Cập nhật nội dung chi tiết về Bón Dap Đình Vũ Cho Cây Ăn Quả mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tuy không có những loại quả đậm chất nhiệt đới, nhưng các loại cây ăn quả miền Bắc cũng vô cùng đặc sắc, như vải thiều Bắc Giang, vải thiều Thanh Hà (Hải Dương), nhãn lồng Hưng Yên, Sơn Le, cam Cao Phong (Hòa Bình), Hàm Yên (Tuyên Quang), Bắc Quang (Hà Giang) bưởi Đoan Hùng, bưởi da xanh…
Khi cây ăn quả trở thành hàng hóa và mục tiêu kinh tế, để đạt năng suất cao, có chất lượng ngon thì phân bón là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Cây ăn quả cần lượng dinh dưỡng rất lớn để nuôi quả cũng như giúp cây sinh trưởng và cho năng suất, trong đó đạm, lân, kali là 3 yếu tố mà cây trồng cần nhiều nhất và ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất, chất lượng trái. Ngoài ra cây ăn quả còn cần các thành phần trung, vi lượng với lượng vừa phải để tăng chất lượng, hương vị của trái.
Trong đó, phân đạm giúp cây sinh trưởng, phát triển, đâm chồi, đâm đọt… Nếu thiếu phân đạm, cây sẽ chậm đâm đọt, còi cọc, làm giảm năng suất đáng kể. Nhưng bón thừa phân đạm, sẽ làm cây có nhiều cành lá sum xuê, dễ bị sâu bệnh tấn công… làm giảm chất lượng, tăng tỷ lệ hao hụt, thất thoát.
Phân lân, rất cần thiết trong việc giúp cây đâm rễ, đâm chồi… Nếu thiếu lân, cây sẽ còi cọc, ít đâm đọt, khó ra hoa, đậu trái. Phân kali giúp tăng cường vận chuyển dinh dưỡng, tăng tính chống chịu của cây đối với điều kiện bất lợi, giúp chồi mau thuần thục, dễ ra hoa, kali giúp tăng phẩm chất trái cây…
Theo chúng tôi Hoàng Toàn Thắng, Viện Khoa học Sự sống (Đại học Thái Nguyên), phân bón DAP Đình Vũ thuộc dạng phân hòa tan cả trong nước và trong môi trường axit do rễ cây trồng tiết ra nên giúp cây hấp thụ ngay lập tức và cả từ từ sau này. Do đặc tính “nhả chậm” nên phân DAP Đình Vũ giải phóng từ từ các chất dinh dưỡng để cây trồng kịp hấp thu mà không gây thất thoát dinh dưỡng do rửa trôi và bay hơi. Vì thế, bón vùi DAP Đình Vũ vào đất được khuyến cáo mang lại hiệu suất cao nhất.
Phân DAP Đình Vũ có hàm lượng dinh dưỡng tổng số cao và ổn định ở mức ≥ 61% trong đó có 16% là nitơ nguyên chất và 45% P2O5 là lân nguyên chất. Tính theo một cách khác ta thấy mỗi 1kg DAP Đình Vũ tương đương 2,8kg super lân + 0,34kg đạm urê.
Như vậy, với công nghệ hiện đại, toàn bộ bã thạch cao (CaSO4. 2H2O) có đặc tính làm chai cứng đất và các loại hợp chất khó tiêu khác trong quặng apatit đã bị loại bỏ. Trong khi đó, việc sản xuất các loại phân lân cũ không có quá trình loại bỏ các chất làm chai cứng đất này. Đây là kết quả tốt đẹp của việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất phân bón ở nước ta mà DAP Đình Vũ là doanh nghiệp tiên phong trong nước sản xuất loại phân bón này.
Ngoài cung cấp 2 thành phần dinh dưỡng đa lượng chính là nitơ (16%) và P2O5 (45%), phân DAP Đình Vũ còn cung cấp một số yếu tố trung, vi lượng ở dạng hoạt hóa rất hữu ích với cây trồng, đặc biệt là đối với cây ăn quả vì tạo ra hương vị thơm ngon. Các thành phần trung, vi lượng bổ sung này có vai trò quyết định đến quá trình hình thành chất diệp lục, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và năng lượng của thực vật, góp phần tăng chất lượng nông sản.
Các mô hình khảo nghiệm sử dụng phân bón DAP Đình Vũ tại các vùng cây ăn quả nổi tiếng ở phía Bắc là Bắc Giang, Hải Dương, Hòa Bình, Hà Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên… đều cho kết quả vô cùng khả quan. Các vườn cam, nhãn, vải, bưởi… sử dụng phân DAP Đình Vũ cây sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, đẻ nhánh tốt, ra trái tập trung, quả to, đều, bóng, đẹp mã, chất lượng, hương vị ngọt, thơm ngon. Đa phần những vùng trồng cây ăn quả khi đã sử dụng phân DAP Đình Vũ đều gắn bó nhiều năm nay.
Đặc biệt, rất nhiều doanh nghiệp sản xuất phân bón NPK lớn cũng sử dụng phân DAP Đình Vũ làm nguyên liệu đầu vào quan trọng để sản xuất ra các công thức phân bón NPK hàm lượng cao cung cấp đa dạng, hiệu quả tới bà con nông dân.
Nguồn: Nongnghiep.vn
“Thử Lửa” Phân Bón Dap Đình Vũ
DAP ĐÌNH VŨ VỚI CÂY CHÈ
Theo số liệu của Trạm Khuyến nông huyện Sơn Dương (Tuyên Quang), do điệu kiện thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi cho phát triển cây chè nên những năm qua cây trồng này trở thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế của huyện với diện tích trên 1.500 ha. Để phát huy tiềm năng, năng suất và lợi thế của cây chè trên vùng đất dốc, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, năm 2012 Trạm Khuyến nông Sơn Dương phối hợp với Viện Khoa học & đời sống (Đại học Nông lâm Thái Nguyên) cùng Cty TNHH MTV DAP Đình Vũ Xây dựng mô hình thử nghiệm phân bón DAP với quy mô 0,4 ha.
Mặc dù gặp khó khăn do thời tiết bất thuận, nông dân lần đầu biết tới sản phẩm phân bón phức hợp DAP Đình Vũ nên còn dè dặt trong sử dụng. Tuy nhiên, khi được thu hoạch những lứa chè bón bằng DAP Đình Vũ, mọi lo lắng, hoài nghi đều tan biến. Người dân thôn Tân Tiến, xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương, một trong những nơi trực tiếp thực hiện mô hình, bà con cho biết bón thử nghiệm phân DAP Đình Vũ cây chè từ tháng 4 – 11/2012, lượng phân bón sử dụng trên diện tích thử nghiệm 2.000 m2 là 26 kg DAP + 24 kg kali + 48 kg đạm urê, trong khi ô đối chứng sử dụng 56 kg urê + 24 kg lân supe + 48 kg phân kali.
Kết quả khảo nghiệm cho thấy, ô bón phân DAP Đình Vũ cho năng suất, chất lượng hơn ô đối chứng. Cụ thể, mức độ chênh lệch là 130 kg, tương đương 10% trên diện tích 2.000 m2. Nếu tính trung bình một năm thu hái 1 ha chè có sử dụng phân bón DAP, sản lượng cao hơn cách bón phân thông thường tới 650 kg.
Cán bộ, người dân phấn khởi trước ruộng lúa bội thu nhờ bón DAP Đình Vũ
Bên cạnh đó, việc sử dụng phân bón DAP cho cây chè giúp giảm khối lượng vận chuyển phân vô cơ, giúp chè hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, mật độ búp nhiều hơn, độ vươn cao đồng đều, dễ trong thu hái và chế biến, hạn chế được sâu bệnh, chất lượng sản phẩm chè khi bón phân DAP hơn hẳn so với bón phân khác.
Một người dân trồng chè tại Thượng Châu, thị trấn Sơn Dương phấn khởi tâm sự: “Từ khi sử dụng phân bón DAP Đình Vũ bà con chúng tôi được hướng dẫn cách bón phân cho hiệu quả, tiết kiệm. Mẫu mã búp chè tươi và chè khô đẹp hơn hẳn, sâu bệnh cũng ít đi, năng suất cũng tăng cao hơn so với việc chúng tôi bón phân theo cách cũ. Nói thật với anh, lần đầu biết tới sản phẩm phân bón DAP Đình Vũ chúng tôi rất lo lắng, nhưng khi thấy hiệu quả rồi bà con trồng chè trong xã đang bàn nhau sắp tới sẽ chuyển sang dùng loại phân bón này”.
HIỆU QUẢ VƯỢT TRỘI TRÊN CÂY LÚA
Không chỉ cho thấy hiệu quả tích cực trên cây chè, phân bón DAP Đình Vũ còn khẳng định được sự ưu việt của mình trên cây lúa tại huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) và Chợ Mới (Bắc Kạn). Vẫn theo kết quả của Trạm Khuyến nông Sơn Dương, vụ mùa 2012, những thửa ruộng được canh tác bằng phân phức hợp DAP Đình Vũ qua theo dõi thấy thời gian sinh trưởng và phát triển của lúa tương đương ô đối chứng.
Tuy nhiên, tại ô sử dụng DAP Đình Vũ cây cứng hơn, khả năng chống đổ tốt, đẻ nhánh gọn không lai dai, số dảnh hữu hiệu nhiều hơn. Đặc biệt, trong điều kiện phức tạp về sâu bệnh ở vụ mùa 2012, song lúa được bón DAP Đình Vũ cây cứng cáp nên tỉ lệ nhiễm rầy và bệnh bạc lá nhẹ hơn nhiều so với ô đối chứng.
Theo chia sẻ của người dân xã Tú Thịnh, lúa được bón phân DAP tỉ lệ lem lép hạt ít hơn hẳn, năng suất vì thế tăng so với cùng kỳ các năm từ 2,6 – 3%. Tiết kiệm được hơn 11.000 đồng chi phí bón phân/sào và lợi nhuận tăng thêm trên 55.000 đồng.
Theo Trưởng phòng NN-PTNT huyện Chợ Mới (Bắc Kạn), bà Trần Thị Kim Liên, vụ mùa 2012 huyện đã thử nghiệm bón phân DAP Đình Vũ tại cánh đồng Nà Đeo, xã Nông Thịnh và thôn Bản Tèng, xã Yên Thịnh trên cây lúa Khang dân 18 cho thấy ô sử dụng phân bón DAP Đình Vũ đẻ nhánh sớm từ 2- 3 ngày so với ô đối chứng, cây đanh dảnh, đẻ khỏe tập trung, kháng sâu bệnh tốt. Ruộng lúa được bón DAP đòng to hơn, tuổi thọ của lá cao, khi chín bông to hạt mẩy, tỷ lệ hạt chắc cao.
Bà Liên nhấn mạnh, qua theo dõi và hạch toán kinh tế cho thấy ô thí nghiệm thu được nhiều hơn ô đối chứng 546.000 đồng/1.000 m2, tương đương tăng trên 5 triệu đồng/ha. Do đó, Phòng NN-PTNT huyện Chợ Mới đề nghị Viện Khoa học & đời sống và Cty DAP Đình Vũ tiếp tục hỗ trợ đưa sản phẩm phân bón DAP cho cây lúa ở những mùa vụ tiếp theo.
Trưởng phòng Kế hoạch thị trường (Cty DAP Đình Vũ) Lê Văn Chiến chia sẻ, DAP là phân bón phức hợp sạch, thân thiện môi trường đã được hầu hết các quốc gia phát triển trên thế giới sử dụng từ hàng trăm năm qua. Phân DAP Đình Vũ chứa 45% P2O5 (lân) và 16% N (đạm). Mỗi kg phân DAP có giá trị tương đương 2,8 kg lân supe + 0,34 kg urê. So với giá bán tại thời điểm hiện tại là 13.000 đồng/kg thì phân DAP rẻ hơn gần 2.000 đồng so với bón riêng rẽ lân supe và đạm urê. Vì vậy, việc sử dụng phân bón DAP trong SX nông nghiệp là góp phần thiết thực làm tăng lợi ích của nhà nông.
Chủ tịch HĐTV Cty TNHH MTV DAP VINACHEM Lâm Thái Dương:
Sản phẩm DAP Đình Vũ khác hẳn DAP Trung Quốc là màu sắc tự nhiên, không nhuộm thêm phẩm màu bên ngoài, không tốn thêm chi phí nên giá bán luôn rẻ hơn DAP Trung Quốc. Nhà máy DAP Đình Vũ đạt công suất thiết kế 330.000 tấn/năm, cung cấp sản phẩm cho chủ yếu các tỉnh ĐBSCL và Nam bộ.
Sang năm 2013, chúng tôi sẽ mở rộng thị trường ra miền Bắc và miền Trung để đáp ứng nhu cầu của nông dân. Mặc dù là sản phẩm phân bón còn khá mới mẻ với người dân ở hai khu vực này, song chúng tôi tin tưởng, với chất lượng và hiệu quả, phân bón DAP Đình Vũ sẽ nhanh chóng chiếm được niềm tin của bà con.
Dap Đình Vũ: Đáp Ứng Đủ Nhu Cầu Phân Bón Cho Thị Trường Trong Nước
Hàng năm, ngoài nguồn sản xuất trong nước, nguồn cung DAP trong nước còn đến từ nguồn nhập khẩu. Số liệu của Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho thấy, hàng năm, Việt Nam nhập khẩu khoảng 800.000 – 1 triệu tấn phân bón DAP, trong đó nguồn cung từ Trung Quốc là chủ yếu. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan thì sản lượng DAP nhập khẩu năm 2020 tăng 15,7% so với năm 2019. Tháng 1/2021 nhập khẩu tăng 334% so với cùng kỳ; nửa đầu tháng 2 nhập khẩu tăng 137,4% so với cùng kỳ.
Về năng lực sản xuất trong nước, hiện tại tổng công suất thiết kế của các nhà máy trong nước là 810.000 tấn/năm (DAP Đình Vũ -330.000 tấn/năm, DAP Lào Cai – 330.000 tấn/năm và DAP Đức Giang 150.000 tấn/năm). Năm 2020, sản lượng sản xuất của DAP Đình Vũ và DAP Lào Cai là 396.000 tấn, do khó khăn về tiêu thụ nên 2 đơn vị này đã phải tìm thị trường xuất khẩu.
Nguồn cung DAP tương đối dồi dào
Sản lượng DAP Đình Vũ sản xuất 2 tháng đầu năm 2021 đạt trên 46.190 tấn, tăng 162,6% so với cùng kỳ năm 2020. DAP Lào Cai cũng có mức tăng trưởng về sản lượng tương ứng. Kế hoạch các tháng 3 và 4, DAP Đình Vũ khẳng định vẫn tiếp tục duy trì sản xuất với sản lượng cao, mỗi tháng dự kiến đưa ra thị trường từ 24.000 – 26.000 tấn. Cộng cả sản lượng của DAP Lào Cai, nguồn cung sản xuất trong nước sẽ duy trì ở mức 48.000 – 50.000 tấn/tháng.
Khảo sát từ các nhân viên bán hàng của Công ty DAP – Vinachem tại một số khu vực trọng điểm Đồng bằng Sông Cửu Long cho thấy, thời điểm hiện tại, nhu cầu sử dụng phân bón DAP của nông dân thực tế không tăng so với những năm trước đó. Chưa kể tác động tiêu cực của dịch bệnh đã khiến cho nhu cầu về dài hạn đang tiếp tục bị suy giảm. Do đó, thông tin cho rằng phân bón DAP khan hiếm là chưa hoàn toàn chính xác. Việc thiếu phân bón DAP ở một số nơi thực tế có nguyên nhân do tình hình dịch bệnh, do khó khăn trong việc huy động phương tiện vận tải và cước vận chuyển tăng, nên đã dẫn đến chuỗi cung ứng phân bón bị gián đoạn cục bộ tại một số thời điểm.
Theo DAP Đình Vũ, từ tháng 11/2020 đến nay, do diễn biến giá các nguyên liệu đầu vào chính của để sản xuất DAP là Lưu huỳnh (S) và Amoniac (NH 3) đã tăng đột biến. Chỉ trong vòng 4 tháng (từ tháng 11/2020 đến tháng 2/2021), giá Lưu huỳnh về đến công ty đã tăng gấp hơn 2 lần (từ 95 USD/tấn lên 208 USD/tấn), tương đương với mức tăng 113 USD/tấn; giá Amoniac tăng 31,4%, tương đương với mức tăng 102 USD/tấn. Điều này đã khiến cho giá thành DAP sản xuất của Công ty tăng 1,509 triệu đồng/tấn. Mặc dù giá thành sản xuất tăng nhưng đến tháng 2/2021 DAP Đình Vũ mới chỉ điều chỉnh đơn giá bán tăng thêm 0,9 triệu đồng/tấn (chịu thiệt 0,6 triệu đồng/tấn) để góp phần bình ổn giá trong nước.
Do giá nguyên liệu cho sản xuất phân bón DAP trên thế giới tăng (lưu huỳnh, amoniac, quặng apatit) dẫn đến giá DAP trên thế giới tăng và giá DAP trong nước tăng theo. Tuy nhiên liệu giá DAP có tăng đột biến hay không thì cần xem xét một cách đầy đủ. Theo thông tin từ phía khách hàng, giá DAP 64 nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai 2 tháng đầu năm 2021 dao động từ 350-375 USD/tấn. Với giá nhập khẩu như trên cộng thêm các chi phí tiêu thụ hợp lý thì giá giao dịch bán lẻ thực tế khó có thể cao vượt quá 12 triệu đồng/tấn.
Công ty DAP-Vinachem khẳng định đã chủ động điều tiết đủ nguồn hàng cho hệ thống đại lý, phân phối của Công ty. Nên trong thời gian gần đây có thông tin cho rằng đang xuất hiện tình hình thiếu hụt DAP trong nước, khiến cho giá bán tăng thẳng đứng là thông tin cần phải được kiểm chứng. Không loại trừ yếu tố đầu cơ, đẩy giá lên của các nhà phân phối tại thị trường nội địa.
Kim Xuyến – Thanh Huyền
Bón Phân Cho Cây Ăn Quả (Phần 3)
5. Bón phân cho một số loại cây ăn quả ở ĐBSCL
5.1. Bón phân cho cây có múi
Giai đoạn cây còn tơ. Liều lượng phân bón cho cây có múi còn tơ được trình bày trong Bảng 1. Phân NPK Đầu Trâu 20-20-15+TE được chia đều ra làm 4 lần bón, bón theo hình chiếu của tán cây. Phân hữu cơ bón một lần vào đầu mùa mưa, bón theo mép ngoài của mô cùng lúc với bồi mô. Phân đá vôi nung được bón một lần vào đầu mùa mưa, phân được rãi đều trên líp.
Bảng 1. Liều lượng phân bón cho cây có múi còn tơ hàng năm
Tuổi cây
Đầu Trâu 20-20-15+TE (g/cây/năm)
Hữu cơ (kg/cây/năm)
Vôi (g/cây/năm)
Năm thứ nhất
200-300
10-20
200-300
Năm thứ hai
400-500
10-20
200-300
Năm thứ ba
600-700
10-20
200-300
Năm thứ tư
800-1000
10-20
200-300
Giai đoạn cây cho quả. Liều lượng phân bón cho cây có múi giai đoạn cây cho quả có năng suất khoảng 40 kg/cây/năm được trình bày trong Bảng 2. Khi năng suất quả gia tăng 1 kg/cây/năm thì lượng phân Đầu Trâu phải bón tăng thêm 1%. Phân hữu cơ và phân vôi không thay đổi.
Bảng 2. Liều lượng (kg/cây) và thời kỳ bón phân cho cây có múi có năng suất 40 kg/cây/năm
Thời điểm bón
Đầu trâu AT1
Đầu trâu AT2
Đầu trâu AT3
Đạm hạt vàng đầu trâu 46A+
Phân hữu cơ
Phân vôi
Sau khi thu hoạch và tỉa cảnh
1,00
–
–
0,25
–
–
Trước khi tưới nước xử lý ra hoa
–
1,00
–
–
–
–
Sau khi ra hoa 1 tháng
–
–
0,5
–
–
–
Sau khi ra hoa 3 – 4 tháng
–
–
0,5
–
–
–
Sau khi ra hoa 5 – 6 tháng
–
–
0,5
–
–
–
Đầu mùa khô
–
–
–
–
20
–
Đầu mùa mưa
–
–
–
–
–
0,3
5.2. Bón phân cho cây xoài
Phân bón là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc cho quả cách năm của xoài. Sau năm đạt năng suất cao (năm trúng), nếu thiếu phân bón và tưới nước trong mùa khô, xoài sẽ ra hoa ít và rụng nhiều vào năm sau (năm thất mùa). Lượng phân bón tùy theo tuổi cây, đất đai và tình trạng sinh trưởng của cây. Thông thường có thể bón phân như sau:
Thời kỳ cây tơ (3 năm đầu). Liều lượng phân bón cho cây xoài còn tơ được trình bày trong Bảng 3. Phân “Đầu Trâu TE + Agrotain” được chia đều ra làm 4 lần bón, bón theo hình chiếu của tán cây. Phân hữu cơ bón một lần vào đầu mùa mưa và bón mép ngoài của mô cùng với thời điểm lúc với bồi mô. Phân đá vôi nung được bón một lần vào đầu mùa mưa, phân được rải đều lên liếp.
Bảng 3. Liều lượng phân bón cho cây xoài còn tơ hàng năm
Tuổi cây
Đầu trâu TE + Agrotain (g/cây/năm)
Hữu cơ (kg/cây/năm)
Vôi (g/cây/năm)
Năm thứ nhất
300-400
20-30
200-300
Năm thứ hai
500-600
20-30
200-300
Năm thứ ba
700-800
20-30
200-300
Thời kỳ cây cho quả. Cây 6-8 năm tuổi cần nhiều phân để có sản lượng cao, trung bình bón theo công thức 1,09- 0,90-0,96 (kg N-P-K/cây/năm) như Bảng 4 (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Hồng Phú, 2004). Liều lượng nầy thay đổi tùy theo tuổi cây và độ màu mỡ của đất.
Bảng 4. Liều lượng (kg/cây) và thời kỳ bón phân cho cây xoài từ 6-8 năm tuổi
Thời điểm bón
Đầu trâu AT1
Đầu trâu AT2
Đầu trâu AT3
Phân hữu cơ
Phân vôi
Sau khi thu hoạch và tỉa cành
3,00
–
–
–
–
Trước khi xử lý ra hoa 1 tháng
–
2,00
–
–
–
Sau khi đậu quả nửa tháng
–
–
3,00
–
–
Đầu mùa khô
–
–
–
30-40
–
Đầu mùa mưa
–
–
–
–
0,3
5.3. Bón phân cho cây nhãn
Thời kỳ cây tơ (3 năm đầu). Liều lượng phân bón cho cây nhãn còn tơ chưa cho quả được trình bày trong Bảng 5. Phân NPK Đầu Trâu 20-20-15 + TE được chia đều ra làm 4 lần bón. Xới đất xung quanh mô đất hình chiếu của tán cây để bón phân, sau đó lấp đất và tưới đủ nước cho phân tan, nhưng không tưới dư thừa làm nước chảy tràn mất phân. Phân hữu cơ bón một lần vào đầu mùa mưa, bón mép ngoài của mô cùng lúc với bồi mô. Phân đá vôi nung được bón một lần vào đầu mùa mưa và được rải đều lên liếp.
Bảng 5. Liều lượng phân bón cho cây xoài còn tơ hàng năm
Tuổi cây
NPK Đầu trâu 20-20-15+TE (g/cây/năm)
Hữu cơ (kg/cây/năm)
Vôi (g/cây/năm)
Năm thứ nhất
400-600
10-15
200-300
Năm thứ hai
800-1.000
10-15
200-300
Năm thứ ba
1.200-1.400
10-15
200-300
Bảng 6. Liều lượng (kg/cây) và thời kỳ bón phân cho nhãn từ 7 năm tuổi
Thời điểm bón
Đầu trâu AT1
Đầu trâu AT2
Đầu trâu 13-13-13+TE
Đầu trâu AT3
Phân hữu cơ
Vôi
Sau cắt tỉa cành nhãn
0,5
–
–
–
–
–
Sau khi cơi đọt một già
0,5
–
–
–
–
–
Hai tuần trước khi xử lý ra hoa nhãn
–
0,5
–
–
–
–
Phát hoa nhãn dài 5 cm
–
–
1,0
–
–
–
Hai tuần sau khi nhãn đậu quả
–
–
1,0
–
–
–
Khi hột nhãn có màu đen
–
–
–
1,5
–
–
Đầu mùa khô
–
–
–
–
15-20
–
Đầu mùa mưa
–
–
–
–
–
0,3
5.4. Bón phân cho cây khóm (dứa/thơm) (nhóm Queen)
Bón phân cho khóm (dứa/thơm) cần tuân thủ nguyên tắc sau (Lê Thanh Phong và ctv., 2002):
Bón nhiều lần để thường xuyên thỏa mãn nhu cầu của cây: Vụ tơ bón 4 lần/vụ, còn vụ gốc bón 3 lần/vụ.
Bón cân đối các chất dinh dưỡng để quả có phẩm chất tốt và đạt năng suất cao: Bón đồng bộ đạm, lân, kali và can-xi.
Bón đủ lượng dưỡng chất, nhất là trên đất nghèo dinh dưỡng: Ở ĐBSCL bón 8g N + 6g P2O5 + 12g K2O + 3g CaO/cây/vụ.
Áp dụng kỹ thuật bón thích hợp: Sau khi bón phân nên tưới nước vừa đủ để làm tan phân, không tưới nước dư thừa làm trôi phân.
Nên bón phân cho khóm vụ tơ và vụ gốc theo Bảng 7 sau đây.
Bảng 7. Thời kỳ và liều lượng (kg/ha) bón phân cho khóm vụ tơ và vụ gốc (mật độ 50.000 cây/ha)
Thời điểm bón
Đầu trâu AT1
Đầu trầu AT2
Đầu trâu AT3
KCl
Đá vôi nung
Vụ tơ
Lót trước khi trồng
200-300
–
–
25-50
200-300
Lót trước khi trồng
300-400
–
–
50-75
–
2-3 tháng sau khi trồng
400-500
–
–
75-100
–
4-6 tháng sau khi trồng
–
500-600
–
25-50
–
Trước xử lý ra hoa 1-2 tháng
–
–
500-600
75-100
–
Vụ gốc
Ngay sau khi thu hoạch
400-500
–
–
75-100
–
Sau thu hoạch 2-3 tháng
400-500
–
–
75-100
–
Trước xử lý ra hoa 1-2 tháng
–
600-700
–
25-50
–
Sau khi xử lý ra hoa 2-3 tháng
–
–
600-700
75-100
–
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bui Xuan Khoi and Mai Van Tri, 2003. Fertilizer Recommendations for Sustainable Production of Orchard Fruit in the South of Vietnam. Southern Fruit Research Institute. Vietnam.
2. Châu Kim Thoa, 2012. Ảnh hưởng của liều lượng bón vôi đến năng suất và phẩm chất trái quýt Đường vụ thứ hai tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Trồng trọt. Trường Đại học Cần Thơ.
3. Đào Thị Hương Giang, 2012. Ảnh hưởng của bã bùn và bã mía kết hợp với nấm Tricoderma đến năng suất và phẩm chất của quýt Đường (Citrus reticulate Blanco) năm thứ hai trồng tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Luận án thạc sĩ ngành Trồng trọt. Trường Đại học Cần Thơ.
4. Hồ Văn Thiệt, 2006. Sự suy thoái đất vườn trồng sầu riêng, chôm chôm tại huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre và giải pháp khắc phục. Luận án thạc sĩ ngành Khoa học Đất. Trường Đại học Cần Thơ.
5. Lâm Phúc Hải, 2011. Ảnh hưởng của bã bùn và bã mía kết hợp với nấm Tricoderma đến năng suất và phẩm chất của quýt
Đường (Citrus reticulate Blanco) trồng tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Luận án thạc sĩ ngành Trồng Trọt. Trường Đại học Cần Thơ.
6. Lê Thanh Phong, Nguyễn Bảo Vệ và Tống Hữu Thuẩn, 2002. Ảnh hưởng của biện pháp bồi liếp trên năng suất khóm Queen (Ananas comosus (L) Merr.). Tạp Chí Khoa Học Đại Học Cần
Thơ-2002 (Quyển 3). Cần Thơ. Trang: 146-150.
7. Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011. Giáo trình cây ăn trái. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. Cần Thơ.
8. Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Hồng Phú, 2004. Liều lượng và thời kỳ bón đạm, lân và kali cho xoài Châu Hạng Võ ở huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Tạp Chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn 12/2004:1704-1706.
9. Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2010. Dinh dưỡng khoáng cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp. TP. Hồ Chí Minh.
10. Nguyễn Bảo Vệ, 2012. Xây dựng quy trình canh tác nhãn Edor và nhãn Xuồng Cơm Vàng tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp.
11. Trần Huỳnh Nguyên Huy, 2011. Ảnh hưởng của phân bón can-xi đến năng suất và phẩm chất của cây quýt Đường trồng ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Trồng trọt. Trường Đại học Cần Thơ.
12. Võ Thị Gương, Dương Minh, Trần Kim Tính và Nguyễn Khởi Nghĩa, 2004. Nghiên cứu sự suy thoái hóa học và vật liệu đất vườn trồng cam quýt ở ĐBSCL. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học. Trường Đại học Cần Thơ.
Nguồn: chúng tôi Nguyễn Bảo Vệ
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bón Dap Đình Vũ Cho Cây Ăn Quả trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!