Cập nhật nội dung chi tiết về Bật Mí Các Loại Giá Thể Trồng Rau Mầm Hiệu Quả Nhất mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trồng rau mầm bằng giá thể tại nhà hiện nay đang trở thành xu hướng của nhiều chị em nội trợ. Chủ yếu, rau mầm là loại rau dễ trồng từ hạt của nhiều loại rau củ lại giàu dinh dưỡng, vị ngọt thơm dễ ăn, được ưa chuộng trong bữa ăn thường ngày. Tuy nhiên, đối với kỹ thuật này bước chuẩn bị và xử lý giá thể được coi là quan trọng nhất quyết định đến năng suất và chất lượng. Vì vậy, bài viết này chúng tôi muốn bật mí đến bạn các loại giá thể trồng rau mầm hiệu quả nhất.
Nhiều người còn chưa quen với khái niệm giá thể trồng rau mầm. Thực tế, không thể nói giá thể là đất trồng bởi như vậy là chưa đủ. Giá thể ở đây là chỉ một hỗn hợp ít nhiều các loại nguyên liệu được phối trộn với nhau tạo nên môi trường sống cho cây trồng.
Giá thể trồng rau mầm được chia ra làm 3 nhóm chính:
Giá thể hữu cơ tự nhiên: được làm ra từ các nguyên liệu thuộc nhóm chất hữu cơ có sẵn trong tự nhiên như mụn xơ dừa, vỏ trấu, tro,…
Giá thể nhân tạo: được làm ra từ các nguyên liệu là sản phẩm của con người tạo ra như cát, sỏi, đá Perlite,…
Giá thể hữu cơ tổng hợp: được làm ra từ các nguyên liệu là chất liệu hữu cơ nhân tạo như xốp, bọt,…
Trong 3 nhóm giá thể trên, chị em nội trợ nếu trồng rau mầm tại nhà nên chọn giá thể hữu cơ tự nhiên là dễ thực hiện phối trộn, đơn giản lại dinh dưỡng nhất.
Giá thể trồng rau mầm cần đáp ứng các điều kiện nào?
Tương tự như các loại giá thể chuẩn bị cho các loại cây trồng khác, giá thể trồng rau mầm cũng cần đáp ứng một số điều kiện cơ bản sau:
Giá thể phải tạo ra được môi trường đất trồng tơi xốp, thoáng khí, có khả năng giữ ẩm tốt nhưng phải thoát nước được để tránh tình trạng ngập úng
Giá thể phải giàu dinh dưỡng để cung cấp cho rau mầm phát triển xanh tốt, chất lượng đúng tiêu chuẩn
Giá thể phải có độ pH trung tính và ổn định được độ pH trong thời gian nhất định
Giá thể nên có khả năng tái sử dụng hay dễ phân hủy, an toàn với sức khỏe con người và thân thiện môi trường
Giá thể phải đảm bảo sạch bệnh, không có nguồn nhiễm bệnh cho rau mầm
Sau khi đã lên kế hoạch chuẩn bị giá thể, hãy xét thử giá thể bạn chọn đã đáp ứng được đủ các điều kiện trên chưa thì mới tiến hành xử lý và phối trộn theo quy trình.
Mụn xơ dừa: được làm từ xơ dừa khô, xử lý loại bỏ đi chất chát, muối, ưu điểm của giá thể này là giàu dinh dưỡng, khả năng hút và thoát nước cao
Than bùn tự nhiên: được tạo ra từ xác của các loại thực vật đã phân hủy giàu dinh dưỡng, thấm hút nước tốt
Mùn cưa từ các loại gỗ cây công nghiệp, khả năng giữ ẩm cao, nên phối trộn cùng cát
Trấu hun: tạo ra từ trấu xử lý qua ở nhiệt độ cao sạch mầm bệnh, thấm hút nước tốt, tạo độ tơi xốp, chứa nhiều nguyên tố khoáng có ích cho rau mầm
Các loại vỏ cây tươi hay khô
Cát sỏi đã qua khử tránh, sấy và phơi khô
Đá Perlite được bán sẵn trên thị trường, có khả năng làm tơi xốp đất, tạo độ thoáng khí, giữ ẩm giữ nước tốt, thúc đẩy quá trình trao đổi khí cho cây trồng
….
Tùy vào nhu cầu và điều kiện, bạn nên chọn 2 – 3 loại giá thể thích hợp nhất để trồng rau mầm tại nhà.
Cách xử lý và cung cấp dinh dưỡng cho giá thể trồng rau mầm
Hầu hết các loại giá thể đều cần được xử lý để loại bỏ tạp chất, xử lý sạch mầm bệnh và cung cấp dinh dưỡng tối ưu cho rau mầm phát triển tốt nhất.
Trộn đều mụn xơ dừa đã qua xử lý với chế phẩm nấm Trichoderma tỷ lệ 50:1
Phối trộn nguyên liệu đá Perlite cũng cát hay sỏi theo tỷ lệ thích hợp là 1:1, có thể thêm hay không thêm đất màu
Phối trộn nguyên liệu than bùn với trấu hun theo tỷ lệ 2:1
…
Lưu ý giành cho bạn là với các loại cây rau mầm thường cho thu hoạch sau ít ngày, vì vậy không cần thiết phải dùng phân hữu cơ.
Hướng Dẫn Về Các Loại Rau Mầm &Amp; Cách Trồng Rau Mầm Hiệu Quả
Rau mầm là loại rau được sử dụng phổ biến trong chế biến món ăn của từng gia đình. Đây là những cây non mới mọc mầm sống không cần đất và thời gian trồng rất ngắn ngày. Thông thường bạn chỉ cần trồng 5-7 ngày là có thể thu hoạch được rồi.
Rau mầm được biết đến là loại rau chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe: vitamin, chất đạm, enzym có ích. Nếu không biết chế biến món này như thế nào thì có thể thử làm salad rất tuyệt vời đó.
Nếu bạn ăn rau mầm thường xuyên thì mang đến cho bạn vô vàn những lợi ích không ngờ đến. Đầu tiên bạn cũng sẽ được cung cấp, nạp vào cơ thể chất xơ kích thích hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó còn bổ sung chất khoáng và một lợi ích nữa là còn ngăn ngừa bệnh ung thư. Chỉ là một loại rau bé nhưng lại mang đến cho cơ thể một sức khỏe tốt vậy sao các bạn không thử nhỉ? Mùi vị của rau mầm cũng dễ ăn và có mùi ngọt thanh nữa.
Bạn chỉ cần ăn một lượng rau nhỏ thì cũng đủ cung cấp dưỡng chất cho cơ thể rồi đó. Hãy thử ăn và trải nghiệm nha. Tuy nhiên bạn đã biết các loại rau mầm & cách trồng rau mầm hiệu quả tại nhà để đảm bảo sức khỏe chưa? Cùng khám phá thôi nào
Các loại rau mầm & cách trồng rau mầm hiệu quả tại nhà
Rau mầm có rất nhiều loại khác nhau và các loại giống cũng đa dạng, phổ biến. Nhưng các nhà sản xuất chế tạo ra cho ra đời các hạt giống phổ biến cụ thể được phân loại như sau:
Rau mầm họ cải bao gồm 6 loại rau: cải xanh, cải thìa, súp lơ, cải xoong, củ cải trắng, cải bẹ xanh. Các loại rau này đều chứa đầy đủ các dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể. Điều đặc biệt hơn rau mầm họ cải có dinh dưỡng gấp 5 lần so với cải thường nữa đó.
Rau mầm củ cải trắng: là loại rau có hàm lượng vitamin A, C, D cao và các hợp chất canxi rất tốt cho sức khỏe. Khi ăn rau mầm củ cải trắng thường xuyên sẽ giúp hệ tiêu hóa trở nên tốt hơn, kích thích vị giác và ngăn ngừa tình trạng ung thư.
Rau mầm cải xanh: chắc đây sẽ là loại rau gần gũi nhất với nhiều gia đình trong bữa ăn thường ngày. Tuy nhiên rau cải sẽ chứa vitamin B, C, E, canxi và magie nên cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Rau mầm súp lơ xanh: là loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất và gấp 30 lần so với súp lơ thường. Khi bạn chế biến rau vào các món ăn sẽ bảo vệ sức khỏe vì có chất oxy hóa và còn có tác dụng làm đẹp. Bên cạnh đó một tsc dụng không thể không kể đến đó chính là phòng chống ung thư – căn bệnh vô cùng quái ác.
Cũng như rau mầm họ cải thì rau mầm họ đậu, đỗ cũng vô cùng nhiều loại. Có thể kể đến mầm đậu tương, mầm đậu đen, đậu đỏ,… Tất cả giống mầm họ đậu, đỗ đều chứa nhiều vitamin giàu dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
Rau mầm đậu xanh: đây là món ăn quen thuộc trong thực đơn của gia đình. Bởi có chất riboflavin sẽ giúp ngăn ngừa bệnh lý về răng miệng và chống lão hóa. Bên cạnh đó còn ngăn ngừa nguy cơ về bệnh tim và đột quỵ.
Rau mầm đậu đỏ, đậu đen: là loại rau chứa nhiều chất đạm, chất xơ, canxi chính vì thế rất tốt cho sức khỏe. Nếu sử dụng đậu đỏ, đậu đen trong các bữa ăn và chế biến sẽ cải thiện về đường ruột, chống táo bón, giải độc và ngăn ngừa lão hóa.
Rau mầm đậu tương: bổ sung vào cơ thể vitamin B, C, E và chất xơ nên tốt trong các bệnh chống huyết áp và lão hóa. Khi muốn cơ thể được bổ sung dưỡng chất và đầy đủ dinh dưỡng thì hãy cho chút giấm khi chế biến để bảo đảm lượng vitamin B.
Có lẽ nhiều bạn cũng sẽ ngạc nhiên vì loại rau mầm rau muống đúng không nào? Nghe thì có vẻ xa lạ nhưng lại có nhiều tác dụng có trong loại rau này. Rau muống thôn thường thì chỉ cung cấp đủ chất xơ cho bạn mà thôi. Nhưng đối với rau mầm rau muống có nhiều vitamin, chất xơ và nguyên tố vi lượng nên rất dễ ăn.
Bên cạnh đó đối với người muốn giảm cân thì đây là món ăn giúp cho bạn nhiều đó. Ngoài ra rau cũng giàu chất đạm, axit amin nên phù hợp cho người có thể trạng gầy,khó hấp thụ các dinh dưỡng. Đừng bỏ qua nha rất đáng tiếc đó.
Đây là loại rau mầm trồng khó khăn hơn với giống rau mầm trên. Tuy trồng khó khăn nhưng lại là loại rau bổ dưỡng nâng cao sức khỏe cho cơ thể. Trong quá trình nảy mầm thì vitamin có trong rau mầm vừng, lạc tăng lên nên khi ăn cũng thấy rất bùi, ngọt và thơm. Đồng thời cũng giống như rau mầm rau muống đây là món ăn mang lại nhiều lợi ích cho người giảm cân.
Bên cạnh đó rau mầm có tác dụng chống lão hóa hiệu quả đối với các bạn ngoài 30 tuổi và có bệnh lý về huyết áp. Chính vì thế hãy bổ sung lượng rau mầm cần thiết cho cơ thể để ngăn chặn tình trạng xấu xảy ra đến với sức khỏe của bạn. Đây là tất cả các loại rau mầm & cách trồng rau mầm hiệu quả để các bạn biết.
Cách trồng rau mầm hiệu quả tại nhà như thế nào?
Trồng rau mầm dưới đất là cách làm thông thường và hiệu quả. Cách trồng rau mầm tại nhà cũng rất dễ dàng thực hiện đó nên bạn hãy thử xem nha. Đầu tiên bạn cần phải chuẩn bị nguyên liệu trước khi bắt tay vào thực hiện. Nguyên liệu không thể thiếu trong việc trồng rau đó chính là đất trồng và giống cây.
Sau khi có đầy đủ nguyên liệu thì hãy đi ngâm hạt giống để chúng được nở đều nhất. Tùy vào mỗi loại hạt giống mà có thời gian ngâm khác nhau. Đối với củ cải trắng thì có thể ngâm trong vòng 6 tiếng và rau mầm rau muống thì có thời gian ngâm hơn đó là 12 tiếng. Bên cạnh đó cũng nên để ý đến nhiệt độ ngâm chỉ khoảng 55 độ C là hợp lý. Khi đã ngâm đủ thời gian thì hãy mang đi rửa sạch hạt giống nha.
Bước thứ ba là bước quan trọng nhất đó là gieo hạt mầm. Khi gieo mầm xuống dưới đất thì hãy trải hạt giống kín dụng cụ trồng để khi mọc cây sẽ không bị đổ rạp. Một điều bạn cần lưu ý đó là khi mà mầm ra được một lớp sẽ có nhiều rễ mầm không chạm vào giá thể sẽ gây nên tình trạng chết. Chính vì thế hãy chú ý quan sát để không làm cho cây bị chết sẽ rất mất công đó. Sau khi gieo hạt khoảng 2-3 ngày và hạt nảy mầm thì hãy tưới nước nhẹ nhàng lên bề mặt khay và để ra chỗ có ánh sáng mặt trời.
Cũng tương tự như cách trồng mầm dưới đất bạn cũng cần có nguyên liệu. Nguyên liệu thì rất đơn giản đó là hạt giống, giấy ăn và dụng cụ để trồng. Hạt giống thì bạn có thể lựa chọn loại ra bạn muốn ăn và mua giống tại cửa hàng bán nông sản. Bên cạnh đó có thể sử dụng chậu, xoong, nồi để trồng.
Bước thứ hai bạn sẽ ngâm hạt giống theo tỉ lệ 2 nước sối và 3 nước lạnh. Mỗi một loại hạt giống sẽ có thời gian ngâm khác nhau nên bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì. Sau đó loại bỏ hạt lép, sâu, nhỏ vì khi trồng chúng cũng sẽ không nảy mầm được hoặc phát triển còi cọc.
Tiếp theo đó bạn tiến hành gieo hạt. Đầu tiên hãy rải giấy ăn vào khay và tưới đẫm nước lên bề mặt rồi gieo hạt lên trên. Chú ý rải kín để giá không bị đổ và khi nhú mầm thì tưới nước bằng bình phun sương để cây được bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên không nên tưới quá nhiều sẽ làm cây bị ngập úng và chết. Sau 5-7 ngày khi gieo bạn có thể thu hoạch. Rau mầm bạn có thể chế biến thành các món ăn đa dạng như: xào hay làm salad đều ngon.
Tìm hiểu thêm: Những lưu ý khi sử dụng thuốc diệt rêu bể cá
About Đức Bình
Giá Thể Là Gì ? Các Loại Giá Thể Trồng Rau Sạch Tại Nhà
Tên gọi giá thể là cách gọi chung cho tất cả các hỗn hợp của các vật liệu có thể giữ nước, tạo độ thoáng cho sự phát triển của cây, hỗn hợp này được dùng đơn lẻ hoặc trộn lại để tận dụng ưu điểm từng loại (ví dụ như lớp trên là xơ dừa cho rễ, lớp dưới là sỏi để rút nước). Giá thể đơn giản trước đây bao gồm các loại đá sỏi, cát, rơm rạ, đá bọt núi lửa,… thường thấy trong làm giá đỗ thủ công, trồng nấm, hay trồng cây trong bể thủy canh,…tuy nhiên chúng không được sử dụng phổ biến cho tất cả loại cây trồng, cũng như trong các phương pháp ươm cây, gieo hạt thông thường, mà chỉ chuyên dùng cho những trường hợp cụ thề. Ngày nay, việc sử dụng giá thể có sự khác biệt khá nhiều, giá thể được dùng phổ biến hơn cho tất cả các phương pháp trồng rau tại nhà hay trồng rau trên sân thượng, ban công.
Giá thể có công dụng dự trữ nước, giữ nhiệt, làm tăng độ ẩm và góp phần xốp thông thoáng giá thể giúp cho sự trao đổi không khí cho cây một cách thuận tiện nhờ Perlit. Thích hợp cho các loại rau trồng tại nhà như rau mầm, rau thủy canh, vườn ươm cây con, thảm cỏ, cây ăn trái, cây kiểng.
Một số loại giá thể phổ biến hiện nay
Than bùn.
Than bùn được tạo ra từ các loại xác thực vật khác nhau do quá trình phân hủy và yếm khí.
Đây là loại phế phẩm trong quá trình sản xuất và chế biến gỗ tại các nhà xưởng, chúng có khả năng giữ ẩm rất tốt. Thành phần chủ yếu của mùn cưa là xenlulo dễ phân hủy. Khi sử dụng mùn cưa trộn với cát để phân phối độ ẩm được tốt hơn. Ngoài ra cũng cần lưu ý không dùng mùn cưa của các loại gỗ chứa nhiều tinh dầu, các loại gỗ có tẩm thuốc bảo quản hoặc đã ngâm nước lâu ngày.
Các loại vỏ cây tươi, vỏ cây khô đều có thể được sử dụng để làm các loại giá thể. Tuy nhiên các loại vỏ cây tươi giữ ẩm hơi kém nên 2 – 3 tuần đầu khi trồng thì cây sẽ sinh trưởng chậm hơn.
Giá thể mụn xơ dừa và xơ dừa
Đây là loại giá thể rất tốt cho cây trồng. Các loại vỏ dừa được chế biến nhờ máy băm nghiền vỏ dừa sẽ tạo thành các loại mụn xơ dừa. Các loại mụn xơ dừa này sẽ được ngâm nước để xử lý các loại hợp chất như tanin… Sau đó sẽ được dùng để trồng cây và nhiều mục đích khác.
Đây chính là loại giá thể được tạo thành từ các loại vỏ hạt thóc đem chất thành đống và cho hun nóng đến một nhiệt độ nhất định để nhằm mục đích diệt hết được các loài mầm bệnh. Lúc này vỏ trấu đã đen nhưng lại chưa thành tro. Thành phần chính của trấu hun là các chất như kali, silicat và các loại muối khoáng vi lượng. Ưu điểm của trấu hun là thoát nước tốt, thích hợp với rất nhiều loại cây trồng khác nhau.
Hướng dẫn cách trồng rau trên giá thể tại nhà
Kỹ thuật gieo ươm cây rau giống trên khay bầu nhỏ
– Chuẩn bị khay, giá thể và gieo hạt: chọn loại khay nhỏ làm bằng nhựa hoặc bằng xốp có kích thước 30 x 60 cm (có 128 lỗ trên bề mặt) để gieo ươm giống rau. Giá thể được chế biến bằng cách trộn đều 1/3 phân chuồng đã ủ hoại mục + 1/3 mùn cưa hoặc sơ dừa đã được phơi kỹ + 1/3 các chất hữu cơ từ sản phẩm nông nghiệp hoại mục như rơm, rạ, than bùn. – Chăm sóc cây rau giống: xếp các khay thành hàng, thành luống rồi hàng ngày tưới nước đủ ẩm cho hạt mọc và phát triển trong khoảng 10 đến 15 ngày là có thể đem trồng được.
Cách trồng rau trên giá thể khi chuyển sang khay bầu to
Mạnh Quân
Xin chào tôi là Mạnh Quân giám đốc Sacotec , chúng tôi đang tập trung vào mảng chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ sinh học, xu hướng phát triển tất yếu hiện nay. Đi kèm đó là việc phân phối cực kỳ đa dạng các sản phẩm hữu cơ trong và ngoài nước với giá tốt nhất như phân tảo bón lá, phân gà vi sinh, phân đạm cá, chế phẩm sinh học… Xem tất cả bài viết của Mạnh Quân →
“Bật Mí” Cách Trồng Sắn Dây Hiệu Quả Nhất Cho Bà Con
Từ xa xưa, sắn dây đã gắn bó với người nông dân Việt Nam, hầu hết mỗi gia đình nhà nông đều dành một diện tích nhỏ để trồng sắn dây, hay có những hộ gia đình trồng sắn dây với diện tích lớn để buôn bán, mang lại thu nhập tương đối.
Theo Đông y, sắn dây (còn có tên gọi là cát căn) có vị ngọt, tính mát, mang tác dụng trị cảm cúm, cảm sốt, đau mình mẩy, đau đầu, sốt cao, môi khô, đại tiện bí kết, miệng khát, trị tăng huyết áp, trị bệnh tiểu đường, đau đầu,…
Với thân hình xù xì, nâu đen vậy mà trong thành phần của chúng lại chứa vô vàn công dụng hữu ích như vậy. Bạn đã sẵn sàng cùng Fao để sở hữu chúng bằng chính tay mình chưa nào.
Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng sắn dây
Nếu bạn thực hiện trồng sắn dây trong thùng xốp, xô chậu hoặc bao thì cần những dụng cụ trồng có độ sâu từ 1m trở lên.
2, Đất trồng sắn dây
Bạn có thể trồng sắn dây trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, cây sắn dây sẽ cho năng suất cao nhất nếu chúng được trồng trong đất mùn, tới xốp và chứa nhiều chất dinh dưỡng.
Bạn có thể mua đất sẵn tại các cửa hàng chuyên bán tư vật liệu nông nghiệp hoặc tiến hành trộn đất cùng với phân bò hoai mục, phân trùn quế, phân gà, vỏ trấu, than bùn, xơ dừa, mùn hữu cơ…
Nên thực hiện việc bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15 đến 20 ngày trước trồng sắn dây để loại bỏ toàn bộ mầm bệnh nằm trong đất.
Chọn giống và trồng sắn dây
Người ta thường nhân giống sắn dây bằng hom hoặc củ giống. Trồng sắn dây bằng thân cây nên bạn cần chọn những dây bánh tẻ, dây sắn để trồng có độ dài từ 0,5 tới 1m (cứ cách 15 đến 20cm có một mắt mầm là phù hợp nhất).
Sau khi cắt dây bánh tẻ xong, bạn dùng vôi đã tôi chấm vào 2 đầu vừa giúp giữ cho cây được tươi lâu và tránh những nấm bệnh.
Sau đó, dùng dao cắt những cành mọc trên dây không làm dây xây xát, sẽ khiến cho bị mất nước khô dây. Dây giống nên cuộn chúng thành vòng tròn, đường kính từ 20 đến 25cm.
1, Trồng sắn dây bằng cách giâm hom
Với cách trồng sắn dây bằng cách giâm hom thì bạn cần chọn cành bánh tẻ, cắt 1 đoạn sao cho có từ 2 tới 3 mắt mầm, đem giâm chúng vào trong bầu đất sau khoảng 1 tới 1,5 tháng thì bạn có thể bắt tay vào việc đem trồng (khi đem trồng sắn dây nên kiểm tra xem cây đã sinh trưởng rễ hoàn chỉnh thì mới tiến hành trồng).
Sau khi thu hoạch sắn dây trong vòng 1 tuần, chọn củ sắn dây tốt không bị nhiễm sâu bệnh để trồng. Cắt củ thành từng miếng dài rộng 5 đến 7cm chấm mặt cắt vào tro bếp, để ở những nơi khô ráo, thoáng mát cho khô vết cắt rồi đem trồng thẳng xuống hốc hay trồng vào bầu.
Ngoài ra, bạn có thể ủ giúp củ nảy mầm để trồng sắn dây bằng cách cắt củ lấy phần trên, chấm mặt cắt vào tro bếp giúp khô vết cắt. Đặt củ lên rơm rạ, bao tải hay trấu theo từng lớp, phía trên của mỗi lớp củ rải tro bếp trộn lẫn với phân lân.
Trên cùng phủ 1 lớp rơm kín, che mát và thường xuyên tưới nước với liều lượng vừa đủ ẩm. Sau 2 tới 3 tuần thì củ nhú mầm và có thể đem trồng sắn dây.
Sau khi đã hoàn tất việc chuẩn bị giống và đất trồng xong, đào hốc trồng theo kích thước 0,8 x 0,8m, độ sâu từ 0,3 đến 0,5m, khoảng cách giữa các hốc là 2m. Đổ lớp mùn rơm rạ, lá cây đã hoai mục xuống đáy hốc.
Rắc một lớp đất bột có độ dày từ 5 đến 10cm lên trên lớp mùn. Đặt cây giống và phủ đất mùn vào, rơm rạ hay lá cây hoai mục lên trên cùng (tránh không lấp vào mầm cây). Tưới nước với liều lượng vừa đủ để giữ ẩm cho cây.
Đây là bước cực kì quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của sắn dây. Bạn cần phải thường xuyên theo dõi cây, tưới nước với liều lượng vừa đủ để cung cấp độ ẩm cho cây.
Khi mầm cây sinh trưởng được 10 đến 20cm thì bạn thiết kế giàn cho sắn dây leo hoặc tận dụng những thân cây gỗ to giúp sắn leo vào.
Khi thân sắn có độ cao khoảng 1m thì cuộn dây lại một lần nữa, sau đó phủ đất và mùn lên trên, việc làm này có tác dụng là tạo ra tầng củ thứ 2. Thường xuyên làm sạch toàn bộ cỏ dại, vun xới để đảm bảo cho đất luôn được tơi xốp.
Bón phân cho cây sắn dây
Đợt 1: Sau khi trồng sắn dây khoảng 1 tháng thì sử dụng urê pha loãng tưới bổ sung với tỷ lệ 2 muỗng café urê/bình 8 lít.
Đợt 2: Sau khi trồng sắn dây khoảng 3 tháng thì bón 200g NPK 16-16-8 và 5 cùng với 10kg phân chuồng cho mỗi gốc.
Bạn cần cắm chà cho dây leo (cắm theo hình chữ A giống với cách trồng rau ăn quả). Chú ý: Tuyệt đối không được cho dây sắn chạm đất vì phần nào chạm đất thì có khả năng cao sẽ mọc rễ mới làm ảnh hưởng xấu tới năng suất và chất lượng tinh bột trong củ sau này. Chỉ tiến hành tưới nước khi khô hạn kéo dài, khi thời tiết bình thường thì bạn không cần phải tưới nước.
Thu hoạch sắn dây
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bật Mí Các Loại Giá Thể Trồng Rau Mầm Hiệu Quả Nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!