Cập nhật nội dung chi tiết về Bí Quyết Bón Phân Cho Cây Cà Phê Trong Mùa Mưa – Lời Khuyên Vàng Cho Ngàn Mùa Giá Trị mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Dẫn phóng viên Đạm Cà Mau đi thăm quan khắp vườn cà phê, anh Anh Lê Quốc Tuấn (Bảo Lộc, Lâm Đồng) không ngừng nở nụ cười: “Năm nay tỉ lệ đậu trái cao, nhân nhiều, cây nào cũng khỏe mạnh, tui mừng rỡ vô cùng”. Được biết, vườn cà phê của anh Tuấn là một trong những vườn cà phê điển hình của địa phương năm nay dự kiến sẽ cho năng suất cao, nên được rất nhiều bà con tới học hỏi, quan sát cách làm. Bí kíp để có vụ cà phê thành công, theo anh Tuấn, không nằm ngoài 4 từ “Bón phân đúng cách”.
Tầm quan trọng của việc bón phân đúng cách
Cà phê là loại cây công nghiệp rất dễ bị rụng trái non mùa mưa. Không những thế, hàng loạt các vấn đề như: tỉ lệ đậu trái thấp, thối quả, thối cành, cây còi yếu, chống sâu bệnh kém,… đều rất dễ diễn ra với cây cà phê vào mùa mưa.
Việc bón phân đúng cách không chỉ giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cà phê liên tục, mà còn giúp cà phê chống lại các vấn đề kể trên vào mùa mưa. Bón phân đúng cách giúp cây sinh trưởng tốt, ra hoa, đậu trái đúng thời điểm, giúp cuống trái dai hơn nên tỉ lệ rụng trái non thấp, giúp trái được cung cấp đủ dưỡng chất nên nhân đều, trái to, bán rất được giá.
Bón phân cho cà phê mùa mưa
Khác với anh Tuấn, chị Hoàng Thị Bé – ấp Trường An, xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai là nông dân lần đầu đăng ký chương trình Trải nghiệm sản phẩm Đạm Cà Mau, chị cho biết: “Hồi chưa được hướng dẫn, tôi bón phân theo cảm tính, trộn thủ công, nên trái rụng quá trời, lại còn thối rễ tùm lum. Bón phân là quan trọng lắm, tôi bây giờ nghe theo lời các bác kỹ sư Đạm Cà Mau hướng dẫn, kết quả khác hẳn luôn”. Giống như chị Bé, rất nhiều bác nông vì chưa nắm vững tầm quan trọng trong việc bón phân đúng cách vào mùa mưa, nên cây cà phê èo uột, rụng trái, năng suất thấp, sinh trưởng kém, lợi nhuận tụt hẳn.
Bón phân cho cây cà phê như thế nào là đúng cách?
Nguyên tắc đầu tiên của việc bón phân cho cây cà phê mùa mưa là: Lựa chọn tỉ lệ phân bón đúng theo thời kỳ sinh trưởng của cây. Vào đầu mùa mưa, khi cây đang tập trung chất dinh dưỡng để nuôi cành, tạo nhánh, phát triển bộ rễ, thì nên bón tỉ lệ phân đạm cao, tỉ lệ phân Lân và Kali thấp hơn. Vào thời điểm này, nên kết hợp thêm một số loại phân giúp đất tơi xốp, ví như phân chuồng đã ủ hoai, phân sinh học N.Humate+TE của Đạm Cà Mau. Việc bón phân đúng cách vào đầu mùa mưa giúp bền cây, chuẩn bị thật tốt cho chu trình phát triển tiếp theo: ra hoa và đậu trái.
Vào giữa mùa mưa, khi cà phê bắt đầu cho ra những trái non căng tràn sức sống, bà con nên bón tăng tỉ lệ Lân, Kali và giảm Đạm. Điều này giúp cuống trái dai hơn, trái phát triển tốt, đều trái và chắc nhân. Ngoài việc điều chỉnh tỉ lệ N-P-K phù hợp, bà con nên thường xuyên thăm vườn, cắt bỏ bớt những cành già, nhổ cỏ, làm sạch gốc để đỡ bị cớm cây, hạn chế việc cành nặng trĩu xuống mặt đất gây thối quả, thối cành. Đối với các cây còi cọc, bà con nên linh động điều chỉnh lượng phân bón hợp lý, giúp cây phát triển tăng tốc theo kịp những cây khác trong vườn.
Tới cuối mùa mưa, khi trái đã đạt được kích thước và trọng lượng tương đối, bà con cần tiếp tục cung cấp chất dinh dưỡng cho trái phát triển, những loại phân bà con có thể sử dụng trong thời điểm này là NPK Cà Mau 16-16-8 kết hợp thêm Kali Cà Mau để tốt trái. Không chỉ vậy, tại thời điểm cuối mùa mưa, bà con cần quan tâm tới công tác phòng chống sâu bệnh, vì tại thời điểm này, nếu lơ là không chú ý, sâu bệnh tấn công sẽ dễ làm tụt năng suất nặng nề, khiến vụ cà phê không được như ý.
Anh Tuấn rạng rỡ bên vườn cà phê đương rực trái
Một kiến thức thú vị được anh Tuấn chia sẻ, đó là hệ thống rễ tơ của cây cà phê chỉ đâm sâu từ 0 – 20cm, thậm chí còn đâm lên phía trên mặt đất, nên việc bón phân phải hết sức chú ý, nếu không sẽ làm đứt rễ, hoặc gây thất thoát phân bón lãng phí. Anh nói, nên cào nhẹ lớp đất tại rãnh cà phê, bón phân rồi phủ nhẹ lên. Bà con cũng nên hạn chế tối đa việc làm xước, đứt rễ của cây trong quá trình bón phân, vì như thế sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển, nhanh chóng xâm hại bộ rễ của cây.
Bộ sản phẩm Phân Bón Đạm Cà Mau – Đồng hành cùng những vụ cà phê thu giá trị
Hạnh phúc khoe về vườn cà phê với tổng thu hoạch 24 tấn/vụ này, anh Tuấn chia sẻ trìu mến: “Nhờ có NPK Cà Mau mà vườn tui mới được vậy đó, cây khỏe, trái to, đều nhân, lời nhiều lắm”. Được đồng hành cùng anh Tuấn và hàng triệu bà con khác trên khắp cả nước, Đạm Cà Mau thực sự tự hào vì đã thực hiện rất tốt nhiệm vụ của mình: trao “Bí Kíp Vàng – Nhân Ngàn Giá Trị”.
Bộ sản phẩm cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng của Đạm Cà Mau hiện nay thường được bà con dùng cho cà phê là NPK Cà Mau, Kali Cà Mau, N.Humate+TE (Đạm Đen), chúng tôi (Đạm Xanh), DAP Cà Mau và một số loại khác nữa. Riêng với bộ sản phẩm NPK Cà Mau, bà con có thể lựa chọn tỉ lệ N-P-K linh hoạt theo nhu cầu sử dụng, và có thể sử dụng được suốt cả năm, cho tất cả các loại cây trồng. Đây cũng được coi là bộ sản phẩm rất hiệu quả trong công tác quản lý dinh dưỡng cho cây trồng, góp phần đem tới những mùa vàng thắng lớn cho khắp các mọi miền đất nước.
Chia sẻ bài viết
Cách Chăm Sóc Cho Cây Cà Phê Trong Mùa Mưa
Mùa mưa bắt đầu cũng là lúc quả cà phê vối bắt đầu tăng nhanh về kích thước, cùng lúc đó có sự tăng trưởng nhanh của cành, chồi trên cây cà phê. Do vậy cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và điều tiết ánh sáng cho phù hợp với tình trạng sinh lý của cây để cây vừa nuôi quả tốt vừa tạo ra bộ khung cành dự trữ khỏe mạnh cho năm tiếp theo. Các biện pháp chăm sóc chủ yếu cho vườn cà phê trong mùa mưa như sau:
1. Rong tỉa cây che bóng kịp thời
Ở các vườn cà phê kiến thiết cơ bản cần rong tỉa cây che bóng tạm thời là cây muồng hoa vàng trồng giữa2 hàng cà phê. Chặt thấp cây muồng hoa vàng ở độ cao 50-70cm để cây muồng tái sinh tốt. Trong một mùa mưa, cần rong tỉa hàng muồng hoa vàng này 2-3 lần để cà phê không bị cạnh tranh ánh sáng. Cành lá muồng hoa vàng đem tủ vào gốc cây cà phê.
2. Đánh chồi vượt cho cây cà phê
Chồi vượt phát triển rất nhanh trong mùa mưa, do vậy cần đánh chồi vượt kịp thời. Trung bình 1 tháng đánh chồi vượt 1 lần. Khi đánh chồi vượt chú ý vặt các cành tăm, cành nhớt mọc quá nhiều ở cùng một vị trí đốt cành. Ở mỗi vị trí đốt cành chỉ nên để lại không quá 3 cành dự trữ được phát sinh. Chú ý vặt các cành thứ cấp mọc dày trên đỉnh tán tạo điều kiện để ánh sáng lọt vào bộ tán cà phê.
3. Đào rãnh ép xanh, hoặc cày rạch hàng ép xanh
Công việc tạo bồn hoặc cày rạch hàng có thể thực hiện trong mùa mưa, từ sau khi bón phân hóa học đợt một khoảng 20 ngày cho đến trước khi chấm dứt mưa 1,5 – 2 tháng. Đào rãnh sâu 30cm, dài 1m, rộng 20-25cm dọc theo mép trong bồn cà phê, mỗi gốc cà phê đào 1-2 rãnh. Dồn tất cả cỏ rác trên lô và cả phân chuồng nếu có vào rãnh, lấp đất lại. Cũng có thể dùng cày tời để cày rạch hàng giữa 2 hàng cà phê, cày sâu 50cm, nên cày 1 hàng, bỏ một hàng và năm sau lại cày luân phiên để hạn chế làm tổn thương bộ rễ cà phê. Tương tự như rãnh đào trong mép bồn, rãnh cày là vị trí để ép xanh cỏ rác trên lô và bón phân chuồng. Dùng cày tời rất tiện lợi, đỡ tốn công lao động thủ công, cày được sâu, công việc được thực hiện nhanh chóng, cành lá cà phê ít bị gãy dập do máy cày ở bên ngoài lô, chỉ có lưỡi cày và người điều khiển cày đi giữa 2 hàng cà phê.
Làm sạch cỏ trên hàng cà phê, không để cỏ dại cạnh tranh với cà phê. Bón phân cho cà phê sau khi làm cỏ sạch. Liều lượng phân bón và loại phân bón như sau:
– Phân hữu cơ: cứ 2-3 năm bón phân hữu cơ 1 lần với liều lượng 20-30m3/hahoặc bón phân hữu cơ vi sinh với lượng 1-2 tấn/ha. Kết hợp việc bón phân hữu cơ với đào rãnh ép xanh cho vườn cà phê.
– Vôi bột: bón 300 – 400 kg/ha/năm, rải tung đều khắp mặt đất, tiếp xúc với đất càng nhiều càng tốt, không cần lấp đất.
– Phân hóa học:
* Các năm trồng mới và kiến thiết cơ bản:
Sử dụng phân NPK 16-16-8-13S hoặc NPK 20-20-15-TE bón với liều lượng sau:
– Năm trồng mới: 400-600 kg/ha
– Năm thứ 2: 600-700 kg/ha
– Năm thứ 3: 800-900 kg/ha
Lượng phân trên được chia ra bón 3 lần trong mùa mưa.
Cà phê kinh doanh:
Sử dụng loại phân NPK 16-8-16-13S-TE , có thành phần NPK cân đối, có thành phần lưu huỳnh và trung vi lượng cần thiết phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng cà phê trong mùa mưa.
Bón 3 lần trong mùa mưa. Đối với vườn cà phê đạt từ 3-4 tấn nhân/ha, bón với liều lượng sau:
Đợt 1: 500 – 700 kg/ha, bón vào đầu mùa mưa, khi mưa đã đều.
Đợt 2: 700 – 800 kg/ha, bón vào giữa mùa mưa.
Đợt 3: 800 – 1000 kg/ha, bón vào gần cuối mùa mưa, trước khi chấm dứt mưa ít nhất là 20 ngày.
Nếu năng suất vườn cây cao hơn mức 3-4 tấn nhân/ha, ở mỗi đợt bón, cần bón tăng cường thêm từ 150 – 200 kg/ha/lần.
Bỏ phân khi đất đủ ẩm. Rạch rãnh xung quanh tán cây cà phê, rải phân đều và lấp đất.
Đối với vườn cà phê đầu thời kỳ kinh doanh có chiều cao cây thấp thì khi bộ tán cây đã ổn định tiến hành nuôi tầng hai từ đầu mùa mưa. Để 1 chồi vượt mọc lên từ dưới vị trí hãm ngọn lần thứ nhất khoảng 10cm. Khi độ cao cây đạt 1,6m kể từ mặt đất thì hãm ngọn lần hai và giữ ở độ cao này suốt chu kỳ kinh doanh của cây cà phê. Sau khi hãm ngọn chú ý vặt các chồi vượt mọc ra rất nhanh ở ngọn tán.
Đối với vườn cà phê kinh doanh lâu năm, sau khi thu hoạch đã có một đợt cắt cành chính để loại bỏ các cành già cỗi, các cành vô hiệu, cành khô, cành bị sâu bệnh, cành nhỏ yếu…..
Đầu mùa mưa, cần có một đợt cắt sửa cành nhẹ để tiếp tục loại bỏ các cành khô các cành vô hiệu mới phát sinh trong mùa khô.
Đến khoảng tháng 8-9 khi quả cà phê đã lớn sửa cành một lần nữa. Mục đích của đợt sửa cành lần này là để định lại các cành dự trữ cho mùa thu hoạch năm đến, do vậy trong đợt này cần cắt bớt các cành thứ cấp mọc quá rậm rạp, các cành thứ cấp bị vống, yếu, chỉ để lại các cành dự trữ khỏe mạnh, lóng đốt ngắn hứa hẹn sự ra hoa quả tốt trong mùa khô sắp đến.
Các loại sâu bệnh thường hay xuất hiện trong mùa mưa là:
Rệp vảy xanh (Coccus viridis), rệp vảy nâu (Saissetia hemisphaerica):
Các loại rệp này thường tập trung trên các bộ phận non của cây như: chồi vượt, cành, lá, quả non… để chích hút nhựa làm rụng lá, quả khiến cây bị kiệt sức và có thể gây chết cây. Rệp thường xuất hiện nhiều trên các vườn cà phê kiến thiết cơ bản hơn các vườn cà phê kinh doanh. Biện pháp phòng trừ
– Làm sạch cỏ trong lô, cắt bỏ các cành sát mặt đất để hạn chế sự lây lan của rệp thông qua kiến.
– Dùng một trong các loại thuốc Bi58, Subatox, Suprathion, Supracide, Pyrinex… nồng độ 0,2 – 0,3% để phun trừ rệp, phun 2 lần cách nhau 7-10 ngày và chỉ phun thuốc trên những cây có rệp.
Mọt đục quả (Stephanoderes hampei):
Biện pháp phòng trừ:
– Vệ sinh đồng ruộng, thu hoạch kịp thời các quả chín trên cây và phải nhặt hết các quả khô dưới đất, còn sót trên cây để cắt đứt sự lan truyền của mọt.
– Bảo quản quả khô hay nhân ở độ ẩm dưới 13% (sau thu hoạch).
Bệnh gỉ sắt (Hemileia vastatrix): Đây là loại bệnh gây hại phổ biến trên các vườn cà phê. Nấm ký sinh vào mặt dưới của lá, ban đầu là những vết màu vàng lợt, sau đó xuất hiện lớp phấn màu da cam, các vết bệnh lớn dần và gây rụng lá một phần hay toàn bộ khiến cây bị kiệt sức. Bệnh thường xuất hiện vào đầu mùa mưa và phát triển mạnh nhất vào cuối mưa.
Biện pháp phòng trừ:
Phun một trong các loại thuốc Tilt, Bumper, Bayleton nồng độ 0,1% hay Anvil nồng độ 0,2% để phòng trừ bệnh. Khi phun thuốc phải đảm bảo các yêu cầu sau:
– Phun kỹ vào mặt dưới của lá
– Thời điểm phun lần đầu khi cây có 10% lá bệnh (thường xảy ra sau khi bắt đầu mùa mưa 2-3 tháng), phun 2-3 lần cách nhau 1 tháng.
– Hàng năm phải tiến hành phun thuốc vì thuốc chỉ có tác dụng phòng trừ bệnh trong năm và chỉ phun cho những cây bị bệnh.
Ngoài ra, để có thể loại bỏ hẳn các cây bị bệnh, dùng phương pháp ghép chồi thay thế. Cưa các cây bị bệnh gỉ sắt nặng, sau đó ghép các dòng cà phê vối chọn lọc có khả năng chống chịu gỉ sắt vào.
Bệnh khô cành, khô quả
Bệnh có nguyên nhân do mất cân đối dinh dưỡng hay bị nấm Colletotrichum coffeanum gây nên. Bệnh gây hại chủ yếu trên cành, quả, làm khô cành và rụng quả. Các vết bệnh do nấm gây ra ban đầu có màu nâu vàng sau đó lan rộng và chuyển sang màu nâu sẫm, các vết bệnh thường lõm sâu xuống so với các phần không bị bệnh.
Biện pháp phòng trừ:
– Trồng cây che bóng hợp lý và bón phân cân đối để hạn chế tình trạng cây bị kiệt sức do ra quả quá nhiều. Cắt bỏ các cành bệnh.
– Có thể dùng một trong các loại thuốc sau đây để phòng trừ nấm gây khô cành, khô quả: Carbenzim 0,2%, Tilt 0,1%, Bumper 0,1%. Phun vào đầu mùa bệnh trên các vườn xuất hiện bệnh. Phun 2-3 lần cách nhau 15 ngày.
Bệnh nấm hồng (Corticum salmonicolor):
Bệnh do nấm gây nên. Vị trí tác hại chủ yếu ở trên cành phần trên của tán, gần nơi phân cành và phần ngọn của cây. Bệnh thường phát sinh trong các tháng cuối mùa mưa. Vết bệnh ban đầu là những chấm trắng nằm ở mặt dưới của cành về sau chuyển sang màu hồng và khi vết bệnh lan rộng khắp chu vi của cành có thể gây chết cành. Biện pháp phòng trừ chủ yếu là phát hiện kịp thời để cắt bỏ các cành bệnh, nếu bệnh xuất hiện phổ biến có thể dùng thuốc Validacin nồng độ 2% hay Anvil 0,2%, phun 2-3 lần cách nhau15 ngày.
Phân Bón Cho Cây Cà Phê Và Hồ Tiêu Mùa Khô
Cà phê và hồ tiêu là cây có nhu cầu dinh dưỡng rất cao. Với năng suất bình quân 3 tấn cà phê nhân/ha, cây cà phê lấy đi khoảng 123kg N; 16kg P2O5; 150kg K2O và nhiều chất trung vi lượng khác. Cà phê và hồ tiêu hút dinh dưỡng trong suốt năm, cả mùa mưa và mùa khô. Vì vậy, đầu mùa khô, sau khi thu hoạch cây cà phê và hồ tiêu cần một lượng dinh dưỡng rất lớn để hồi phục và chống chịu được với điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Cũng trong mùa khô cây cà phê xảy ra quá trình phân hóa mầm hoa và nở hoa. Mọi biện pháp kỹ thuật lúc này nhằm thúc đẩy cho cây cà phê sinh trưởng sinh thực, có điều kiện phân hóa mầm hoa sớm và tập trung. Với cây hồ tiêu, mùa khô là thời điểm quả đang lớn mạnh và đi vào chín. Thời điểm này, ngoài việc cung cấp đủ nước cũng cần một lượng dinh dưỡng lớn nhằm quả chắc, năng suất cao và chất lượng tốt. Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê và hồ tiêu trong mùa khô, Công ty Phân bón Bình Điền đã nghiên cứu và sản xuất phân “Đầu Trâu mùa khô”. Phân“Đầu Trâu mùa khô” có thành phần 20%N, 5% P2O5, 6% K2O và một số trung vi lượng khác có đặc tính là tan nhanh và tan hết 100%, giúp cà phê phục hồi nhanh sau thu hoạch, ra hoa nhiều và đồng loạt, quả hồ tiêu lớn nhanh, chắc. Tăng sức chống chịu hạn, gió và sâu bệnh. Tăng năng suất, chất lượng hạt và tăng lợi nhuận cho nông dân. Với đặc tính tan nhanh, phân ” Đầu Trâu mùa khô” còn thích hợp với các cây trồng khác như điều, cao su… Cách dùng: – Cà phê kiến thiết cơ bản: 100-200 kg/ha/lần. Bón 1-2 lần/mùa. – Cà phê kinh doanh: 200-400 kg/ha/lần. Bón 2 lần/mùa. – Hồ tiêu (KTCB): 0,1-0,2 kg/nọc/lần. Bón 1-2 lần/mùa. – Hồ tiêu kinh doanh: 0,2-0,4 kg/nọc/lần. Bón 2 lần/mùa. – Các cây trồng khác: 200-400kg/ha/lần.
Sử Dụng Phân Bón Phú Mỹ Cho Cà Phê Kinh Doanh Thời Điểm Cuối Mùa Mưa
Bà con ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đang bước vào đợt bón phân cuối mùa mưa cho cây cà phê. Đợt chăm bón cuối này rất quan trọng, do năm nay, mưa lớn kéo dài nên phần lớn diện tích cà phê đã không bón được đợt giữa mùa mưa. Vì vậy, trong đợt này bà con cần lưu ý:
– Đối với vườn trái nhiều: cần tăng lượng bón lên 25% so với cùng kỳ để tập trung nuôi nhân.
– Đối với vườn sâu bệnh hại tấn công, năng suất dự kiến giảm: bón cân đối hàm lượng đạm – lân – kali để vừa nuôi nhân, vừa phát triển cành dự trữ, phục hồi bộ rễ để tạo tiền để tăng năng suất vụ sau;
– Chú ý các biện pháp phòng trừ bệnh hại nhằm duy trì ổn định năng suất đến cuối vụ.
Lượng phân bón khuyến cáo cho 1 ha cà phê giai đoạn kinh doanh (ước năng suất trên 3 tấn nhân/ha):
Sử dụng phân đơn (Đạm Phú Mỹ, Kali Phú Mỹ, DAP Phú Mỹ)
– Đạm Phú Mỹ: 200-250 kg;
– Kali Phú Mỹ: 200-250 kg;
– Có thể bổ sung thêm 50 – 100 kg DAP Phú Mỹ để phục hồi bộ rễ.
Sử dụng phân NPK Phú Mỹ – bà con chọn công thức phân bón có hàm lượng đạm và kali cao như:
– NPK Phú Mỹ 16-8-16+TE : 600-800 kg.
– hoặc NPK Phú Mỹ 16-8-17+TE: 600-800 kg.
– hoặc NPK Phú Mỹ 18-6-18+TE : 600-800 kg.
– hoặc NPK Phú MỸ 18-8-18+5S (SOP): 600-800 kg.
– hoặc NPK Phú Mỹ 15-15-15+TE: 600-800kg.
– hoặc NPK Phú Mỹ 16-9-20+TE : 550-700 kg.
– Hoặc NPK Phú Mỹ 19-9-19+TE: 550-700 kg.
Một số lưu ý:
– Tùy theo loại đất, độ tuổi của cây, tình hình sinh trưởng và năng suất thu hoạch của năm trước để xác định liều lượng bón cho thích hợp.
– Bón khi đất đủ ẩm (không nên bón phân đón mưa cũng như không bón phân khi trời mưa quá to dễ làm thất thoát phân). Khi bón rải đều xung quanh tán, từ mép tán lùi vào 20-25cm.
Chúc bà con có vườn cà phê xanh tốt hiệu quả.
–
Phân bón Phú Mỹ – Cho mùa bội thu
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bí Quyết Bón Phân Cho Cây Cà Phê Trong Mùa Mưa – Lời Khuyên Vàng Cho Ngàn Mùa Giá Trị trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!