Cập nhật nội dung chi tiết về Bón Phân Đúng Cách Cho Cây Vào Mùa Hè mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bón phân cũng rất quan trọng cho cây, đặc biệt là mùa hè.
Bón phân cho cây hoa, cây cảnh đúng cách là điều cực kỳ quan trọng để cây phát triển tốt bởi mùa hè do đặc điểm thời tiết nắng nóng, khí hậu oi bức dẫn đến cây thay đổi nhu cầu nước, dinh dưỡng.
1. Thành phần phân bón
(Bón phân đúng cách sẽ cho hoa đẹp ngay cả trong mùa hè nắng gắt)
Loại phân sử dụng chủ yếu là NPK tổng hợp, trong đó các thành phần dinh dưỡng phục vụ cho các nhu cầu khác nhau: N: cho lá,P: cho rễ và K: cho hoa. Tùy vào mục đích sử dụng mà lựa chọn các loại phân bón có thành phần dinh dưỡng phù hợp hoặc bổ sung một số loại phân: phân vi lượng, phân siêu canxi, phân humat,…
2. Cách bón phân
Có hai cách bón thường được sử dụng: hòa tan với nước hoặc bón hạt.
– Hòa tan: pha với nước theo đúng hướng dẫn, cách bón phân này có ưu điểm cây nhanh hấp thụ, ngấm nhanh xuống đất tuy nhiên nếu cây trồng trong chậu bón bằng cách này chất dinh dưỡng thường nhanh bị rửa trôi. Bón phân bằng cách hòa tan với nước thường dùng cho các loại phân thông minh, hòa tan nhanh hoặc dùng để bón thúc cho cây nhanh phát triển hoặc các loại phân kích hoa, đậu quả có tác dụng nhanh trong thời gian ngắn.
– Bón hạt: Xới nhẹ mặt đất, rắc phân lên, sau đó phủ một lớp mùn cưa lên trên và tưới nước. Cách bón phân này có ưu điểm bền vững, cung cấp được chất dinh dưỡng lâu dài và cải tạo đất, tuy nhiên cách bón này thường có tác dụng chậm và thường dùng để bón lót hoặc bón định kỳ theo tháng cho cây.
3. Bón phân theo mùa
Số lần bón phân tùy thuộc vào lượng nước tưới và nhu cầu dinh dưỡng của cây theo mùa.
– Mùa hè: cây sinh trưởng nhanh, nắng nóng bốc hơi nhiều, tưới nhiều làm rửa trôi nhanh do đó số lần bón nhiều hơn ( 2 – 3 lần một tháng tùy thuộc từng loại phân).
– Mùa thu đông: cây sinh trưởng chậm nên số lần bón ít, nếu thời tiết mưa nhiều có thể bón ít hơn.
4. Thời gian bón phân
Mùa hè nắng nóng thường bón vào buổi chiều mát (4 – 5 giờ), mùa đông bón vào tầm giữa trưa ( sau 1 giờ và trước 3 giờ chiều) để đảm bảo cây phát triển tốt.
Bạn có thể ghi nhớ kinh nghiệm: “4 nhiều, 4 ít, 4 không, 3 kỵ “ được đúc kết từ chuyên gia về chăm sóc cây cảnh.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc chăm sóc cây cảnh, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số tổng đài tư vấn: 024.6328.7450 để được hỗ trợ ngay tức thì.
Cây cảnh Thăng Long
Ý kiến của bạn :
Tưới Lan Đúng Cách Vào Mùa Hè
1. THEO CHẤT LIỆU GIÁ THỂ, KÍCH CỠ GIÁ THỂ – Mỗi loại giá thể có khả năng giữ nước khác nhau. VD: trồng chậu với giá thể Tảo + Vỏ thông thì giữ ẩm rất tốt; còn giá thể là lũa thì giữ nước rất kém. Vì vậy ta cần phân loại theo chất liệu giá thể để tiện chăm tưới. – Chậu lan càng lớn thì giữ ẩm càng tốt.
2.1. Trồng chậu: – Lan hài thường dùng giá thể: đá thấm thủy, vỏ thông, đá perlite, tảo chi lê băm nhỏ… – Địa lan thường dùng giá thể: đá thấm thủy, vỏ thông, xỉ, đá perlite, đá bọt, đất Nhật, đất tự luyện… – Lan hoàng thảo thường dùng giá thể: tảo chi lê, vỏ thông, đá bọt, đá perlite…
Trồng chậu không nên tưới quá nhiều, vì khi đó giá thể bị nén chặt, không khí khó thông làm ức chế hô hấp của rễ, khi thiếu oxy các loài vi khuẩn yếm khí hoạt động mạnh dễ làm cho bộ rễ bị thối.
2.2. Trồng truyền thống ghép vào gỗ, lũa, dớn – Lan đơn thân: thường dùng trụ gỗ, lũa. (Lan đơn thân yêu cầu tiểu khí hậu ẩm cao) – Lan hoàng thảo: thường dùng bảng gỗ, bảng dớn, khúc gỗ… Đối với lan hoàng thảo ta nên kết hợp với 1 chất liệu giữ ẩm tốt.
2.3. Trồng bán thủy canh Thường được áp với lan hài và lan hoàng thảo. Cách dùng không cần thường xuyên tưới nước như 2 cách trên, mà cần xác định vị trí đục lỗ thoát nước để xác định mức nước cao nhất.
3. TƯỚI NƯỚC ĐỐI VỚI CHU KỲ SINH TRƯỞNG
– Đối với lan hoàng thảo đang kỳ nghỉ thì cách ly riêng và không tưới. Lưu ý hoàng thảo ko cắt nước vẫn ra hoa, nhưng nếu cắt nước đúng kỹ thuật sẽ sai hoa hơn. – Cây trong kỳ sinh trưởng mạnh phải tưới nhiều nước, kết hợp bón phân. – Khi hoa nở thì tránh tưới nước vào hoa nếu không hoa sẽ mau tàn. Thay vào đó cần treo lan vị trí tránh nắng trực tiếp và nâng cao độ ẩm tiểu khí hậu.
II.THỜI ĐIỂM TƯỚI TRONG NGÀY VÀ LƯU Ý THEO MÙA.
Chọn thời điểm tưới, bón phân khi lỗ khí khổng mở (Nhiệt độ không quá nóng, cường độ ánh sáng không quá mạnh…)
1. TƯỚI SÁNG: Tưới sáng rửa trôi sương muối. – Mùa thu quá hanh khô thì tưới thêm 1 lượt nữa sau 15-20. – Mùa đông lạnh thì nên tưới lúc thời tiết bắt đầu ấm lên 1 chút (Dưới 14 độ ko tưới, nguy cơ gây bỏng lạnh).
2. TƯỚI TRƯA: – Mùa xuân, thu, đông tưới bình thường. – Cần lưu ý tưới trưa Hè nắng nóng: nhiệt độ tiểu khí hậu trong vườn dưới 32 độ, vườn cao thoáng không bị om khí nóng mà độ ẩm vườn đang thấp dưới 55% thì ta nên tưới. Tưới sử dụng nguồn nước mát và tưới thật đẫm.
Nếu tưới trời nắng, nhiệt độ tiểu khí hậu trong vườn trên 32 độ, vườn không thoáng bị om khí nóng, không khí không được luân chuyển tốt thì ko nên tưới vì không khá gì hấp nóng lan. Ta cần chờ tiểu khí hậu mát hơn thì tưới. Nếu là nền đất thì có thể xả nước vào nền đất để tăng độ ẩm tiểu khí hậu.
3. TƯỚI CHIỀU TỐI: – Hè nóng thì tưới muộn, thu đông lạnh thì tưới sớm lên 1 chút. – Không khuyến khích tưới đêm vì lúc này quá trình quang hợp dừng đồng thời bắt đầu nhưng thoát hơi nước nên có tưới thì cũng ko hiệu quả bằng tưới bạn ngày.
4. LƯU Ý THÊM: – Mùa thu ở miền Bắc độ ẩm không khí giảm, cảm giác luôn thấy hanh khô và có thể khô hơn mùa hè. Chính vì vậy ta cần thật lưu ý thường xuyên tưới nước trong ngày hanh khô tránh việc thân lá teo tóp do mất nước. Và tránh để hanh khô nắng nóng làm thui đầu rễ làm chậm lại quá trình phát triển của lan.
Nguồn nước yêu cầu mát, sạch, Ph phù hợp
1. Nguồn nước: – Thường thì sử dụng trực tiếp nước máy. Có thể dùng nước mưa hứng lại vào bể chờ khoáng lắng đọng khoảng 4-5 ngày rồi tưới lan. Làm như vậy thì các chất ko tốt sẽ lắng đọng lại hoặc bốc hơi và độ Ph ổn định.(Thường thì tránh mưa đầu mùa và mưa cuối mùa. Nếu gặp mưa đầu, cuối mùa thì nên xịt, phun lại bằng nước trắng.) – Nước sông và nước ao, nước này có độ phì lớn, nhất là nước ao màu hơi vàng lục. Nước giếng có nhiều chất khoáng nhưng không cần cho thực vật, dễ làm kềm hóa hoa. (Nước sông tùy theo mùa, độ muối trong nước cần phải dưới 500 ppm, trên thì không được tưới)
2. Nhiệt độ nguồn nước: – Cần mát, tương đồng với nhiệt độ giá thể thì cây dễ tiếp nhận. Hè tưới nước mát hơn chút, đông tưới ấm hơn 1 chút.
3. Độ pH: – Ph của nước cần ở mức từ 5,5 đến 6,8 (có thể dùng nước máy với PH = 7) và độ muối trong nước cần phải dưới 500 ppm, không có kim loại nặng gây độc cho lan, nguồn nước sạch không ô nhiễm hóa chất
tạp chí hoa lan VN
Cách Trồng Dâu Tây Vào Mùa Hè
Nếu các bạn đã từng trồng và chăc sóc cây dâu tây thì các bạn có thể dễ dàng nhận thấy rằng cây dâu tây rất dễ trồng, dễ chăm sóc, nó có thể sống và phát triển tốt ở nhiều môi trường nhiệt độ khác nhau, thậm chí có nhiều trường hợp khi hậu nóng nắng rất ghét mà người ta vẫn trồng dâu tây thành công. Chỉ cần bạn biết cách trồng cây dâu tây đúng cách, dù ở nơi nào, bạn cũng sẽ có cho mình những quả dâu mọng nước và ngon tuyệt! Cho dù nhiệt độ trong ngày ở chỗ bạn có thể lên tới hơn 30 độ C, nhưng với những sự chuẩn bị cần thiết, bạn hoàn toàn có thể trồng được một chậu dâu tây sinh sống khỏe mạnh.
Cách trồng dâu tây trong điều kiện tiết trời mùa hè
Không khó để bạn bắt đầu trồng cây dâu tây của mình vào mùa hè, chỉ cần dành chút thời gian chuẩn bị đất và bắt đầu gieo trồng, luôn để hạt gieo trồng ở những nơi khô thoáng mát mẻ, đủ độ ẩm cho hát phát triển nẫy mầy. Vấn đề tự gieo trồng hãy cứ để nhà vườn lo, ngày nay bạn chỉ cần bỏ ra 25.000 vnđ là có thể mua cây giống dâu tây về nhà trồng rồi, nhớ trồng số lượng lớn cho cây có bạn có bè, cùng nhau phát triển tốt. Khi trồng cây trong điều kiện khí hậu là mùa hè nên chú ý tưới nước đầy đủ, tránh tình trạng cây bị héo và yếu.
Chăm sóc kĩ lưỡng là điều tối quan trọng phải làm khi trồng loại cây này trong mùa hè, không được để cây bị mất quá nhiều nước. Bạn phải luôn giữ độ ẩm cho đất trồng để cung cấp đầy đủ nước cho cây phát triển. Đất sẽ mau khô hơn khi thời tiết nhiều nắng, trong khi cây cũng hút nhiều nước hơn. Vì vậy, tốt nhất là tưới nước mỗi ngày. Nếu thấy cây yếu và không phát triển tốt, các dấu hiệu như lá không xanh tươi, thân cây èo uột, không đâm cành non hoặc rễ không phát triển, thì bạn nên cân nhắc bón các loại phân bón bổ sung cho cây kết hợp tưới nước hợp lý hằng ngày để cây khỏe hơn
Khi đến vụ thu hoạch, bạn nên dựng những rào nhỏ xung quanh cây dâu hoặc tìm bệ đỡ cho những quả dâu tây không chạm đất, vì nó sẽ bị hư, móp méo. Hái quả khi nào thấy quả dâu chín đỏ, mọng nước như không cảm giác không mềm. Quả dâu tây được thu hoạch có hơi trắng ở phần đầu vẫn được, vì nó sẽ chín tiếp sau khi được hái xuống.
Mua cây giống dâ tây ở đâu để sống tốt trong điều kiện tiết trời mùa hè
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều địa chỉ bán , với nhiều giống dâu khác nhau, như giống Mỹ, giống Nhật, giống Newzealand. Nếu bạn quyết định mua dâu giống tây về trồng thì tôi khuyên bạn nên mua giống Newzealand, giống này chịu nhiệt tốt, sống tốt phát triển tại mọi địa hình điều kiện thời tiết ở Việt Nam.
Chăm Sóc Cây Cảnh Bonsai Vào Mùa Hè
Cây Bonsai là bản sao thu nhỏ của những cây cối tự nhiên. Nghệ thuật này bắt nguồn từ Nhật Bản và Trung Quốc từ nhiều thế kỷ trước. Bonsai được trồng trong chậu và hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc của bạn. Nếu bạn chăm sóc kỹ, cây xanh bonsai của bạn sẽ mạnh khỏe, xinh đẹp và nhỏ nhắn trong nhiều năm. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn các kỹ thuật cơ bản trong việc chăm sóc cây cảnh bonsai vào mùa hè nắng nóng.
Cây cảnh bonsai sẽ đẹp hơn nếu bạn biết chăm sóc đúng cách
Vào mùa hè nắng nóng và mưa nhiều, cây xanh bonsai trồng trong chậu nếu không biết cách chăm sóc chúng sẽ dễ dàng chết vì nhiệt độ cao, khô hạn… Ngược lại, nếu biết cách chăm sóc tốt thì lại rất tốt. Cây về mùa hè phát triển rất nhanh, thân to ra trông thấy, cành tán sum xuê, các vết cắt lại nhanh liền sẹo. Đặc biệt các cây xanh bonsai thuộc họ sanh, đa, si, gừa, ngũ gia bì… bộ rễ từ các thân cành buông xuống tua tủa. Đây là thời điểm rất thuận lợi cho việc tạo dáng và chỉnh sửa lại theo ý muốn của các nghệ nhân làm vườn.
Mùa hè, cây cảnh bonsai nên đặt ở những vị trí như trên hiên nhà, ban công, bậc tam cấp hay trong vườn. Khi được đặt bên ngoài, cây bonsai của bạn nên được đặt ở nơi mà nó nhận đủ ánh nắng mặt trời – nắng buổi sáng và trưa là tốt nhất. Tầm nhìn tốt nhất để có thể thưởng thức cây xanh bonsai là khi nó được đặt cao ngang tầm mắt, như trên bàn, tường, hay băng ghế.
Khi các cây cảnh bonsai của bạn được kê đặt trong khuôn viên nhà ở hay công sở phải theo đặc tính của từng loại cây: những cây xanh bonsai chịu hạn, nắng nóng cao (tùng, sanh, si, đa, vạn tuế, sứ…) đặt nơi có nhiều nắng. Những cây chịu nắng nóng nhưng không chịu khô hạn (lộc vừng, sung, đào, mai…) đặt nơi nhiều nắng nhưng trên mặt chậu phủ một lớp rơm rạ mục hoặc bèo Tây… để luôn giữ ẩm. Những cây bonsai không chịu nắng nóng như bồng bồng, thiết mộc lan, trúc nhật, các loại hoa lan… thì làm giàn che hoặc kê đặt dưới các tán cây, nơi thoáng mát.
2. Tưới nước cho cây cảnh bonsai là một việc làm không thể thiếu
Tưới nước cho bonsai không bao giờ được bất cẩn, nên tưới nước hàng ngày để giữ độ ẩm cho cây. Bonsai trồng trong bồn, bầu đất nhỏ, lại chịu nắng nóng nên dù tưới nước đẫm độ ẩm cũng chỉ đủ cho cây sống, tươi xanh trong ngày .Cách tưới tốt nhất là tưới vào trước buổi bình minh và sau lúc hoàng hôn.
Nên cung cấp nước cho cây khi thấy đất khô, không bao giờ để cho đất hoàn toàn khô. Nếu cây cảnh bonsai của bạn nhận đủ ánh sáng mặt trời, nó nên được tưới 1 lần trong ngày. Thời khóa biểu này sẽ dao động theo kích thước chậu, loại đất và loại bonsai.
Đánh giá mỗi yêu cầu về nước của từng loại bonsai và điều chỉnh lịch tưới cho phù hợp. Bạn nên dùng bình tưới cây hay vòi sen để có thể phân tán nước ra, tránh xói mòn đất. Khi tưới nước cho cây chú ý tưới từ bầu cây đến toàn bộ thân, cành và lá cây. Trước tiên là tưới bầu , phải tưới từ từ, tưới đi tưới lại nhiều lần, khi nào thấy lỗ thoát nước dưới đáy chậu chảy ra mới được. Tưới xong bầu cây ta tiếp tục dùng vòi phun tưới ướt toàn bộ lá và thân, cành cây. Tưới nước đầy đủ và đúng quy trình như trên giúp cho cây luôn đủ độ ẩm, tươi xanh và phát triển bình thường.
Cần chú ý đến lượng nước cần thiết dành cho từng loại cây cảnh bonsai
Một cơn mưa thường là một nguồn cung cấp nước tốt. Bên cạnh việc tưới nước cần phải chú ý đến độ ẩm của cây.Trong những tháng lạnh, khi cây cảnh bonsai của bạn ở trong nhà, bạn nên đặt nó vào một cái khay cạn đựng đầy sỏi có thêm nước. Làm như vậy sẽ cung cấp thêm độ ẩm xung quanh cây khi nước bay hơi và giảm lượng ẩm bị mất do hệ thống sưởi hiện đại.
Hiện nay trên thị trường mới xuất hiện loại chậu cảnh độc đáo và tiết kiệm không gian . Bạn có thể treo trên lan can, cầu thang hay hàng rào. Cho dù bạn có một căn biệt thự rộng thênh thang hay căn nhà nhỏ bé, thậm chí một căn hộ chung cư thì bạn hoàn toàn có thể sở hữu một khu vườn ngập tràn ánh nắng và cỏ cây.
Với ý tưởng thông minh này, bạn có thể biến những hàng rào, lan can cứng nhắc thành khu vườn đầy màu sắc, đem thiên nhiên trong lành vào nhà bạn.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bón Phân Đúng Cách Cho Cây Vào Mùa Hè trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!