Cập nhật nội dung chi tiết về Áp Thuế Tự Vệ Với Phân Bón Dap Và Map: Bộ Công Thương Nói Gì? mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tiêu điểm
Chiều 5/3, thông tin từ Bộ Công Thương cho biết sản phẩm phân bón DAP và MAP nhập khẩu đang là đối tượng áp dụng biện pháp tự vệ theo Luật Quản lý ngoại thương, phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Trong quá trình điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ, các yếu tố kinh tế xã hội được Bộ Công Thương đánh giá đầy đủ và có sự tham khảo, thống nhất ý kiến với các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Theo tính toán, tại thời điểm quyết định áp dụng biện pháp tự vệ, mức thuế tự vệ chỉ tương đương tối đa khoảng 0,66% tổng chi phí của người trồng lúa. Tỷ lệ này tới nay có thể còn thấp hơn do mức thuế tự vệ được giảm dần theo lộ trình trong khi nhiều chi phí khác trong sản xuất lúa tăng lên.
Việc áp dụng thuế tự vệ theo lộ trình giảm dần một mặt tạo môi trường công bằng cho sản xuất trong nước phát triển nhưng cùng với đó cũng hướng tới việc duy trì môi trường cạnh tranh để mang tới lợi ích cho người sử dụng phân bón.
Với một nước nông nghiệp như Việt Nam, việc tránh phụ thuộc vào nguồn phân bón nhập khẩu là một vấn đề quan trọng. Trước năm 2009, khi ngành sản xuất trong nước chưa hình thành, giá phân bón DAP đã từng bị đẩy lên rất cao (18.000đ/kg năm 2008), gây ảnh hưởng tiêu cực đến người nông dân.
Thực tế cho thấy, với nhiều ngành công nghiệp đầu vào quan trọng như phân bón, kim loại cơ bản, hóa chất, chất dẻo…, khi đã có sản xuất trong nước để tạo đối trọng, giá bình quân luôn thấp hơn thời kỳ phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu trước đó. Vì vậy, rất nhiều thành viên WTO, kể cả các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU, Canađa… đều đã và đang áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho các ngành sản xuất này.
Do các yếu tố bên ngoài như trên, không chỉ giá DAP nhập khẩu tăng mà giá một số mặt hàng phân bón nhập khẩu khác, dù không bị áp thuế tự vệ, cũng tăng rất mạnh. Trong bối cảnh đó, giá DAP sản xuất trong nước không tăng mạnh như giá DAP nhập khẩu cho thấy ngành sản xuất trong nước đã phát huy tác dụng trong việc hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ các yếu tố bên ngoài, góp phần kìm hãm mức tăng giá chung của phân bón DAP.
Trước đó, tháng 3/2020, Bộ Công Thương ban hành quyết định gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón DAP, MAP.
Bộ Công Thương xác định việc gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối với phân bón DAP, MAP nhập khẩu là cần thiết để tiếp tục ngăn chặn thiệt hại của ngành sản xuất trong nước và đảm bảo hiệu quả của biện pháp, giúp ngành sản xuất trong nước có thêm thời gian cần thiết để điều chỉnh.
Tuy vậy, gần đây có một số doanh nghiệp đề nghị Thủ tướng và Bộ Công Thương tạm ngưng áp thuế tự vệ với phân DAP nhập khẩu, giảm các thủ tục cho doanh nghiệp nhập khẩu phân bón.
Bộ Công Thương Phản Hồi Doanh Nghiệp Về Việc Áp Thuế Tự Vệ Phân Bón Dap
Bộ Công Thương phản hồi doanh nghiệp về việc áp thuế tự vệ phân bón DAP
Nam Bình
(TBKTSG Online) – Cục Phòng vệ thương mại cho rằng, tại thời điểm Bộ Công Thương ra quyết định áp thuế tự vệ đối sản phẩm phân bón DAP và MAP nhập khẩu, mức thuế này chỉ chiếm 0,66% tổng chi phí của người trồng lúa. Tỷ lệ này cũng đang giảm dần do thuế tự vệ đối với phân bón DAP đang giảm dần theo lộ trình.
Áp thuế tự vệ phân bón DAP là phù hợp
Mới đây, một doanh nghiệp cho rằng, giá phân bón DAP trên thế giới cũng như trong nước tăng cao trong 3 tháng qua đã tạo áp lực lên chi phí sản xuất của nông dân. Do đó, doanh nghiệp này gởi đơn lên Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương kiến nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp là tạm hủy việc đánh thuế tự vệ đối với sản phẩm phân bón DAP nhập khẩu, một loại phân vô cơ với thành phần chính là đạm (18%) và lân (46%) dễ hấp thu cho cây trồng. (Tỉ lệ nhập khẩu DAP phục vụ sản xuất trong nước hiện nay khoảng 60 – 70% – PV).
Riêng về vấn đề phải chịu thuế tự vệ, ở mức khoảng 1 triệu đồng/tấn, Cục Phòng vệ thương mại cho rằng, năm 2018, Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp tự vệ đối với phân bón DAP và MAP nhập khẩu trên cơ sở yêu cầu hợp lệ của ngành sản xuất trong nước.
Cụ thể, mức thuế năm 2018 là là 1.128.531 đồng/tấn, sau đó được gia hạn đến ngày 6-3-2019. Từ ngày 7-3-2019 đến ngày 6-3-2020, mức thuế là 1.072.104 đồng/tấn. Đến tháng 3-2021 cũng là thời hạn rà soát để xem xét việc gia hạn thuế tự vệ đối với phân bón nhập khẩu DAP và MAP.
Cũng theo đại diện Cục Phòng vệ thương mại, việc áp dụng thuế tự vệ theo lộ trình giảm dần tạo môi trường công bằng cho sản xuất trong nước phát triển nhưng cùng với đó cũng hướng tới việc duy trì môi trường cạnh tranh để mang tới lợi ích cho người sử dụng phân bón.
Với một nước nông nghiệp như Việt Nam, việc tránh phụ thuộc vào nguồn phân bón nhập khẩu là một vấn đề quan trọng. Trước năm 2009, khi ngành sản xuất trong nước chưa hình thành, giá phân bón DAP đã từng bị đẩy lên rất cao, có khi lên đến 18.000 đồng/kg như thời điểm năm 2008, gây ảnh hưởng tiêu cực đến người nông dân.
Thực tế cho thấy, với nhiều ngành công nghiệp đầu vào quan trọng như phân bón, kim loại cơ bản, hóa chất, chất dẻo…, khi đã có sản xuất trong nước để tạo đối trọng, giá bình quân luôn thấp hơn thời kỳ phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu trước đó. Vì vậy, rất nhiều Thành viên WTO, kể cả các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU, Canada… đều đã và đang áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho các ngành sản xuất này.
Pháp luật không quy định việc “tạm hủy thuế tự vệ”
Về kiến nghị nên tạm hủy thuế tự vệ để giảm giá bán sản phẩm DAP nhập khẩu, Cục phòng vệ thương mại cho rằng, biến động giá DAP trong thời gian gần đây chủ yếu là do các yếu tố bên ngoài như sự tăng giá của một số nguyên liệu đầu vào, chi phí vận chuyển tăng cao … trong khi nhu cầu trong nước đối với DAP về cơ bản không tăng so với các năm trước đây.
Trên thị trường, không chỉ giá DAP nhập khẩu tăng mà giá một số mặt hàng phân bón nhập khẩu khác, dù không bị áp thuế tự vệ, cũng tăng rất mạnh. Trong bối cảnh đó, giá DAP sản xuất trong nước không tăng mạnh như giá DAP nhập khẩu cho thấy ngành sản xuất trong nước đã phát huy tác dụng trong việc hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ các yếu tố bên ngoài, góp phần kìm hãm mức tăng giá chung của phân bón DAP.
Cũng theo Cục Phòng vệ thương mại, các biện pháp phòng vệ thương mại, trong đó có biện pháp tự vệ, là các biện pháp có tính chất dài hạn nhằm đem lại một môi trường cạnh tranh công bằng giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu.
Công Khai Biên Bản Tranh Tụng Áp Dụng Biện Pháp Tự Vệ Với Phân Bón Dap Và Map
Với thực tế, ngành sản xuất phân bón DAP trong nước trong những năm gần đây và đặc biệt là trong năm 2016 đã chịu thiệt hại nghiêm trọng và tình trạng này cũng đang tiếp diễn trong 8 tháng đầu năm 2017, phía Công ty WTL cũng cho rằng, trước tình hình thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất DAP hiện nay, biện pháp tự vệ là sự hỗ trợ mang tính cấp bách để cứu ngành sản xuất phân bón DAP trong nước khỏi nguy cơ bị xóa sổ do sức ép của hàng hóa nhập khẩu. Điều này sẽ giúp ngành sản xuất DAP trong nước duy trì, phát triển, và cuối cùng đem lại lợi ích lâu dài cho người nông dân, tránh sự lệ thuộc hoàn toàn vào hàng hóa nhập khẩu.
“Biện pháp tự vệ có tác dụng trong một khoảng thời gian nhất định, vì vậy ngành sản xuất phân bón DAP trong nước cũng đã có các kế hoạch điều chỉnh trong trung và dài hạn để đảm bảo trong tương lai có thể cạnh tranh công bằng với hàng hóa nhập khẩu”, đại diện Công ty WTL cho hay.
Các sản phẩm nhập khẩu đang bán chạy tốt trong khi các mặt hàng nội địa đang gặp khó khăn cho thấy, giá cả không phải là vấn đề. Mặt khác, tình trạng khó khăn của ngành sản xuất DAP là chung trên thế giới, chứ không chỉ có tại mỗi ngành DAP của Việt Nam.
“Nông dân Việt Nam sẽ là người phải chi trả thuế phòng vệ này, dẫn tới làm tăng chi phí sản xuất và giảm khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam. Do mức thuế này chỉ áp dụng cho sản phẩm DAP nhập khẩu chứ không áp dụng cho thành phẩm phân phức hợp NPK, sẽ tạo nên lợi thế bất công bằng cho các mặt hàng NPK nhập khẩu”, đại diện Công ty Baconco cho hay.
Cũng cho rằng việc áp dụng các biện pháp tự vệ đối với phân bón DAP nhập khẩu sẽ tạo nên tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam, Công ty Phân bón Việt Nhật cho hay, lượng sản xuất DAP hàng năm trên thế giới khoảng 40 triệu tấn trong khi lượng sản xuất DAP trong nước hàng năm của cả hai nhà máy DAP của Vinachem nếu sử dụng hết công suất thiết kế chỉ là 0,66 triệu tấn và Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất nhập khẩu DAP với lượng nhập khẩu không nhiều bằng các nước khác.
Thêm vào đó, chất lượng phân DAP của Vinachem không phù hợp cho sự phát triển của cây trồng. Dẫn chứng cho nhận xét này, Công ty Phân bón Việt Nhật cho hay, thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất là tỷ lệ hòa tan Phosphor trong nước. Tuy nhiên, theo báo cáo phân tích của phòng thí nghiệm, tỷ lệ hòa tan trong nước trong phân DAP của Vinachem chỉ đạt 36,4%, thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ hòa tan Phosphor trong nước trong phân DAP nhập khẩu mà Công ty đang sử dụng. Điều này khiến Công ty Phân bón Việt Nhật sản xuất sẽ mất uy tín và lời cam kết về chất lượng sản phẩm đối với nông dân.
Từ các thực tế này, đại diện các doanh nghiệp đang nhập khẩu DAP cũng cho rằng, cần xem xét lại việc áp dụng mức thuế mới này và ngừng áp dụng bởi vì làm gia tăng gánh nặng cho cả người nông dân và các nhà sản xuất NPK trong nước. “Cần tạo ra các ưu đãi thuế hoặc hình thức hỗ trợ khác cho các nhà sản xuất DAP nội địa, cho phép họ đầu tư nâng cấp công nghệ sản xuất để sản phẩm trong nước có thể đạt được chất lượng cạnh tranh và được chấp nhận trên thị trường Việt Nam”, Công ty Baconco cho hay.
“Tự vệ thương mại chỉ được xem là ngoại lệ được áp dụng trong các trường hợp khẩn cấp. Việc sử dụng biện pháp tự vệ trong trường hợp này là chưa thỏa đáng và trái với cam kết quốc tế của Việt Nam. Vụ việc hiện tại có thể dẫn đến hành vi trả đũa thương mại từ các thành viên bị ảnh hưởng. Vì vậy, Cơ quan điều tra cần xem xét thận trọng, không đi ngược lại vấn đề về lợi ích kinh tế, xã hội, đại diện Công ty PhosAgro nhận xét.
Cũng trình bày về câu chuyện áp dụng biện pháp tự vệ với phân bón DAP nhập khẩu, Cục Cứu tế thương mại – Bộ Thương mại Trung Quốc cũng cho rằng, biện pháp tự vệ nên phù hợp với lợi ích chung, xem xét đến sự phát triển lành mạnh của toàn bộ chuỗi sản xuất trong ngành. Chính phủ Trung Quốc sẵn sàng chung tay với phía Việt Nam thúc đẩy ngành sản xuất hai nước cùng phát triển và mong Việt Nam có thể theo đúng quy tắc WTO để triển khai điều tra công bằng, công chính, minh bạch, đảm bảo các quyền lợi của Chính phủ Trung Quốc và các doanh nghiệp Trung Quốc.
Diễn biến việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời với sản phẩm phân bón DAP và MAP
-Ngày 31/3/2017, Cục Quản lý cạnh tranh (nay là Cục Phòng vệ thương mại – PVTM) nhận được Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón DAP và MAP nhập khẩu của Công ty cổ phần DAP – Vinachem và Công ty cổ phần DAP số 2 – Vinachem.
-Ngày 12/5/2017, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1682A/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng phân bón DAP và MAP nhập khẩu vào Việt Nam.
-Ngày 04/8/2017, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 3044/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với sản phẩm phân bón DAP và MAP nhập khẩu.
Nguồn: Báo Đầu Tư Từ khóa: công khai, biên bản tranh tụng, áp dụng, biện pháp tự vệ, phân bón, DAP, MAP
Phân Bón Dap Là Gì,Công Dụng Và Cách Sử Dụng Phân
Phân DAP (diamophos) là loại phân vô cơ hỗn hợp và có giá thành khá cao so với các loại phân vô cơ khác .
Phân hỗn hợp là các loại phân tạo được do quá trình trộn lẫn 2 hoặc nhiều loại phân đơn với nhau một cách cơ giới và đều đặn. Phân tổng hợp cũng như phân hỗn hợp có các tỷ lệ NPK ở các tổ hợp khác nhau được lựa chọn phù hợp với từng loại đất và từng nhóm cây trồng. Nhiều trường hợp trong phân tổng hợp cũng như phân hỗn hợp còn có thêm cả các nguyên tố Mg, Ca, S và các nguyên tố vi lượng khác.
Phân này được sản xuất bằng cách trộn supe lân kép với sunphat amôn.Phân có hàm lượng lân cao, cho nên sử dụng thích hợp cho các vùng đất phèn, đất bazan.
Phân DAP có thể sử dụng để bón cho nhiều loại cây trồng khác nhau. Phân có thể sử dụng để bón lót hoặc bón thúc. Phân DAP thường được sử dụng cho cây ăn trái và rau lá trong giai đoạn cây kiến tạo bộ rễ và ra chồi đâm nhánh mới.
Phân này ít được dùng để bón cho cây lấy củ, bón cho lúa gieo khô…
Phân DAP có đạm, lân dễ tiêu, không làm chua đất.Trên thị trường có nhiều loại phân DAP do khác nhau bởi xuất xứ nơi sản xuất : DAP Mỹ, DAP Philipin, DAP Trung Quốc. Có phân DAP mau tan có thể ngâm nước để tưới bổ sung, và phân DAP chậm tan để bón gốc cho cây hấp thu từ từ.
Khả năng trộn lẫn các loại phân
Trộn được + ; Không trộn được 0 ; Trộn xong bón ngay -.
– Phân chứa amôn như sunphat amôn, urê, clorua amôn, nitrat amôn không được trộn với phân có phản ứng kiềm như vôi, phân lân Văn Điển, bột phôtphorit, tro bếp. Vì nếu trộn các loại phân này với nhau sẽ làm mất đạm do bay hơi NH3.
– Phân lân dễ hoà tan trong nước như supe lân, phân DAP không được trộn với vôi.
– Phân dễ tan, dễ hút ẩm, vón cục như nitrat, urê, muối kali chỉ được trộn trước khi dùng.
– Supe phôtphat có thể giải phóng axit của một số loại phân như nitrat tạo chất làm hại bao túi đựng, cho nên cần chú ý khi vận chuyển.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Áp Thuế Tự Vệ Với Phân Bón Dap Và Map: Bộ Công Thương Nói Gì? trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!