Cập nhật nội dung chi tiết về Bón Phân Cho Cây Ăn Quả (Phần 3) mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
5. Bón phân cho một số loại cây ăn quả ở ĐBSCL
5.1. Bón phân cho cây có múi
Giai đoạn cây còn tơ. Liều lượng phân bón cho cây có múi còn tơ được trình bày trong Bảng 1. Phân NPK Đầu Trâu 20-20-15+TE được chia đều ra làm 4 lần bón, bón theo hình chiếu của tán cây. Phân hữu cơ bón một lần vào đầu mùa mưa, bón theo mép ngoài của mô cùng lúc với bồi mô. Phân đá vôi nung được bón một lần vào đầu mùa mưa, phân được rãi đều trên líp.
Bảng 1. Liều lượng phân bón cho cây có múi còn tơ hàng năm
Tuổi cây
Đầu Trâu 20-20-15+TE (g/cây/năm)
Hữu cơ (kg/cây/năm)
Vôi (g/cây/năm)
Năm thứ nhất
200-300
10-20
200-300
Năm thứ hai
400-500
10-20
200-300
Năm thứ ba
600-700
10-20
200-300
Năm thứ tư
800-1000
10-20
200-300
Giai đoạn cây cho quả. Liều lượng phân bón cho cây có múi giai đoạn cây cho quả có năng suất khoảng 40 kg/cây/năm được trình bày trong Bảng 2. Khi năng suất quả gia tăng 1 kg/cây/năm thì lượng phân Đầu Trâu phải bón tăng thêm 1%. Phân hữu cơ và phân vôi không thay đổi.
Bảng 2. Liều lượng (kg/cây) và thời kỳ bón phân cho cây có múi có năng suất 40 kg/cây/năm
Thời điểm bón
Đầu trâu AT1
Đầu trâu AT2
Đầu trâu AT3
Đạm hạt vàng đầu trâu 46A+
Phân hữu cơ
Phân vôi
Sau khi thu hoạch và tỉa cảnh
1,00
–
–
0,25
–
–
Trước khi tưới nước xử lý ra hoa
–
1,00
–
–
–
–
Sau khi ra hoa 1 tháng
–
–
0,5
–
–
–
Sau khi ra hoa 3 – 4 tháng
–
–
0,5
–
–
–
Sau khi ra hoa 5 – 6 tháng
–
–
0,5
–
–
–
Đầu mùa khô
–
–
–
–
20
–
Đầu mùa mưa
–
–
–
–
–
0,3
5.2. Bón phân cho cây xoài
Phân bón là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc cho quả cách năm của xoài. Sau năm đạt năng suất cao (năm trúng), nếu thiếu phân bón và tưới nước trong mùa khô, xoài sẽ ra hoa ít và rụng nhiều vào năm sau (năm thất mùa). Lượng phân bón tùy theo tuổi cây, đất đai và tình trạng sinh trưởng của cây. Thông thường có thể bón phân như sau:
Thời kỳ cây tơ (3 năm đầu). Liều lượng phân bón cho cây xoài còn tơ được trình bày trong Bảng 3. Phân “Đầu Trâu TE + Agrotain” được chia đều ra làm 4 lần bón, bón theo hình chiếu của tán cây. Phân hữu cơ bón một lần vào đầu mùa mưa và bón mép ngoài của mô cùng với thời điểm lúc với bồi mô. Phân đá vôi nung được bón một lần vào đầu mùa mưa, phân được rải đều lên liếp.
Bảng 3. Liều lượng phân bón cho cây xoài còn tơ hàng năm
Tuổi cây
Đầu trâu TE + Agrotain (g/cây/năm)
Hữu cơ (kg/cây/năm)
Vôi (g/cây/năm)
Năm thứ nhất
300-400
20-30
200-300
Năm thứ hai
500-600
20-30
200-300
Năm thứ ba
700-800
20-30
200-300
Thời kỳ cây cho quả. Cây 6-8 năm tuổi cần nhiều phân để có sản lượng cao, trung bình bón theo công thức 1,09- 0,90-0,96 (kg N-P-K/cây/năm) như Bảng 4 (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Hồng Phú, 2004). Liều lượng nầy thay đổi tùy theo tuổi cây và độ màu mỡ của đất.
Bảng 4. Liều lượng (kg/cây) và thời kỳ bón phân cho cây xoài từ 6-8 năm tuổi
Thời điểm bón
Đầu trâu AT1
Đầu trâu AT2
Đầu trâu AT3
Phân hữu cơ
Phân vôi
Sau khi thu hoạch và tỉa cành
3,00
–
–
–
–
Trước khi xử lý ra hoa 1 tháng
–
2,00
–
–
–
Sau khi đậu quả nửa tháng
–
–
3,00
–
–
Đầu mùa khô
–
–
–
30-40
–
Đầu mùa mưa
–
–
–
–
0,3
5.3. Bón phân cho cây nhãn
Thời kỳ cây tơ (3 năm đầu). Liều lượng phân bón cho cây nhãn còn tơ chưa cho quả được trình bày trong Bảng 5. Phân NPK Đầu Trâu 20-20-15 + TE được chia đều ra làm 4 lần bón. Xới đất xung quanh mô đất hình chiếu của tán cây để bón phân, sau đó lấp đất và tưới đủ nước cho phân tan, nhưng không tưới dư thừa làm nước chảy tràn mất phân. Phân hữu cơ bón một lần vào đầu mùa mưa, bón mép ngoài của mô cùng lúc với bồi mô. Phân đá vôi nung được bón một lần vào đầu mùa mưa và được rải đều lên liếp.
Bảng 5. Liều lượng phân bón cho cây xoài còn tơ hàng năm
Tuổi cây
NPK Đầu trâu 20-20-15+TE (g/cây/năm)
Hữu cơ (kg/cây/năm)
Vôi (g/cây/năm)
Năm thứ nhất
400-600
10-15
200-300
Năm thứ hai
800-1.000
10-15
200-300
Năm thứ ba
1.200-1.400
10-15
200-300
Bảng 6. Liều lượng (kg/cây) và thời kỳ bón phân cho nhãn từ 7 năm tuổi
Thời điểm bón
Đầu trâu AT1
Đầu trâu AT2
Đầu trâu 13-13-13+TE
Đầu trâu AT3
Phân hữu cơ
Vôi
Sau cắt tỉa cành nhãn
0,5
–
–
–
–
–
Sau khi cơi đọt một già
0,5
–
–
–
–
–
Hai tuần trước khi xử lý ra hoa nhãn
–
0,5
–
–
–
–
Phát hoa nhãn dài 5 cm
–
–
1,0
–
–
–
Hai tuần sau khi nhãn đậu quả
–
–
1,0
–
–
–
Khi hột nhãn có màu đen
–
–
–
1,5
–
–
Đầu mùa khô
–
–
–
–
15-20
–
Đầu mùa mưa
–
–
–
–
–
0,3
5.4. Bón phân cho cây khóm (dứa/thơm) (nhóm Queen)
Bón phân cho khóm (dứa/thơm) cần tuân thủ nguyên tắc sau (Lê Thanh Phong và ctv., 2002):
Bón nhiều lần để thường xuyên thỏa mãn nhu cầu của cây: Vụ tơ bón 4 lần/vụ, còn vụ gốc bón 3 lần/vụ.
Bón cân đối các chất dinh dưỡng để quả có phẩm chất tốt và đạt năng suất cao: Bón đồng bộ đạm, lân, kali và can-xi.
Bón đủ lượng dưỡng chất, nhất là trên đất nghèo dinh dưỡng: Ở ĐBSCL bón 8g N + 6g P2O5 + 12g K2O + 3g CaO/cây/vụ.
Áp dụng kỹ thuật bón thích hợp: Sau khi bón phân nên tưới nước vừa đủ để làm tan phân, không tưới nước dư thừa làm trôi phân.
Nên bón phân cho khóm vụ tơ và vụ gốc theo Bảng 7 sau đây.
Bảng 7. Thời kỳ và liều lượng (kg/ha) bón phân cho khóm vụ tơ và vụ gốc (mật độ 50.000 cây/ha)
Thời điểm bón
Đầu trâu AT1
Đầu trầu AT2
Đầu trâu AT3
KCl
Đá vôi nung
Vụ tơ
Lót trước khi trồng
200-300
–
–
25-50
200-300
Lót trước khi trồng
300-400
–
–
50-75
–
2-3 tháng sau khi trồng
400-500
–
–
75-100
–
4-6 tháng sau khi trồng
–
500-600
–
25-50
–
Trước xử lý ra hoa 1-2 tháng
–
–
500-600
75-100
–
Vụ gốc
Ngay sau khi thu hoạch
400-500
–
–
75-100
–
Sau thu hoạch 2-3 tháng
400-500
–
–
75-100
–
Trước xử lý ra hoa 1-2 tháng
–
600-700
–
25-50
–
Sau khi xử lý ra hoa 2-3 tháng
–
–
600-700
75-100
–
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bui Xuan Khoi and Mai Van Tri, 2003. Fertilizer Recommendations for Sustainable Production of Orchard Fruit in the South of Vietnam. Southern Fruit Research Institute. Vietnam.
2. Châu Kim Thoa, 2012. Ảnh hưởng của liều lượng bón vôi đến năng suất và phẩm chất trái quýt Đường vụ thứ hai tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Trồng trọt. Trường Đại học Cần Thơ.
3. Đào Thị Hương Giang, 2012. Ảnh hưởng của bã bùn và bã mía kết hợp với nấm Tricoderma đến năng suất và phẩm chất của quýt Đường (Citrus reticulate Blanco) năm thứ hai trồng tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Luận án thạc sĩ ngành Trồng trọt. Trường Đại học Cần Thơ.
4. Hồ Văn Thiệt, 2006. Sự suy thoái đất vườn trồng sầu riêng, chôm chôm tại huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre và giải pháp khắc phục. Luận án thạc sĩ ngành Khoa học Đất. Trường Đại học Cần Thơ.
5. Lâm Phúc Hải, 2011. Ảnh hưởng của bã bùn và bã mía kết hợp với nấm Tricoderma đến năng suất và phẩm chất của quýt
Đường (Citrus reticulate Blanco) trồng tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Luận án thạc sĩ ngành Trồng Trọt. Trường Đại học Cần Thơ.
6. Lê Thanh Phong, Nguyễn Bảo Vệ và Tống Hữu Thuẩn, 2002. Ảnh hưởng của biện pháp bồi liếp trên năng suất khóm Queen (Ananas comosus (L) Merr.). Tạp Chí Khoa Học Đại Học Cần
Thơ-2002 (Quyển 3). Cần Thơ. Trang: 146-150.
7. Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011. Giáo trình cây ăn trái. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. Cần Thơ.
8. Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Hồng Phú, 2004. Liều lượng và thời kỳ bón đạm, lân và kali cho xoài Châu Hạng Võ ở huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Tạp Chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn 12/2004:1704-1706.
9. Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2010. Dinh dưỡng khoáng cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp. TP. Hồ Chí Minh.
10. Nguyễn Bảo Vệ, 2012. Xây dựng quy trình canh tác nhãn Edor và nhãn Xuồng Cơm Vàng tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp.
11. Trần Huỳnh Nguyên Huy, 2011. Ảnh hưởng của phân bón can-xi đến năng suất và phẩm chất của cây quýt Đường trồng ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Trồng trọt. Trường Đại học Cần Thơ.
12. Võ Thị Gương, Dương Minh, Trần Kim Tính và Nguyễn Khởi Nghĩa, 2004. Nghiên cứu sự suy thoái hóa học và vật liệu đất vườn trồng cam quýt ở ĐBSCL. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học. Trường Đại học Cần Thơ.
Nguồn: chúng tôi Nguyễn Bảo Vệ
Cách Bón Phân Hiệu Quả Cho Cây Ăn Trái
Để cây ăn trái đạt năng suất cao, có chất lượng ngon thì phân bón là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, tình hình sử dụng phân bón của nông dân rất khác nhau. Trong thực tế sản xuất, nhiều nông dân thường bón phân chưa hợp lý. Nông dân có thói quen bón nhiều phân đạm, không chú ý nhiều đến phân lân và phân kali. Việc bón phân không hợp lý (nhất là bón nhiều phân đạm) có thể làm cho cây khó ra hoa, đậu trái. Nếu bón nhiều đạm trong giai đoạn nuôi trái có thể làm cho trái to, năng suất tăng nhưng chất lượng trái sẽ giảm, hiệu quả sản xuất không cao.
Cây ăn trái cần nhiều loại dinh dưỡng để sinh trưởng và cho năng suất, chất lượng nhưng trong đó, đạm, lân, kali là 3 yếu tố mà cây trồng cần nhiều nhất và ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất, chất lượng trái cây.
Phân đạm giúp cây sinh trưởng, phát triển, đâm chồi, đâm đọt…. Nếu thiếu phân đạm, cây sẽ chậm đâm đọt, còi cọc, làm giảm năng suất đáng kể, nhưng bón thừa phân đạm, sẽ làm cho cây có nhiều cành lá sum suê, dễ bị sâu bệnh tấn công… làm giảm chất lượng, tăng tỷ lệ hao hụt, thất thoát.
Lân cần thiết trong việc giúp cây đâm rễ, đâm chồi,…. Nếu thiếu lân, cây sẽ còi cọc, ít đâm đọt, khó ra hoa, đậu trái…
Tăng cường vận chuyển dinh dưỡng, tăng tính chống chịu của cây đối với điều kiện bất lợi, giúp chồi mau thuần thục, dễ ra hoa, kali giúp tăng phẩm chất trái cây…
Ngoài ra, các yếu tố trung lượng, vi lượng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng chất lượng trái cây. Trung, vi lượng thường có mặt khá đầy đủ trong các loại phân bón lá. Bên cạnh đó, phân hữu cơ cũng đóng vai trò rất quan trọng, giúp cung cấp một phần dinh dưỡng cho cây, nhưng cơ bản nhất là làm cho đất tơi xốp, giữ ẩm cho đất, giảm thất thoát phân bón…
Để sử dụng phân bón đạt hiệu quả, có nhiều điều cần phải lưu ý như điều kiện đất đai, giai đoạn sinh trưởng, tình trạng sinh trưởng của cây, giống trồng…. Trong đó, quan trọng nhất là chủng loại, liều lượng theo từng giai đoạn sinh trưởng để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của cây và cách bón thích hợp để cây sử dụng được nhiều nhất, ít bị thất thoát.
– Đối với cây còn nhỏ, chưa cho trái:
Cây cần nhiều phân lân và phân đạm để thúc đẩy cây đâm rễ, đâm chồi. Do đó, cần tập trung bón nhiều phân đạm và lân cho cây. Phân lân nên bón lót, bón vào đầu hoặc cuối mùa mưa; đối với phân đạm và phân ka li nên chia nhiều lần bón hoặc tưới, khi đọt lá đã già.
– Giai đoạn cây đã cho trái:
Nên chia làm 4 lần bón chính: Sau thu hoạch, trước khi xử lý ra hoa, giai đoạn nuôi trái và trước khi thu hoạch.
+ Sau thu hoạch:
Là giai đoạn cây cần nhiều đạm và lân để ra rễ, đâm chồi. Cung cấp đủ đạm và lân sẽ giúp cây cho nhiều tược, tược mập mạnh….
+ Trước khi xử lý ra hoa:
Cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, giúp cây thật sung tốt để cho cây phát hoa dài, khoẻ mạnh, dễ ra hoa, đậu trái. Giai đoạn này cần bón nhiều phân lân và kali, giảm phân đạm. Nếu bón thừa đạm sẽ làm cho cây ra tược, khó ra hoa.
+ Giai đoạn cây nuôi trái:
Cây cần nhiều đạm để giúp trái phát triển, đồng thời cần kali để tăng cường vận chuyển dinh dưỡng về nuôi trái, giúp đảm bảo năng suất, chất lượng trái.
+ Trước khi thu hoạch:
Khoảng 1-2 tháng trước khi thu hoạch (tuỳ theo giống/loại cây), không bón đạm mà bổ sung kali để giúp tăng chất lượng, màu sắc của trái cây, giúp trái ngon, đẹp và an toàn cho người sử dụng. Có thể phun phân kali qua lá.
Hiệu quả sử dụng phân bón rất khác nhau phụ thuộc vào cách bón, kết cấu đất. Nếu đất để chặt hoặc bón không đúng cách sẽ làm cho phân dễ bị rửa trôi, bốc hơi… Do đó, cần làm cho đất tơi xốp bằng cách bón phân hữu cơ cho vườn cây ăn trái. Phân hữu cơ sẽ giúp đất tơi xốp, giữ nước, giữ phân, hạn chế thất thoát phân bón…
+ Cần lưu ý bón theo tán cây, cách gốc từ 1-1,5 m vì rễ cây ở phần gần gốc không còn hấp thu dinh dưỡng tốt, mà phần rễ tơ ở bên ngoài mới hút dinh dưỡng tốt nhất.
+ Nên xới xáo mặt đất trước khi bón hoặc đào hốc, đào rãnh để vùi phân vì phân bón rất dễ bị mất đi do bị rửa trôi hay bốc hơi, nhất là phân đạm.
+ Sau khi bón phân xong, cần tưới đủ nước để phân tan và cung cấp cho cây. Nếu bón phân mà không cung cấp đủ nước sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng phân bón.
Ngoài ra, có thể bổ sung phân bón qua lá 2-3 lần trong giai đoạn nuôi trái, thúc đẩy quá trình phát triển trái và tăng chất lượng màu sắc của trái. Tuy nhiên, nếu trời âm u, mưa nhiều, bệnh phát triển… thì nên hạn chế sử dụng phân bón lá.
Cần gia giảm liều lượng phân bón tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng cây, từng vườn. Lượng phân bón tăng dần từng năm theo độ lớn của cây. Giai đoạn cây đã cho trái, năm trước được mùa thì năm sau phải bón nhiều hơn năm thất mùa; trong cùng một vườn, những cây cằn cỗi cần được bón nhiều hơn cây sung tốt; Cây mang nhiều trái thì cần bón nhiều hơn cây ít trái… Nói chung, trước khi bón phân cần “Trông trời, trông đất, trông cây”… thì mới giảm được thất thoát, nâng cao được hiệu quả sử dụng phân bón, đồng thời còn giúp đảm bảo chất lượng trái khi thu hoạch và an toàn cho người tiêu dùng.
Phân Bón Phù Hợp Cho Các Loại Cây Ăn Quả
Nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình khoảng 27 o C, cùng với các yếu tố khí hậu khác như ánh nắng, gió, ẩm độ không khí, bức xạ mặt trời,… mang tính ổn định nên rất thuận lợi cho sản xuất cây ăn quả nhiệt đới như ổi, chôm chôm, mận, xoài, vú sữa, thanh long, đu đủ,… Ông bà ta ngày xưa có câu “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” điều đó càng khẳng định rõ hơn tầm quan trọng của phân bón đối với cây trồng. Để cây đạt năng suất chất lượng cao ngoài việc chọn các loại giống tốt chúng ta cần phải biết lựa chọn các loại phân bón phù hợp để cây cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
PHÂN BÓN PHÙ HỢP CHO CÁC LOẠI CÂY ĂN QUẢ
Xoài là cây đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng và có phản ứng mẫn cảm đối với các nguyên tố dinh dưỡng. Bón phân cho xoài rất cần thiết để đạt năng suất cao và góp phần khắc phục hiện tượng cây ra quả cách năm.
Khi cây còn nhỏ: lượng phân bón cho một cây là 300-500g phân NPK (16:16:8) + 300g urê. Bón làm 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa.
Bón lót: thường người ta đào hốc để trồng nhãn. Trước khi đặt cây, cho vào hốc 10 – 20 kg phân chuồng, lấp đất để cho phân hoai mục sau đó mới đem cây đến trồng.
Trước khi ra hoa bón : 1/3N+1/3K2O
Khi quả lớn 1cm: 1/3N+1/3K2O
Trước khi thu hoạch 1 tháng: 1/3K2O
Phân được bón bằng cách xẻ rãnh gốc 1m, cho phân vào rồi lấp đất lại. Có thể bón thêm phân hoai mục vào rãnh để tăng kali và các nguyên tố vi lượng cho nhãn. Sau khi thu hoạch 1 tháng: 1/3N và toàn bộ lân.
– Năm thứ nhất: lượng phân bón cần cho một gốc ổi là 200g phân NPK (16:16:8), 50g urê, 50g KCL. Ổi không kén đất, nên trồng được ở nhiều nơi. Tuy vậy, muốn có năng suất cao và quả to cần bón phân cho ổi. Được bón phân, ổi thường cho nhiều quả, vì vậy ổi cần nhiều phân.
Bón thúc ra hoa: 200-300g phân NPK (16:16:8) = 100g urê. Bón rải quanh gốc. Bón xong vun đất lấp.
Bón nuôi quả: 1 – 1,5 tháng sau khi bón nuôi hoa. Tiếp tục bón 15 ngày 1 lần kết hợp với bấm ngọn để kích thích ra chồi và nuôi quả. Bón tất cả khoảng 10 lần.
Lượng bón cho một cây: 100-200g NPK (16:16:8), 100g urê, 100g KCl, 20 – 30kg phân hữu cơ.
Cách bón là xẻ rãnh vòng quanh gốc, cách gốc 0,7 – 1,0m. Bón phân xong lấp đất kín.
Thường bà con nông dân bón phân chuồng, lá cỏ khô cho măng cụt hoặc tưới nước vào gốc. Nhiều nơi ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, nông dân thường bón cho một cây hàng năm là 1,5kg DAP (18:46:0) + 1,5kg urê. Thường nông dân bón măng cụt vào cuối mùa mưa. Ngoài ra bà con còn vét bùn phơi khô, đập nhỏ, bón vào gốc cho cây.
Để đảm bảo cho măng cụt năng suất cao và chất lượng quả ngon cần bón phân cho cây theo trình tự sau:
Khi cây còn nhỏ, chưa cho quả hàng năm bón cho 1 cây với lượng phân bón: 50 – 100g SA (hoặc 20 – 40g) sau khi trồng 1 tháng vào đầu mùa mưa.
Bón 10 – 15kg phân hữu cơ hoai mục, như: phân trâu bò, heo, dê, rơm rác mục. Cách bón: có thể bón xung quanh tán cây và bồi lớp đất bùn mỏng hay đào 3 – 4 hố kích thước 40x40x40cm ở khoảng giữa tán cây bón phân vào hố và lấp đất lại.
Phân hữu cơ:
Bón 10 – 15kg phân hữu cơ hoai mục, như: phân trâu bò, heo, dê, rơm rác mục. Cách bón: có thể bón xung quanh tán cây và bồi lớp đất bùn mỏng hay đào 3 – 4 hố kích thước 40x40x40cm ở khoảng giữa tán cây bón phân vào hố và lấp đất lại.
Năm thứ hai bón gấp đôi lượng phân năm thứ nhất, chia ra 3 – 4 lần bón; thời kỳ cho hoa trái bón 1,5-3kg phân NPK 20-20-15, chia ra làm nhiều lần bón (nên cắt bỏ bớt 50 – 60% bông trái nhằm giúp tăng phẩm chất). Cần tăng cường Kali và Canxi nhằm giúp trái mận có màu tươi đẹp và vị ngọt hơn.
Thu hoạch xong có thể bón tiếp cho cây 0,5 – 1 kg phân NPK 20-20-15 cho cây nhanh chóng phục hồi để cho hoa trái đợt tiếp theo.
Để biết thêm thông tin và mua sản phẩm, xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN SÀI GÒN HOA
Địa chỉ: 74/2/1D đường 36,P. Linh Đông, Q. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (08) 3720 3389 – Fax: (08) 3720 6720
Email: saigonhoa@gmail.com – Website: www.saigonhoa.com
Công Nghệ Sản Xuất Phân Bón Npk: Phần 3
Cách tính toán hàm lượng dinh dưỡng trong phân hỗn hợp NPK
Công thức tính hàm lượng dinh dưỡng trong phân hỗn hợp NPK
Công thức tổng quát:
∑DD = ∑ (mA x %DDhh)
Trong đó:
DD: Hàm lượng dinh dưỡng trong sản phẩm (đơn vị: %, g/l, ppm, mg/kg).
mA: Lượng nguyên liệu sử dụng (đơn vị: %, kg, gam, lit, ml)
% DDhh: Hàm lượng dinh dưỡng hữu hiệu có trong nguyên liệu.
Các ví dụ về tính toán công thức sản xuất phân bón NPK
VD1: Tính hàm lượng từ lượng nguyên liệu cố định
Tính tỷ lệ dinh dưỡng cây trồng đa lượng đạm (N), lân (P 2O 5), kali (K 2 O) và trung lượng Canxi (Ca), Magie (Mg), Lưu huỳnh (S) và Silic (SiO2) trong 100kg sản phẩm được phối trộn bởi: 20kg đạm Urea, 5 kg đạm SA, 5kg DAP Trung Quốc, 20kg lân Supe, 10kg lân nung chảy, 15kg kali clorua (MOP), 10kg Quặng Secpentin và 15kg là than bùn.
* Hàm lượng dinh dưỡng đa lượng
Tổng lượng đạm nguyên chất trong thành phẩm = 20 x 46% (Urea) + 5 x 21% (SA) + 5 x 18% (SA) = 11,15% N
Tổng lượng lân nguyên chất trong thành phẩm = 5 x 46% (DAP) + 20 x 16,5% (Supe lân) + 10 x 15,5% (LNC) = 7,15% P2O5
Tổng lượng kali nguyên chất trong thành phẩm = 15 x 60% (MOP) = 9% K2O
* Hàm lượng dinh dưỡng trung lượng
Tổng lượng Canxi nguyên chất trong thành phẩm = 20 x 18% + 10 x 18% = 5,4% Ca
Tổng lượng dinh dưỡng Magie nguyên chất trong thành phẩm = 10 x 9% + 10 x 10% = 1,9% Mg
Tổng lượng dinh dưỡng Lưu huỳnh nguyên chất trong thành phẩm = 5 x 23% = 1,15% S
Tổng lượng dinh dưỡng Silic nguyên chất trong thành phẩm = 10 x 24% + 10 x 40% = 6,4% SiO2
Như vậy sản phẩm trên có tỷ lệ dinh dưỡng N-P-K là: 11,15 – 7,15 – 9,00 (Hoặc viết rút gọn là: NPK 11.7.9 bổ sung 5% Ca, 2%Mg, 1%S, 4%SiO2)
Xem File Excel cách tính công thức sản xuất phân bón hỗn hợp NPK 11.7.9
VD2: Lựa chọn nguyên liệu, công nghệ để tính công thức sản xuất phân hỗn hợp NPK 12.5.10
Tính công thức phân bón hỗn hợp NPK 12.5.10 từ các nguyên liệu Đạm Urê, Đạm SA, Supe lân, lân nung chảy, quặng Photphorit (6%P2O5), Kali Clorua (MOP) và phụ gia như trên.
Cách tính và lựa chọn công nghệ phù hợp:
Lựa chọn nguyên liệu và thay đổi tỷ lệ nguyên liệu đưa vào sản xuất sao cho phù hợp với công nghệ tạo hạt, đối với sản phẩm này có hàm lượng dinh dưỡng trung bình (tổng 27%) có thể lựa chọn công nghệ tạo hạt bán hơi nước (vừa sử dụng chảo ve viên vừa tạo hạt trong máy sấy) hoặc công nghệ tạo hạt thủ công (tạo hạt hoàn toàn trên chảo ve viên).
Nguyên liệu đạm 12% N: Điều chỉnh Urê hoặc SA để có hàm lượng N theo yêu cầu
Trong trường này có thể điều chỉnh lượng Đạm Urê: 20kg, Đạm SA: 12,5kg
Nguyên liệu lân 5% P2O5hh: Điều chỉnh Supe lân hoặc lân nung chảy và bổ sung quặng photphorit để có hàm lượng P2O5hh theo yêu cầu.
Trong trường này có thể điều chỉnh lượng Supe lân: 22,5kg, lân nung chảy: 5kg, Quặng photphorit: 7,5kg.
Nguyên liệu kali 10% K2O: Điều chỉnh Kali Clorua để có hàm lượng K2O theo yêu cầu.
Trong trường này có thể điều chỉnh lượng Kali Clorua: 17,5kg
Xem File Excel cách tính công thức sản xuất phân bón hỗn hợp NPK 12.5.10
VD3: Lựa chọn nguyên liệu, công nghệ để tính công thức sản xuất phân hỗn hợp NPK 16.16.8
Tính công thức phân bón hỗn hợp NPK 16.16.8 từ các nguyên liệu Đạm Urê, Đạm SA, DAP TQ, MAP 10-50, Kali Sunphat (50%K2O) và phụ gia Canxi Cabonat và Cao lanh.
Đối với sản phẩm này có hàm lượng dinh dưỡng cao (tổng 40%) có thể lựa chọn công nghệ tạo hạt bán hơi nước (vừa sử dụng chảo ve viên vừa tạo hạt trong máy sấy) hoặc công nghệ hơi nước (tạo hạt bằng thùng quay có phun hơi nước). Nguyên liệu phụ gia chỉ sử dụng được các nguyên liệu có độ tinh khiết cao và có màu trắng để dễ tạo màu cho phân bón.
Để thuận tiện trong tính toán chúng ta nên tính trực tiếp trên File Excel
Sau khi điều chỉnh số liệu trên Excel chúng ta được:
Tổng lượng đạm nguyên chất trong thành phẩm = 18 x 46% (Urea) + 15 x 21% (SA) + 17,5 x 18% (DAP) + 16 x 10% (MAP) = 16,18% N
Tổng lượng lân nguyên chất trong thành phẩm = 17,5 x 46% (DA) + 16 x 50% (MAP) = 16,05% P2O5hh.
Tổng lượng kali nguyên chất trong thành phẩm = 16 x 50% (SOP) = 8% K2O.
Xem File Excel công thức tính hàm lượng phân hỗn hợp NPK 16.16.8
Một số lưu ý khi tính toán công thức, lựa chọn công nghệ, lựa chọn nguyên liệu khi đưa vào sản xuất phân bón hỗn hợp NPK
* Lưu ý khi tính toán công thức phân bón
Hàm lượng Đa lượng được tính dựa trên % dinh dưỡng công bố trên bao bì (theo hợp đồng mua nguyên liệu) hoặc trên kết quả phân tích nguyên liệu đầu vào.
Hàm lượng trung lượng được tính chủ yếu dựa trên kết quả phân tích nguyên liệu đầu vào (vì một số loại quặng và phụ gia có chất lượng không ổn định).
Khi thay đổi khối lượng nguyên liệu thì kết quả % dinh dưỡng trong thành phẩm sẽ thay đổi theo
* Việc lựa chọn nguyên liệu để đưa vào sản xuất căn cứ vào nhiều yếu tố:
Hàm lượng dinh dưỡng công bố theo TCCS, công bố hợp quy, hợp chuẩn, trên bao bì…
Tính chất lý hóa của nguyên liệu, VD: Lân nung chảy có tính kiềm, Supe lân có tính Axit khi phối trộn sẽ phát sinh phản ứng tỏa nhiệt…
Cách thức sản xuất: Sản xuất thủ công với lượng ít hoặc công nghiệp với hệ thống máy móc tự động hóa…
Công nghệ sản xuất, VD: Tạo hạt cơ học hoặc công nghệ hơi nước, công nghệ 1 hạt, công nghệ tháp cao … mỗi công nghệ đòi hỏi các nguyên liệu và phụ gia khác nhau phù hợp để có thể tạo hạt và điều chỉnh độ tròn, độ bóng, màu sắc, độ tan… của hạt phân.
Số lượng kg (lượng cân) để dễ phối trộn nguyên liệu, VD: Đối với công nghệ cấp liệu thủ công (do con người định mức) nên điều chỉnh lượng kg (lượng cân) chẵn như: 75kg, 50kg, 25kg, 12,5kg…
Hàm lượng trung lượng theo đăng ký (Ví du: Đạm Urê không chứa lưu huỳnh như đạm SA, muốn điều chỉnh lượng lưu huỳnh – S phải thay đổi hàm lượng SA)
Và yếu tố cuối cùng và cũng rất quan trọng là giá thành sản phẩm VD: Bổ sung đạm từ Urê và Amon Clorua có thể rẻ hơn đạm lấy từ nguyên liệu SA (tùy theo từng thời điểm).
Mời các bạn đón đọc: Công nghệ sản xuất phân bón NPK: Phần 4 – Nguyên liệu cung cấp vi lượng và cách tính công thức phân bón hỗn hợp NPK có chứa vi lượng (NPK + TE)
Nguồn: Bộ phận tư vấn công nghệ phân bón
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bón Phân Cho Cây Ăn Quả (Phần 3) trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!