bạn thực hiện bằng cách pha vào nước và phun đều lên toàn bộ cây.
Và theo chúng tôi thì không sử dụng một loại phân nào mà tốt hẳn, nên sử dụng phối hợp tất cả các loại phân trên để tạo ra hiệu quả cao nhất.
1, Bón phân cho vườn hoa hồng cắt cành
Bón thúc, bón lót sau mỗi đợt thu hoạch. Sử dụng các loại thuốc trừ kiến, sùng và mối vào hố trước khi tiến hành trồng.
Thực hiện bón lót trước khi trồng mới 7 tới 10 ngày, nếu muốn trồng nhanh, bạn phải bón trước khi trồng ít nhất là 3 ngày.
Lượng phân lót cho 1ha đất: 30 tấn tro trấu +30 tấn phân chuồng (phân trùn quế 15 tới 20 tấn) + 300 tới 400 kg phân super lân và khoảng từ 300 đến 400kg phân KCl.
Nếu đất của bạn bị chua bạn có thể sử dụng thêm 300 đến 400kg vôi bột để bón, tùy thuộc vào độ chua của đất mà bạn điều chỉnh lượng vôi cho phù hợp. Trộn đều hỗn hợp lượng phân trên trong hố trước khi trồng cây con.
Bón thúc: thực hiện bón thúc theo định kỳ 15 đến 20 ngày/lần với liều lượng từ 400 tới 600kg NPK kết hợp làm cỏ, vun xới. Sau mỗi lứa hoa cần cắt, tỉa cành và bón bổ sung 5 tới 10 tấn phân trùn quế. Bắt đầu từ năm thứ 2 trở đi, vào đầu mỗi chu kỳ bón 40 đến 50 tấn phân trùn quế.
2, Bón phân cho hoa hồng trong chậu
Bón phân cho hồng trong chậu nên bón tùy vào lượng đất, kích thước của cây nằm trong chậu. Tạo rãnh khoảng 3 tới 5 cm xung quanh tạo thành chậu để rải phân, lấp đất, tưới nước cho cây. Cây con rất dễ bị nhiễm bệnh nếu chúng bị đứt rễ, vì thế bạn nên cẩn thận và tránh làm đứt rễ cây.
Sau khi trồng từ 3 đến 5 ngày thì lấy phân trùn quế trộn với phân bón lá, hòa tan tưới vào gốc để giúp cây phát triển bộ rễ khỏe khắn, hoa ra với những màu sắc rực rỡ.
Khi cây bắt đầu vào thời kì ra rễ (sau khoảng 10 đến 15 ngày trồng), ta tiến hành hòa loãng phân NPK theo tỷ lệ 20-20-15 để tưới cho cây. Liều lượng phù hợp: từ 50 đến 100gr/cho 10 đến 15 lít nước, sau khoảng 20 tới 30 ngày thì bổ sung 1 lần.
Khi cây hồng lớn, trưởng thành thì tăng liều lượng phân bón nhưng ngày tưới dãn cách xa hơn.
Sau khoảng 3 tới 5 tháng trồng hồng, khi thấy hầu hết các lá hồng chuyển sang màu vàng nhạt, chúng giống như héo úa và rụng dần. Đồng thời cây rất ít khi đâm tược non, hoặc tược non nếu mọc thì rất ốm yếu.
Lúc này cần tiến hành thay 1/3 đến 1/2 lượng đất cũ trong chậu và phải bổ sung thêm phân hữu cơ – organic – phân trùn quế, với liều lượng mỗi lần từ 1 đến 2 kg/chậu. Phải lấy đất quanh chậu và phía trên, cẩn thận, không làm đứt rễ. Tiến hành tưới nước ngay sau khi thay đất.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bón Phân Qua Lá: Những Điều Bạn Nên Biết trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!