Đề Xuất 6/2023 # Bí Quyết Ủ Phân Đậu Tương Không Gây Mùi Khó Chịu # Top 7 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Bí Quyết Ủ Phân Đậu Tương Không Gây Mùi Khó Chịu # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bí Quyết Ủ Phân Đậu Tương Không Gây Mùi Khó Chịu mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ngoài vai trò là món ăn, bạn sẽ chẳng thể ngờ rằng đậu tương còn tạo ra một loại phân bón hữu cơ “siêu cao cấp” cho cây trồng. Đặc biệt, rất thích hợp cho nông dân phố chăm sóc vườn nhà vừa hữu cơ vừa an toàn. Tuy nhiên, trong thời gian ủ phân đậu tương thường bốc mùi khó chịu do quá trình phân hủy đậu tương gây ra 

1/ Công dụng

Phân đậu tương cung cấp đầy đủ nguồn đa – trung – vi lượng cùng các acid amin cho cây trồng, đặc biệt là acid humic giúp dễ dàng hấp thu dinh dưỡng và sử dụng phân bón một cách triệt để. Bên cạnh đó, chứa lượng đạm thực vật vô cùng cao (chiếm 40%)

– Giúp cứng cây, bật nhiều mầm, hoa to, đậm màu và bền hoa

– Hạn chế lá vàng, rụng lá trên cây và giúp bộ rễ phát triển mạnh

– Phòng ngừa, tăng sức đề kháng và hạn chế nấm bệnh cho cây

– Giúp đất tơi xốp, dinh dưỡng được giữ, hấp thu và sử dụng triệt để

– Tăng mật độ vi sinh vật có ích, phân hủy các chất khó tan và độc tố trong đất

2/ Cách ủ phân không gây mùi

Trong thời gian ủ diễn sẽ diễn ra quá trình phân giải protein trong đậu tương ở môi trường yếm khí, từ đó gây mùi khó chịu không mong muốn. Với cách ủ truyền thống cần đặt mẻ ủ nơi đất trống và xa khu vực sinh hoạt của gia đình

Để khắc phục tình trạng đó, bạn cần quan tâm đến việc hỗ trợ phân giải protein một cách tự nhiên và nhanh chóng. Phương pháp hiệu quả nhất đang được sử dụng chính là bổ sung thêm mật rỉ đường và chế phẩm vi sinh Emzeo (có thể thêm nấm Trichoderma) vào quá trình ủ. Cụ thể

Chuẩn bị

– Nguyên liệu: hạt đậu tương loại xấu

– Dụng cụ chứa: thùng nhựa có thể tích 25 lít

– Mật rỉ đường cung cấp nguồn thức ăn chất lượng cao cho vi sinh vật trong quá trình ủ 

– Chế phẩm vi sinh Emzeo giúp phân giải protein, các chất có trong đậu nành thành dạng dinh dưỡng dễ hấp thụ cho cây. Hơn hết, giúp khử mùi hôi trong quá trình ủ

– Nước: sử dụng nước giếng, nước mưa không nhiễm phèn, nhiễm mặn. Nếu sử dụng nước máy, cần phơi nước 3-5 ngày để chất khử trùng clo bay hơi

– Vị trí ủ: nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp

Nguyên liệu ủ phân đậu tương

2/1 Cách ủ phân xay nhuyễn

– Hòa tan 600ml mật rỉ đường và 16 lít nước sạch vào thùng nhựa. Sau đó, ngâm 10kg hạt đậu tương trong 8-10 giờ và đậy kín nắp

– Sau thời gian ngâm, hạt đậu tương trương nở ra và cho vào máy xay nhuyễn thành bột

– Đảo đều bột đậu tương với 200gr chế phẩm vi sinh Emzeo (có thể cho thêm nấm Trichoderma) được hỗn hợp sền sệt là đạt

– Đậy kín nắp và đặt nơi thoáng mát. Sau 4-5 ngày đầu tiến hành trộn đều mẻ ủ 

– Sau 15 ngày cho thêm 15 lít nước sạch, khuấy đều và ủ tiếp. Cứ 4-5 ngày trộn đều một lần

– Thu hoạch thành phẩm phân đậu tương sau khoảng thời gian ủ 25-30 ngày

2/2 Cách ủ phân đậu tương nguyên hạt

– Hòa tan 600ml mật rỉ đường và 16 lít nước sạch cho vào thùng chứa. Sau đó, ngâm 10kg hạt đậu tương trong 8-10 giờ

– Bổ sung thêm 400gr chế phẩm sinh học Emzeo (có thể thêm nấm Trichoderma). Sau đó đậy kín, đặt nơi khô thoáng và tránh ánh nắng trực tiếp

– Cứ 5-7 ngày trộn đều một lần và đậy kín ủ tiếp

– Sau 20-25 ngày ủ, tiến hành bổ sung thêm 20 lít nước sạch vào mẻ ủ

– Thu hoạch thành phẩm phân đậu tương sau khoảng thời gian 50-60 ngày

*Nhận biết mẻ ủ thành công

– Phân ủ có mùi thơm lên men đậu tương, không có mùi hôi thối

– Trong quá trình lên men vi sinh vật sinh một lượng khí lớn nên cần mở hé để khí thoát ra ngoài, rồi đóng kín lại

– Sau 4-5 ngày sẽ có lớp tế bào vi sinh màu trắng mọc ở lớp trên bề mặt mẻ ủ

– Sau khi thu hoạch, lọc lấy dịch đậu tương để sử dụng. Còn bã đậu tương dùng để bón góc cây hoặc ủ tiếp 

3/ Cách bón phân 

Đối với hoa hồng

– Tỷ lệ pha: 1 phân đậu tương : 20 nước sạch

– Tưới 100-500 ml/gốc, tùy vào nhu cầu của cây. Tưới cách gốc 40-60 cm và 1-2 lần/tháng

– Sau khi tưới cần rửa lại bằng nước sạch để bảo vệ bộ lá và tăng cường khả năng hấp thu của cây

Đối với hoa lan

– Tỷ lệ pha: 1 phân đậu tương : 20-30 nước sạch

– Phun đều toàn bộ lá, thân và giá thể

– Phun 1 lần/tuần. Nên phun vào sáng sớm (trước 9 giờ) hoặc chiều mát (sau 16 giờ)

Đối với rau ăn lá

– Tỷ lệ pha: 1 phân đậu tương : 50-100 nước sạch

– Phun định kỳ 3-5 ngày/lần

Đối với rau ăn quả

– Tỷ lệ pha: 1 phân đậu tương : 20-30 nước sạch

– Phun định kỳ 1 lần/ tuần. Đặc biệt, giai đoạn nuôi quả cần tăng số lần phun vì phân đậu tương giúp quả thơm và ngọt hơn

Vì sao cần sử dụng mật rỉ đường khi ủ phân đậu tương

Mật rỉ đường cung cấp nguồn thức ăn chất lượng cao cho vi sinh vật trong suốt thời gian ủ. Góp phần thúc đẩy thời gian ủ cũng như tăng chất lượng thành phẩm. Với các ưu điểm

– Hoàn toàn nguyên chất

– Độ hòa tan tốt trong nước

– Hàm lượng đường và cacbon ổn định trên 45%

– Hàm lượng dinh dưỡng và khoáng vô cùng đa dạng (P, K, Na, Cu, Zn, Mg,… )

chúng tôi

Ba Cách Ủ Phân Đậu Tương – Đậu Nành

Lợi ích của phân hữu cơ đậu nành: Phân hữu cơ được chế biến từ đậu tương như bột đậu tương, bã đậu nành, bánh dầu là một nguồn đạm, vitamin, vi lượng tự nhiên rất tốt cho Hoa hồng (và các loại cây ăn quả, rau củ). Với việc đất đai thoái hóa do lạm dụng phân hóa học thì phân làm từ đậu tương, cũng như phân chuồng là hai loại phân đang khá thịnh hành giúp cải tạo đất, làm cho giá thể giàu dinh dưỡng cung cấp cho cây hoa hồng.

Ngoài ra, phân đậu nành còn giúp tăng độ mùn cho đất, tăng mật độ vi sinh vật trong đất giúp phân giải lân, kali khó tan trong đất rất tốt.

1. Cách ủ truyền thống

– Thích hợp cho nhà ở quê, vườn rộng nhiều chỗ để.

Luộc chín đậu tương (chín nhừ càng tốt).

Cho đậu đã luộc và cả nước vào 1 cái vò (thùng nhựa to, chum, vại …) đậy nắp lại (không cần đậy quá kín), có thể dùng nilon lót miệng rồi đậy cho khỏi mùi. Để thùng vào góc vườn xa nhà chút (vì nếu hở ra sau này có mùi hôi).

Đây là cách ủ phân hoàn toàn hữu cơ, không dùng hóa chất, enzim hay men vi sinh gì hết. Cách này an toàn, không sợ độc hại gì.

2. Cách ủ bột đậu tương (ủ khô):

Chuẩn bị:

10kg đậu tương loại xấu khoảng 12 – 15.000/1kg (đem xay nhỏ thành bột)

0.5 kg Trichoderma (mua ở cửa hàng bán thuốc nông nghiệp)

Bao tải lót nilon để giữ nhiệt

Cách ủ:

Trộn đều hỗn hợp 3 loại lại với nhau sau đó cho vào bao tải buộc kín.

Thời gian: sau 3 tháng có thể sử dụng.

Khi cho vào bao tải có lót nilon độ ẩm sẽ được sinh ra và trichoderma sẽ hoạt động rất tốt, vậy nên chúng ta không cần phải đổ nước vào vì đây là ủ khô.

Cách sử dụng:

Phân đậu tương được ủ theo dạng bột này có thể sử dụng cho tất cả các loại cây trồng và hoa hồng. Đối với hoa trồng chậu: 0,1kg bột đã ủ sử dụng được cho 1 chậu to, bón bằng cách xới đất quanh chậu, rắc phân rồi lấp đất đi, định kỳ 10 ngày/lần. Sau đó tưới nước bình thường.

LOẠI PHÂN BÓN THẦN KỲ MANG TÊN CHẾ PHẨM ĐỖ TƯƠNG

3. Cách 3: Ủ nước bằng men vi sinh (có thể sử dụng sau 1 tháng)

Chuẩn bị:

50kg bột đậu tương (tương tự như trên)

01 lít men vi sinh (men ủ cá, ủ đậu tương), có thể dùng EMZEO – EMZEO

1kg đường đỏ dạng phên hoặc đường đen dạng bánh (bán ở cửa hàng đồ khô)

Thùng sơn 100 lít để ngâm phân

50 lít nước sạch (nước máy phải phơi 3 – 5 ngày cho bay hết clo trong nước)

Cách ủ:

Cho toàn bộ đường, men vi sinh vào 50 lít nước khuấy đều cho tan đường. Sau đó cho từ từ bột đậu tương vào khuấy đều (thu được hỗn hợp sệt sệt là đạt, không loãng cũng không đặc quá vì trông một vài ngày đầu bột đậu tương sẽ còn nở ra). Đậy nắp lại. Chú ý: trong 1 tuần đầu cứ 1 ngày mở ra khuấy đều 1 lần. Sang tuần thứ hai 2 – 3 ngày mới phải khuấy 1 lần.

Sau 1 tháng mở ra là có thể sử dụng được rồi các bạn ạ.

Cách sử dụng:

Hòa loãng phân đậu tương với nước tỉ lệ 1:50 tưới định kỳ 2 tuần/lần đối với cây hoa hồng. Tưới trực tiếp quanh chậu, sau đó lại tưới nước lạnh cho sạch lá và đỡ bị sốc phân.

Các bạn hãy liên hệ “yeuhoahong” để được tư vấn miễn phí và chăm sóc cây uy tín giá rẻ tại nhà.

Hotline -zalo/facebook: 0968205403.

Facebook: Phạm Thị Giang

Youtube: Yêu Hoa Hồng.

Like this:

Like

Loading…

Bí Quyết Cách Ủ Phân Cá Không Hôi Bón Cây Hiệu Quả

hay còn gọi là đạm cá chứa nhiều amino acid là một sản phẩm tuyệt vời để thúc đẩy tăng trưởng cây trồng và làm xanh vườn rau nhà bạn. Loại phân này có hàm lượng Nitơ ( đạm sinh học ) được sản xuất tự nhiên cao, do đó có thể dễ dàng thay thế các loại phân hoá học thường dùng. Bên cạnh đó còn kích thích vi khuẩn có lợi phát triển và tăng dưỡng chất cho đất. Mua phân bón cá trong cửa hàng có thể tiêu tốn một khoản tiền đáng kể. Tuy nhiên, bạn có thể tự mình ủ phân cá không hôi làm đạm cá bón cây hiệu quả với chế phẩm EMZEO vô cùng đơn giản ngay tại nhà. Mời các bạn theo dõi bài viết: “ Bí quyết Cách ủ phân cá không hôi bón cây hiệu quả cao”. Có rất nhiều cách ủ phân cá bón cây như:

Sử dụng enzyme protease để thủy phân cá ( chi phí khá đắt, cách làm phức tạp )

Dùng chế phẩm EM, chế phẩm Emuniv, chế phẩm Emic, nấm trichoderma …

Tuy nhiên, các cách ủ trên đều khử mùi hôi chưa triệt để, chi phí cao, thời gian ủ phân cá dài. Sử dụng chế phẩm Emzeo (chế phẩm vi sinh phân giải và khử mùi hôi chất thải hữu cơ ) là cách làm đạm cá bón cây đơn giản, hiệu quả, ai cũng có thể làm được.

Protein và các chất dinh dưỡng có trong phân cá sẽ được thủy phân bởi các enzyme vi sinh vật có trong chế phẩm Emzeo, đồng thời một số chủng vi sinh vật chuyên khử sạch mùi hôi thối sinh ra trong quá trình ủ cá.

Sử dụng nguyên liệu cá ủ là cá tươi, hoặc các phế phẩm từ cá tươi như: đầu cá, vi cá, ruột cá, mang cá,… Hầu hết tất cả các loại cá đều có thể được dùng để làm phân bón, tuy nhiên bạn nên ưu tiên sử dụng các loại cá nước ngọt

Men ủ cá emzeo chuẩn bị theo tỉ lệ sau:

5 gói Emzeo/100kg cá (đối với cá đã xay)

8 gói chế phẩm Emzeo/100kg cá (đối với cá nguyên con nhỏ)

10 gói chế phẩm/100kg cá (đối với cá nguyên con lớn)

07 gói EMZEO/100kg cá (đối với đầu cá, ruột cá …)

Lưu ý: Cho nhiều men ủ cá Emzeo sẽ rút ngắn thời gian ủ cá. Chuẩn bị nguyên liệu ủ 30 kg cá

Cá tươi, đầu cá, ruột cá: 30 kg

Mật rỉ đường hoặc đường phên nấu chè: 2 – 3kg

Vỏ dứa hoặc đu đủ xanh: 3 – 4 kg ( không bắt buộc)

Chuối chín bóp nhuyễn: 20 – 30 quả

Nước sạch

Chuẩn bị dụng cụ

Thùng phuy ( thể tích thường gấp đôi lượng nguyên liệu ủ và có nắp đậy kín )

Găng tay, đũa khuấy đảo

Chú ý:

Sau khi đã có đủ lượng cá cần thiết, bạn sẽ tiến hành xay hoặc nghiền nhỏ chúng. Bây giờ, lý tưởng nhất là bạn sẽ ném cá vào máy xay để nghiền thành từng miếng nhỏ.

Nếu bạn xay với số lượng lớn, hãy mua một máy xay riêng cho việc này, chỉ cần đảm bảo rằng máy đủ mạnh. Chẳng hạn, công suất 500W là hoạt động tốt đối với các loài cá có kích thước trung bình nhỏ. Hãy nhớ rằng, cá càng mịn, quá trình lên men càng hiệu quả.

Nếu bạn không có điều kiện xay cá thì bỏ qua bước này, tuy nhiên thời gian làm đạm cá sẽ lâu hơn và chất lượng không cao bằng.

Pha chế phẩm emzeo với 3 lít nước sạch

Đảo đều tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị ( cá, mật đường, men vi sinh … ) và cho vào thùng ủ cá

Dùng nilon chùm kín miệng và đậy chặt nắp thùng

Sau 5 ngày mở ra đảo trộn 1 lần và nhớ đậy chặt kín lại

Đổ thêm nước: Sau khi ủ được 10 -15 ngày tiến hành bổ sung nước sạch vào thùng ủ cá sao cho nước ngập bề mặt cá

Đậy chặt kín ủ tiếp 25 – 30 ngày là được

Lọc đạm cá bỏ vào các chai lọ vặn kín bảo quản dùng lâu dài

Lưu ý:

Cố gắng không sử dụng đường mía vì chúng được tẩy trắng bằng hóa chất. Đường thô (chưa tinh chế) như muscovado là tốt nhất, hoặc bất kỳ nguồn glucose nào cũng có tác dụng như siro, mật ong, v.v.. Glucose cung cấp năng lượng cho vi khuẩn, nhờ đó quá trình lên men và ủ phân được diễn ra thành công hơn

Trong quá trình ủ nếu thấy mùi hôi xuất hiện trở lại, tiến hành bổ sung chế phẩm men ủ cá emzeo theo lượng: 1 gói 200gr + 500ml mật rỉ, cho vào thùng và khuấy đều

Khi ủ cá, phải vặn chặt kín tránh ruồi nhặng đẻ trứng sinh giòi, có thể làm ống thoát khí cho thùng ủ.

Nhận biết ủ phân cá thành công:

Trong quá trình ủ, nhiệt độ sẽ tăng trong giai đoạn đầu, tăng lên 35 – 450C (ở nhiệt độ này các enzyme sinh ra từ men ủ cá hoạt động tối ưu nhất)

Không có mùi hôi thối. Phân cá ủ thành công có mùi lên men protein, hơi chua và có mùi hơi nhẹ như mắm cá!

Quá nhiều nitơ, có thể là tác dụng phụ của phân bón hóa học, gây áp đảo cây trồng và khiến chúng dễ bị tổn thương hơn trước biến động thời tiết, côn trùng và bệnh tật. Bên cạnh đó, phân bón nitơ tổng hợp sẽ bay hơi vào khí quyển và góp phần gây ra khí nhà kính. Ngoài ra, nếu loại phân bón này ngấm vào nước ngầm, suối, sông và đại dương cũng gây ra ô nhiễm nguồn nước.

Trong khi đó phân bón cá cung cấp một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho cây và đất mà không gây hại cho môi trường xung quanh. Một lợi ích lớn khác của việc sử dụng phân bón cá là cải thiện nguồn thức ăn lành mạnh, kích thích các vi sinh vật tồn tại trong đất.

Một số dạng vi khuẩn đất thường thấy cũng tổng hợp nitơ (ví dụ: vi khuẩn nitrat hóa). Khi được bón phân dinh dưỡng thích hợp, chúng tăng số lượng và tạo ra nitơ hữu cơ nhiều hơn để rễ hấp thụ. Nhờ đó, sẽ tích cực cải thiện sức sống của cây trồng và tăng sản lượng đất mới lên gấp 6 lần. Phân bón cá đặc biệt hữu ích cho:

Bón phân cho cây trồng: Các chất dinh dưỡng trong phân bón cá được giải phóng nhanh hơn các loại phân hữu cơ khác, giúp tăng cường sức sống cho rau củ.

Tốt cho lá: Rau lá xanh như rau diếp được hưởng lợi từ nitơ bổ sung trong phân bón cá. Giúp cung cấp một sự thúc đẩy nhanh chóng cho cây và cỏ lá.

Cây con: Sử dụng phân bón cá để khuyến khích cây con và trồng mới phát triển nhanh chóng và ổn định.

Sau khi hoàn tất cách ủ phân cá trồng rau. Bước tiếp theo sẽ là sử dụng phân để bón cho cây trồng. Với cách ủ phân cá như trên sẽ thu được dịch đạm cá đậm đặc, sau khi hoàn tất có thể hoà tan 1 lít dung dịch phân cá đạm đặc với nước sạch theo tỉ lệ 1 lít đạm cá pha với 150 – 200 lít nước. Rồi đem phun hoặc tưới cho hoa, cây cảnh, rau củ.

Đạm cá dạng dịch rất phù hợp với các loại cây cảnh, hoa, rau ăn lá …. phân bón cá phù hợp với các loại cây trồng có thể hấp thu dinh dưỡng qua lá, thân và rễ

Hướng dẫn sử dụng phân cá

Lắc đều chai đựng phân cá cho dưỡng chất phân bổ đều

Pha phân cá với nước sạch theo tỉ lệ: 1 lít phân cá với 100 – 150 lít nước

Tưới hoặc phun phân cá cho cây trồng ( nên phun vì phân cá sẽ được lá và thân hấp thu tốt hơn rễ )

Nên tưới ( phun) phân cá vào khi nào?

Đối với cây trồng ngắn ngày ( rau, cây ăn lá …): 5 – 7 ngày tưới 1 lần

Đối với cây cảnh, hoa, cây công nghiệp ( cây dài ngày): thời gian đầu 7 – 10 ngày tưới một lần, sau đó 15 – 20 ngày tưới một lần

Bổ sung thêm gói Emzeo + 500ml mật rỉ đường + 10 quả chuối chín bóp nhuyễn vào thùng chứa 20 lít phân cá đậm đặc và khuấy đều

Đậy chặt kín, sau 3 – 5 ngày mùi hôi thối kinh khủng sẽ không còn nữa

Tiêu chí so sánhỦ cá theo phương pháp truyền thốngỦ phân cá theo phướng pháp sử dụng chế phẩm Emzeo Hệ vi sinh vật

Sử dụng vi sinh vật sẵn có trong tự nhiên

Sử dụng hệ vi sinh vật có ích với mục đích thủy phân cơ thịt cá

Bí Quyết Cách Ủ Rác Nhà Bếp Không Hôi Trồng Rau Sạch

Sử dụng nhiều phân bón hóa học sẽ làm đất chai cứng, bạc màu. Việc bổ sung lượng phân bón hữu cơ giúp cải tạo đất trồng hiệu quả và cây trồng phát triển tốt hơn.

Trong khi đó, lượng rác thải hữu cơ từ nhà bếp của mỗi gia đình là cực kỳ lớn. Tận dụng rác nhà bếp để làm phân bón hữu cơ, dưỡng chất bón cho cây trồng hiệu quả.

Dùng rác nhà bếp để trồng cây là biện pháp hữu ích vừa giúp bảo vệ môi trường, vừa tạo ra được nguồn thức ăn ưa thích của cây trồng.

Không phải tất cả rác thải nhà bếp có thể sử dụng để trồng cây được. Các loại rác thải vô cơ như: túi bóng, chai nhựa, lọ thủy tinh … cây trồng không ăn được, nên phải tiến hành loại bỏ chúng.

Phân loại rác thải nhà bếp và chọn các rác thải hữu cơ để dùng để chế biến ra nguồn thức ăn cho cây trồng.

Một số loại rác thải hữu cơ từ nhà bếp như: hoa quả dư thừa hoặc bị hỏng, vỏ trái cây, cuộng rau, vỏ trứng, xương lợn, vỏ trứng …

Tùy từng nguồn rác thải nhà bếp của mỗi gia đình mà có các thành phần hữu cơ khác nhau. Vỏ chuối giàu kali, cuộng rau thì rất giàu vitamin, xenluloz … tăng độ mùn cho đất rất tốt

Kết hợp với vỏ trứng là nguồn canxi, khoáng tự nhiên. Xương lợn, xương gà, xương vịt … cung cấp nguồn lân hữu cơ. Còn đạm sinh học thì có sẵn trong hoa quả, thức ăn dư thừa: thịt cá, canh cặn

Như vậy, tổng hợp các loại rác thải nhà bếp, cung cấp đủ lượng đạm, lân, kali, chất xơ, khoáng, vitamin, vi lượng … có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên. Vậy tại sao chúng ta không chú ý sử dụng rác thải nhà bếp để trồng cây?

Việc dùng rác nhà bếp để trồng cây đúng cách mang lại rất nhiều lợi ích cho con người và môi trường. Chỉ một hành động nhỏ mang lại lợi ích vô cùng to lớn.

– Giúp tiết kiệm một khoản chi phí không nhỏ về phân bón, chăm sóc cho cây trồng

– Tăng lượng hữu cơ, chất mùn, dinh dưỡng, hệ vi sinh vật hữu hiệu và cải tạo đất tốt

– Cắt giảm và hạn chế sử dụng phân bón hóa học

– Xử lý rác thải và bảo vệ môi trường, giảm hiệu ứng nhà kính …

– Tự tay trải nghiệm làm phân bón từ chính các phế thải của gia đình mình

– Sản xuất ra được các loại rau quả hữu cơ, bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng

Nếu cứ bón trực tiếp rác nhà bếp cho cây trồng thì cây không thể tiêu hóa được và chất lượng dinh dưỡng rất kém. Vậy, sử dụng rác nhà bếp như thế nào mới đúng cách?

Để sử dụng hiệu quả rác thải nhà bếp, trước tiên phải biến chúng thành dinh dưỡng, phân bón hữu cơ cho cây trồng.

Sử dụng men vi sinh, chế phẩm sinh học để ủ rác hữu cơ. Đây chính là quá trình chế biến phế thải hữu cơ từ nhà bếp thành dinh dưỡng sạch cho cây trồng hấp thu.

Việc dùng chế phẩm vi sinh xử lý phế thải hữu cơ giúp phân giải các chất thải hữu cơ và khử mùi hôi sinh ra trong quá trình ủ phân. Sau khi ủ, rác nhà bếp sẽ biến thành nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho cây trồng trong vườn.

Để đảm bảo cân đối dinh dưỡng cho cây trồng, nên thu gom đầy đủ các thành phần rác thải, giúp cây trồng không thiếu loại dưỡng chất nào: bao gồm cả đa lượng, trung lượng, vi lượng …

Việc bón rác nhà bếp cho cây trồng cũng phụ thuộc nhiều vào từng loại cây trồng, thời kỳ phát triển của cây và an toàn nhất là nên ủ hoai mục kỹ mới bón cho cây.

Ví dụ: khi cây còn non, thì nên bón các loại phân hữu cơ chứa nhiều đạm để phát triển thân, lá. Khi cây phát triển ổn định, thì bón loại phân cân đối về dưỡng chất.

2. Cách ủ rác nhà bếp nhanh hoại mục, sạch mùi hôi

Hiện nay, có rất nhiều bài viết hướng dẫn cách xử lý rác thải nhà bếp làm phân bón cho cây trồng. Tuy nhiên, để sử dụng rác thải nhà bếp hiệu quả hơn nữa, Trung tâm phân phối chế phẩm sinh học, chia sẻ chi tiết kỹ thuật ủ rác thải nhà bếp nhanh hoại muc và sạch mùi hôi!

Tác dụng của chế phẩm men vi sinh trong quá trình ủ rác nhà bếp:

– Phân giải rác nhà bếp thành các chất hữu cơ giúp cây trồng hấp thu dễ dàng

– Khử mùi hôi thối của rác nhà bếp

– Ức chế và tiêu diệt các vi sinh vật gây mùi, gây bệnh trong rác thải

– Diệt mầm bệnh, trứng giun, hạn chế ruồi muỗi.

– Cung cấp hệ sinh thái vi sinh vật hữu hiệu cho phân compost ủ từ rác nhà bếp

Có rất nhiều loại chế phẩm sinh học có thể ủ rác thải nhà bếp làm phân bón hữu cơ trồng rau sạch. Nhưng lựa chọn loại chế phẩm sinh học vừa ủ vừa khử mùi hôi rác thải hiệu quả nhất không phải dễ tìm. 3 loại chế phẩm sinh học ủ rác nhà biếp tối nhất hiện nay, có thể kể đến như:

Qua nhiều lần test kiểm tra, xét thấy chế phẩm sinh học EMZEO ủ rác nhà bếp rất hiệu quả. Vì vậy, Chế phẩm vi sinh hướng dẫn chi tiết kỹ thuật ủ rác thải nhà bếp với chế phẩm EMZEO. Đây là quy trình hướng dẫn ủ rác nhà bếp chuẩn nhất, vừa có thể lấy nước ủ hữu cơ tưới rau, vừa sử dụng phân hữu cơ bón gốc, cải tạo đất cho cây trồng.

Quy trình Hướng dẫn cách ủ rác thải nhà bếp hiệu quả nhất

– Rác thải nhà bếp: cơm thừa, canh thừa, vỏ hoa quả, hoa quả thối, lá cây, cuộng rau, vỏ trứng ….

– 1 gói chế phẩm vi sinh EMZEO 200gr

– Mật rỉ đường, đường mía, đường mật mía, đường phên: 1 lít

– Trộn đều các thành phần của rác nhà bếp

– Rắc một lớp chế phẩm EMZEO dưới đáy thùng để giúp quá trình lên men và xử lý nước rác ở đáy

– Bỏ rác nhà bếp vào thùng, chiều dày khoảng 4 – 5 cm, nếu nhiều nước nên vắt bớt nước ( độ ẩm khoảng 45 – 50%) để quá trình lên men được tốt hơn

– Rắc một lớp men vi sinh lên bề mặt rác trong thùng. Tiếp tục tiến hành bỏ một lớp rác thải nhà bếp và rắc men lên bề mặt

– Hàng ngày có thể bổ sung thêm rác nhà bếp lên trên. Bổ sung xong lại rắc một lớp men lên bề mặt

– Để tăng hiệu quả phân giải và khử mùi hôi tốt hơn, tiến hành bổ sung thêm mật rỉ đường và thù ủ theo tỉ lệ 1 lít mật rỉ cho 100kg rác thải

– Đậy kín ủ 15 – 20 ngày rồi lấy ra sử dụng

– Sau khi ủ được 7 – 10 ngày tiến hành lấy nước ủ rác ra sử dụng

– Thời gian ủ rác thải nhà bếp với chế phẩm EMZEO 15 – 20 ngày là hoai mục hoàn toàn thu được nguồn phân compost bón cho rau sạch, các loại cây trồng

– Tìm vị trí đặt thùng ủ: Nơi khô thoáng, tránh mưa nắng, ruồi nhặng, ròi bọ

Ngoài ra, rác nhà bếp – rác hữu cơ còn được sử dụng để làm dung dịch enzyme bảo bệ cây trồng. Mời các bạn tham khảo bài viết: GE là gì? Cách làm GE tưới lan, hoa hồng, cây cảnh

– Có thể sử dụng nấm trichoderma bacillus, chế phẩm EMGRO để ủ rác nhà bếp, quy trình cách ủ tương tự như ủ với EMZEO. Tốt nhất kết hợp trichoderma với EMZEO để rút ngắn thời gian ủ và nâng cao hiệu quả phân ủ.

– Đậy kín thùng ủ tránh ruồi nhặng và giúp quá trình lên men tốt hơn

– Nên bổ sung đầy đủ các thành phần rác thải nhà bếp, giúp chất lượng phân bón cân đối

– Không được sử dụng phân compost khi chúng còn nóng vì quá trình lên men chưa kết thúc.

3. Cách sử dụng phân ủ từ rác nhà bếp hiệu quả

Phân hữu cơ sau khi ủ rác nhà bếp là nguồn phân compost chất lượng cao bón cho rau sạch, các loại cây trồng.

Cách sử dụng hiệu quả phân compost như sau:

– Sử dụng để tưới lá, thân, gốc cây: Lấy dịch ủ sau 7 – 10 ngày pha với nước sạch theo tỉ lệ 1 lít dịch rỉ + 20 lít nước sạch, tưới cho rau sạch, các loại cây trồng. Sử dụng vào sáng sớm hoặc chiều mát

– Hòa phân compost ủ từ rác nhà bếp với nước sạch để tưới cho cây: 1kg hòa với 30 – 40 lít nước sạch, tưới ướt đều cho vườn rau

– Bón trực tiếp vào gốc cây: Tùy từng loại cây, độ tuổi cây … mà bón lượng phân ủ khác nhau, thông thường bón 200 – 400gr/gốc. Đối với vườn rau, rắc đều trên bề mặt luống.

– Dùng để chuẩn bị đất trồng cây: Trộn đều phân compost với đất trồng cây, để cải tạo đất trồng. Đối với vườn rau sạch chuẩn bị đất trồng xới đất, bón phân ủ nhà bếp, xới đều, san bằng mặt luống để trồng rau sạch.

About Đức Bình

Xin chào tôi là Đức Bình , chúng tôi chuyên nghiên cứu, sản xuất và phân phối chế phẩm vi sinh – chế phẩm sinh học xử lý môi trường, xử lý nước thải và rác thải … Các nhãn hiệu độc quyền hiện nay: Chế phẩm EMZEO, trichoderma, chế phẩm vi sinh EMGRO, EMGOC – EM1

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bí Quyết Ủ Phân Đậu Tương Không Gây Mùi Khó Chịu trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!