Đề Xuất 6/2023 # Bón Phân Gì Để Cây Lúa Khoẻ Mạnh “Đạp Đất, Đội Trời” # Top 8 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Bón Phân Gì Để Cây Lúa Khoẻ Mạnh “Đạp Đất, Đội Trời” # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bón Phân Gì Để Cây Lúa Khoẻ Mạnh “Đạp Đất, Đội Trời” mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hà Nội , ngày 3 tháng 7 năm 2019

“Cây lúa đứng lên cũng đạp đất đội trời” – đó là một câu thơ ấn tượng trong bài thơ nổi tiếng “Đánh thức tiềm lực” của nhà thơ Nguyễn Duy, ý nói đến sự cứng cỏi của người nông dân trong khó khăn vất vả một thời qua hình ảnh cây lúa. Còn trên thực tế trên đồng lúa vụ mùa, cây lúa cứng cáp, có sức chống đổ ngã, chống sâu bệnh luôn là mơ ước của người nông dân.

Mong muốn đó, ngày nay dễ dàng được chia sẻ, khi người nông dân biết chọn những loại phân bón như Văn Điển cho lúa mùa và hiểu rõ cách bón phân một cách khoa học, cũng như nắm rõ ý nghĩa của từng loại dinh dưỡng có trong loại phân khoáng đặc biệt này.

Sản xuất lúa mùa diễn ra trong điều kiện thời tiết diễn biến bất thuận khó lường ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển cây lúa. Mỗi trận mưa to kèm theo sấm chớp là một lần cây lúa được bổ sung dinh dưỡng đạm; mỗi cơn gió to đi qua làm rách lá lúa là tạo điều kiện cho vi khuẩn bạc lá có điều kiện lan truyền ra diện rộng… Do vậy mỗi nông dân cần nắm bắt được cơ sở khoa học để biết được cây lúa cần dinh dưỡng gì, vào thời điểm nào, tại vị trí nào… mới có thể thâm canh lúa mùa  đạt hiệu quả cao.

Trong chu kỳ sinh trưởng cây lúa dược chia làm 2 giai đoạn là sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực.

-Từ khi gieo hạt thóc xuống đất đến trước lúc đứng cái, làm đòng là giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng. Trong giai doạn này, cây lúa tập trung vào phát triển bộ lá, đẻ nhánh và làm bẹ lá; tương ứng với thân lá trên mặt đất là bộ rễ lúa phát triển mạnh theo chiều ngang và tập trung ở lớp đất mặt.

– Từ khi lúa đứng cái làm đòng đến trỗ bông và vào mẩy …là giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Lúc này thân chính cây lúa vươn cao phân đốt và làm đòng, làm hạt, tương ứng với thân vươn cao là phát sinh bộ rễ thứ 2 chủ yếu phat triển theo chiều sâu, xuống các lớp đất phía dưới.

Lúa mùa khoẻ mạnh khi được “tiếp sức” bởi phân Văn Điển

Về tổng thể cây lúa cần rất nhiều loại dinh dưỡng, song mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển lại có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Do vậy, phân bón cho lúa phải đáp ứng đầy đủ và cân đối các yếu tố dinh dưỡng, đồng thời phải cung cấp đúng thời điểm, đúng vị trí mới có thể giúp cây  lúa khỏe, chống chịu tốt hơn với sâu bệnh và ngoại cảnh bất lợi và cho năng suất tối ưu.

Xét về dinh dưỡng, giai đoạn sinh trưởng, sinh dưỡng cây lúa cần nhiều chất đạm để phát triển thân lá thông qua lớp rễ thứ nhất. Căn cứ đặc tính này nên Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển sản xuất phân chuyên bón thúc cho lúa. Phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK chuyên bón thúc cho lúa có nhiều loại công thức khác nhau như :

– Phân đa yếu tố NPK (16 :5 :17) có hàm lượng N 16%, P2O5 5%. K2O 17% Mg 5%, SiO2 7%, CaO  8%, S 2%…  – Phân bón NPK 12 :5 :10 có hàm lượng N12%, P2O5 5%, K2O 10%,   Mg2%, SiO2 4%, CaO 5%…

Hiện nay nhiều nơi bà con thường sử dụng phân bón công thức NPK  14:6:8+TE hoặc  13:3:10 +TE. Những loại phân bón này ngoài việc cân đối các chất NPK theo nhu cầu cây lúa giai doạn đẻ nhánh, còn đủ mặt các chất trung, vi lượng giúp cây lúa sinh trưởng khỏe mạnh, chống chịu tốt với sâu bệnh và môi trường bất thuận.

Giai đoạn sinh thực, ngoài các chất trung và vi lượng, cây lúa rất cần lân để phân hóa mầm hoa, giúp cứng gốc, chống chịu sâu bệnh và tích lũy đường bột…. thông qua lớp rễ thứ hai. Phân đa yếu tố NPK chuyên bón lót cho lúa có nhiều loại công thức khác nhau như: ĐYT NPK 6:11:3 trong đó hàm lượng N 6%, P2O5 11%, K2O 3%, S 2%, MgO 10%, CaO 20%, SiO 15%, ngoài ra còn nhiều  chất vi lượng Fe, B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo…, hoặc đa yếu tố NPK vi 5:10:3 có tổng các chất dinh dưỡng NPKvà các chất trung lượng trên 58%; hiện nay nhóm phân bón này được bổ sung thêm loại phân chuyên dùng “Lúa 1” chuyên bón lót cho lúa công thức ĐYT NPK 8:8:4.

Quy trình chăm bón lúa tiết kiệm và hiệu quả

Từ cơ sở khoa học và thực tiễn sản xuất, kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh (nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình) khuyến cáo bà con nông  dân xây dưng quy trình chăm bón cho lúa mùa như sau:

Bón lót: Để phân bón lót (phân chuồng ủ mục và phân ĐYT NPK chuyên bón lót lúa) được trộn đều và gửi xuống các lớp đất phía dưới, phân nên rải đều ra ruộng trước khi bừa cấy hoặc trước lượt bưà cuối cùng; nếu lo mất nước, mất phân trong khi bừa thì có thể rải phân ngay sau khi bừa xong, khi nước còn đục, bùn còn lỏng. Không nên bón phân lót sau khi nước đã trong, bùn đã lắng. Để lắng bùn, trong nước 1-2 ngày, tháo bớt nước trong rồi gieo cấy. Như vậy, phân được vùi xuống các lớp đất phía dưới vừa kích thích bộ rễ ăn sâu, vừa đảm bảo đủ dinh dưỡng giai đoạn làm đòng và nuôi đòng, nuôi hạt; tạo điều kiện cho cây lúa cứng cáp, cân đối rễ và thân, giúp cây khỏe, không đổ ngã, tạo cho bông to, hạt mẩy…

Bón thúc: Bón phân thúc lúa đẻ nhánh cần phải được bón sớm ngay khi lúa ra lá non hoặc ra rễ trắng. Do vậy, sau cấy 5-7 ngày đã phải bón phân thúc. Đây là các loại phân có hàm lượng dinh dưỡng đạm cao, giúp cây lúa đẻ khỏe, vươn lá, vươn thân. Hàm lượng dinh dưỡng kaly khá cao trong phân bón thúc nhằm “đặt vòng” cho lúa đẻ nhánh vừa phải; kaly giúp tăng hiệu suất quang hợp tạo ra nhiều sản phẩm hữu cơ; đồng thời kaly vận chuyển dòng nhựa luyện về nuôi các nhánh mới đẻ giúp các nhánh phát triển thành bông hữu hiệu. Sử dụng phân chuyên bón thúc lúa các loại hoặc lúa 2 giúp cây lúa đẻ nhánh vừa phải, nhưng đạt tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao, tạo ruộng lúa thoáng gốc nhưng nhiều bông, ít sâu bệnh và cho hệ số kinh tế cao.

Để giảm bớt thất thoát phân bón do hiện tượng bốc hơi, rửa trôi hay thẩm lậu, không nên bón phân thúc khi trời nắng nóng và khi ruộng nhiều nước. Nên bón phân khi trời mát và ruộng cạn nước. Để đảm bảo an toàn cho lúa mùa với mức năng suất phấn đấu, tốt nhất sử dụng phân bón chuyên dùng cho lúa (loại chuyên bón lót và chuyên bón thúc), không bón thêm phân đơn, không bón phân muộn, không bón rải làm nhiều lần.

Sử dụng phân bón chuyên dùng cho cây lúa, cân đối loại chuyên bón lót và chuyên bón thúc, thực hiện “Lót sâu”, “Thúc sớm”, sẽ giúp lúa vụ mùa phát triển cân đối, khỏe mạnh; ruộng lúa thông thóang, màu sắc lá không xanh đen, dinh dưỡng khoáng và ánh sáng được phân phối đều cho từng cây lúa, ít sâu bệnh hại, lúa đứng cây, ít đổ ngã, bộ lá lúa vàng tươi đến khi bông lúa chín hoàn toàn.

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển có những dưỡng chất nào?

Theo các kết quả nghiên cứu khoa học, cây trồng cần đến 19 nguyên tố dinh dưỡng khác. Trong đó những chât cây có nhu cầu nhiều hơn gọi là dinh dưỡng đa lượng như đạm, lân, kaly và si lich; một số chất cây cần ít hơn một chút như Ca, Mg, S…, một số chất cây cần lượng rất ít nhưng không thể thiếu là các chất vi lượng.

-Dinh dưỡng Đạm (N): Giúp cây trồng ra nhiều lá mới, ra nhiều chồi, nhánh   mới, giup phát triển thân lá và cac cơ quan dự trữ sản phẩm quang hợp và sản phẩm tích lũy. Song bón thừa đạm rất nguy hại, tạo ra thân mềm, lá mỏng, dễ đổ, nhiễm sâu bệnh, hạn chế quá trình phân hóa mầm hoa, giảm chất lượng nông sản…

-Dinh dưỡng Lân (P):Tăng sức chống rét, chống nóng cho cây trồng, giảm sâu bệnh hại, giúp bộ rễ phát triển, thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa   và tổng hợp đường bột thuận lợi hơn,

– Dinh dưỡng ka ly (K):Tăng hiệu suất quang hợp, giảm sâu bệnh hại, tăng sức sống hạt phấn giúp quá trình thụ phấn, thụ tinh thuận lợi nên tăng số hạt mẩy, giúp vận chuyển dinh dưỡng trong cây làm tăng chất lượng nông sản…

– Dinh dưỡng Can xi (Ca): Ngoài chức năng giảm độ chua trong đất, Ca còn giữ vai trò là thức ăn cho cây, tham gia chủ yếu vào cấu tạo tế bào, làm tăng tính chịu độc nhôm, sắt và mangan của cây,; Canxi là thuôc phòng chữa bệnh cho cây, làm tăng sức kháng bệnh do vi khuẩn hoặc một số bệnh do nấm gây hại

– Dinh dưỡng Magiê (Mg)  là thành phần chính trong diệp lục, làm tăng hiệu suất quang hợp; Magie giúp tăng hấp thu và vận chuyển Lân; tăng số hạt chắc và năng suất. Magiê cũng tham gia vào các phản ứng enzim, MgO cùng với CaO  làm tăng độ PH trong dịch bào, đồng thời tạo thành và giữ được hương vị nông sản, tạo ra chất lượng cao cho nông sản, . MgO là chất tạo thành chất béo trong gạo, cho nên cây lúa hút càng nhiều MgO thì hạt gạo càng bóng đẹp. Theo tính toán khoa học, cây lúa năng suất 6-7 tấn/ha cần 21 – 25 kg MgO

-Dinh dưỡng Silíc (Si) Giúp cây trồng hấp thu cân đối dinh dưỡng,làm gia tăng sự sinh trưởng, phát triển , làm tăng năng suất và chất lượng nông sản. Vào trong cây trồng, Si tạo ra “màng kép” thành mạch tế bào, giúp lá, thân và rễ cứng cáp, tăng sưc chống đổ và chống chịu sâu bệnh; Si còn làm giảm tác hại của các yếu tố môi trường bất lợi khác như: Nhiễm mặn, hạn, úng, ngộ độc kim loại. Phân tích thân và hạt của 1 tấn thóc thu được  22,2 kg N, 31,6 kg K2O và 89kg SiO. Như vậy, cây lúa cần silic nhiều gấp 4 lần dinh dưỡng đạm.

Lưu huỳnh (S) là thành phần cơ bản của một số chất Protein, các axit amin quan trọng, lưu huỳnh còn tham gia một số phản ứng Oxy hóa-khử trong tế bào/

Các dinh dưỡng vi lượng như Zn, Cu, Mn, Fe, B0, M0….tuy nhu cầu rất ít, song trong hoạt động sống của cây trồng chúng có trong thành phần các loại enzyme quan trong. Thiếu nguyên tố vi lượng, cây trồng hay mắc bênh và phát triển không bình thường.

– Bảng giá sản phẩm : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon

– Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng

– Điện thoại : 023.688.4489, 023.688.5174 Fax: 023.688.4277

– E-mail : vandienfmp@gmail.com

– Liên hệ fanpage công ty : https://www.facebook.com/vandienfmp.vn/

                                                                                                                           Nguồn : langmoi.vn

Bón Phân Cho Bonsai Khoẻ Đẹp

Bón phân cho Bonsai: Có nhiều chuyện hoang đường về việc trồng kiểng bonsai mà nay vẫn còn khó sửa chữa. Có người cho rằng cây bonsai phải được duy trì thường xuyên ở tình trạng gần như suy nhược, ngược lại có người cho rằng phải bồi dưỡng thật nhiều cho cây bonsai để đề phòng những tình huống xấu có thể xảy ra.

Thật ra bón phân cho cây bonsai có nghĩa là chú ý kỹ lưỡng đến các nhu cầu chuyên biệt của cây ở mỗi giai đoạn phát triển của nó, cung cấp cho nó đúng những chất dinh dưỡng mà nó cần và vào đúng lúc.

Mặc dù đúng là các yếu tố cần thiết cho sự tăng trưởng của cây là lấy từ nước, không khí và đất, nhưng cũng đúng là các cây bonsai không phải luôn luôn có được những điều kiện tối ưu cho sự sống còn của chúng ở trong những chậu nhỏ. Phân bón có thể giúp cho chúng thích nghi được với những điều kiện dưới mức lý tưởng.

Vì lượng đất trồng rất ít nên thỉnh thoảng phải bón phân cho cây. Thường một năm bón phân 2 lần: một lần vào mùa khô (ít) và một lần vào mùa mưa (nhiều).

Lượng phân bón: Tuỳ tình trạng, tuỳ loài cây và tuỳ theo mùa, cây đang phát triển thì cần nhiều, cây đã thành thục thì cần ít hơn. Những loài cây cho ra một đợt chồi mỗi năm thì chỉ bón phân vào lúc cây trưởng thành. Những loài cây ra chồi quanh năm thì bón phân đều đặn hơn, mỗi lần một ít. Những loài thay lá thì nên bón phân sau khi lá rụng. Bón phân vào mùa khô hay mùa lá rụng sẽ làm cho thân cây bonsai dày lên và cứng chắc hơn.

Không nên bón phân khi cây đang tạo nụ hoặc đang trổ hoa ra trái vì chúng sẽ rụng hoặc bị “cháy”.

Không bón phân cho những cây vừa mới thay đất, thay chậu, nên đợi 3 tháng sau cho cây tái tạo đủ rễ rồi hãy bón phân.

Phân bón cho cây bonsai cần có 3 chất căn bản là N – P – K theo tỷ lệ tương ứng là 50-30-20.

N: giúp cây tăng trưởng

P: giúp điều hoà các chức năng sinh sản, ra hoa, kết trái

K: giúp tạo và vận chuyển nhựa, trổ hoa, sinh trái

Bánh dầu thường được dùng cho kiểng bonsai vì nó làm cho màu lá đậm hơn. Nên bón thêm kali với bánh dầu thì càng tốt. Có thể dùng bột xương, bột cá, tro gỗ, tro rơm …

Hoà với nước để tưới: một muỗng cà phê phân trong 15 lít nước tưới 15 ngày 1 lần. Tuy nhiên người ta ưa dùng phân viên để trên mặt đất. Lấy phân bột tẩm nước nhồi thành viên nhỏ khoảng đầu ngón tay cái. Trung bình nếu bề kính của chậu là 10-15cm thì dùng 1 muỗng cà phê phân bột để vo thành viên.

Tuy nhiên số lượng chính xác thì còn tuỳ thuộc mùa, tuổi và chủng loại cây.

Các cụm phân phải đặt ở vùng giữa bờ chậu và gốc cây: nếu đặt gần gốc thì có thể “cháy rễ”, nếu đặt gần bờ chậu thì có thể bị nước tưới cuốn trôi đi.

Cũng giống như trường hợp của đất, việc sử dụng phân bón để trồng bonsai cũng có nhiều quan điểm khác nhau, một điều phân vân thường nghe nhắc đến là nên dùng phân hoá học hơn là phân hữu cơ hay ngược lại? Muốn giải đáp điều này thì phải xét đến thời gian mà cây để đồng hoá các nguyên tố trong phân bón. Phân hoá học thì được đồng hoá nhanh, còn phân hữu cơ thì thường là tác động chậm và cần một hoặc hai tháng trước khi có hiệu quả đối với cây. Mặc khác, loại phân bón hữu cơ đặc hiệu cho bonsai, mặc dầu không phải dễ tìm, nhưng không bao giờ gây ra những bất ngờ phiền phức. Cũng nên tuân thủ một số nguyên tắc sau đây khi chọn và sử dụng phân bón:

Thăm dò các nhu cầu chuyên biệt của cây

Lập kế hoạch bón phân, phân hữu cơ phải được bón ít nhất là một tháng sớm hơn phân hoá học

Nếu sang chậu (và như thế là thay đất) mỗi năm, thì có thể giảm được các nguy cơ bất ngờ nếu dùng phân hoá học

Tưới nước thường xuyên có xu hướng làm trôi các chất dinh dưỡng: do đó nên bón phân thêm vào mùa mưa và mùa khô

Không nên bón phân vào thời kỳ nóng nhất trong năm

Nếu bón phân hoá học thì chỉ nên dùng phân nửa liều lượng do nhà sản xuất khuyến cáo, nếu dùng phân hữu cơ ở thê 3kho6 thì chỉ nên bón hai lần trong một năm: vào đầu mùa tăng trưởng (mùa mưa) và cuối mùa khô.

Đăng Ký Thư Tuần Farmvina:

Cách Làm Đất Trồng Cây Bonsai Để Cây Luôn Phát Triển Khỏe Mạnh

Đối với những người sành sỏi về trồng cây, nguồn đất là một mối quan tâm lớn. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và xanh tốt của cây trồng. Tùy vào đặc tính khác nhau mà các loại cây bonsai cần nhu cầu đất khác nhau. Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ một số cách làm đất trồng cây bonsai hiệu quả.

Cây bonsai thường hay gặp tình trạng thối rễ. Nguyên nhân do tưới quá nhiều nước, khả năng thoát nước của đất không tốt gây ngập úng dẫn đến lá và rễ cây khô kiệt nhanh chóng.

Chính vì thế, người trồng cây nên cân nhắc kĩ về loại đất trồng có độ thoát nước tốt (nước có thể thẩm thấu hoặc chảy nhanh qua các lỗ đất). Ngoài ra đất còn phải có khả năng giữ được một lượng nước nhất định để đáp ứng nhu cầu cần thiết cho cây.

Rễ cây cũng cần “hít thở” nên yêu cầu về khoảng trống không khí trong rất cũng rất quan trọng. Nếu đất nén vào nhau quá chặt sẽ tạo cơ hội tốt cho các loại vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi phát triển. Khiến cây yếu đi và mau chóng thối rễ.

2. Chuẩn bị đất trồng như thế nào?

Theo kinh nghiệm cách làm đất trồng cây bonsai, bạn nên lưu ý ba vấn đề chính sau:

2.1. Tạo môi trường thoáng ẩm

Bạn có biết không, kẻ thù số một cây bonsai không phải là thiếu nước. Mà là tình trạng úng rể do nước thoát không tốt. Để thực hiện tốt các chức năng, rễ cây cũng rất cần ” thở”. Trước hết, khi chuẩn bị nên chọn đất trồng có độ thoáng cao hơn so với đất cho cây mọc ngoài tự nhiên.

Nhiều loại cây khi đem vô chậu ( không gian sống bị giới hạn) hay gặp tình trạng ngưng phát triển không chịu lớn. Cây không có khả năng tăng trưởng nhanh để chống lại sự xâm nhập của côn trùng hoặc tự tìm đến ánh sáng mặt trời.

Bạn có thể thấy các ví dụ về những loại cây rễ mềm như tùng la hán, nguyệt quế, mai chiếu thủy, rễ cây đòi hỏi phải đâm ra mạnh và rộng. Nếu đất không có chỗ cho rễ cây lan ra sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây sinh trưởng.

2.2. Đất trồng nên sạch sẽ

Nguồn đất sạch là vấn đề rất cần thiết cho việc trồng bất cứ loại cây nào. Đất sạch có thể cung cấp đầy đủ các nhu cầu thiết yếu cho cây. Cân bằng các chất hữu cơ, các hàm lượng dinh dưỡng trong đất. Giúp cây trồng tăng khả năng sinh trưởng, khả năng chống chịu bệnh tật, phát triển tốt và tuổi thọ cây cao hơn.

Nhưng đất như thế nào gọi là đất sạch? Nói ngắn gọn là đất trồng không có vi khuẩn, nấm mốc gây tổn hại đến rễ cây.

Để làm được yêu cầu đó, chúng ta cần quan tâm đến lượng nước và các chất trong đất. Nước nên có nhiều oxy, gây ức chế khả năng phát triển của vi khuẩn có hại. Các chất trong đất như hữu cơ, xơ dừa, đất mùn hay các chất dinh dưỡng như sắt, Mg, Mn…nên có hàm lượng vừa phải, không gây thối và ô nhiễm nguồn đất xung quanh.

2.3. Đất giữ được cây đứng vững

Rễ cây rất dễ đứt khi môi trường quá thoáng, đất rỗng không đủ sức giữ chắc thân cây. Thông thường, khi trồng cây bonsai nên cột kèm với các cây chống, tránh trường hợp cây không đứng vững, dễ đổ và bung gốc.

3. Chú ý vấn đề dinh dưỡng trong đất

Công việc chủ chốt trong cách làm đất trồng cây bonsai là đảm bảo các điều kiện tối, thoáng ẩm, sạch sẽ cho rễ cây đâm nhánh phát triển mạnh.

Thông thường, người trồng hay lầm tưởng rằng bón cho cây nhiều chất dinh dưỡng càng tốt. Nhưng đó là sai lầm tuyệt đối đối với việc trồng cây bonsai

Phân bón không là thức ăn cho các loại cây này, cây rất ít tiếp nhận chất dinh dưỡng từ nó và nó còn dễ gây thối rễ, tăng mầm mống gây vi khuẩn.

Vậy dinh dưỡng ở đâu để cây bonsai sinh trưởng và phát triển?

Đúng rồi, mọi loại cây cần phải được ăn uống! Bằng cách nào? Tưới nước, nước chính là thức ăn của cây. Tưới cây đúng cách và đều đặn. Vì rễ cây chỉ hấp thụ những thứ đã hòa tan, bạn có thể pha một ít phân trong đó.

4. Nên sử dụng loại đất nào?

Đây cũng là vấn đề được hỏi nhiều nhất trong cách làm đất trồng cây bonsai. Hiện nay trên thị trường cũng có rất nhiều loại đất đã được pha trộn sẵn. Dành cho những ai yêu thích trồng cây nhưng không có đầy đủ thời gian chăm sóc.

Để tìm kiếm chúng, bạn có thể đi đến các vườn ươm hỏi mua về đất trồng bonsai. Họ sẽ có cho bạn rất nhiều loại đất khác nhau với chất lượng khác nhau. Và hầu như cách tạo đất của các vườn ươm hiện nay chỉ là pha trộn những thành phần có sẵn, không thể loại bỏ hết hạt mịn và các phế phẩm trong đất. Như vậy, khi sử dụng các loại đất này chưa chắc phù hợp và giúp những cây bonsai của bạn phát triển.

Đối với các nhà nghề sành sỏi chơi cây, loại đất Akadama cũng là một lựa chọn tốt. Đây là một loại đất mà người Nhật dùng để trồng bonsai. Rất được ưa chuộng vì khả năng giữ nước và thoát nước hiệu quả. Ngoài ra, đất Akadama với cấu tạo khá giống đất sét, thô và cứng, có chứa rất nhiều lỗ hổng thoáng khí cần thiết cho cây.

Khi dùng loại đất này, chúng ta có thể giữ đất nguyên chất hoặc pha trộn với cát hoặc sạn. Với những tính năng hiệu quả của nó, người trồng luôn yên tâm rằng những cây bonsai của mình có thể sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.

4. Cách làm đất trồng cây bonsai tại nhà.

Đây là một lựa chọn thú vị dành cho những bạn yêu thích vườn trường và muốn tự tay chăm sóc cây từ đầu đến cuối. Đầu tiên, bạn phải hiểu rõ, thành phần chính trong đất trồng cây bonsai là chất hữu cơ và sạn. Khi pha trộn chúng, tùy vào đặc tính của từng loại nguyên liệu, bạn nên chú ý tìm cách làm sao giúp tăng tối đa sự giữ nước, thoát nước và tạo lỗ hổng thoát khí cho cây. Đó là một yêu cầu quan trọng.

Các chất hữu cơ nắm chính vai trò giữ nước cho cây. Ở đây bạn có thể tìm kiếm các chất như xỉ than, bùn, sỏi, vỏ trứng, lá tàn, vỏ cây bị phân hủy làm đất.

Xỉ than là một loại chất tốt để trồng cây, có thể dễ tìm kiếm ở các nhà hàng, quán cơm… Cách làm rất đơn giản, chỉ cần đập nhỏ xỉ và sàng nó qua nước. Loại bỏ được các chất mặn và các hạt bụi mịn gây bí đất. Kích thước hạt chỉ cần từ 3- 5 mm và trộn thêm chút mùn vào là có thể sử dụng.

Sạn hoặc sỏi cũng có thể trộn với xỉ than làm đất trồng. Nó có thể giữ cây tốt, khi sơ chế chỉ cần dội nước là đất cát sẽ trôi đi nhanh. Tuy nhiên, sỏi cũng khá nặng, nó có thể chèn ép gây tổn thương, hạn chế sự phát triển của rễ cây.

Dùng vỏ trứng làm đất trồng cũng là một phương án tốt. Bạn chỉ cần bỏ lớp màng trứng đi, đập nhuyễn vỏ ra, trộn với mùn đất. Sử dụng chúng giúp cây xua đuổi giun và côn trùng, tiếp cho cây một ít canxi và còn làm thoáng đất nữa.

Thêm một ít than củi vào hỗn hợp đất trồng cũng rất hay. Than củi có thể hút hết các chất bẩn vi lượng giảm bớt vi khuẩn có hại trong nước. Đồng thời than củi cũng làm tăng khí oxi trong đất giúp rễ hô hấp tốt hơn.

Ngoài các chất hữu cơ trên, bạn cũng có thể sử dụng vỏ thông trồng cây. Nó giữ ẩm rất tốt, phù hợp với cây đang lớn. Hoặc sử dụng thêm một ít đất ngoài ruộng hoặc cát gần bờ sông. Nó cung cấp một lượng ít các chất như Fe, Mn giúp cây không bị còi cọc.

7 Lời Khuyên Hữu Ích Chăm Sóc Da Cho Bé Luôn Khoẻ Mạnh

Mỗi khi áp má vào làn da của bé là mỗi lần mẹ cảm thấy cảm xúc yêu vô cùng. Không chỉ bởi bé là con của mẹ, mà còn vì làn da mỏng manh, mịn màng, bụ bẫm của bé. Nhưng mẹ biết không, làn da của bé rất nhạy cảm. Và có thể mẩn ngứa và dị ứng nếu chăm sóc da không đúng cách. Chính vì vậy, cha mẹ nên cực kỳ cẩn thận về nhu cầu da của bé. Đặc biệt nên sử dụng các sản phẩm tự nhiên và không chứa bất kỳ chất phụ gia hóa học nào có thể gây hại cho da bé.

Lý do cần chăm sóc da cho bé

Da của bé rất mỏng, mỏng hơn 30% so với da người lớn

Da của trẻ sơ sinh cần có thời gian để thích nghi với môi trường mới xung quanh

Làn da của em bé phải đối mặt với rất nhiều “thách thức”: hăm tã, sản phẩm làm sạch/ chăm sóc da

Da bé dễ bị dị ứng trong vài tháng đầu

Những lời khuyên về chăm sóc da cho bé

1. Tắm:

Khi tắm, nhiệt độ trong phòng cũng nên ở mức độ vừa phải, tắt quạt/ máy điều hoà để bé không bị lạnh. Quan trọng hơn hết, mẹ cũng tránh thử bất kỳ sản phẩm mới nào ngay lên da bé. Có thể lúc đầu, mẹ thử một chút trên da bé để xem bé có bị kích ứng với sản phẩm hay không. Tốt hơn hết, ngay từ đầu, mẹ hãy lựa chọn những sản phẩm làm sạch có các tiêu chí:

Dành riêng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

Bảng thành phần an toàn, thiên nhiên

Không chứa chất tạo bọt, như SLS, SLES,…

Không chứa chất bảo quản, như Paraben, MIT,…

Bên cạnh đó, khi tắm cho bé, mẹ cũng nên sử dụng khăn/ miếng tắm gội có chất liệu mềm, tránh làm xước da bé.

2. Phấn rôm

Phấn rôm cũng là một trong những sản phẩm mẹ thường dùng cho bé. Khi mua, mẹ nên chọn loại được thiết kế dành riêng cho trẻ sơ sinh. Tránh sử dụng các loại bột có mùi thơm và các hóa chất khác vì chúng có thể gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của em bé.

3. Tã

5 tiêu chí sau mẹ có thể tham khảo để chọn được loại tã chất lượng:

Khả năng thấm hút, giữ nước cao giúp không bị thấm ngược. Thành phần thể hiện khả năng thấm hút của tã là các hạt SAP. Hạt SAP trong miếng tã cần có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tã chứa hạt SAP chất lượng kém không chỉ khiến tã thấm hút không tốt mà còn dễ khiến bé bị hăm hay mẩn đỏ.

Ôm khít cơ thể, không bị lỏng lẻo khi trẻ vận động giúp không bị tràn

Bề mặt tã có những rãnh thoát khí để không khí được lưu thông giúp da bé luôn khô thoáng, không đổ mồ hôi đem theo vi khuẩn

Chất liệu tã mềm, không làm xước da bé

Tã mỏng, mang lại cảm giác nhẹ như bông, mịn màng mềm mại giúp bé thoải mái vui chơi, vận động bởi sự nhẹ nhàng “mặc như không mặc”.

4. Hăm tã

Nhiều mẹ khá lo lắng khi dùng tã cho bé và bé bị hăm. Hăm tã ở trẻ có rất nhiều lý do. Mặc tã quá lâu khiến làn bé luôn trong trạng thái ẩm ướt, cũng có thể dẫn đến hăm tã. Hoặc do tã quá cứng, cọ xát vào da khiến da bị xước. Từ vết xước đó, cộng với môi trường ẩm ướt ở tã khiến da bé trở nên viêm. Vì vậy, việc hiểu được nguyên nhân hăm tã và những cách ngừa hăm sẽ giúp mẹ luôn chủ động phòng ngừa được cho bé.

5. Vấn đề về da

Thông thường, rất nhiều em bé sinh ra đã có vết bớt (vùng da có sự đổi màu nhẹ) và tình trạng này không phải là do di truyền. Mẹ không cần phải lo lắng về vết bớt này. Vì chúng hoàn toàn không gây hại cho em bé và không cần điều trị.

Ngoài ra, bé có thể gặp một số vấn đề về da, phổ biến như:

Bệnh chàm là một đám phát ban đỏ, có thể ngứa hoặc không. Nó thường gặp ở mặt, khuỷu tay, cánh tay hoặc sau đầu gối, ngực của em bé. Nếu có người bị dị ứng, hen suyễn hoặc viêm da dị ứng, trẻ cũng có thể có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi bệnh chàm. Khi đó, mẹ có đến gặp bác sĩ để được tư vấn về cách chăm sóc da cho bé.

6. Da khô

Nếu da bé bị khô, mẹ có thể sử dụng một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên để giữ cho làn da mềm mại hơn. Đồng thời mẹ hãy:

Tránh tắm cho bé quá thường xuyên. Tắm liên tục, quá nhiều lần có thể khiến da bé bị khô, bong tróc.

Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da tốt nhất dành riêng cho trẻ sơ sinh. Luôn tìm hiểu và đọc kỹ bảng thành phần của sản phẩm

7. Mẹo chăm sóc da cho bé nói chung

Da trẻ sơ sinh rất mỏng manh và hệ miễn dịch của bé cũng chưa phát triển đầy đủ. Vì vậy, mẹ nên lưu ý những thông tin sau:

Hạn chế cho bé tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp cho đến khi được 6 tháng tuổi. Bảo vệ da bé bằng áo dài tay, quần và mũ khi ra ngoài.

Luôn đảm bảo quần áo của bé được giặt sạch sẽ, phơi khô. Tốt nhất nên sử dụng sản phẩm giặt quần áo chuyên dụng cho bé.

Bé có thể mọc mụn/ viêm da ở vùng nách, nếp gấp da, vùng cổ tã. Khi đó mẹ nhớ mặc quần áo rộng rãi, thấm mồ hôi cho bé, giữ cho môi trường xung quanh thoáng mát

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bón Phân Gì Để Cây Lúa Khoẻ Mạnh “Đạp Đất, Đội Trời” trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!