Cập nhật nội dung chi tiết về Bón Phân Đậu Tương Cho Cây Bưởi mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngày nay, bưởi Diễn được nhân rộng ra rất nhiều tỉnh khu vực phía Bắc, tuy nhiên rõ ràng số trái thu hoạch hầu như đều không đáp ứng được yêu cầu của người dùng về độ ngọt.
Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến điều này:
Thứ nhất là do giống bưởi Diễn không chuẩn,
Thứ hai thổ nhưỡng khí hậu không phù hợp,
Và thứ ba là kỹ thuật chăm sóc còn chưa nhiều.
Nhằm san sẽ nỗi niềm với bà con, trong lần này bưởi Diễn Văn Trì xin được chia sẻ kinh nghiệm rất hay giúp nâng cao độ ngọt. Đó chính là kỹ thuật bón đậu tượng (phân tấm đậu) cho cây bưởi.
Các kỹ thuật kích thích trái bưởi ngọt hơn
Yếu tố mùa vụ
Được coi là cốt lõi và có vai trò quan trọng,đảm bảo sự sinh trưởng của cây,giảm thiểu công chăm sóc, chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Để làm được điều này bà con cần thực hiện các công việc sau:
Chăm sóc bưởi sau thu hoạch đúng cách
Cắt tỉa cành và tạo tán định kỳ
Áp dụng thêm kỹ thuật khoanh vỏ và chặt rễ khi thực sự cần thiết
Sử dụng các chế phẩm sinh học, phân bón lá,phân đơn hoặc đa lượng để kìm hãm cũng như kích thích ra lộc và hoa ra như mong muốn.
Dùng phân đơn Kali
Là loại phân bón rất điển hình và quen thuộc với chúng ta,nó vai trò làm tăng khả năng “đề kháng” của cây, làm bộ rễ chắc khỏe, cân bằng dinh dưỡng hấp thu…Đặc biệt làm tăng phẩm chất của trái khi thu hoạch cả về độ ngon ngọt,lẫn màu sắc bên ngoài. Do đó,người dân trồng bưởi Diễn thường sử dụng Kali cho thời điểm trước thu hoạch để làm tăng vị ngọt đậm đà vốn có, cũng như bón sau thu hoạch để phục hồi sức sinh trưởng của cây.
Dùng đậu tượng cho bưởi
Sở dĩ đậu tương được rất nhiều người trồng bưởi lựa chọn bởi nó cung cấp tương đối đầy đủ lượng dinh dưỡng cần thiết,giúp cây tươi tốt, sinh trưởng ổn định. Điểm đặc biệt là: khi dùng phân bón đậu tương, múi bưởi thường cho vị ngọt khác biệt hoàn toàn so với khi sử dụng Kali. Người ăn sẽ cảm nhận rõ ràng rằng: trái có vị ngọt đậm đà mà không gắt, mùi thơm ngào ngạt mà không hăng nồng.
Còn nhớ những năm đầu khi người dân Văn Trì áp dụng biện pháp bón mới bằng đỗ tương, ai cũng chỉ nghĩ là thử nghiệm cho vui. Không ngờ! số cây được bón tấm đậu cho ra những quả đều đẹp, cùng vị ngọt vượt trội mà khi ăn người ta cảm giác như đang thưởng thức thứ “tuyệt phẩm trần gian”. Và rồi,tiếng lành đồn xa, chỉ một vài năm bưởi Diễn Văn Trì nói riêng và bưởi Diễn chính gốc nói chung,đã nhanh chóng trở thành một thương hiệu mà ai ai cũng biết đến.
Để có thể có một trái bưởi chất lượng như vậy nhiều người vẫn sẽ rất tốn kém về công sức và chi phí đầu tư.
Nhưng thực ra, đậu tương phẩm chất kém có giá rất rẻ, lại dễ dàng tìm mua,đồng thời việc ngâm ủ và kỹ thuật bón cũng không quá phức tạp, hoàn toàn có thể thay thế các loại phân hữu cơ quen thuộc trước đây…Thời gian kể từ khi xay, ngâm không quá 3 tháng nên ta có thể chủ động việc chăm sóc.
Ưu điểm của loại phân tự chế này là:
Dễ tan, nhanh chóng cải thiện độ màu mỡ của đất, được đánh giá là loại phân vi sinh tự nhiên tốt hàng đầu hiện nay.
Giúp cải thiện chất lượng trái khi thu hoạch, bưởi sẽ ngọt đậm đà mà không gắt.
Giúp mẫu mã trái thành phẩm đẹp hơn, vàng sáng hơn.
Bạn cần chú ý, trong trường hợp tại nơi sinh sống không có đậu tương thì có thể thay thế nguyên liệu bằng hạt ngô, cả 2 đều đem lại hiệu quả tương đồng.
Hướng dẫn cách ngâm đậu tương
Về nguyên tắc, người ta hoàn toàn có thể bón trực tiếp bã đậu tương,bã ngô lên các gốc bưởi. Tuy nhiên thời gian để phân giải chúng sẽ kéo dài thường là 3 đến 4 tháng tùy vào điều kiên môi trường xung quanh. Vậy nên, để đảm bảo không bị chậm so với nhu tưới bón của bưởi,người ta tiến hành ngâm với nước 1 thời gian để đậu phân hủy và biến đổi nhanh hơn.
Lý giải vì sao có thể dùng đậu tương để bón cây thì các chuyên gia đã chỉ ra rằng trong hạt đậu tương có tỷ lệ NPK là 7-2-1 giúp bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cây.
Để giảm thiểu tối đa chi phí đậu tương,kinh nghiệm của tôi là:
Nên thu mua đậu tương vào mùa thu hoạch, tức tháng 7 – tháng 8 để có mức giá rẻ nhất. Không cần chọn loại đậu tương quá tốt để giá thành không bị đội lên quá cao.
Cùng với đó, bà con nên tìm đến những cửa hàng xay xát, ở đây ta có thể thu mua các phụ phẩm từ đậu tương như bã, vỏ…Chủ tiệm thường bán cho người có nhu cầu để làm thức ăn chăn nuôi,hoặc phân bón. Ngay cả một đơn vị nhỏ thì khối lượng ta thu mua được cũng trên dưới 15kg/ngày,với giá “cực yêu” chỉ 3000 – 5000đ/kg.
Bước 1: Xay min hạt đỗ tương (hoặc ngô) đã thu gom trước đó
Bước 2: Chuẩn bị thùng phi có nắp đậy hoặc chuẩn bị bể chứa tự xây có dụng cụ đẩy kín,bởi khi lên men và phân hủy phân sẽ có mùi rất khó chịu(chẳng kém mùi trứng thối là bao đâu ạ)
Bước 3: Cho lượng đậu tương và EM2 vừa đủ với kích thước dụng cụ chứa (thường là lượng phân thành phẩm sẽ gấp 3 lần khối lượng đỗ cho vào)
Nói qua về EM, đây là một loại chế phẩm sinh học có tác dụng thúc đẩy quá trình lên men, cải tạo môi trường đất, nó là kết tinh của nhiều loại vi sinh vật hữu ích. Trong đó EM2 là dạng thứ cấp được áp dụng rộng rãi nhờ khả năng phân giải nhanh các chất hữu cơ, từ đó tạo ra những loại phân bón chất lượng, giúp tăng khả năng hấp thu cho cây.
Áp dụng khi làm với 100 kg đậu tương
Ta cần chuẩn bị 3 thùng phi, dung tích chuẩn mỗi thùng là 217l – tương đương với khoảng 650l
Tiến hành chia đều mỗi thùng 33kg đậu tương + 40l EM2 sau đó dùng gậy khuấy đều. Sau đó, bà con cần khuấy lại sau mỗi nửa ngày(12h) lặp lại 2 – 3 hôm, để trong quá trình đậu trương phình dung dịch vẫn ngấm hạt đậu.
Sau 2 tuần đổ thêm khoảng 100l nước + 40l EM vào thùng (tổng dung dịch của chúng ta ở trong thùng sẽ rơi vào 150-170l).
Sau 1 tháng cho thêm 2 lít EM gốc để giảm mùi hôi thối từ dung dịch phân tự chế của chúng ta.
30 ngày sau đó là chúng ta có thể đem phân ra bón cho bưởi rồi (nhìn từ ngoài vào sẽ thấy hầu hết phần cặn đã lắng hết xuống đáy, chỉ còn lớp váng màu hơi vàng nổi lên.
Một số lưu ý khác
Có khá nhiều loại chế phẩm sinh học EM mỗi loại có tác dụng riêng, ví dụ như EM1 là loại gốc để tạo ra các loại khác chứ không sử dụng trực tiếp,EM5 để ngăn côn trùng gây hại, EM Bokashi để làm thức ăn gia súc…duy chỉ EM2(dạng thứ cấp) mới có tác dụng tốt nhất trong việc điều chế phân bón mà cụ thể ở đây là phân bón đậu tương cho cây bưởi. Sau khoảng 2 tháng, nếu bạn quan sát thấy hỗn hợp có một lớp váng mỏng nổi lên, toàn bộ phần cặn đã chìm xuống, thì đây cũng là lúc chúng ta có thể đem ra phân ra sử dụng.
Quá trình ngâm ủ đậu tượng,vi khuẩn sẽ chuyển hóa Protein thành các hợp chất hữu cơ khác, kèm với đó là mùi rất khó ngửi. Nên bà con cần có nắp đậy kín để các mùi này không bị bay ra ngoài, ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh.
Cách bón đậu tương cho bưởi
Ta có thể bón phân làm từ đậu tượng gần như quanh năm,chỉ trừ khi đầu mùa bưởi ra hoa, hoặc lúc mới hình thành trái non, đây là thời điểm nhạy cảm nhất mà ta nên tránh. Trong những ngày cây cần bổ sung độ ẩm và dinh dưỡng, nên hòa loãng phân với nước, rồi tưới đều quanh gốc.
Liều lượng bón cho cây bưởi 5 năm tuổi
1 gốc cần 0.5 lít dung dịch phân đậu tương, các năm sau tăng dần liều lượng bón (mỗi năm lên 0.1 lít)
Duy trì tối thiểu 3 lần 1 năm, lần 1 sau khi đậu quả 3 tuần, lần 2 trước thu hoạch 2 tháng, lần 3 trước thu hoạch 1 tháng
Bón khi khi nào thì tốt nhất?
Như đã nói ở nhiều phần trước,công việc chăm sóc bưởi sau thu ( rơi vào tháng 2) là bắt buộc,bởi lúc này cây cần bổ sung nguyên tố vi và đa lượng để phục hồi năng lực sống,sau khi trải qua thời gian dài nuôi quả . Thế nên,chúng ta hoàn toàn có thể bón phân ngâm đỗ tương để bổ sung các loại dinh dưỡng thiết yếu cho cây bao gồm Na , Kali , Phốt pho thay vì dùng các loại NPK truyền thống.
Tháng 10, khi quả bưởi đã đạt kích thước tối đa,việc kích thích độ ngọt của trái trở lên cần kíp hơn bao giờ hết – đây cũng là lúc ta có thể dùng đậu tương đã ngâm ủ trước đó mang ra sử dụng. Trước đây người ta thường sử dụng Kali đỏ, tuy nhiên nhược điểm của nó là làm đất bị bạc màu do phân không được hòa tan 100%,chưa kể trái có vị ngọt không tự nhiên, ăn cảm giác bị gắt.
Thấm thoát cũng đã hơn chục năm kể từ lần đầu người ta biết dùng đậu tương, đến nay việc bón đậu tương cho bưởi và nhiều loại cây ăn quả khác đã trở thành thói quen, và là giải pháp tối ưu nhằm tăng vị ngọt và phẩm chất của trái.
Từ khóa tìm kiếm:
bón đậu tương cho bưởi
đậu tương bón cây
cách bón đậu tương cho bưởi diễn
bón đỗ tương cho cây
Cách Ủ Phân Đậu Tương Bón Cây
Ngày nay, đậu tương không chỉ sử dụng làm thực phẩm cho người hoặc vật nuôi mà còn được chế biến thành dòng phân bón đạm hữu cơ cho cây trồng. Vì sao phân bón đậu tương được mệnh danh là siêu phân bón cho hoa hồng, hoa lan, rau, cây ăn quả? Bởi trong đâu tương có chứa hàm lượng lớn protein, khoáng chất, đa – trung – vi lượng … Đây chính là nguồn thức ăn cây trồng cần sử dụng để sinh trưởng và phát triển mạnh.
Tuy nhiên, nếu bón đậu tương trực tiếp vào đất, không những hiệu suất hấp thu dinh dưỡng rất thấp mà chúng còn dẫn dụ nhiều mầm bệnh đến gây hại cho cây trồng. Vinong Sinh học Đức Bình hướng dẫn cách ủ phân đậu tương – chế biến thành phân bón đạm hữu cơ ( đạm sinh học, amino acid ) bón cho cây trồng,giúp cây trồng tận hưởng món quà kỳ diệu đến từ đậu tương.
Hiện nay, có nhiều đơn vị hướng dẫn về cách ủ phân đậu tương bón cây như:
Ủ đậu tương với nấm trichoderma
Ủ phân đậu tương bằng chế phẩm EM, enzyme protease
Ủ phân đậu tương với chế phẩm Emic, emuniv …
Tuy nhiên về hiệu quả khử mùi hôi của phân vẫn còn rất hạn chế và chất lượng phân bón chưa phải là tốt nhất. Cách làm phân đậu tương không hôi mà chúng tôi chia sẽ vừa dễ làm, dễ thực hiện, mang lại hiệu quả vượt trội. Bà con có thể làm theo hướng dẫn để thực hiện ngay tại nhà mình.
1. Cách ủ phân đậu tương dạng bột ( Phương pháp ủ khô)
Tạo ra dòng phân bón hữu cơ dạng bột
Sử dụng để cải tạo đất, bón vào gốc cho cây trồng
Cải cải tạo đất, tăng độ mùn, đất tơi xốp, giúp cây trồng hấp thu dưỡng chất qua rễ!
Dễ làm, dễ thực hiện
Chất lượng của phân hữu cơ cao cấp
Đậu tương: 25kg (xay thành bột, có thể sử dụng đậu tương loại xấu)
Phân lân: 5kg ( sử dụng super lân)
Nước sạch: 3 lít
1 thùng phuy có nắp đậy kín
Bao tải có lót nilon giữ nhiệt
Dụng cụ để đảo trộn
Đảo đều tất cả các nguyên liệu: đậu tương, nấm trichoderma, chế phẩm emzeo, super lân
Trải hỗn hợp vừa trộn ra bạt với độ dày 5 – 7cm
Phun hoặc tưới đều 3 lít nước sạch lên bề mặt
Đảo đều toàn bộ hỗn hợp và đóng vào túi nilon
Buộc chặt túi nilon xếp vào chỗ khô mát để ủ ( tránh mưa gió và ánh sáng mặt trời trực tiếp ). Chế phẩm sinh học emzeo và nấm trichoderma nhanh chóng làm hoai mục đậu tương, chế biến thành chất dinh dưỡng cho cây dễ dàng ăn được.
Thời gian ủ sau 45 – 50 ngày là sử dụng bón cây được
Phân đậu tương bột sử dụng tốt cho hầu hết các loại cây trồng
Cải tạo đất: Rắc trên bề mặt luống với lượng 70 – 100/sào và xới đảo đều lớp đất phía trên
Đối với rau: Rắc trên bề mặt luống theo tỉ lệ: 1kg rắc cho 2 – 3 m^2. Nên ngừng sử dụng phân đậu tương trước khi thu hoạch 3 – 5 ngày. Định kỳ 7 – 10 ngày sử dụng 1 lần
Đối với hoa hồng và các loại cây cảnh: mỗi gốc bón 100 – 200gr, sau đó tưới nước ẩm
Đối với hoa lan: Dùng nước xịt ướt đều giá thể, rắc 5 – 10gr phân đậu tương bột/cây
Đối với cây ăn quả, cây công nghiệp: Tùy theo loại cây và độ tuổi, bón xung quanh gốc và xới đều nhẹ, cây nhỏ: 300 – 500gr/cây, cây lâu năm, cây to bón 1 – 2kg/gốc. Sau đó lấp thêm đất lên phía trên và tưới nước hoặc phủ quanh gốc lớp rơm rạ, xơ dừa … để giữ ẩm, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Định kỳ sử dụng: 1 – 2 lần/tháng
2. Cách làm dịch đạm đậu tương ( ủ nước )
Cách ủ đậu tương tốt nhất hiện nay là sử dụng chế phẩm Emzeo để ủ. Men vi sinh Emzeo có tác dụng chính như:
Phân giải protein và các chất trong đậu tương thành dinh dưỡng cho cây trồng
Khử mùi hôi thối sinh ra trong quá trình ủ
Ức chế và tiêu diệt các mầm bệnh, các vi sinh vật gây bệnh hại cây trồng
Tạo ra dịch đạm sinh học phun hoặc tưới cho cây trồng
Nâng cao hiệu suất hấp thu dinh dưỡng gấp 5 – 7 lần so với phương pháp ủ khô do cây có thể ăn được bằng cả thân, lá, rễ …
Cung cấp các vi sinh vật hữu hiệu cho hệ sinh thái vi sinh vật của cây trồng
Làm tăng chất lượng nông sản: giúp ổi, bưởi ngọt hơn, ngon hơn, năng suất hơn
Đậu tương xay thành bột: 10kg
Mật rỉ đường: 500ml (có thể thay thế bằng 0.5kg đường phên xắt nhỏ )
Chế phẩm Emzeo: 1 gói 200gr
Nước sạch
Thùng ủ có nắp đậy kín có thể tích 30 lít trở lên
Hòa tan 500ml mật rỉ đường vào 15 lít nước sạch cho vào thùng
Bỏ 10kg bột đậu tương vào thùng ngâm cho đậu nở ra khoảng 8 – 10h
Cho 1 gói chế phẩm Emzeo vào thùng và đảo đều ( có thể cho men nhiều hơn để tăng tốc độ ủ )
Đậy chặt kín thùng ủ sau 3 ngày đảo 1 lần
Để thùng ủ nơi khô mát
Sau 15 – 20 ngày, bổ sung thêm 10 lít nước sạch. Đậy kín ủ tiếp 15 – 20 ngày là được
Lọc dịch đạm đậu tương bỏ vào chai lọ dùng dần để bảo quản được lâu dài
Có thể làm van thoát khí cho thùng ủ đậu tương
Trong quá trình ủ phải đậy chặt kín
Có thể bổ sung thêm chế phẩm trichoderma bacillus Đức Bình hoặc chế phẩm EM vào để ủ
Phân đậu tương ủ thành công có mùi thơm nhẹ của lên men, không có mùi hôi thối.
Trong quá trình lên men ủ phân đậu tương có hiện tượng sinh khí mạnh, khối bột đậu tương nở ra nhiều ( như hiện tượng nấu cám khi sôi)
Cách tưới dịch đạm đậu nành đơn giản nhất là pha phân đậu nành với nước sạch, rồi phun hoặc tưới đều toàn bộ lá, thân, gốc cây …
Cách pha dịch đạm đậu nành tưới cây:
– Lấy 1 lít dịch đậu nành lọc qua giá lọc inox để lấy phần dịch, loại bỏ phần bã
– Phần bã có thể bón gốc cây hoặc đổ ngược lại vào xô để ủ tiếp
– Pha đều dịch đậu nành vừa lọc với nước sạch theo tỉ lệ 1: 50 – 100 (1 lít dịch đậu nành pha với 50 – 100 lít nước sạch) tưới cho rau ăn lá
– Đối với các loại rau ăn quả như: ớt, cà chua, dưa chuột … có thể tăng lượng đạm đậu nành lên, pha theo tỉ lệ 1: 30- 50 ( 1 lít dịch đạm pha đều với 30 – 50 lít nước sạch)
– Đối với hoa hồng, hoa lan, tỉ lệ pha dịch đậu nành là 1: 20 – 30 ( 1 lít dịch đạm pha với 20 – 30 lít nước sạch)
Cách tưới:
– Tưới ướt đều toàn bộ lá, thân cây và gốc cây
– Định kỳ 1 tuần tưới 1 lần ( đối với rau ăn lá có thể từ 3 – 5 ngày tưới 1 lần)
– Sử dụng dịch đạm tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát
– Không sử dụng chung với các sản phẩm có nguồn gốc hóa học khác, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu
Chú ý:
Để làm tăng hiệu quả sử dụng dịch đạm đậu tương và phòng trị nấm bệnh, nên pha chung với nấm đối kháng trichoderma Đức Bình ( dạng bào tử hòa tan trong nước) theo tỉ lệ: 50gr nấm Trichoderma + 1 lít dịch đạm đậu tương + nước sạch
Nên tưới hoặc phun cho cây trồng vào sáng sớm hoặc chiều mát
3. Cách ủ đậu tương trứng chuối
3kg đậu tương hạt
3kg chuối chín ngẫu lột vỏ
12 -15 quả trứng gà hoặc trứng vịt
1 lít mật rỉ đường
1 gói Men vi sinh EMZEO 200gr
Nước sạch 8 lít
1 thùng ủ phân có nặp đậy chặt kín
Cách ủ đạt hiệu quả nhanh nhất
Ngâm 3kg đậu tương hạt với 8 lít nước sạch và 1 lít mật rỉ đường. Ngâm khoảng 12 – 15h
Dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn hạt đậu tương, chuối chín ngẫu
Đảo đều đậu tương, chuối chín, trứng gà ( bỏ vỏ) cho vào thùng ủ
Khuấy đảo đều 1 gói men vi sinh EMZEO 200gr và đậy kín thùng để ủ phân
Đục 1 lỗ để thoát hơi trên thùng ủ phân. Thời gian ủ 2 – 3 tuần là sử dụng được
Cứ 3- 5 ngày mở ra đảo trộn 1 lần
Ủ thành công khi có mùi len men thơm hoặc hơi chua chua nếu để lâu
Khi ủ xong nhớ rót vào chai vặn kín để bảo quản và dùng dần
Có thể bổ sung thêm 100gr humic vào ủ cùng để nâng cao chất lượng phân đậu tương trứng chuối hơn nữa
Có thể sử dụng sữa đậu ( mua ở cửa hàng bán đậu phụ) thay thế đậu tương theo tỉ lệ: 1kg đậu tương = 3 lít nước đậu)
4. Tại sao bón cây bằng phân đậu tương lại mang đến hiệu quả cao?
Đậu tương cũng rất giàu nitơ và thường được sử dụng làm phân bón hữu cơ. Bên cạnh đó, nitơ đất cũng được tăng lên bằng cách sử dụng đậu tương làm phân bón. Đậu tương cũng rất giàu carbon giúp hỗ trợ vi khuẩn đất và hoạt động của vi khuẩn có lợi, nhờ đó mang đến những tác động tích cực lên sự phát triển của cây trồng
Công dụng của phân đậu tương:
An toàn cho môi trường tự nhiên, nguồn nước ngầm và hạn chế tối đa các chất độc hại có trong phân bón hoá học.
Cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho cây trồng, đặc biệt là Nitơ. Ngoài ra, còn có các chất vi lượng, chất khoáng, acid amin,…
Giúp cứng cây, bật nhiều mầm, hoa to, đậm màu và bền hoa
Hỗ trợ cho sự phát triển khoẻ mạnh của cây trồng, giúp tăng sản lượng đáng kể.
Cải tạo đất trồng vô cùng hiệu quả. Tăng độ tơi xốp cũng như các chất mùn cho đất.
Giúp các vi sinh vật có ích phát triển mạnh mẽ và hoạt động tốt hơn trong lớp đất bên dưới. Nhờ đó, bảo vệ bộ rễ và gia tăng khả năng hấp thụ các dưỡng chất cho cây trồng. Đồng thời hạn chế tối đa các hiện tượng rụng lá hay vàng lá.
Giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh, cứng cáp: hoa to, đậm màu, bền hoa, nẩy nhiều mầm nụ, mầm lộc
Tạo lập hệ vi sinh vật hữu ích và tăng mật độ vi sinh vật hữu ích trong đất
Bảo vệ bộ rể và hỗ trợ khả năng hấp thu dưỡng chất của cây trồng
Phân hủy các dưỡng chất khó tan trong đất giúp cây trồng hấp thu dễ dàng
Hạn chế lá vàng, rụng lá trên cây, giúp bộ rễ phát triển mạnh
5. Cách khử mùi hôi phân đậu tương
Bổ sung thêm gói Emzeo + 500ml mật rỉ đường + 10 quả chuối chín bóp nhuyễn vào thùng chứa 20 lít phân đậu tương đậm đặc và khuấy đều
Đậy chặt kín, sau 3 – 5 ngày mùi hôi thối kinh khủng sẽ không còn nữa và sử dụng bón cho cây.
Tiêu chí so sánhPhương pháp truyền thống ( chỉ ngâm đậu tương với nước)Sử dụng Chế Phẩm Sinh Học để ủ ( Men ủ phân đậu tương)Dinh dưỡng
Các dưỡng chất mất dần theo thời gian vì chúng chuyển hóa theo con đường tạo ra đạm thối và gây mùi hôi
Nâng cao chất lượng dinh dưỡng của phân đậu tương, hỗ trợ cây trồng hấp thu dinh dưỡng
Tạo hệ vi sinh vật hữu ích
Rất ít vì toàn vi sinh vật gây mùi, gây thối, gây hại cho cây trồng
Cung cấp và tạo hệ vi sinh vật hữu ích
Cải tạo đất
Có tác dụng nhưng rất ít
Làm đất tơi xốp
Dẫn dụ côn trùng gây dịch hại
Rất mạnh
Không
Ba Cách Ủ Phân Đậu Tương – Đậu Nành
Lợi ích của phân hữu cơ đậu nành: Phân hữu cơ được chế biến từ đậu tương như bột đậu tương, bã đậu nành, bánh dầu là một nguồn đạm, vitamin, vi lượng tự nhiên rất tốt cho Hoa hồng (và các loại cây ăn quả, rau củ). Với việc đất đai thoái hóa do lạm dụng phân hóa học thì phân làm từ đậu tương, cũng như phân chuồng là hai loại phân đang khá thịnh hành giúp cải tạo đất, làm cho giá thể giàu dinh dưỡng cung cấp cho cây hoa hồng.
Ngoài ra, phân đậu nành còn giúp tăng độ mùn cho đất, tăng mật độ vi sinh vật trong đất giúp phân giải lân, kali khó tan trong đất rất tốt.
1. Cách ủ truyền thống
– Thích hợp cho nhà ở quê, vườn rộng nhiều chỗ để.
Luộc chín đậu tương (chín nhừ càng tốt).
Cho đậu đã luộc và cả nước vào 1 cái vò (thùng nhựa to, chum, vại …) đậy nắp lại (không cần đậy quá kín), có thể dùng nilon lót miệng rồi đậy cho khỏi mùi. Để thùng vào góc vườn xa nhà chút (vì nếu hở ra sau này có mùi hôi).
Đây là cách ủ phân hoàn toàn hữu cơ, không dùng hóa chất, enzim hay men vi sinh gì hết. Cách này an toàn, không sợ độc hại gì.
2. Cách ủ bột đậu tương (ủ khô):
Chuẩn bị:
10kg đậu tương loại xấu khoảng 12 – 15.000/1kg (đem xay nhỏ thành bột)
0.5 kg Trichoderma (mua ở cửa hàng bán thuốc nông nghiệp)
Bao tải lót nilon để giữ nhiệt
Cách ủ:
Trộn đều hỗn hợp 3 loại lại với nhau sau đó cho vào bao tải buộc kín.
Thời gian: sau 3 tháng có thể sử dụng.
Khi cho vào bao tải có lót nilon độ ẩm sẽ được sinh ra và trichoderma sẽ hoạt động rất tốt, vậy nên chúng ta không cần phải đổ nước vào vì đây là ủ khô.
Cách sử dụng:
Phân đậu tương được ủ theo dạng bột này có thể sử dụng cho tất cả các loại cây trồng và hoa hồng. Đối với hoa trồng chậu: 0,1kg bột đã ủ sử dụng được cho 1 chậu to, bón bằng cách xới đất quanh chậu, rắc phân rồi lấp đất đi, định kỳ 10 ngày/lần. Sau đó tưới nước bình thường.
LOẠI PHÂN BÓN THẦN KỲ MANG TÊN CHẾ PHẨM ĐỖ TƯƠNG
3. Cách 3: Ủ nước bằng men vi sinh (có thể sử dụng sau 1 tháng)
Chuẩn bị:
50kg bột đậu tương (tương tự như trên)
01 lít men vi sinh (men ủ cá, ủ đậu tương), có thể dùng EMZEO – EMZEO
1kg đường đỏ dạng phên hoặc đường đen dạng bánh (bán ở cửa hàng đồ khô)
Thùng sơn 100 lít để ngâm phân
50 lít nước sạch (nước máy phải phơi 3 – 5 ngày cho bay hết clo trong nước)
Cách ủ:
Cho toàn bộ đường, men vi sinh vào 50 lít nước khuấy đều cho tan đường. Sau đó cho từ từ bột đậu tương vào khuấy đều (thu được hỗn hợp sệt sệt là đạt, không loãng cũng không đặc quá vì trông một vài ngày đầu bột đậu tương sẽ còn nở ra). Đậy nắp lại. Chú ý: trong 1 tuần đầu cứ 1 ngày mở ra khuấy đều 1 lần. Sang tuần thứ hai 2 – 3 ngày mới phải khuấy 1 lần.
Sau 1 tháng mở ra là có thể sử dụng được rồi các bạn ạ.
Cách sử dụng:
Hòa loãng phân đậu tương với nước tỉ lệ 1:50 tưới định kỳ 2 tuần/lần đối với cây hoa hồng. Tưới trực tiếp quanh chậu, sau đó lại tưới nước lạnh cho sạch lá và đỡ bị sốc phân.
Các bạn hãy liên hệ “yeuhoahong” để được tư vấn miễn phí và chăm sóc cây uy tín giá rẻ tại nhà.
Hotline -zalo/facebook: 0968205403.
Facebook: Phạm Thị Giang
Youtube: Yêu Hoa Hồng.
Like this:
Like
Loading…
Quy Trình Ủ, Chế Biến Đậu Tương Thành Phân Bón Hữu Cơ
Phân hữu cơ được chế biến từ đậu tương như bột đậu tương, phân ủ từ bánh dầu, bã đậu nành là một nguồn đạm, vitamin, vi lượng tự nhiên rất tốt cho cây trồng. Với việc đất đai thoái hóa do lạm dụng phân hóa học thì phân làm từ đậu tương, cũng như phân chuồng là hai loại phân đang khá thịnh hành.
Sở dĩ các loại phân này đang được lan truyền rộng rãi cũng bởi vì ngoài tác dụng bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng như acid amin (đạm hữu cơ), trung, vi lượng, vitamin và khoáng chất thì các loại phân này còn có tác dụng góp phần cải tạo đất, tăng độ mùn cho đất, tăng mật độ vi sinh vật trong đất giúp phân giải lân, kali khó tan trong đất rất tốt.
Cách ủ bột đậu tương – ủ phân đậu tương hữu cơ (ủ khô):
Chuẩn bị:
50kg đậu tương loại xấu khoảng 12 – 15.000/1kg (xay nhỏ thành bột)
10kg super lân
01kg Trichoderma
Bao tải lót nilon để giữ nhiệt
Cách ủ:
Trộn đều hỗn hợp 3 loại lại với nhau sau đó cho vào bao tải buộc kín sau 3 tháng có thể sử dụng. Khi cho vào bao tải có lót nilon độ ẩm sẽ được sinh ra và trichoderma sẽ hoạt động rất tốt vậy nên bà con không cần phải đổ nước vào vì đây là ủ khô.
Cách sử dụng:
Phân đậu tương được ủ theo dạng bột này có thể sử dụng cho tất cả các loại cây trồng. Đối với cây rau màu: 1kg bột đã ủ sử dụng được cho 5m2, bón bằng cách rắc đều trên bề mặt luống định kỳ 10 ngày/lần. Ngừng sử dụng phân đậu tương trước khi thu hoạch 3 – 5 ngày.
Đối với cây ăn trái một gốc bón từ 500 – 700g bằng cách cào xới nhẹ vòng tròn quanh tán cây sau đó rải đều lên bề mặt. Lấp đất lại và tưới nước, tưới đều nước và tủ gốc bằng rơm rạ, xơ dừa,… để giữ ẩm và tránh ánh sáng trực tiếp vào gốc. Sử dụng định kỳ 1 – 2 tháng/lần.
Cách 2: Ủ nước bằng men vi sinh – ủ phân đậu tương hữu cơ (có thể sử dụng sau 1 tháng)
Chuẩn bị:
50kg bột đậu tương
500ml men vi sinh phân giải protein
1kg đường đỏ dạng phên (bán ở cửa hàng đồ khô)
Thùng sơn 200 lít
100 đến 120 lít nước sạch (nước máy phải phơi 3 – 5 ngày)
Cách ủ:
Cho toàn bộ đường, men vi sinh vào nước khuấy đều. Sau đó cho từ từ bột đậu tương vào khuấy đều (thu được hỗn hợp sệt sệt là đạt, không loãng cũng không đặc quá vì trông một vài ngày đầu bột đậu tương sẽ còn nỡ ra). Đậy nắp lại và trong 1 tuần đầu 1 ngày mở ra khuấy đều 1 lần. Sang tuần thứ hai 2 – 3 ngày chúng ta khuấy 1 lần sau 1 tháng là có thể sử dụng.
Cách sử dụng:
Hòa loãng phân đậu tương với nước tỉ lệ 1:50 tưới định kỳ 2 tuần/lần đối với cây hoa. Còn đối với cây rau màu và cây ăn trái tưới định kỳ tháng/lần.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ số Hotline 0978.497.345
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bón Phân Đậu Tương Cho Cây Bưởi trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!