Cập nhật nội dung chi tiết về Bón Phân Giảm Chi Phí Cho Lúa Hè Thu mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(Nguồn: NTNN) Trong 3 vụ lúa hàng năm ở ĐBSCL, vụ lúa Hè Thu thường có lợi nhuận thấp nhất do chi phí cao mà năng suất lại thấp. Kết hợp với các điều kiện ngoại cảnh thường không thuận lợi như mưa nhiều, lúa khó bán và giá thấp, lúa Hè Thu sản xuất ngay sau vụ Đông Xuân nên thường bị ngộ độc hữu cơ giai đoạn sớm và đất bị xì phèn làm cho lúa xấu. Vì vậy, để giảm chi phí và tăng năng suất cho lúa thì biện pháp làm đất và bón phân là rất quan trọng.
Về làm đất: Đất được chuẩn bị sau khi thu hoạch vụ Đông Xuân phải cày, xới (bà con không nên đốt đồng, sạ chay vì nhiều tác hại và lắm cỏ dại, năng suất thấp) và nếu có thể cho đất nghỉ càng lâu càng tốt nhằm hoai mục rơm rạ và giảm ngộ độc hữu cơ cho lúa.
Khi làm đất có thể cày hoặc xới và trục 1 – 2 lượt tùy loại đất. Kết hợp với làm đất bà con tiến hành dọn sạch cỏ dại, gốc rạ, vệ sinh đồng ruộng, diệt chuột, ốc bưu vàng. Dọn sạch kênh mương dẫn nước và đào rãnh, xả phèn xung quanh ruộng. Trước khi làm đất để tăng sự hoại mục của rơm rạ và hạn chế mầm bệnh có thể bón thêm chế phẩm Trichoderma.
Riêng khâu bón phân cho lúa Hè Thu bà con cần chú ý 3 vấn đề: Phòng tránh ngộ độc hữu cơ, phèn và chọn loại phân có hiệu quả mà giảm chi phí.
Để tránh ngộ độc hữu cơ và phèn, bà con nên bón lót vôi bột và lân. Vôi bón sau lần làm đất đầu tiên. Tùy theo độ chua của đất sẽ tăng hoặc giảm lượng vôi bón cho phù hợp với liều lượng từ 300 – 500 kg/ha trước lúc bón phân lân vài ngày sẽ tăng hiệu quả phân lân.
Nhằm sử dụng phân có hiệu quả bà con nên dùng phân đơn thường có chi phí thấp hơn phân hỗn hợp. Đối với vụ lúa Hè Thu mức bón trung bình được khuyến cáo là từ 60 đến 85 kg N + 24 đến 40 kg P2O5 + 30 kg K2O cho 1 ha. Với công thức này, nếu chúng ta lấy mức cao nhất là 85 kg N + 40 kg P2O5 + 30 kg K2O cho 1 ha rồi quy ra lượng phân thương phẩm để bón dưới hai dạng phân đơn và phân hỗn hợp thì lượng phân như sau:
Phân đơn: 185 kg ure (46%) + 242,4 kg Super lân (16,5%) + 50 kg Kali (KCL 60%)
Phân hỗn hợp khoảng 50 kg DAP (18-46-0) + 100 kg NPK (20-20-15) + 25 kg KCL (60%) + 120 kg ure (46%).
Với giá bán cho từng loại phân hiện nay thì chi phí bón phân đơn như trên là khoảng 3,1 triệu đồng/ha còn phân hỗn hợp là 3,6 triệu đồng/ha. Như vậy nếu bón phân đơn bà con có thể tiết kiệm khoảng 500 ngàn đồng/ha.
Trường hợp bón phân hỗn hợp bà con nên tính toán lượng nguyên chất có trong từng loại phân để khỏi thừa phân, vừa tốn thêm chi phí sản xuất vừa gây ô nhiễm môi trường.
Kỹ Thuật Bón Phân Cho Lúa Đạt Năng Suất Vượt Trội Vụ Hè Thu
ĐBSCL hiện có khoảng 1,7 triệu ha đất trồng lúa, trong đó diện tích lúa 3 vụ/năm (Đông Xuân, Hè Thu & Thu Đông) khoảng 600.000 ha
– Nguồn Nông Nghiệp Việt Nam
Sự khác biệt giữa Vụ lúa Đông Xuân & Hè Thu
ĐBSCL hiện có khoảng 1,7 triệu ha đất trồng lúa, trong đó diện tích lúa 3 vụ/năm (Đông Xuân – Hè Thu – Thu Đông) khoảng 600.000 ha, diện tích làm lúa 1 vụ/năm (chủ yếu nằm ở ven biển) khoảng 100.000 ha và khoảng 1 triệu ha trồng 2 vụ lúa/năm với 2 vụ chính là Đông Xuân & Hè Thu.
Vụ lúa Đông Xuân xuống giống vào khoảng tháng 11 – 12 hàng năm, được thu hoạch vào tháng 3 – 4 năm sau. Đây là vụ lúa có năng suất và hiệu quả nhất bởi hội tụ được các điều kiện tự nhiên tối thích cho các quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa.
Vụ lúa Hè Thu theo sau vụ Đông Xuân nhưng phải canh thời điểm phù hợp để thu hoạch lúa không được quá 15/08 bởi sau thời điểm này rất dễ xảy ra lũ lụt.
Những bất lợi của Vụ Lúa Hè Thu
– Phải xuống giống trong điều kiện nắng nóng xen kẽ với những cơn mưa đầu mùa nên rất dễ bị xì phèn.
– Không có đủ thời gian để phơi đất, cày ải nên rất dễ bị nhiễm độc hữu cơ.
– Cây sinh trưởng trong điều kiện mùa mưa, trời nhiều mây, lượng bức xạ kém, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm không cao nên năng suất lúa không cao.
– Nắng nóng và mưa nhiều nên dễ thất thoát phân bón
Những điểm cần lưu ý khi bón phân vụ Hè Thu
Kỹ thuật bón phân cho Lúa vụ Hè Thu cũng có nhiều điểm khác biệt mà bà con nông dân cần lưu ý so với vụ lúa Đông Xuân.
– Nhu cầu phân bón, nhất là Phân đạm cho lúa vụ Hè Thu thấp hơn vụ Đông Xuân. Thông thường để đạt năng suất từ 6,5 tấn/ha trở lên, lúa vụ ĐX ở ĐBSCL cần bón 90 – 100kg N (~ 195 – 215kg Urê) thì lúa vụ T chỉ cần bón 75 – 85kg N (~ 165 - 185kg Urê).
– Cần bón nhiều Phân Lân hơn: Với lúa vụ ĐX chỉ cần bón 35 - 40kg P2O5 (~ 215 – 250kg Lân Supe) nhưng với lúa vụ HT phải bón nhiều Lân hơn bởi đất dễ bị xì phèn khiến cho một lượng lân không nhỏ khi gặp các Cation Al & Fe sẽ bị biến thành dạng khó tiêu. Do đó, Lượng khuyến cáo là 40 - 50kg P2O5 (~ 250 - 315kg Lân Supe), thậm chí trên đất phèn nặng phải bón tới 60kg P2O5 (~ 375kg Lân Supe).
– Lượng Phân Kali có thể giữ nguyên như lượng bón cho lúa vụ ĐX 40 – 45kg K2O (~ 65 – 75kg KCl).
– Tại các khu vực có hàm lượng đất phèn nặng như Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên Bà con có thể phải bón thêm Vôi với liều lượng khoảng 200 - 300 kg/ha.
– Cảnh giác với việc bón thừa Phân Đạm: Do trời nóng, hạn nên nhiều khi bón Phân Đạm nhưng không thấy hiệu quả rõ rệt nên dễ lầm tưởng rằng bón ít nên bón bổ sung thêm. Hệ quả là dư đạm và cây sẽ bộc phát khi có mưa.
Do các đặc điểm thời tiết và sinh lý cây trồng trong vụ Hè Thu. Ngoài việc, cung cấp các dinh dưỡng Đa lượng, thì bà con cần bổ sung thêm các yếu tố Trung – Vi lượng bằng phương pháp bón qua lá. Bởi đây là cách nhanh nhất mà chất dinh dưỡng được cây hấp thụ.
Khi bón qua lá, các chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng được dẫn đến các tế bào và mô cây để sử dụng, đạt hiệu suất lên tới 95%.
Công ty Nam Phương – Một trong những công ty cung cấp giải pháp phát triển nông nghiệp hiệu quả, góp phần giúp Bà con có thêm những giải pháp tiện ích và tối ưu nhất trong vụ Hè Thu sắp tới.
Ngoài việc sử dụng các loại phân NPK tổng hợp, bà con có thể sử dụng:
1. Xô Kao To trộn với NPK để bón cho cả 3 Đợt 1, 2, 3 vào gốc.
2. Kèm theo đó Đợt 1, 2 có thể kết hợp phun Oxy dạng Chai (Giúp cho Cây lúa ra rễ, đẻ nhánh, mập thân)
3. Phun Thon Thot vào đợt 3 để dưỡng nuôi đòng sẽ giúp cây lúa đạt hiệu quả tốt nhất cho năng suất chất lượng cao.
Ngoài ra, Bà con cũng cần lưu ý việc Quản lý bệnh hại cho cây trong giai đoạn vụ Hè Thu
1. Quản lý Đạo Ôn – Vi Khuẩn:
– Cặp Đôi Hạnh Phúc sử dụng từ khi cấy dặm xong, đến khi cây lúa được 40 - 45 NSS.
– Cặp Đôi 300 sử dụng tất cả giai đoạn, đặc biệt dùng để xử lý dịch Đạo Ôn – Vi Khuẩn gây sụp mặt thối thân.
2. Quản lý Sâu cuốn Lá
– Camo 300 phun khi thấy sâu xuất hiện trên ruộng hoặc phun khi gặp sâu kháng thuốc.
3. Phục Hồi và Tái Tạo cây sau các đợt sâu bệnh gây hại
– Natto Enzym bổ sung Enzym thiết yếu, giúp cây hấp thu nhanh các chất dinh dưỡng, đặc biệt giúp cây phục hồi và tái tạo nhanh sau khi bị sâu, bệnh tấn công gây hại
Gieo Sạ, Bón Phân Hợp Lý Cho Lúa Thu Đông
Cần sạ với mật độ vừa phải và bón phân theo chế độ cân đối mới mang lại hiệu quả cao. Nhưng trên thực tế nhiều bà con sạ dày và thiệt hại do bón thừa phân đạm vẫn còn khá phổ biến, xuất hiện rải rác trong các vụ mùa trong năm.
Sạ thưa, bón phân cân đối là biện pháp giảm dịch bệnh, giảm chi phí, tăng năng suất
TS Chu Văn Hách, nguyên Trưởng bộ môn Phân bón và Kỹ thuật canh tác, Viện Lúa ĐBSCL cho biết, sạ thưa đồng nghĩa giảm giống, phân, sâu bệnh, lúa ít đổ ngã, năng suất tăng… trên thực tế cho thấy rất đúng với những nghiên cứu khoa học.
Từ đó có một số khuyến cáo, nông dân nên sạ từ 100 – 120kg/ha, nếu sạ dày số chồi lên đến khoảng 1.000 nhưng số bông chỉ đạt từ 400 – 450, nhưng số hạt chắc thấp hơn. Chúng ta có thể gia giảm tùy theo lượng giống, đối với ruộng khô thì tỷ lệ đẻ nhánh ít hơn từ đó cần điều chỉnh gia giảm.
Theo khuyến cáo 10kg giống/công thì có thể tăng thêm khoảng 2kg nữa nếu tính 120kg/ha để bù trừ vào ốc bươu gây hại hoặc mưa gió. Như vậy sẽ giúp bà con đạt được năng suất tối đa và chi phí về phân bón và áp lực từ sâu bệnh giảm, từ đó chi phí đầu vào giảm đi dẫn đến lợi nhuận tăng lên.
Theo TS Hách, để đảm bảo được hiệu quả đầu tiên cần làm đất tốt, hạn chế được ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn, cần phải hóa giải những yếu tố hạn chế trong đất. Đối với vụ TĐ nếu đất bị nhiễm phèn thì cần phải đưa nước vào để rửa phèn trước khi sạ. Đối với đất bị ngộ độc hữu cơ thì có thể giãn thời gian và khoảng cách giữa 2 vụ, tốt nhất là 3 tuần, đối với vụ này có thể sạ 120kg/ha bù trừ hao hụt, sử dụng giống lúa xác nhận.
TS Hồ Văn Chiến, nguyên GĐ Trung tâm BVTV phía Nam cho biết: Đối với đất càng cạn kiệt dinh dưỡng thì bà con càng nên sạ thưa, quang hợp cạnh tranh thiếu ánh sáng. Nếu cây lúa thẳng thì ánh nắng chiếu thẳng xuống được, nếu đồng ruộng sạ dày, cây lúa có đặc tính nhóng lên để hứng ánh sáng. Nếu bón thừa phân đạm dẫn đến lá lúa rũ xuống, cây lúa càng nhóng lên nữa dẫn đến dễ đổ ngã. Hầu hết nông dân thường bón thiếu phân lân ở giai đoạn đầu dẫn đến cây lúa về sau dễ đổ ngã và bị muỗi hành tấn công, mặc khác lại bón dư kali làm cháy bẹ lá và lại tiếp tục tạo điều kiện để muỗi hành tấn công.
Còn sạ dày gặp thời tiết mưa bão cây dễ đỗ ngã hơn, để cây lúa cạnh tranh với cỏ thường sạ dày để cây lúa đè cây cỏ, đây là một quan niệm sai khi thực tế cây cỏ thường cao hơn cây lúa, cuối cùng cây cỏ thường “đè” cây lúa. Vì vậy cần chú ý sạ hàng từ 80 – 100kg giống/ha. Từ đó tạo điều kiện để thiên địch phát triển để hạn chế sâu bệnh gây hại.
“Nếu sạ dày dẫn đến bón phân nhiều, nhiều sâu bệnh, phun thuốc nhiều dẫn đến sâu kháng thuốc nhanh. Đặc biệt là những con thiên địch bắt mồi ăn thịt chết, còn rầy nâu trốn dưới gốc thì sống, chỗ sạ càng dày sẽ càng có ít thiên địch, từ đó cho thấy sạ dày dẫn đến sâu hại nhiều hơn thiên địch và dẫn đến mất mùa”, TS Chiến nhấn mạnh.
Các nhà khoa học cũng đưa ra những khuyến cáo công thức chung để bà con có thể tham khảo, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện ruộng của mình. Riêng đối vụ HT, TĐ đối với 3 vùng đất chính trồng lúa ở vùng ĐBSCL, trong đó vùng đất phù sa khuyến cáo bà con bón tối đa 150kg urê, có thể dao động trong 120 – 150kg, đối với phân DAP bón khoảng 80 – 100kg, kali bón khoảng 30 – 50kg/ha. Đối với ruộng đất phèn thì bà con cần giảm lượng đạm và tăng lượng lân, đạm bón khoảng từ 110 – 130kg urê trên 1ha cộng với 90 – 100kg DAP, kali 50kg/ha.
Riêng đối với vùng đất mặn, phèn thì nên bón lượng đạm cao hơn, do trong điều kiện đất mặn độ pH cao, khả năng thất thoát phân đạm cũng cao hơn so với vùng đất phù sa và đất phèn, khuyến cáo bón khoảng 140 – 160kg urê cộng với 90 – 100kg DAP và bón khoảng 50kg kali clorua, tùy theo điều kiện từng vùng mà bà con có thể gia giảm lượng phân bón để phù hợp.
Ông Tạ Duy Linh, GĐ Marketing Cty Phân bón Behn Meyer (CHLB Đức) cho biết: Thói quen của bà con ở ĐBSCL thường sạ với mật độ dày, đương nhiên phải bón lượng phân nhiều hơn dẫn đến phun thuốc nhiều hơn và sâu bệnh nhiều hơn, chi phí phát sinh cao hơn dẫn đến lợi nhuận thấp đi. Do vậy phân bón là một trong những tổng hợp tất cả các biện pháp trong canh tác.
Mới đây Cty Behn Meyer giới thiệu và cung ứng ra thị trường sản phẩm phân bón Nitrophoska 16-16-8+4s. Đây là dòng phân phức hợp đầu tiên được đưa vào thị trường ở Việt Nam. Trước tiên cây lúa cần cân đối chất dinh dưỡng đạm, lân, kali ở giai đoạn đầu, Nitrophoska 16-16-8+4s sẽ cung cấp đạm ngay lập tức cho cây lúa và hiệu quả sử dụng đạm, lân kéo dài hơn. Đặc biệt cung cấp đầy đủ lân trong giai đoạn cây lúa nảy chồi và đẻ nhánh, kali được bổ sung thêm ở dạng dễ tiêu giúp lúa tăng sức chống chịu trong điều kiện thời tiết bất lợi.
Một điểm khác biệt của dòng phân này là còn bổ sung thêm canxi cho đất, giúp cải thiện được cấu trúc đất cũng như giảm được tác động bất lợi, đặc biệt trong vụ HT và TĐ trong thời điểm xì phèn rất nhiều ở nhiều nơi.
Bí Quyết Trồng Rau Hữu Cơ Chi Phí Giảm, Lợi Nhuận Tăng
Trồng rau an toàn trong nhà lưới
Theo ông Nguyễn Thành Lâm – Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri, mô hình trồng rau trong nhà lưới bắt đầu phát triển ở xã Phú Ngãi, với diện tích khoảng 2ha, mang lại hiệu quả khả quan. Từ đó, nhiều hộ dân đã chuyển phương thức sản xuất truyền thống sang trồng trong nhà lưới. Dự kiến trong năm 2015, huyện hướng đến mô hình tổ hợp tác theo Nghị định số 151 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác (THT), góp phần đảm bảo nguồn sản phẩm sạch cung ứng thị trường trong thời gian tới.
Anh Khổng Tuân làm cỏ vườn rau
Mô hình trồng rau trong nhà lưới là kết quả của 7 năm nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi của anh Nguyễn Lộc Tùng – Giám đốc Công ty TNHH SX MTV Việt Tâm, TP. Hồ Chí Minh, chuyên sản xuất rau sạch. Sau khi thử nghiệm thành công mô hình rau sạch an toàn trong nhà lưới tại TP. Hồ Chí Minh, anh Tùng đã chuyển về địa bàn huyện Ba Tri để phát triển mô hình. Hiện mô hình được áp dụng ở các xã: Vĩnh An, Mỹ Nhơn, Phú Ngãi, Tân Xuân và An Hòa Tây. Theo kinh nghiệm nhiều năm của anh Tùng, trồng rau trong nhà lưới sẽ ngăn được côn trùng, sâu hại thâm nhập, đảm bảo rau sạch và an toàn, mang lại lợi ích thiết thực cho người trồng.
Với 170m2 đất, hiện gia đình anh Khổng Tuân, ấp Phú Thạnh, xã Phú Ngãi đang trồng cải bẹ dún trong nhà lưới. Trung bình mỗi tháng, gia đình anh Tuân thu hoạch 255kg rau sạch, giá bán 10 ngàn đồng/kg. Theo anh Tuân, trồng rau trong nhà lưới giảm được chi phí đầu vào trong sản xuất, mùa mưa hay nắng đều trồng được và luân phiên cho thu hoạch cả năm.
Thấy được hiệu quả mô hình trồng rau trong nhà lưới, nhiều hộ dân xã Phú Ngãi đã học hỏi và phát triển mô hình. Ông Trịnh Văn Rứa, ấp Phú Thạnh đã vận dụng đạt hiệu quả trên diện tích 650m2 đất trồng cải. Mỗi tháng gia đình ông thu hoạch 1,3 tấn rau sạch, giá 10 ngàn đồng/kg (cao hơn giá thị trường từ 2 – 3 ngàn đồng/kg). Gia đình ông có lãi trên 10 triệu đồng. Trong khi đó, trồng rau theo truyền thống chỉ tập trung vào mùa nắng, chi phí đầu vào tăng nên lợi nhuận thấp hơn rất nhiều.
Theo nhiều hộ dân trồng rau màu ở huyện Ba Tri, trồng rau trong nhà lưới thuận tiện hơn cách trồng rau truyền thống. Phân, thuốc sử dụng và công chăm sóc ít hơn. Nhờ đó, rau màu trông đẹp mắt, chất lượng và năng suất cao. “Hiện khách hàng ở TP. Hồ Chí Minh rất ưa chuộng loại rau sản xuất theo phương thức giảm hàm lượng thuốc hóa học. Sản xuất theo mô hình nhà lưới, người dân chủ yếu sử dụng phân hữu cơ và men vi sinh giữ được hương vị, màu sắc tốt hơn so với các loại phân thuốc hóa học. Sản phẩm bán ra được kiểm dịch về độ vệ sinh và đảm bảo không có hàm lượng thuốc hóa học. Sản phẩm tuy giá cao nhưng khách hàng luôn tin tưởng và lựa chọn” – anh Tùng cho biết thêm.
Sản phẩm rau sản xuất trong nhà lưới của các hộ dân trên địa bàn các xã đều được Công ty TNHH SX MTV Việt Tâm đến tận nơi thu mua và phân phối trực tiếp cho các khách hàng khó tính trên thị trường TP. Hồ Chí Minh, góp phần đảm bảo hàng tiêu thụ và giá thành cho người nông dân. Ngoài ra, Công ty TNHH SX MTV Việt Tâm còn hỗ trợ kỹ thuật để người dân xây dựng nhà lưới và hệ thống nước tưới phun sương. 1.000m2 đất xây dựng nhà lưới, chi phí trung bình gần 8 triệu đồng. Thời gian sử dụng kéo dài trên 3 năm. Người trồng rau thu hoạch trong 2 tháng, lãi cao hơn chi phí đầu tư.
Sfarm.vn tổng hợp & biên tập
5
/
5
(
1
bình chọn
)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bón Phân Giảm Chi Phí Cho Lúa Hè Thu trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!