Đề Xuất 3/2023 # Bèo Hoa Dâu – Nguồn Dinh Dưỡng Tự Nhiên Cho Cây Trồng Và Vật Nuôi # Top 7 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Bèo Hoa Dâu – Nguồn Dinh Dưỡng Tự Nhiên Cho Cây Trồng Và Vật Nuôi # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bèo Hoa Dâu – Nguồn Dinh Dưỡng Tự Nhiên Cho Cây Trồng Và Vật Nuôi mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bèo hoa dâu – Nguồn dinh dưỡng tự nhiên cho cây trồng và vật nuôi

1. Đặc điểm sinh thái

Bèo hoa dâu còn được gọi là bèo dâu, tên khoa học là Azolla sp, là thủy dương xỉ nổi tự do, chúng nổi trên mặt nước và cộng sinh với loài tảo lục (vi khuẩn lam) cố định nitơ Anabaena azollae. Là loài thực vật đã xuất hiện từ rất lâu, sống trên mặt nước của các ao hồ nước ngọt ở nước ta.

2. Vi khuẩn lam cộng sinh với bèo hoa dâu

Chúng ta đều biết Nitơ là một thành phần quan trọng, rất cần thiết đối với sự phát triển của thực vật. Mặc dù cây trồng sống trong biển khí N (N chiếm khoảng 78% lượng không khí) nhưng thực vật không có cách nào để hút N từ không khí mà chúng chỉ có thể hấp thụ Nitơ dưới dạng nitrate (NO3-) và amoni (NH4+).

Do rễ bèo hoa dâu có vi khuẩn lam (Anabaena azollae) sống cộng sinh. Vi khuẩn lam có khả năng hấp thụ nitơ (N2) từ không khí và biến chúng thành amoni. Amoni sẽ được cây trồng hấp thụ, cung cấp đạm cho cây trồng, còn vi khuẩn lam sẽ được hưởng lợi từ sự tiết đường ở rễ bèo hoa dâu.

3.1 Cung cấp nguồn nitơ cho cây trồng

Từ lâu bèo hoa dâu được biết đến là một nguồn phân bón rất tốt lúa. Thường được thả vào các ruộng lúa để bổ sung lượng phân đạm tự nhiên cho lúa và giúp các ruộng lúa chống được khô hạn.

Là một nguồn nitơ tự nhiên, nên tiềm năng nông nghiệp của loài bèo này rất lớn. Bèo hoa dâu được sử dụng như một nguồn phân bón sinh học cho lúa và các loại cây trồng khác. Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc bón phân xanh từ loài cây này cung cấp tới 40-60 kg nitơ/ha đất trồng.

Đặc điểm quan trọng trong việc sử dụng bèo hoa dâu làm một loại phân sinh học cho cây trồng là do chúng được phân hủy nhanh trong đất và nitơ từ chúng được cây trồng hấp thụ được một cách dễ dàng

Bổ sung thường xuyên bèo hoa dâu vào đất trồng giúp cải thiện và nâng cao chất lượng đất, làm cho đất tơi xốp, nhiều mùn, giữ ẩm lâu và giàu dinh dưỡng hơn. Từ đó hỗ trợ sự phát triển của cây trồng, hạn chế được nguồn đầu vào hóa học rất lớn.

Ngoài việc được sử dụng làm phân xanh để cung cấp đạm cho cây trồng, đây còn là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho các loài gia súc, gia cầm, cá.

Bèo hoa dâu chứa 25 – 35 % protein trong trọng lượng khô và giàu các amino acid thiết yếu, các chất khoáng, vitamin, các carotenoid (bao gồm chất chống oxy hóa beta-caroten), chlorophyll a và chlorophyll b. Tảo cộng sinh Anabaena azollae có chứa chlorophyll a, phycobiliprotein và các carotenoid. Sự kết hợp hiếm có của giá trị dinh dưỡng cao và tốc độ sinh sản nhanh đã khiến nó trở thành nguồn thức ăn thay thế hiệu quả và tiềm năng cho các loại vật nuôi.

Bèo hoa dâu trong Đông Y là một bài thuốc có thể chữa trị một số loại bệnh khá hiệu quả. Với tính cay và lạnh, có công dụng phát hãn, giải biểu lợi thủy tiêu thũng.

Ngoài ra còn được nghiên cứu để sản xuất cao dược liệu. Cao bèo hoa dâu có tác dụng làm chất kích thích hệ miễn dịch, thải độc do phóng xạ, nâng cao sức khỏe, dự phòng trong điều trị ung thư.

Là một loài thực vật mọc tự nhiên, với khả năng nhân sinh khối và phát triển mạnh nên sẽ thu hoạch được từ sau 15 – 20 ngày. Bèo hoa dâu không yêu cầu nhiều ngoài việc cung cấp ánh sáng trung bình để phát triển. Loại cây này cũng chịu khá tốt trong điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên.

Bèo hoa dâu là một loại cây mảnh dẻ, phải thận trọng khi vận dụng để khỏi nát và cũng không nên để khô héo ngoài nước. Không được vứt nó xuống ruộng bừa bãi mà phải nghiêng rổ trong nước rồi lấy tay khẽ quậy cho bèo nhẹ nhàng rời rổ trôi vào ruộng.

Nếu sống trong môi trường nước giàu dinh dưỡng thì bèo sẽ sinh trưởng nhanh hơn, lá đều và đẹp hơn. Nên trước khi thả giống có thể bổ sung thêm phân trâu, bò đã hoai trộn với nước rồi tưới vào ruộng.

Vân Hồng

Cách Nuôi Dưỡng Cây Cảnh Trong Nhà Bằng Phân Trùn Quế Và Phân Trộn Tự Nhiên

Một trong những lý do mà tôi sử dụng hai loại phân bón này là vì chúng đem lại sự phát triển gần gũi với tự nhiên nhất đối với các loài cây. Nhiều cây trồng trong nhà có nguồn gốc từ các môi trường cận nhiệt đới và nhiệt đới, chúng nhận được chất dinh dưỡng từ mùn cây do hoa, lá rụng rơi từ trên cao xuống. Phân hữu cơ về cơ bản là chất hữu cơ đã được phân hủy. Và tất nhiên, giun đất cũng sinh sống ở những khu vực này, làm thoáng khí và làm giàu cho đất.

Tại sao không nuôi dưỡng cây trồng trong nhà theo cách tương tự?

Khi nói về phân trùn quế, tôi không đề cập đến việc nuôi trùn quế. Tôi mua một túi phân trộn trùn quế (tất nhiên là hữu cơ) từ một trung tâm làm vườn địa phương. Những cây trồng trong nhà của tôi có vẻ thích nó, chúng phát triển xanh tốt và khỏe mạnh. Những cây trồng trong nhà duy nhất mà tôi không sử dụng nó là Tre Lucky Bamboo và Lotus Bamboo mọc trong nước.

Tôi đã áp dụng cả hai loại một năm một lần vào mùa xuân. Năm tới, tôi sẽ bắt đầu tiến hành vào cuối tháng 2 / đầu tháng 3 (tôi ở Tucson, nơi thời tiết ấm lên sớm) và sau đó lại vào tháng 7.

Nó phụ thuộc vào kích thước của chậu và cây. Với cây 15 cm – 20 cm, tôi bón một lớp 0,6 – 1,2 cm phân trùn quế và phủ một lớp 1,2 cm phân trộn. Quá nhiều cũng không tốt – phân trộn có thể làm cháy cây nếu bạn bón quá nhiều. Những chậu cây lớn cần nhiều hơn tùy thuộc vào kích thước của chúng. Ví dụ, cây Schefflera amate cao 1m5 của tôi trong chậu 25 cm có một lớp tầm 2,5 cm cả phân trùn quế lẫn phân trộn. Chỉ cần tưới nước và quan sát sự phát triển sau này!

Cảnh báo: phân trùn và phân trộn có thể làm cho nước thoát ra dưới đáy chậu chuyển sang màu nâu; ít nhất cũng trong vài tháng đầu tiên. Hãy chắc chắn rằng bạn có một chiếc đĩa dưới chậu của mình để hứng bất kỳ giọt nước nào chảy xuống để nó không làm bẩn sàn nhà, thảm của bạn .v.v.

Những câu hỏi thường gặp về phân trộn cho cây trồng trong nhà:

Phân trùn quế và phân trộn có mùi khi bón trong nhà không?

Không. Tôi mua cả hai trong một túi đều không có mùi. Nếu tôi dùng hết chúng ở sân sau, sẽ có chút mùi nhưng nó sẽ tiêu tan theo thời gian.

Tôi có thể sử dụng phân trộn làm đất trồng trong bầu không?

Không, bạn không thể. Tôi luôn trộn nó vào khi thay chậu và cấy ghép cũng như bón thúc nhưng nó quá mạnh để sử dụng như một hỗn hợp dùng thẳng.

Giun sẽ nở trong đất và bò ra nếu tôi bón phân trùn?

Không, đừng lo lắng. Nhà của bạn sẽ không có giun bò.

Phân trùn quế và phân trộn hoạt động như thế nào?

Cả hai đều nhanh hỏng nhưng hiệu quả lại lâu dài. Rễ là nền tảng của cây trồng trong nhà của bạn và việc cải thiện này đều giúp rễ khỏe hơn và được nuôi dưỡng tốt. Điều này giúp cây trồng trong nhà khỏe mạnh hơn.

Cây trồng trong nhà của tôi sẽ phát triển nhanh hơn?

Thành thật mà nói, tôi không chắc chắn làm thế nào để trả lời điều này. Những cây trồng trong nhà của tôi phát triển khá nhanh vì tôi sống trong một vùng khí hậu ấm hơn, nhiều nắng hơn.

Vật nuôi có bị thu hút bởi phân trộn hoặc phân trộn của giun không?

Những con mèo của tôi không quan tâm đến một trong hai thứ này. Nếu (các) thú cưng của bạn có xu hướng đào đất của cây trồng trong nhà, bạn có thể muốn tìm một cách khác để cho chúng ăn.

Lời cảnh báo: Cả phân trộn và phân trộn đều nuôi dưỡng đất một cách tự nhiên nhưng chúng giúp giữ nước, đó là một điều tốt. Đây là một lý do khác để không bón quá nhiều phân khi dùng cho cây trồng trong nhà của bạn. Ngoài ra, vì điều này, bạn có thể phải điều chỉnh lịch tưới nước của mình một chút và không tưới thường xuyên.

Mua phân trùn quế và phân trộn thường ở đâu:

Tôi mua phân trộn và phân trộn trùn quế (cả hai đều là phân hữu cơ) tại các trung tâm vườn địa phương. Các cây trồng trong chậu ngoài trời của tôi được bón phân bằng hỗn hợp này trong một thời gian dài. Tôi sử dụng một tỷ lệ lớn hơn ở ngoài trời như 2,5 cm phân trùn quế và 5-10 cm phân trộn. Nó giúp chúng chống chọi tốt hơn với mùa hè ở Sa mạc Sonoran nóng bức và thực tế là cả hai đều giúp cho việc giữ ẩm.

Superthrive: Giải Pháp Dinh Dưỡng Cho Lan Và Cây Trồng

Superthrive là gì?

Theo thông tin từ nhà sản xuất Superthrive là loại chất lỏng chứa 50 loại hormon, vitamin và vi lượng đặc biệt là B1 rất cần thiết cho sự tăng trưởng của cây trồng.

Superthrive được sản xuất và nhập khẩu trực tiếp từ USA (Mỹ). Đây là chất kích thích tăng trưởng tốt nhất được sử dụng nhiều trên thế giới từ năm 1940. Nó sử dụng được cho cả dung dịch thủy canh, đất trồng và chăm sóc cho hoa lan cây cảnh….

Superthrive KHÔNG phải là phân bón. Nhưng khi bạn kết hợp với phân bón khác sẽ đem lại kết quả đáng kinh ngạc

Superthrive có tác dụng gì?

Tác dụng chính của superthrive là phục hồi sức sống cho cây trồng: hoa lan, cây cảnh… Hồi sinh cây sau thời gian bị bệnh. Chống sốc cho cây mới cấy ghép hoặc khi vận chuyển cây đi xa.

Sử dụng superthrive thường xuyên sẽ bổ sung hormon và vitamin giúp cho lan và cây trồng tăng trưởng tốt. Đồng thời giúp cải tạo chất lượng đất cho cây trồng hoặc giá thể trồng lan.

Theo kinh nghiệm thì dùng superthrive cho lan đơn thân sẽ giúp phòng tránh rụng lá chân. Sử dụng làm dung dịch ngâm gốc cho lan trước khi trồng, cây lan con hoặc kie lan mới tách sẽ giúp cây nhanh ra rễ.

Superthrive là chất kích thích sinh trưởng KHÔNG phải là phân bón. Chính vì thế vẫn cần dùng chung với các loại phân NPK và phân hữu cơ khác (cá, bánh dầu) để mang lại hiệu quả cao nhất.

Cách sử dụng superthrive cho lan

Phun trực tiếp cho lan trưởng thành theo liều lượng: 1-1,5ml pha chung 4 lít nước, phun ướt đẫm cả chậu. Định kỳ 2-3 tuần phun 1 lần kết hợp với các loại phân bón lá khác để tăng sự hiệu quả. Đối với cây lan con mới trồng nên pha loãng hơn 0,5-1ml cho 4lít nước 1-2 tuần phun 1 lần.

Khi sử dụng superthrive cho lan nên kết hợp với phân bón khác theo từng giai đoạn sinh trưởng. Khi lan bắt đầu ra mầm thì pha chung với phân có hàm lượng đạm cao 30-10-10. Giai đoạn cây đang phát triển dùng kết hợp với phân có hàm lượng cân bằng 20-20-20. Lúc cây lan bắt đầu đứng ngọn chờ hoa kết hợp với phân có hàm lượng lân cao. Giai đoạn ra hoa kết hợp với phân có lượng kali cao. Cứ luân phiên như vậy chắc chắn cây sẽ phát triển tốt.

Ngoài ra có thể sử dụng superthrive cho lan bất cứ khi nào thấy cây bị yếu hoặc suy giảm sức sống. Tuy nhiên cũng nên sử dụng vừa phải tránh lạm dụng thuốc.

Kinh nghiệm sử dụng superthrive cho lan

Do thuốc khá mắc tiền nên để tránh trường hợp lãng phí các bạn có thể dùng ống tiêm để đong theo ml hoặc chiết ra chai thuốc nhỏ mắt để đo theo giọt.

Theo kinh nghiệm sử dụng Superthrive thì: 1 giọt/ lít nước giúp cho cây lan phát triển ổn định cả thân lá và rễ. 2 giọt kích thích rễ. 3 giọt kích thích hoa. 4 giọt kích thích ra kie con. 5 giọt kết hợp các loại khác siêu ra rễ. Tất cả đều tính bằng giọt / lít nước

Lan mới ghép, mới thay chậu, mới mua về hoặc kie lan mới tách… Dùng hỗn hợp Superthrive + B1 + B12 mỗi loại 1ml pha chung với 4lít nước ngâm cả cây trước khi trồng. Những ngày sau cũng với liều lượng như trên phun ướt cả thân lá 3 ngày/lần. Làm song song với việc giữ ẩm, để cây chỗ thoáng mát… Cây sẽ rất nhanh hồi phục, giảm hẳn việc rớt lá chân, bung rễ mới rất nhanh. Sau khi cây ấm chậu rồi thì chuyển sang chế độ chăm sóc bình thường

Đối với trường hợp cây khó ra rễ: 5 giọt Superthrive + 2 giọt atonic (hoặc dekamon) + 1ml B1 + 1gr N3M + 1ml Terrasorb4/ lít cứ 3 ngày 1 lần tới khi nhú rễ thì ngưng.

Lưu ý khi sử dụng superthrive cho lan

Dung dịch sau 24 giờ pha loãng sẽ giảm tác dụng chính vì thế nên sử dụng với lượng vừa phải tránh gẫy lãng phí. Bên cạnh đó không nên sử dụng phun khi cây đang ra hoa.

Superthrive tuy không độc hại nhưng vẫn nên rửa tay thật kỹ sau khi sử dụng xong. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp để không làm giảm chất lượng.

Superthrive giá hiện nay khá mắc. Nhưng có 1 điểm không an tâm là nắp chai không có tem bảo hiểm, không thể biết được chai đã mở ra và phối trộn gì hay không. Chính vì thế với giá chát vậy thì khó lòng lọt tay gian thương… Cách hay nhất là chọn mua chỗ tin tưởng.

Câu hỏi thường gặp khi sử dụng Superthrive

Một chai Superthrive thường có thể tích bao nhiêu?

Hiện nay trên thị trường phổ biến với những chai Superthrive 120ml, Superthrive 60ml, 30ml, 50ml và 480ml.

Vì sao nên sử dụng Superthrive?

Vì nó là một giải pháp dinh dưỡng không độc hại cho môi trường và cây trồng. Hoạt động trực tiếp trên rễ và hạt để tạo ra bộ rễ mạnh mẽ và 1 cây con khỏe mạnh. Superthrive giúp hồi sinh cây bị bệnh và chống sốc cho cây trồng rất tốt. Các chuyên gia trên khắp thế giới, bao gồm người làm cảnh, người trồng trọt, giám sát sân cỏ và sân gôn đều sử dụng Superthrive để ghép cây, cải thiện năng suất cây trồng và trồng những bãi cỏ tươi tốt.

Nếu bạn dự định sử dụng Superthrive cho phong lan, cây cảnh, cây ăn trái…. Hay đơn giản chỉ là làm cho cây cối trong nhà xanh mát, Superthrive sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu trồng cây của mình.

Superthrive kết hợp với phân bón hoặc thuốc trừ sâu được không?

Có đối với Phân bón: Superthrive có thể được kết hợp với phân bón yêu thích của bạn, vì nó sẽ giúp cây trồng của bạn tận dụng tối đa lượng dinh dưỡng đó.Không với thuốc trừ sâu: Bạn sẽ muốn tránh kết hợp Superthrive với thuốc trừ sâu vì chúng phục vụ các mục đích trái ngược nhau.

Superthrive có độc không?

Superthrive không độc. Trẻ em và thú cưng có thể vui chơi an toàn trong khu vực đang sử dụng thuốc.

Tuy nhiên cũng như nhiều sản phẩm làm vườn khác, trẻ em chỉ nên sử dụng khi có sự giám sát của người lớn. Đôi khi thuốc có thể gây kích ứng mắt hoặc da nhẹ. Chính vì thế nên đeo găng tay khi sử dụng và cẩn thận để không bị thuốc văng vào mắt. Nếu bị kích ứng, chỉ cần rửa sạch bằng nước. Nếu kích thích vẫn còn, tìm kiếm sự chăm sóc y tế.

Bài viết xem nhiều:

Bèo Hoa Dâu Và Tấm Huân Chương Lao Động

Từ kinh nghiệm nuôi bèo hoa dâu cổ truyền để làm phân bón cho lúa của người dân Thái Bình, GS Lê Văn Liêm đã nghiên cứu và phổ biến rộng rãi kỹ thuật nuôi bèo hoa dâu mới, làm tăng năng xuất lúa. Và cũng nhờ công trình này, ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba vào năm 1961.

GS Lê Văn Liêm, nguyên Cục phó Cục Dâu tằm, sinh ngày 12-4-1921 tại huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông. Năm 1945, sau khi tốt nghiệp kỹ sư Nông học, trường Đại học Nông lâm Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Hà Nội), ông Lê Văn Liêm công tác tại Bộ Canh Nông và lần lượt giữ các chức vụ như Thanh tra Tằm tang, Trưởng phòng Nha Nông chính, Trưởng phòng Kỹ thuật trồng trọt, Viện Trồng trọt. Năm 1955, Viện Trồng trọt cùng Viện Chăn nuôi sát nhập thành Viện Khảo cứu Nông lâm và ông được phân công l Trưởng phòng Thực nghiệm kỹ thuật trồng trọt. Tại đây, ông Lê Văn Liêm bắt đầu chú ý đến cây bèo hoa dâu và đi sâu tìm hiểu kinh nghiệm nuôi bèo của nhân dân ở xã La Vân, Búng và Bích Du, tỉnh Thái Bình.

Từ xa xưa bèo hoa dâu được những người nông dân Thái Bình sử dụng làm phân bón đón đòng cho lúa vụ chiêm. Vào cuối thu bèo hoa dâu phát triển nhiều ở góc ruộng, góc ao (gọi đó là bèo dại). Và những người dân ở xã La Vân, Búng và Bích Du, tỉnh Thái Bình có kinh nghiệm lựa chọn những đám bèo hoa dâu tốt để gây giống Bèo giống được bán với giá thành chúng tôi khi cấy lúa chiêm xong thì thả bèo ra ruộng. Bèo phát triển phủ kín ruộng thành một lớp dày, đến khi lúa chiêm làm đòng, gặp trời nóng cuối xuân đầu hè bèo chết lụi hết làm phân bón đón đòng cho lúa chiêm … . Bèo hoa dâu đã trở thành một nguồn kinh tế lớn của Thái Bình những năm đó.

Bên cạnh tìm hiểu về cách nuôi bèo hoa dâu cổ truyền của bà con nông dân Thái Bình, ông Lê Văn Liêm đã đi sâu nghiên cứu kỹ thuật nuôi bèo hoa dâu mới. Ông đã cùng nhân viên kỹ thuật Nguyễn Văn Thám (một người dân ở xã Búng, Thái Bình) chọn xã Tứ Minh, Hải Dương – nơi chưa có kinh nghiệm dùng bèo dâu làm phân bón lúa, để nuôi thử nghiệm. Ông và đồng nghiệp đã thu thập bèo hoa dâu dại (mọc tự nhiên) ở một số tỉnh đồng bằng Bắc bộ như xã Tứ Minh (Hải Dương), xã Trần Phú (Bắc Giang), xã Hòa Nghĩa (Hải Phòng), xã Quỳnh Hậu (Nghệ An), xã Đông Tiến (Thanh Hóa)… rồi tiến hành nuôi so sánh giống. Qua quá trình tìm hiểu, ông nhận thấy rằng không phải chỉ có bèo ở xã La Vân, Búng và Bích Du, tỉnh Thái Bình mới là bèo tốt mà ở tất cả các địa phương đều có thể tìm được giống bèo tốt. Với các giống có chất lượng tốt, ông và đồng nghiệp đã hướng dẫn nhân dân ở xã Tứ Minh thả vào các ruộng lúa chiêm. Kết quả là bèo phát triển tốt, làm nguồn phân bón tại chỗ và đem lại năng suất lúa thu được cao hơn hẳn so với trước đó, dân làng rất phấn khởi vì đã học được kinh nghiệm nuôi và sử dụng bèo hoa dâu của Thái Bình.

Qua quá trình nuôi thử nghiệm bèo hoa dâu, ông Lê Văn Liêm đi sâu nghiên cứu để có thể nuôi trồng bèo hoa dâu quanh năm, chứ không phải chỉ vào vụ lúa chiêm như trước. Đây là kỹ thuật nuôi bèo hoa dâu mới mà trước đây người Thái Bình chưa thực hiện được. Vấn đề này được ông tập trung tìm hiểu trong những năm 1957-1959, khi đang lTrưởng phòng Lúa màu, Viện Khảo cứu Trồng trọt, Hà Nội. Qua theo dõi, ông biết được bèo hoa dâu phát triển rất tốt khi được bón phân lân và kali, còn khi bón đạm thì có thể làm bèo chết lụi nếu gặp thời tiết nắng nóng. Bên cạnh đó bèo thường bị sâu, bọ phá hoại nên phải dùng thuốc trừ sâu. Vào mùa hè, bèo rất khó nuôi, thường chết lụi khi gặp thời tiết nắng, nóng và điều này thường làm năng xuất bèo hoa dâu hàng năm bị giảm

Tìm hiểu về đặc tính sinh lý của giống bèo, ông Lê Văn Liêm thấy bèo chịu nhiều ảnh hưởng của ngoại cảnh. Nếu biết vận dụng các yếu tố ngoại cảnh đó để tác động vào quá trình phát triển của bèo, làm bèo có thể thích nghi và phát huy triệt để tác dụng của ngoại cảnh đó thì bèo vẫn phát triển tốt. Tổng hợp tất cả những điều kiện trên, ông đã san mỏng bèo trong quá trình nuôi thay vì để bèo dày và cho kết quả thành công. Như vậy khác với kinh nghiệm cổ truyền, chúng tôi có khả năng nuôi và sản xuất bèo hoa dâu trong cả mùa hè, tức là nuôi bèo hoa dâu quanh năm. Một hecta thả bèo hoa dâu nuôi quanh năm có khả năng cho năng xuất 300-400 tấn bèo/năm

Sách “Bèo hoa dâu”, xuất bản năm 1962

Kết quả trên khiến những người nông dân phấn khởi, thúc đẩy phong trào nuôi bèo hoa dâu làm phân bón phát triển rộng rãi ở các tỉnh miền Bắc. Cũng trong thời gian này, ông Lê Văn Liêm đã tiến hành nghiên cứu, so sánh các giống bèo và lựa chọn ra được giống bèo xanh có khả năng sinh trưởng, phát triển nhanh và chịu nóng rất tốt. Qua các tài liệu về thực vật của nước ngoài tham khảo được, ông xác định được cây bèo hoa dâu có thể sống cộng sinh với tảo lam và vi sinh vật cố định…ở lá và rễ bèo. Chính vì thế bèo hoa dâu không chỉ dùng để bón lúa chiêm mà còn dùng để bón lúa mùa, các cây hoa màu và làm thức ăn cho gia súc.

Và cũng từ đây một cuộc đấu tranh tư tưởng giữa cái cũ và cái mới cũng bắt đầu. Một số người không tin vào giống bèo xanh có thể nuôi trồng quanh năm và cho rằng giống bèo xanh nuôi nhiều năm sẽ không tốt. Tại Hội nghị về Bèo hoa dâu toàn miền Bắc tổ chức tại huyện Tiên Hưng, tỉnh Thái Bình, ông Lê Văn Liêm đã chứng minh được rằng giống bèo xanh phát triển rất khỏe mạnh, trong khi đó giống bèo của xã La Vân bị đỏ và phát triển kém hơn và được mọi người công nhận. Năm 1957, ông đã báo cáo những kinh nghiệm dùng bèo hoa dâu làm phân bón tại hội nghị về phân bón tổ chức ở Mátxcơva, Liên Xô.

Từ năm 1959-1960, Bộ Nông nghiệp đã huy động số lượng lớn giáo viên và sinh viên ngành Trồng trọt, Học viện Nông lâm về các tỉnh hướng dẫn kỹ thuật nuôi bèo hoa dâu quanh năm. Tài liệu khoa học kỹ thuật về bèo hoa dâu cũng được các nhà nghiên cứu yêu cầu cung cấp. Với mong muốn phổ biến những kiến thức đã nghiên cứu và được áp dụng trong thực tế để bà con nông dân tham khảo, ông Lê Văn Liêm đã biên soạn những cuốn sách: Kỹ thuật sản xuất bèo hoa dâu quanh năm, xuất bản năm 1961; Bèo hoa dâu, xuất bản năm 1962và tái bản năm 1963.

Với thành tích đạt được trong công tác nghiên cứu và áp dụng phổ biến kỹ thuật nuôi trồng bèo hoa dâu quanh năm, năm 1961, ông Lê Văn Liêm được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bèo Hoa Dâu – Nguồn Dinh Dưỡng Tự Nhiên Cho Cây Trồng Và Vật Nuôi trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!