Cập nhật nội dung chi tiết về Bí Quyết Chăm Sóc Hoa Mai Nở Đẹp, Đúng Mùa Như Ý Muốn mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hà Nội , ngày 27 tháng 08 năm 2019
Hiếm có loài hoa nào được cả sắc, hương, dáng vẻ như hoa mai. Màu hoa rực rỡ lộng lẫy, hương hoa thanh nhã ngọt ngào. Chẳng thế mà không biết từ bao giờ, hoa mai đã trở thành biểu tượng của mùa Xuân ở các tỉnh phía Nam. Mỗi dịp Tết đến xuân về, đặc biệt ở vùng đồng bằng SCL, trước cửa nhà nào cũng có trồng một vài cây mai vàng tô điểm đón năm mới, như một minh chứng cho sự tài lộc của một năm vừa qua và đón chào một năm may mắn sắp tới.
Để có một chậu mai hoa nở to, đều đẹp và đúng dịp như ý muốn, đòi hỏi người trồng cần nắm được một số yêu cầu về kỹ thuật trồng và chăm sóc mai vàng một cách khoa học.
I. Những yếu tố ngoại cảnh cần lưu ý
1. Nhiệt độ
Mai là loại cây có thể chịu được nhiệt độ cao trong nhiều ngày, nhiều tháng, thích hợp với khí hậu nóng ấm (từ 25o – 30Oc). Ở những nơi có nhiệt độ thấp (dưới 10oC) mai sinh trưởng kém, còi cọc, khó ra hoa. Vì vậy, người trồng mai kiểng cần chú ý đến môi trường sống của mai.
2. Chuẩn bị đất
Mai là loại cây có thể trồng trên nhiều loại đất như đất thịt, đất cát pha, đất sét pha, đất phù sa, đất đỏ bazan, thậm chí đất đá sỏi vẫn trồng mai được. Có thể thấy cây mai không quá kén đất trồng, miễn đất đó không phải đất chết, đất không quá nghèo nàn dinh dưỡng là được. Mai là loại cây kỵ đất bị úng thủy, thường xuyên ngập lụt. Rễ mai dài, hút nhiều nước, vì vậy nếu đất có quá nhiều nước trong thời gian dài sẽ khiến rễ cây bị thúi khiến cây héo úa và chết dần. Nếu trồng mai ở những vùng đất thấp, bạn nên làm rãnh thoát nước để rễ cây không bị thối do ngập úng khi trời mưa.
3. Phân bón
Trồng mai phải bón phân, nhất là đối với những cây mai trồng ở trong chậu. Bón phân phù hợp giúp cây mai sinh trưởng tốt, cành lá sung mãn, nụ hoa sẽ ra nhiều.
Có thể bón phân theo những giai đoạn sau:
Bón phân lót
Bón phân sau khi tỉa cành tạo dáng
Bón phân mùa mưa
Bón phân sau khi kết thúc mùa mưa
Mỗi tháng bón 2-3 lần, nếu cây ra lá, cành lá xum xuê là cây đã đủ dinh dưỡng, phát triển tốt. Nếu thấy lá quá đậm thì giảm số lượng phân bón và số lần bón xuống. Mùa mưa kết thúc vào khoảng giữa tháng 11 dương lịch. Lúc này, người trồng mai tiến hành xem lại dáng cây, cành lá đã thỏa mãn chưa. Có thể tỉa lại một lần nữa rồi chỉ tưới nước dưỡng cây, ngừng bón phân để chuẩn bị xiết nước, tuốt lá.
4. Nước
Mai không ưa nước quá nhiều, tuy nhiên mùa nắng cần tưới nước cho cây hàng ngày để giữ đất đủ ẩm. Vào mùa mưa, lưu ý tiêu thoát nước cho đất để rễ cây không úng, chỉ tưới nước khi thấy đất khô. Nếu trồng mai trong chậu, cần tưới nước nhiều lần hơn. Không nên tưới quá nhiều nước vào chiều tối vì độ ẩm quá cao vào ban đêm dễ phát sinh sâu bệnh hại, vì vậy nên tưới vào sáng sơm hoặc chiều mát.
II.Kỹ thuật trồng và chăm sóc mai nở hoa to, đẹp theo ý muốn
Bí quyết chăm sóc mai nở hoa to, đẹo theo ý muốn nằm ở 03 yếu tố chính: Bón phân – Xiết nước – Tuốt lá.
Bón phân: Khi cây mai trưởng thành, cần hạn chế cá loại phân có hàm lượng đạm (N) cao. Từ giữa đến cuối tháng 11, người trồng mai cần dừng hoàn toàn bón phân vào gốc để chuẩn bị cho giai đoạn tuốt lá.
Xiết nước: Thời điểm dừng hoàn toàn bón phân vào gốc cần đồng thời hạn chế tưới nước vào gốc cho cây. 2-3 ngày trước khi tuốt lá ngừng tưới nước hoàn toàn cho cây. Khi lá đanh lại, gân lá hoàn toàn nổi lên thì bắt đầu tuốt lá. Sau đó tưới nước đẫm cho lá để phục hồi.
Tuốt lá : cần lưu ý thời tiết dự báo nắng ấm thì mai sẽ nở sớm. Do vậy, nếu thấy mai sung sức, đã có nụ lớn cần tuốt lá vào khoảng 18 – 20 tháng Chạp. Ngược lại, dự báo thời tiết rét kéo dài, cây mai không sung sức, mới xuất hiện nụ nhỏ cần tuốt lá vào khoảng 13-16 tháng Chạp. Đây là cách tuốt lá với mai năm cánh, đối với mai nhiều cánh cần tuốt lá sớm hơn từ 4 – 6 ngày.
Thời điểm 23 tháng Chạp, có thể dự đoán hoa nở đúng Tết bằng cách quan sát hoa cái: nếu thấy hoa cái bung vỏ lụa, chắc chắc hoa nở đúng Tết, nếu hoa cái chưa bung vỏ lụa, mai có thể nở muộn. Lúc này, cần xiết nước cho cây. Xiết nước thúc mai nở nhanh đón đúng Tết bằng cách, đem phơi mai ở ngoài nhiều nắng vài ngày, sau đó tưới nước thật đẫm trở lại bằng nước ấm (45 – 50o) và phun phân bón lá.
III.Lưu ý khi trưng hoa mai trong những ngày Tết
1. Nhiệt độ
Để hoa mai nở đẹp, bền, chơi lâu trong những ngày Tết, cần lưu ý đến nhiệt độ môi trường trưng bày mai. Nên tránh đặt mai gần bóng đèn có công suất lớn sẽ làm tăng nhiệt độ khiến mai nở nhanh chóng tàn.
Nên để chậu mai ở nơi thoáng mát, không nên đặt ở chỗ gần quạt hay có gió lùa sẽ làm mai mất nước, rụng hoa sớm.
2 Ánh sáng
Chậu mai nên đặt ở những nơi đủ sáng, không nên đặt ở nơi thừa sáng, nhiều ánh mặt trời cũng có thể làm mai nở nhanh, chóng tàn. Ngược lại, nếu để mai chỗ quá tối, cây mai không đủ ánh sáng để quang hợp, lá sẽ ra nhanh khiến hoa rụng sớm.
3. Một vài lời khuyên:
Cây mai là một loài hoa sang quý, vì vậy để có một chậu mai đẹp cả dáng vẻ lẫn sắc hương, người chăm mai phải có kiến thức đúng khoa học trong quá trình trồng mai.
Không nên sử dụng thuốc kích thích cho cây hoa mai, bởi cây bị phun thuốc kích thích hoa sẽ không thơm.
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN LÂN NUNG CHẢY VĂN ĐIỂN
Bí Quyết Chăm Sóc Hoa Mai Tết Nở Rộ Đúng Ngày
Từ lâu, hoa mai đã trở thành loại hoa không thể thiếu trong những dịp tết đến xuân về. Với màu tươi sáng tượng trưng cho sự hân hoan ngày tết, mang ý nghĩa tươi vui và tài lộc. Tuy nhiên, làm thế nào để mai ra hoa đúng dịp tết là câu hỏi mà rất nhiều nhà vườn bâng khuâng. Vậy chăm sóc mai Tết thế nào, xử lý ra hoa như ra sao là đúng thời điểm?
1/ Cách xử lý ra hoa cho mai
Có hai cách xử lý ra hoa trên cây đó là dùng hóa chất và xử lý thủ công bằng tay. Tuy nhiên, việc kích thích ra hoa cho cây bằng hóa chất thường không được lựa chọn.
Mặc dù dùng hóa chất có thể tiết kiệm công và thời gian, tuy nhiên có thể lá không rụng hết và đôi khi còn phải lặt lại lá. Đặc biệt, việc sử dụng hóa chất quá nhiều sẽ dẫn đến cây mai bị suy kiệt và không có khả năng ra hoa tiếp những đợt sau.
Cách làm chủ yếu hiện nay đó là lặt lá mai bằng tay, bằng cách này giúp cho cây ra hoa đồng loạt và tập trung dinh dưỡng nuôi hoa. Căn cứ vào hình dạng của nụ mai cũng như thời tiết mà lặt lá cho cây đúng thời điểm để ra hoa đúng dịp tết.
2/ Thời điểm lặt lá mai thích hợp
2.1 Dựa vào thời tiết
Chuẩn bị lặt lá từ ngày 10 tháng Chạp (tháng 12) hàng năm, đồng thời còn dựa vào thời tiết mà lặt lá sớm hay muộn hơn.
Đối với hoa mai vàng 5 cánh: Khi thời tiết se lạnh nên lặt lá mai vào rằm tháng Chạp (14 – 15/12).
– Đối với thời tiết có nắng nóng và gió mạnh thì nên lặt lá vào khoảng 17 – 20 tháng Chạp nhằm tránh trường hợp hoa sẽ bung nở sớm hơn.
– Nếu tháng Chạp trời mưa nhiều và mùa mưa kết thúc muộn: cần lặt lá sớm (10 – 14/12) để kích thích nụ mai bung vỏ.
Đối với những giống mai có nhiều hơn 5 cánh (thường là loại 12 cánh trở lên) thì hoa thường nở muộn hơn so với mai 5 cánh vài ngày. Nên bạn sẽ phải lặt lá sớm hơn hoa mai 5 cánh khoảng 1 tuần.
2.2 Dựa vào hình thái nụ hoa
Bắt đầu quan sát nụ hoa từ ngày 10/12 âm lịch để lựa chọn thời điểm thích hợp lặt lá cho cây mai.
Tiến hành lặt lá cho cây vào khoảng ngày 12 – 13/12 nếu quan sát thấy nụ hoa còn quá nhỏ bằng hạt gạo. Nếu nụ hoa đã có kích thước vừa phải bằng hạt đậu đen và chưa lớn hẳn, thì tiến hành lặt lá vào thời gian 15 – 16 âm lịch.
Còn nếu nụ hoa đã lớn và sắp bung vỏ lụa thì nên vặt lá vào thời gian 18 – 19/12. Cần lặt lá cây mai sao cho nụ hoa bung vỏ lụa vào ngày 23/12 thì sẽ đảm bảo hoa mai nở đúng ngày tết.
3/ Cách lặt lá cho cây mai
Để cho cây mai ra hoa đẹp cần phải đảm bảo lặt hết lá trên cây nhằm tập trung dinh dưỡng cho cây nuôi nụ hoa. Khi lặt lá không nên tuốt vì sẽ làm hư hỏng mầm hoa. Sử dụng thao tác một tay nắm cành hoa, một tay cầm từng lá giật ngược về phía sau. Sau khi lặt lá cho cây hoa mai, chăm sóc mai tết thật cẩn thận, ngưng tưới nước một vài ngày rồi mới tưới trở lại.
Nụ hoa mai chuẩn bị bung nở
4/ Lưu ý sau khi lặt lá mai
Sau khi lặt lá, hãm nước trong vòng vài ngày cần tưới nước trở lại và chăm sóc như bình thường. Để cây đầy đủ dinh dưỡng phát triển nụ hoa. Lúc này cần bón phân với hàm lượng lân và kali cao nhằm phát triển mầm hoa, đồng thời nuôi dưỡng nụ hoa.
Cần cung cấp dinh dưỡng hữu cơ và lành tính cho cây mai sau khi lặt lá. Trong đó, phân trùn quế Sfarm là lựa chọn lý tưởng với
– Đầy đủ dinh dưỡng đa – trung – vi lượng và khoáng chất
– Vi sinh vật có lợi vô cùng đa dạng và phong phú
– Acid amin hữu cơ cần thiết như acid humic, acid fulvic và IAA
– Dinh dưỡng ở dạng dễ hấp thụ, cây có thể sử dụng ngay sau khi bón
– Đặc biệt hàm lượng lân, kali hữu cơ vô cùng cao giúp chuẩn form và bền hoa
5/ Cách xử lý khi hoa mai nở sớm và nở muộn
Nếu thời tiết lạnh hơn bình thường sẽ làm hoa nở chậm, nên tưới thêm nước ấm giúp cho hoa mai nở sớm hơn.
Ngược lại nếu thời tiết nóng và hoa có khả năng nở sớm nên đưa chậu hoa vào nơi mát mẻ hoặc dùng lưới đen để che lại cho hoa mai chậm nở hơn.
Hi vọng, với những chia sẻ nêu trên, các bạn có thể lựa chọn thời điểm lý tưởng để tiến hành lặt lá mai và chăm sóc mai tết chu đáo nhất. Để tạo ra được những chậu hoa mai đẹp và bền hoa thì cần phải chăm sóc cây mai thật tốt, chú ý quan tâm đến tình trạng thời tiết.
chúng tôi
5
/
5
(
3
bình chọn
)
Hướng Dẫn Phương Pháp Chăm Sóc Mai Vàng Nở Theo Ý Muốn
là sự thịnh vượng an lành tài lộc đầy nhà.
Mai vàng – tùy theo nhu cầu sở thích của mỗi người mà có nhiều cách trồng mai vàng khác nhau như :
mai ghép nhiều màu, ghép cành, uống kiêng cổ, bonsai, hay dáng hình thông hoặc trồng tự nhiên, . ..
Mai vàng hiện nay có nhiều loại nổi tiếng như :
mai bình định, mai vàng bình chánh, mai vàng thủ đức, mai giảo hương phú tân, mai cúc, ….
Phương pháp chăm sóc mai tết nở theo ý muốn
Việc tạo nụ dày đặc cho hoa mai vàng không phải là chuyện dễ
đối với cả những người có nhiều nghiệm trồng hoa mai.
Rất nhiều người chơi mai thừa nhiệt huyết nhưng thiếu kinh nghiệm
nên dẫn đến tình trạng cây mai cứ sinh trưởng mà ít ra mầm nụ.
Bón phân không hợp lí không đúng thời điểm cũng làm cây hấp thụ đạm nhiều
hoặc bị ảnh hưởng bởi sự điều phối của các chất kích thích sinh trưởng
nên cây mai khi giải phóng năng lượng bằng cách ra đọt non.
Hiện tượng này phá hủy dự tính của người chăm mai khi vào mùa lẽ ra cây kết nụ
Do đó, việc tạo nụ dày đặc cho mai vàng cũng phụ thuộc rất nhiều vào công chăm sóc và bón phân.
Bởi có chăm sóc đúng cách, bón phân đúng liều lượng cây mới phát triển tốt và cho nhiều nụ.
Do đó, bón phân phải sớm ngay từ đầu năm.
Lượng bón vừa đủ ở dạng dễ tiêu sẽ có lợi hơn giúp cây đẻ nhiều.
Thời điểm để lấy nụ là tháng 10 âm lịch,
Nên trước tháng 10 âm lịch phải chăm sóc cho cây phát triển tốt thì nụ mới nhiều và to.
Việc hoa mai vàng ra được nhiều nụ hay không cũng phụ thuộc cả vào thời tiết
Nên người trồng mai vàng phải căn đúng thời điểm để căn ngừng sử dụng các chất kích thích sinh trưởng từ tháng 5 âm lịch.
Riêng đối với những cây cứng đầu đến tháng 7 mà vẫn chỉ sinh trưởng mạnh chưa đóng nút
thì ta áp dụng biện pháp như chọn thời điểm cây vừa ra lá non thì phun thuốc diệt cỏ.
Cần pha loãng theo hướng dẫn trên bao bì rồi phun ướt toàn bộ cây.
Sau đó, dùng chất ức chế sinh trưởng để hướng cây ngưng sinh trưởng chuyển hẳn sang kết nụ.
Biện pháp xử lý để mai vàng ra hoa đúng Tết cần áp dụng đồng bộ từ bón phân, tưới nước, tuốt lá ( trẩy lá ).
Ngay từ đầu tháng 10 âm lịch hạn chế bón các loại phân có hàm lượng đạm cao.
Từ giữa đến cuối tháng 11 âm lịch, dừng bón phân vào gốc và hạn chế tưới nước để chuẩn bị tuốt lá.
Từ ngày 7-10 tháng Chạp, nếu thấy mai sung sức, đã có nụ lớn thời tiết dự báo nắng ấm thì mai sẽ nở sớm
Do vậy đối với mai 5 cánh cần tuốt lá vào khoảng 18-20 tháng Chạp.
Ngược lại nếu cây mai không sung sức, mới xuất hiện nụ nhỏ,
dự báo rét kéo dài thì phải tuốt lá khoảng ngày 13-16 tháng Chạp.
Đối với mai nhiều cánh cần tuốt lá sớm hơn so với mai 5 cánh từ 4-6 ngày.
+ Thông thường tại khu vực miền nam nếu thời tiết thuận lợi cây phát triển tốt
thì nên tuốt lá tước 15 thì đúng 15 ngày sau hoa sẽ nở đúng như mong muốn
+ Trước khi tuốt lá cần ngừng tưới nước 2- 3 ngày để lá bắt đầu đanh lại, gân lá nổi lên
thì tuốt lá, đồng thời tưới lại thật đẫm và phun phân bón lá.
+ Nếu thời điểm Tết ông Táo, quan sát thấy hoa cái bung vỏ lụa là chắc chắn hoa nở đúng Tết.
+ Nếu hoa cái chưa bung vỏ lụa là mai nở muộn nên ngưng tưới rồi đem phơi ngoài nắng.
+ Sau vài ngày tưới thật đẫm trở lại bằng nước ấm đồng thời phun phân bón lá Đầu Trâu
để kích thích mai nở sớm cho đúng dịp Tết.
Dịch vụ của chúng tôi :
Hướng dẫn phương pháp chăm sóc mai vàng nở theo ý muốn
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Hoa Ly Cho Hoa Nở Như Ý Muốn Đón Tết
Hoa ly không chỉ quyến rũ bởi mùi hương nồng nàn, hoa ly còn rực rỡ về màu sắc và tươi rất lâu. Hoa ly yêu ánh nắng mặt trời, ngay cả khi được trồng trong bóng râm. Hoa ly có nguồn gốc ôn đới nhưng nay đã rất phổ biến tại xứ sở nhiệt đới như Việt Nam. Hoa ly có nhiều màu sắc rực rỡ khác nhau, có 6 cánh và mùi hương nồng nàn lan tỏa.
Cũng chính vì màu sắc và hình dáng hoa ly luôn quyến rũ, đẹp nên hiện nay ở Việt Nam, hoa ly được nhiều gia đình bày trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền. Nhưng để có được chậu hoa ly đẹp chơi Tết là cả quá trình kỹ thuật trồng và chăm sóc một cách công phu và khoa học. Và nếu bạn áp dụng đúng kỹ thuật thì chắc chắn sẽ có một chậu hoa ly như ý muốn.
Thời vụ trồng và chọn giống
Là loại hoa sống ở vùng ôn đới nên hoa ly có thể trồng quanh năm tại những vùng có khí hậu mát mẻ ở Việt Nam như Đà Lạt, Sapa hay Mộc Châu, tại các tỉnh miền Bắc thì vụ thu đông (tháng 10 trở ra) là thời điểm thích hợp để trồng.
Nói đến kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa ly bước đầu tiên phải chú ý tới đó là khâu chọn đất và củ giống. Theo đó đất trồng cần phải có đặc điểm nhiều mùn, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và khả năng thoát nước tốt. Bạn cũng có thể tự trộn giá thể để nuôi hoa ly theo công thức 1:1:2 gồm: đất phù sa – phân chuồng hoai mục – xơ dừa.
Củ giống hoa ly có thể mua ở nhiều nơi được bán nhiều trên thị trường. Củ giống hoa ly chất lượng thường được nhập khẩu từ Hà Lan, đã xử lý mầm bệnh và bảo quản lạnh, to tròn mập mạp.
Nhiệt độ và ánh sáng
Hoa ly là loại cây khá khó tính về nhiệt độ, ngưỡng nhiệt thích hợp cho cây vào ban ngày là từ 19 đến 25 độ C còn ban đêm là từ 12 đến 13 độ C. Nhu cầu về ánh sáng của hoa ly ở mức trung bình, để cây khỏe mạnh thì cường độ chiếu sáng cho cây cần phù hợp. Hoa ly thích hợp sống ở nơi có độ ẩm cao, tốt nhất trong khoảng 80 đến 85%. Tùy từng giống ly mà thời gian sinh trưởng của cây khác nhau nhưng thường dao động từ 100 – 120 ngày. Chiều cao của hoa ly trưởng thành là khoảng 100 – 120cm.
Kỹ thuật trồng hoa ly trong chậu tại nhà
Cây hoa ly ưa ẩm nhưng không chịu được úng, nên đất trồng ly phải chọn những vùng đất cao ráo, thông thoáng và có điều kiện tưới nước. Theo kinh nghiệm thì nên chọn đất ở những vùng núi cao, ven sông, ven hồ hoặc bán đảo là tốt nhất. Đất làm vườn ươm phải là đất nhiều mùn, tơi xốp, thoát nước tốt, luống rộng 100-120cm, đọ dài tùy ý. Trồng với khoảng cách cây 12x15cm. Mỗi luống rạch 5-6 hàng sâu 5-7cm; rạch xong tưới đủ nước, đợi nước ngấm đi rồi đặt củ vào hàng, cách nhau 15cm, sau đó lấp đát dày 5-8cm.
Đổ giá thể đã trộn theo tỷ lệ trên vào ½ chậu. Tiếp theo đặt củ hoa vào trong chậu, mầm hướng lên trên, phủ phần đất còn lại lên bề mặt đến khi gần như kín toàn bộ mầm hoa là được.
Sau khi trồng, bạn cần chú ý tưới nước ngay và tưới hằng ngày để duy trì độ ẩm cho hoa sau đó tưới ít dần. Lượng nước tưới phù hợp nên dựa vào độ ẩm của đất hiện có, khi tưới nên dùng bình tưới hoặc bình phun sương vì chúng có áp lực thấp sẽ giúp cây không bị tổn thương.
Kiểm tra cây sau trồng: Sau trồng 10-12 ngày, bới đất ở phần gốc của một số cây để kiểm tra sự phát triển của rễ. Nếu thấy rễ trắng, ra đều xung quanh gốc là cây sinh trưởng bình thường; ngược lại cần phải xem xét tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp khắc phục ngay lập tức (lúc này cần có sự tư vấn của các nhà khoa học). Đối với trồng chậu, nên kiểm tra để bổ sung giá thể nếu thấy rễ thân bị nhô lên khỏi mặt giá thể.
Kỹ thuật tưới nước và bón phân
Bạn cần nhớ phải luôn giữ ẩm cho đất trong suốt quá trình trồng. Cần tưới cây ở phần gốc, tránh làm lá và nụ bị ướt. Ngoài ra cần sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt cho ly với chế độ tưới 30 phút/ngày. Đặc biệt, để kiểm tra việc tưới nước đã thực sự đủ chưa bạn cần bóp chặt 1 nắm đất sau khi tưới, không thấy nước rỉ ra ngoài tay, đất nắm thành cục, khi gõ nhẹ vào nắm đất sẽ bị vỡ ra thì đó là lúc bạn nên dừng lại không tưới nữa.
Việc bón phân cho hoa cũng cần tiến thành kịp thời, bạn dùng phân hữu cơ (NPK, lân) để bón từ khi cây được 20 ngày đến khi cây nở hoa với tần suất 10 ngày/lần. Hỗn hợp phân hòa với nước đem tưới đều lên cây, sau đó đem tưới lại bằng nước để rửa phân còn bám trên lá.
Phòng trừ sâu bọ cho cây hoa ly
Các loại sâu và côn trùng như rệp, sán thích tấn công hoa ly vì mùi thơm của hoa. Các loại sâu bọ phá hoại này hút nhựa từ mặt dưới của lá và hoa, gây nên sự hình thành các đốm đen ở mặt trên của lá. Chúng cũng tiết ra một loại chất ngọt, dính nhỏ từ lá xuống đồ gỗ hoặc sàn nhà nơi đặt chậu cây, gây bẩn sàn.
Nhân giống cây hoa ly từ củ
Tách củ là phương pháp nhân giống bằng cách tách củ con được sinh ra từ củ mẹ. Có thể trồng cây chuyên để nhân giống. cũng có thể kết hợp với sản xuất hoa vụ Hè để nhân giống, nhưng do khí hậu nóng nên chất lượng củ loại này kém. Chọn củ không sâu bệnh, đường kính từ 8-10cm ngâm vào dung dịch foocmalin 40% pha theo tỉ lệ 1/80 lần trong 30 phút, lấy ra rửa sạch hong khô.
Chăm sóc hoa ly nở đẹp và bền như ý muốn để chơi Tết
Bí quyết làm sao để hoa ly nở theo ý muốn không hề phức tạp nếu thực sự tâm huyết khi trồng và chăm sóc loại hoa này. Việc bạn cần làm chỉ là kết hợp song song việc điều chỉnh ánh sáng và nhiệt độ của cây. Cây sẽ phát triển tốt hơn nếu được đặt vào nơi ít nắng và hạn chế việc thoát hơi nước của cây.
Khi hoa lan đến thời điểm ra nụ, bạn đem ra ngoài nơi có ánh sáng để cây hấp thụ. Ở điều kiện có nhiều ánh sáng và nhiệt độ ấm thì cây sẽ nhanh nở hoa hơn. Ngược lại hoa ly sẽ chậm nở nếu hạn chế tưới nước và không có nhiều ánh nắng.
Còn nếu muốn giữ hoa ly được tươi lâu trong suốt dịp Tết bạn cần để ý tới các loại ốc sên, đặc biệt là những con ốc sên nhỏ, màu vàng rất thích ăn mầm cây vì vị ngọt và thơm. Ốc sên sinh trưởng nhanh vào những ngày mưa, ẩm ướt, vì thế bạn nên chú ý loại trừ con vật gây hại này.
Để đối phó bạn hãy bê chậu ly vào nhà tắm, sử dụng vòi xịt hoặc vòi hoa sen xịt chúng khỏi lá cây. Lau bụi thường xuyên cho lá cũng là một cách ngăn ngừa nhện, sâu bệnh khỏi xâm nhập vào cây. Những loại sâu này thích các nơi có điều kiện ấm, khô, bụi bặm, một số loài còn giăng mạng khắp giữa các tán lá khiến cây khó sinh trưởng.
An Dương
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bí Quyết Chăm Sóc Hoa Mai Nở Đẹp, Đúng Mùa Như Ý Muốn trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!