Cập nhật nội dung chi tiết về Bệnh Thán Thư Trên Ớt Và Cách Phòng Trị Với Các Vụ Ớt Nghịch Mùa mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trồng ớt mùa nghich luôn phải đối mặt với rất nhiều loại địch. Nhưng đây lại là vụ trồng ớt khá hấp dẫn với nhiều nhà nông, do vụ này giá ớt trái thường rất cao. Vì thế mà lợi nhuận nông dân thu được từ vụ ớt nghịch thường lớn, và luôn cao hơn so với lợi nhuận thu được từ trồng ớt chính vụ. Bên cạnh một số đối tượng bệnh hại thường gặp trong vụ nghịch như: bệnh chết cây (héo xanh, héo vàng), thối trái, bệnh sương mai, khảm… thì bệnh thán thư trên cây ớt có thể coi là bệnh nguy hại nhất .
MỤC LỤC :
Dấu hiệu nhận biết bệnh thán thư trên cây ớt
Cách phòng,trị bệnh thán thư trên cây ớt
Dấu hiệu nhận biết bệnh thán thư trên cây ớt
Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp gây ra, nấm gây hại trên cả cành, lá, bông và trái. Trên vỏ trái vết bệnh lúc đầu là những đốm hình tròn úng nước lỏm vào bên trong, sau đó cứ lan rộng dần, nếu nặng nhiều vết hoà lẫn với nhau bao gần hết cả vỏ trái rồi khô dần và chuyển sang màu nâu xám hay xám, bên trong có nhiều vòng đồng tâm và có những chấm nhỏ li ti màu đen, làm cho trái teo quắt lại không ăn được hoặc gây rụng trái, có thể gây thiệt hại làm giảm năng suất 70-80%.
Bệnh thường xuất hiện và gây hại trên trái đang hay đã chín trong điều kiện có mưa nhiều hoặc ẩm độ không khí cao. Bệnh gây hại trên thân, lá, hoa chủ yếu trên trái làm trái mất giá trị thương phẩm.
Bệnh thường phát sinh và lây lan rất nhanh
Trong điều kiện thời tiết ẩm ướt của mùa mưa (khoảng tháng 8 đến tháng 10 hàng năm) làm giảm năng suất trầm trọng. Trước đây bệnh chủ yếu trong mùa mưa và khi trái đã già chín trở đi, tuy nhiên thời gian gần đây bệnh đang có chiều hướng phát sinh và gây hại ngày một nhiều hơn do trồng ớt liên tục trong nhiều năm và bệnh có thể gây hại nặng ngay cả trong mùa khô nếu gặp điều kiện ẩm độ cao (do sương mù nhiều hay tưới nước nhiều, tưới liên tục…) và ngay cả khi trái còn non làm cho trái non bị rụng.
Cách phòng trị bệnh thán thư trên cây ớt
Để hạn chế tác hại của bệnh có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau đây:
– Hiện nay người trồng nên sử dụng giống lai F1 có bán sẳn ở các cửa hàng giống cây trồng, hạt giống thường có chất lượng tốt. Tuy nhiên, ở một số nơi bà con còn sử dụng những giống địa phương hoặc các giống mới đã được thuần hoá. Trường hợp này bà con tuyệt đối không nên lấy hạt từ cây ở những ruộng đã bị bệnh ở vụ trước để làm giống cho vụ sau, vì nấm bệnh tồn tại rât lâu trong đất, trên cây và trong hạt cây bệnh.
– Không trồng ớt quá dày
để ruộng ớt luôn thông thoáng khô ráo, không bị ẩm thấp, nhất là vào mùa mưa để giảm bớt ẩm độ không khí.
– Không trồng ớt liên tục nhiều năm trên cùng một mảnh đất, hoặc những mảnh đất trước đó đã trồng nhiều vụ những loại cây dễ bị loại nấm này gây hại như cà chua, cà pháo, bầu bí, thuốc lá… sau một vài vụ trồng ớt nên luân canh với những cây trồng khác.
– Không nên bón qúa nhiều phân đạm, tăng cường bón phân hữu cơ đã được ủ hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh.
– Thường xuyên kiểm tra ruộng ớt để thu gôm những trái và tàn dư của cây đã bị bệnh đem tiêu hủy để hạn chế mầm bệnh lưu tồn và lây lan.
– Không nên tưới quá nhiều nước
tưới nhiều lần trong ngày (tưới phun), nhất là tưới vào chiều tối dễ gây ẩm độ không khí cao vào ban đêm, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển, nhất là thời kì cây ớt đang cho trái sắp thu hoạch.
– Sử dụng sản phẩm CNX-CN
CNX-CN là tổng hợp tinh hoa của nấm đối kháng Chaetomium và sự hỗ trợ tuyệt vời của Trichoderma spp. Hai chủng nấm này được tuyển chọn kỹ càng sau đó lên men và nuôi cấy bằng công nghệ hàng đầu thế giới của Thailand.
Với lượng vi sinh tổng số đạt mức rất cao là 1.108 CFU/ml nên số lượng bào tử nấm có trong CNX-CN sẽ sinh khối nhanh một cách phi thường khi được phóng thích ra môi trường tự nhiên. Sau khi được sinh ra chúng đối kháng tiêu diệt sạch nấm bệnh trong đất cũng như trên thân, cành, lá cây trồng trong vòng 24h.
– CFU/ml: đơn vị tính số lượng tế bào có trong 1ml (1.108 = 100.000.000 bào tử nấm/ml dung dịch sản phẩm).
Sinhhocvietnam.vn với mong muốn mang lại cho bà con các sản phẩm đạt năng suất và chất lượng cao nhất.
Hãy để lại thông tin về cây trồng của bà con đang gặp phải.
Chia sẻ:
Cách Trị Bệnh Thán Thư
Cây phong lan (giống Đăng lan và Cát lan) trên lá (chủ yếu là ở đầu lá) tự nhiên xuất hiện những chấm nhỏ mầu nâu nhạt hơi vàng, sau đó phát triển rộng ra thành những đốm hình tròn mầu nâu sẫm. Nếu nặng có thể làm cho lá bị khô một phần hoặc cả lá, trên chỗ bị bệnh xuất hiện những vân vòng đồng tâm và những chấm đen.
Qua mô tả kết hợp với những hiểu biết về sâu bệnh hại trên cây phong lan, dự đóan rằng cây phong lan của nhà bạn đã bị bệnh Thán thư (có người còn gọi là bệnh đốm than) gây hại. Bệnh này do nấm Colletotrichum sp. gây ra. Ngoài cây phong lan bệnh còn gây hại cho khá nhiều lọai cây trồng khác.
Trên lá của cây phong lan, ban đầu vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ mầu nâu vàng, sau đó vết bệnh cứ tiếp tục phát triển rộng dần ra thành những đốm tròn có mầu nâu đậm. Bệnh có thể tấn công ở mọi vị trí trên lá của cây. Nếu tấn công ở chóp lá sẽ làm cho lá bị khô từ trên xuống, có khi xuống tới 2/3 chiều dài lá. Nếu bệnh tấn công ở gốc lá vết bệnh sẽ lan dần ra xung quanh, nếu nặng có thể làm cho lá bị rụng. Sau một thời gian ở giữa vết bệnh chuyển dần sang mầu xám và xuất hiện những vân vòng đồng tâm rộng khỏang 1 ly (như bạn đã thấy), sau đó xuất hiện các chấm nổi lên mầu nâu đen, đó là đĩa bào tử. Nếu bị nặng có thể làm cho nhiều lá bị chết, thậm chí chết cả cây.
Nguồn bệnh tồn tại trong tàn dư của cây bị bệnh, trong đất, trong nguyên liệu để trồng phong lan. Bào tử phân sinh lan truyền chủ yếu nhờ nước, nhờ gió, nẩy mầm xâm nhập vào trong lá phong lan qua vết thương cơ giới hoặc trực tiếp qua biểu bì.
Bệnh thường phát sinh và gây hại từ tháng 3 đến tháng 10, nhưng tập trung nhiều nhất là vào khỏang tháng 4 đến tháng 6. Trong điều kiện trời nóng, có mưa nắng thất thường, độ thông thóang của giàn lan kém, tưới nước qúa nhiều tạo cho chậu lan luôn ẩm ướt…thường làm cho bệnh gây hại nhiều hơn.
Để hạn chế tác hại của bệnh bạn có thể tiến hành một số biện pháp sau:
– Kiểm tra chậu lan thường xuyên để phát hiện sớm và có biện pháp phòng trị kịp thời. Nên mạnh dạn cắt bỏ những lá bị bệnh hại nặng đưa ra khỏi vườn tiêu hủy để giảm bớt nguồn bệnh trong khu vực giàn lan, tránh bệnh lây lan sang những chậu lan, cây lan khác.
– Trước khi trồng nếu có điều kiện bạn nên xử lý chậu lan và chất trồng lan (than củi, dớn, vỏ dừa…) bằng dung dịch Formol 40% pha nồng độ 5% phun xịt lên chậu và chất trồng rồi phủ kín bằng bạt nilon khỏang 2-3 ngày, sau đó mở bạt ra khoảng 1-2 ngày sau thì có thể trồng lan vào.
– Không nên tưới nước quá nhiều, nhất là vào buổi chiều tối. Nếu bệnh thường gây hại nặng thì trong mùa mưa nên có mái che bằng nilon trắng vừa hạn chế nước mưa một cách chủ động, mà vẫn đảm bảo có đủ ánh sáng cho cây.
– Không nên che kín bít bùng giàn lan, nên tạo cho giàn lan nhận được đầy đủ ánh nắng mặt trời theo yêu cầu của từng lòai lan, tạo cho giàn lan thông thóang gió.
Bệnh Thán Thư Trên Cây Cà Phê
Cây cà phê mắc bệnh thán thư có những biểu hiện gì?
Bệnh thán thư trên cây cà phê xuất hiện vào mùa mưa là phổ biến. Bệnh được phát hiện đầu tiên vào khoảng năm 1930, nhưng gây hại chưa nhiều. Khi diện tích trồng cà phê gia tăng nhanh khiến làm cho bệnh phát triển mạnh mẽ gây thiệt hại nặng cho cây trồng.
Bệnh thán thư thường rất dễ nhận diện. Bởi bệnh có thể gây hại nhiều bộ phận của cây, chủ yếu nhất vẫn là trên quả, cành, các phần thân còn màu xanh của diệp lục. Thán thư xuất hiện trên cà phê chè thường nhiều hơn cà phê vối và cà phê mít. Ban đầu vết bệnh xuất hiện trên quả là những đốm nhỏ màu vàng hoặc màu nâu, sau đó lan rộng thành màu nâu sẫm, sau đó sẽ làm khô héo, chết cành lá rụng trái.
Ở trên quả, bệnh thường tấn công ở giai đoạn quả đã thành thục, ở gần cuống quả hoặc tại điểm tiếp xúc giữa hai quả với nhau nơi dễ bị nước đọng lại. Ban đầu vết bệnh chỉ là một đốm tròn nhỏ màu đen, hơi lõm xuống. Sau đó mầm bệnh lan rộng khắp vỏ quả, ăn sâu vào trong nhân làm quả bị thối, khô đen và rụng sớm.
Bệnh thán thư cũng dễ nhận diện trên lá. Ban đầu chỉ là những đốm tròn màu nâu đen, sau đó lan rộng dần thành các vòng đồng tâm. Nếu nặng nó sẽ tạo thành từng mảng khô, màu nâu sẫm hay nâu đen, chết lá.
Bệnh xuất hiện ở cành ban đầu bệnh chỉ là những đốm nhỏ màu nâu hơi lõm xuống ở những đốt giữa cành, rồi dần lan rộng hết chiều dài của đốt. Bệnh tấn công vào cành nhỏ đang hóa gỗ, có thể gây hại cả cành lớn và thân cây. Chỗ bị bệnh chuyển thành màu nâu đen, làm lá bị rụng, cành bị khô rồi chết.
MÁY RANG CÀ PHÊ 60KGSở hữu một chiếc máy rang cà phê 60kg sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho những ai có ý định kinh doanh cà phê rang nguyên chất. Sản phẩm này không chỉ cho những mẻ rang có số lượng còn còn cho ra đời những hạt cà phê với chất lượng tuyệt hảo. Máy rang cà phê 60kg là một sản phẩm công nghiệp với kích thước vừa phải, có thể được sử dụng trong các nhà xưởng nhằm tiết kiệm điện năng, giảm mất hương vị cà phê, tiết kiệm thời gian rang cũng như hạn chế khả năng cháy khét hư hỏng trong quá trình rang.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh thán thư trên cây cà phê?
Theo các chuyên gia, bệnh thán thư trên cây cà phê do 3 tác nhân chính gây ra, nhưng chủ yếu là do loại nấm có tên khoa học là Colletotrichum Cofeanum Noack, tên tiếng anh của bệnh là Coffee Berry Disease gây ra vào mùa mưa.
Chủng nấm này được biết đến là nguyên nhân gây ra bệnh thán thư trên hầu hết các loại cây trồng. Chúng ưa thích môi trường ẩm ướt và có nhiệt độ dưới 20 độ C, do đó bệnh thường bùng phát vào mùa mưa, sau những cơn mưa vào chiều tối.
Bào từ nấm lây lan nhanh thông qua nước mưa, gió, tác nhân động vật hoặc thông qua quá trình chăm sóc cà phê của con người. Nếu môi trường xung quanh giàu chất dinh dưỡng, thuận lợi kéo dài, bào tử nấm có thể nảy mầm và phát triển ở nhiệt độ cao hơn, từ 20-35 độ C trở lên gây thiệt hại nghiêm trọng đến cây trồng.
Ngoài ra, cũng có một số nguyên nhân khác gây ra bệnh khô cành khô quả ở cà phê như vi khuẩn Pseudomonas syringea, P. garcae, khô cành do sinh lý còn gọi là bệnh Die-back. Tuy nhiên những nguyên nhân này không đáng kể và ít phổ biến hơn thán thư.
Làm thế nào để chữa bệnh thán thư trên cây cà phê hiệu quả?
Bệnh thán thư dù là bệnh hại nguy hiểm nhưng nếu nắm vững và áp dụng tốt các phương pháp chữa bệnh điều trị bà con có thể đối phó lại với chúng.
Để hạn chế tác hại của bệnh, bà con có thể sử dụng biện pháp Trồng cà phê với mật độ phù hợp tùy theo từng giống ví dụ như giống cà phê TR4, TR9 theo khoảnh cách 3-3,5, hay khoảng rồng 2,8 met đối với cà phê dây và cà phê xanh lùn. Không trồng cà phê quá dày sẽ đảm bảo sự thông thoáng, ngăn ngừa dịch phát tán. Trong quá trình trồng, bạn nên thường xuyên cắt tỉa những cành bị sâu bệnh, cành không có khả năng cho trái, tỉa bớt cây che bóng trong mùa mưa để vườn khô ráo, hạn chế sự phát sinh, và gây hại của nấm bệnh.
Khi chăm sóc cà phê, bà con nên áp dụng đúng quy trình kĩ thuật để cây sinh trưởng mạnh, tăng sức đề kháng với sâu bệnh. Bạn cần thường xuyên thăm non vườn tượt, cắt tỉa cành bệnh, tiêu hủy sớm. Trong quá trình chăm sóc, tuyệt đối không sử dụng chung nông cụ, hoặc phải khử trùng nông cụ khi chăm sóc cây bệnh và cây khỏe mạnh. Sử dụng các chế phẩm sinh học Trichoderma để tiêu diệt nấm bệnh, tăng sức đề kháng cho cây. Đồng thời bà con phải bón phân đầy đủ và cân đối giữa đạm, lân và kali để cây đủ dưỡng chất phát triển.
Sử dụng thuốc hóa học để phòng trị bệnh là một biện pháp cực kỳ quan trọng, thậm chí mang tính chất quyết định đễ diệt trừ bệnh thán thư. Các thuốc hóa học đặc trị thán thư, khô cành, khô quả trên cà phê nên sử dụng các hoạt chất sau: Albendazole, Difenoconazole, Carbendazim,Azoxystrobin, Propiconazole, Benomyl + Copperoxychloride…
Nguyên tắc khi phun thuốc hóa học diệt nấm bệnh là phun cần chọn ngày mát trời, lặng gió, phun tối thiểu 2 lần, cách nhau 7-15 ngày, để tăng hiệu quả. Bạn nên phun phòng vào đầu mùa mưa, đây là thời điểm tốt cho các loại nấm bệnh phát triển không riêng gì bệnh thán thư cà phê có thể chết mà không gây hại hay quay trở lại về sau.
Một số thuốc đặc trị khô cành khô quả cà phê được mọi người khuyên dùng như Derosal 50, thuốc Tilt 250 EC, thuốc Viben-C 50BTN, thuốc Abenix 10FL, thuốc Chevin 5SC có tác dụng chữa bệnh thán thư khá hiệu quả. Vì chúng khá độc hại, bạn nên phun thuốc theo hướng dẫn trên bao bì hoặc cán bộ khuyến nông.
Bệnh thán thư ngày nay dễ gây rụng trái non, giảm năng suất, chết cành làm cho cây bị khuyết tán, năng suất và sức sinh trưởng giảm. Các nhà khoa học cảnh báo nếu xuất hiện trên diện rộng hoặc vườn cà phê mới kiến thiết không được xử lý kịp thời, bệnh có thể làm cây suy kiệt và chết đứng, gây tổn thất nghiêm trọng.
Tuy nhiên, tác hại của bệnh khô cành khô quả khá nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến bà con trồng cà phê nhưng người dân hoàn toàn có thể phòng trừ và xử lý dứt điểm nếu phát hiện kịp thời. Chăm sóc cà phê hợp lý, sử dụng các giống sinh trưởng mạnh, kết hợp với các biện pháp hóa học, sinh học là những giải pháp tối ưu phòng trừ và giữ vững năng suất cà phê hiện nay mà bà con nên áp dụng.
Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị Các Bệnh Trên Hoa Lan
Để một cây lan khỏe mạnh ra hoa đẹp thì mỗi chúng ta cần phải biết cách chăm sóc hoa lan. Ngoài công việc bón phân, tưới nước thì việc phòng và trị bệnh trên hoa lan là hết sức quan trọng. Bệnh trên hoa lan rất đa dạng, có nhiều biểu hiện khác nhau. Nguyên nhân gây ra bệnh là do nấm hoặc vi khuẩn tấn công.
Nguyên nhân khiến hoa lan bị bệnh
Cây sức đề kháng yếu ăn uống thiếu chất sẽ dễ bị bệnh hơn
Cây có vết thương hở khi chúng ta tách chiết, vận chuyển gây gãy rễ, dập lá xước thân…, mà không được xử lý những vết thương đó sẽ bị nấm và vi khuẩn xâm nhập gây bệnh cho cây.
Cây bị côn trùng chích hút, đục thân đục lá cũng là nguyên nhân dẫn đến cây bị bệnh từ những vết thương đó sẽ tạo điều kiện cho nấm khuẩn tấn công.
Được treo ở một nơi bí gió, tù túng, thiếu nắng, quá ẩm ướt, nhiều ổ bệnh thì cây giời cũng bị bệnh thôi.
Trước khi trồng, và ghép lan và giá thể không được xử lý thì khác gì đặt lan lên ổ bệnh.
Các loại bệnh trên hoa lan phổ biến nhất
Phun AmistarTop 1cc + Physan 20 1cc pha trong 1lit nước. Cắt ngay lá bệnh, phun 2 lần mỗi lần cách nhau 3 ngày.
Riêng lan Hồ Điệp dinh dưỡng dự trữ ở lá, nên khi vi khuẩn tấn công sẽ bị chảy nhựa hay thối nhũn. Phun bộ đôi Rosai (Rosai+Physan) hoặc Amistar Top 1cc + Physan 1cc với 1lit nước, ba ngày sau phun lại.
Phun thuốc Forfox :1cc + 1lít nước, phun 2 lần mỗi lần cách nhau 1tuần. Khi cây bị Tuyến Trùng, rễ có ngấn, sau đó teo tóp và thối đen. Dù bạn có thay cả ngàn giá thể cũng vậy thôi. Cách ly vết bệnh, Tức là cắt những đầu rễ bị thối xong mới phun thuốc. Để ngừa bệnh này hàng tháng nên phun men Tricodema.
Bệnh phát sinh từ rễ,nhất là ở gốc. Phun Agrifos 400: 3cc +Mancozeb: 2g + 1lít nước. Tuần sau phun lặp lại.
Khi phát hiện bệnh: Hạn chế tưới nước để bệnh không phát triển mạnh. Hạn chế dùng phân bón có nhiều đạm, nên sử dụng phân bón Multi-K (Siêu Kali) , MKP (0-52-34) bón cho cây.
Điều trị:
Phun Amino Alexin
Sử dụng phối hợp 2 loại thuốc mới có tác dụng hạn chế bệnh.
Có thể dùng: Một số loại nấm đối kháng như : Trichoderm, Gliocladium… Topsin (Hoạt chất Thiophanate-Methyl) + Bendazol, Topsin (Hoạt chất Thiophanate-Methyl) + Zineb, Carbenzim + Cadillac (Chính là Mancozed), Hoạt chất Carbendazim + Hoạt chất Iprodione.
Bệnh này rất dễ nhận biết, cái tên nói lên tất cả. Đầu lá bị khô và có vết vằn như con ngựa vằn. Cha ông chúng ta đặt tên rất dễ nhớ và có liên tưởng cao.
Dùng Daconil 1.5g + Topsin M 1g cho 1 lít nước phun vào buổi chiều sáng hôm sau xả nước lại. Tuần sau phun lại.
Dùng Tiltsuper liều 1cc /1lít nước phun buổi chiều sáng sau xả nước lại. Cách 5-7 ngày phun lại. Bệnh sẽ hết nhưng những vết bệnh sẽ không hồi phục lại được.
Bắt đầu từ lúc cây phát triển lá và khi thắt ngọn,là lúc bệnh phát triển mạnh tấn công vào khí khổng ( phía dưới lá). Bệnh này lây lan chậm. Nhưng nếu không trị sẽ làm cho cây vàng lá và khó ra hoa. Để trị nên phun.
Nano Kito.
Nano Đồng AHT:2cc +Antracol:1g =1lit nước, tuần sau phun lại.
Vicarben:1,5cc +Kamsu:2cc =1lit nước.Tuần sau phun lại lần nữa nha. Mùa đông miền bắc, trong Nam ngày nóng,đêm khô lạnh. Là điều kiện cho nấm Colectotrichum (Thán Thư) phát triển. Các bạn hãy đề phòng.
Phun Tilsuper 1cc + Physan 1cc, 3-5 ngày sau phun lại lần nữa.
Phun Nano Đồng AHT: 2cc + Mancozeb: 2g với l nước.
Tuần sau phun lại NanoKito cho không lây lan. Nếu bổ sung hàng tháng Magie Sunphat sẽ không có bệnh này.
Bệnh Đốm Nâu phun đặc trị Metaxyl phun 2 lần/tuần.
Liều theo bao bì, phun buổi chiều, sáng nhớ xả nước.
Nếu sáng bận không xả thì đừng phun.
Hoặc có thể dùng:
Tilt super 1,5cc + physan 1cc với 1l nước.
Phun 3 lần cách 3 ngày phun một lần.
Không được tưới nước lên lá.
Bệnh mốc sương, dùng Anvil hoặc Amistartop 1cc + Physan 1cc cho 1 lít nước, tuần sau phun lại.
Bệnh này lây lan theo nước mưa hoặc nước tưới nên cách ly giò lan bệnh.
Khi pha nhớ nhớ cho Anvil hoặc Amistartop vào trước phấy cho tan hết rồi mới cho Physan vào sau.
Mọi người thấy nhiều bệnh và phun nhiều loại thuốc không. Cây bị bệnh rồi rất khó chữa và tốn kém về mặt kinh tế. Tốt nhất mọi người nên chủ động phòng bệnh.
Phòng bệnh đơn giản hơn chữa bệnh nhiều nhưng nó đem lại rất nhiều lợi ích trong việc chăm sóc hoa lan. Để phòng bệnh các bạn nên định kỳ phun thuốc phòng trừ nấm bệnh như: Nano Ag, Nano Cu, Benkona, Agrifos 400, Các loại thuốc này rất thân thiện với môi trường và an toàn khi sử dụng. Benkona dùng với liều 2cc/1l, xử lý giá thể dùng liều 3cc/1l. Riêng với Agrifos 400 thì giảm liều xuống một nửa so với bao bì với cây lan lá mỏng như Ý ngọc, Ngọc thạch, Phi điệp vàng, Trúc phật bà, ….. Nếu giữ nguyên liều thì những cây này sẽ bị cháy lá do thuốc này rất mạnh.
Thời điểm nào mưa nhiều định kỳ 1-2 tuần phun một lần, Mưa ít thì 2-4 tuần phun một lần.
Những tháng mùa đông hay mùa khô thì 1-2 tháng chúng ta phun một lần.
Giàn treo lan phải thông thoáng, sạch sẽ thì sẽ hạn chế rất nhiều nấm bệnh.
Trước khi trồng lan cần phải xử lý giá thể bằng cách ngâm chúng vào các loại thuốc phòng bệnh trên từ 10-15 phút.
Định kỳ hàng tháng phun thuốc diệt côn trùng. Có thể dùng thuốc Fendona.
Điều quan trọng nữa là biết cách chăm sóc hoa lan, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cây để chúng khỏe mạnh sẽ tự chống được sâu bệnh.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bệnh Thán Thư Trên Ớt Và Cách Phòng Trị Với Các Vụ Ớt Nghịch Mùa trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!