Cập nhật nội dung chi tiết về Aerides Flabellata – Giáng Hương Môi Quạt mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Aerides flabellata Rolfe, Giáng hương môi quạt: hoa nở vào mùa xuân, mầu nâu tươi môi có gai vàng cong ra phía trước, mọc ở miền Bắc.
Chỉ mọc trên cao nguyên miền Bắc ở hai tỉnh Lai Châu và Sơn La, Giáng Xuân quạt hay Giáng Hương quạt (Aerides flabellata), có lá xòe ra hai bên như chiếc quạt dài từ 15-16 cm, chiều ngang từ 2-3 cm. Chùm hoa thưa chứ không dày như những loại Giáng Hương khác, dài rũ xuống khoảng 10-25 cm, màu hoa cũng khác có 5 cánh lớn màu xanh vàng chấm nâu và lưỡi màu hồng tím, hoa lớn khoảng 2 cm, thơm và nở vào mùa xuân
Ảnh sưu tầm trên internet
Cây Lan Aerides Phongii
Ngay sau khi cây lan Aerides phongii được loan truyền trên trang Hoa Lan Việt Nam và trang Facebook của Hội Hoa Lan Việt Nam tại Hoa Kỳ, chúng tôi nhận được khá nhiều email chia sẻ nỗi vui mừng vì quê hương chúng ta đã cống hiến cho Thế giới thêm một cây lan mới lạ.
Cây lan Aerides phongii
Nỗi vui mừng chưa dứt, chúng tôi lại nhận được nhiều chuyện hiểu lầm và do đó gây ra chuyện eo sèo, nhất là trên Facebook một vài người không hiểu thấu đáo lại dùng những lời lẽ quá đáng làm mất đi hoà khí, mất sự vui vẻ trong thú vui tao nhã giữa những người yếu mến hoa lan của đất nước chúng ta.
Vậy xin trình bầy lại để mọi chuyện được rõ ràng hơn.
Theo lời anh Phạm Ngọc Liên, cách đây 4 năm, anh và anh Hải ở Ninh Thuận có tìm được một số cây lan lạ ở khu rừng Bác Ái, Ninh Thuận, mang về nuôi và đều đặn nở hoa mấy năm liên tiếp vào tháng 2-3. Anh Liên có đăng hình chụp cây lan này vào ngày 9-22-2012 với Nickname “phidiep74” trên trang Hoa Lan & Cây Cảnh miền Trung và tặng một số cho các anh em ở các tỉnh khác làm quà và để mong có xác định về cây lan này.
Trong số này có anh Bùi Quốc Việt và anh Nguyễn Đình Thảo, người đã đăng hình cây lan này nở hoa vào tháng 3-2013.
Cũng theo những tin tức kể trên, anh Thảo cũng như anh Bùi Quốc Việt sau đó có thu lượm được hàng trăm cây và đã chia cho nhiều người, nhưng rất tiếc không một ai liên lạc với chúng tôi hoặc với những người có thể giới thiệu cây lan này với thế giới bên ngoài, mãi cho tới tháng 3-2014 anh Nguyễn Phong mới gửi hình ảnh và tài liệu cho chúng tôi.
Sau đây là nguyên văn lời của anh Nguyễn Phong gửi cho:
Cháu xin được chia sẻ chút thông tin để mọi người hiểu rõ sự việc, tránh sự nghi ngờ không đáng có và không cần thiết. Như cháu cũng đã nói rõ, lần đầu tiên cháu biết tới cây lan này là qua hình ảnh bông hoa do anh Đình Thảo đưa lên (6/2013), khi đó do chưa có sự giao lưu với anh em ở Khánh Hòa, tuy có thấy sự lạ nhưng do không có đủ thông tin và mẫu cây nên không thể nhận định.Đến đầu năm 2014, tình cờ cháu mua được một số cây này từ một người quen tại Khánh Hòa chơi lan tài tử và ít giao lưu. Khi có được mẫu cây cháu mới có điều kiện để tìm hiểu kỹ hơn về cây lan này và có nhận định chắc chắn, rõ ràng hơn về sự khác biệt và trao đổi với Bác cùng Bác Lộc.
Toàn bộ thông tin về vùng sinh sống, mẫu cây… đều do người bạn cháu cung cấp không sử dụng hay liên quan gì tới nhóm ace đang thắc mắc. Hình ảnh thì cũng do cháu cùng bác Lộc và anh Cảnh làm tại Hà Nội.
Cháu tôn trọng thông tin về việc anh Liên và nhiều ace khác đã có cây này từ lâu rồi. Mong rằng cháu đã nói rõ và mọi người cũng có thông tin rõ ràng hơn.
Chào Bác! Nguyễn Phong
Từ thế kỷ thứ 19, khi biết là Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều hoa lan (sau Thái Lan), cho nên các khoa học gia ngoại quốc (phần lớn là Âu Mỹ) thường tới viếng thăm để nghiên cứu. Khi tìm được một cây lan mới, họ thường đặt tên theo sở thích riêng không dính líu gì tới quê hương của chúng ta cả, ngay cả những cây lan đặc hữu mới tìm thấy gần đây như: Den. farinatum, Den. suzukii, Cordiglottis longipedicellata v.v…, mặc dầu trong nhóm chuyên gia khảo cứu này cũng có mặt một vài người VN chúng ta.
Ngoại trừ giáo sư Leonid Averyanov thỉnh thoảng có đặt tên một vài cây lan như: Calanthe duyana (Nông văn Duy), Den. trantuanii (Trần tuấn Anh), Bulbophyllum hiepii (Ng. tiến Hiệp). Biết ông là người có tư tuởng phóng khoáng và cởi mở, cho nên khi gặp gỡ chúng tôi không ngần ngại đề nghị với ông nên đặt tên cây lan cho người giới thiệu cây lan với ông. Với sự hỗ trợ và nhắc nhở của giáo sư Phan Kế Lộc, người đã bao nhiêu năm sát cánh với ông trong những dịp khảo sát thực địa tại VN, cho nên những cây lan mới tìm ra sau này đều mang một tên chút âm huởng của quê hương như: Paphiopedilum canhii (Chu xuân Cảnh), Hymenorchis phitamii(Nguyễn phi Tâm), Lockia sonii (Phan kế Lộc, Nguyễn thanh Sơn) v.v…
Calanthe duyana Hymenorchis phitamiiVề cây Aerides phongii, khi nhận được tin tức và hình ảnh do anh Nguyễn Phong gửi cho, chúng tôi tin rằng đây là một cây mới lạ, vì thế vội vàng liên lạc với giáo sư Leonid Averynov để xác nhận và nhờ giáo sư Phan Kế Lộc thu thập mẫu vật và sự việc đã xẩy ra như bài viết về cây lan này.
Khi anh Nguyễn Phong cung cấp hình ảnh và tin tức về cây lan anh hiện có, mua được từ Khánh Hoà, anh cũng như chúng tôi không biết rằng anh Phạm Ngọc Liên hay là ai mới chính là người đầu tiên tìm ra cây này.
Đối với chúng tôi: Điều quan trọng là cần phải thu thập: mẫu hoa, hình ảnh kịp thời, khi cây còn đang có hoa và tài liệu về thân lá để có thể nghiên cứu và xác định. Giả thử nếu cây lan này vào tay một người khác, nó có thể mang một cái tên chẳng dính líu gì đến chúng ta hay sẽ bị chìm xuồng không còn được ai biết tới như trường hợp cây Vanilla do anh Hồ Ngọc Quỳnh tìm thấy ở Hòn Bà và T.S Đinh quang Diệp phổ biến rồi cũng mất tung tích, nhưng sau đó lại có cây Vanilla atropogon cũng ở Hòn Bà, không hiểu có phải 2 cây này cũng chỉ là một hay không? (Xin xem bài Vanilla shenzhenica và Vanilla atropogon). Thật là đáng tiếc.
Trong lá thư gửi cho Tiến sĩ Đinh quang Diệp, chúng tôi có viết như sau:
Thân gửi anh Diệp,Cám ơn anh đã cho tôi biết đầu đuôi câu chuyện. Địa điểm chính thức: Bác Ái, Ninh Thuận đã được ghi trong bản Anh Ngữ sẽ công bố sau. Tôi nghĩ chuyện cây lan mang tên anh Phong hay tên ai không mấy quan trọng vì anh Phong chính là người liên lạc với tôi và sau đó tôi đã giới thiệu với GS Lộc và Leonid Averyanov. Điều đáng hãnh diện là chúng ta đã cống hiến cho thế giới một cây lan mới lạ, vì nếu không có anh Phong giới thiệu cây lan này sẽ không được ai biết đến. Hơn nữa nếu không có sự thoả thuận trước giữa Leonid Averyanov, Phan Kế Lộc và tôi, cây lan này cũng như nhiều cây lan khác sẽ mang cái tên lạ hoắc, ở đâu đâu chẳng dính dáng gì đến VN cả. Đó chỉ là chuyện hữu duyên mà thôi, nhất là chuyện này lai có dính dáng đến: người tìm ra, người có cây, người giới thiệu biết làm sao cho hợp tình, hợp lý.
Vậy xin anh hãy giải thích cho các bạn hiểu rõ để chúng ta khỏi mất lòng nhau.
Đặc điểm Cây lan Aerides phongii
Chuyện cây Aerides phongii vẫn chưa hết. Có người mách bảo cho tôi biết, cây lan này nếu xếp loài Seidenfadenia có lẽ chính xác hơn. Tra cứu về loài lan này chúng tôi thấy như sau:
Năm 1864 Heinrich Gustav Reichenbach, khoa học gia người Đức khám phá ra câyAerides mitrata tại Thái Lan và Miến Điện. Đến năm 1972, Leslie Andrew Garay một khoa học gia người Hoa Kỳ nhận thấy cây lan này có những điểm khác biệt về thân lá với loài Aerides nên đã đổi thành Seidenfadenia mitrata để vinh danh Gunnar Seidenfaden người Đan Mạch, một nhà ngoại giao, kiêm khoa học gia lỗi lạc đã mô tả trên 120 cây lan Á Châu và là tác giả cuốn The Orchids of Indochina, một cuốn cẩm nang vô cùng quý giá cho việc nghiên cứu hoa lan của 3 nước Việt, Miên và Lào.
Loài Seidenfadenia hiện tại chỉ mới có một giống duy nhất: Seienfadenia mitrata. Để tiện so sánh xin mời các bạn hãy xem những hình hoa và thân lá của 2 cây dưới đây:
Dù cho cây lan mới này thuộc loài Aerides hay Seidenfadenia, nhưng cái tên khoa học phongii sẽ mãi mãi đi vào lịch sử hoa lan thế giới và chỉ có tên này người ngoại quốc mới biết đó thực sự là cây nào. Tin mới nhất: Giáo sư Leonid Averyanov vừa cho biết là cấu trúc của bông hoa này giống với loài Aerides hơn cả và sau đó là loài Holcoglossum.
Riêng với chúng ta, tôi đề nghị tên Việt của cây lan này sẽ là: lan Liên Phong như vậy có lẽ hợp tình, hợp lý hơn cả và vui vẻ cả làng. Các bạn nghĩ sao?
Giáng Hương Quế Nâu – Aerides Houllettiana
Cây Giáng hương quế nâu – Aerides houllettiana mọc chủ yếu ở các tỉnh phía Nam: Đà Lạt, Tây Ninh…và còn phân bố ở Lào, Thái Lan…
Lan sống phụ sinh sinh, rất giống với loài Aerides flabellata, lá thường dài hơn và hẹp hơn, đầu lá chia hai thùy tròn không có mũi nhọn. Cụm hoa cong xuống, dạng chùm đơn, có nhiều hoa. Hoa có cánh hoa màu vàng, cam hay nâu nhạt với các đốm màu đỏ nâu. Cánh môi chia 3 thùy, thùy giữa rộng hơn cả, mép có răng mịn răn reo, giữa thùy có vạch màu đậm. Hoa nở vào tháng 4 – 5.
Theo cảm nhận của bản thân tôi thì loài này giống hoa giống với Tam bảo sắc nhưng màu sắc của loài này sặc sỡ hơn, và màu vàng sẫm là chủ đạo nhưng lá có vẻ ngắn và dầy hơn so với Tam bảo sắc. Một số người vẫn gọi loài lan này với cái tên Hoàng Nhạn!?
Nếu có sự so sánh giữa Tam bảo sắc và Quế nâu thì là đây, về kiểu hình thì giống nhau nhưng màu sắc thì khác nhau về màu vàng đậm cùng với những sọc màu của quế nấu
Giáng Hương Hồng Nhạn – Aerides Crassifolium
Cây cao khoảng 30 cm, lá dầy và cứng. Chùm hoa thòng dài 30mm có hoa to 2cm, thơm, màu lam tía ở đỉnh các phiến; màu trắng ngà ở giữa; thùy giữa của cánh môi có màu đậm hơn các phiến khác.
Aerides crassifolium Par. ex Burbidge – Tên tiếng việt thì mỗi tài liệu, mỗi vùng mỗi khác: Giáng hương lá dày, Giáng hương hồng nhạn, Giáng hương hồng sắc, giáng xuân. Có thể cách gọi theo đặc điểm của cây nên vậy, cây Aerides crassifolium có lá dầy và cứng nên gọi là giáng hương lá dầy, hay do đặc điểm của bông hoa có dạng hình của con chim (nhạn) nên gọi là giáng hương hồng nhạn
Tên Việt Nam: Lan dáng hương lá dày Tên Latin: Aerides crassifolia Đồng danh: Aerides crassifolia Parish et Burbidge Họ: Phong lan Orchidaceae Bộ: Phong lan Orchidales Lớp (nhóm): Cây phụ sinh
Mô tả: Lan sống phụ sinh, thân mập, ngắn. Lá dày, cứng xếp sát nhau thành 2 dãy, màu xanh đậm, đỉnh chia 2 thùy. Cụm hoa thẳng hay hơi cong, có ít hoa. Hoa lớn, cánh hoa màu hồng tím ở ngoài, rất đậm ở gốc. Cánh môi chia 3 thùy, màu đậm hơn cánh hoa. Hoa nở lâu tàn, có hương thơm và nở vào đầu xuân.
Phân bố: Cây mọc ở vùng núi cao Nam Trung bộ: Đà Lạt, Daklak…. và được gây trồng rộng rãi. Trên thế giới, loài còn phân bố ở Lào, Thái Lan, Mianma…
Tài liệu dẫn: Phong lan Việt Nam – Trần Hợp – trang 18.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Aerides Flabellata – Giáng Hương Môi Quạt trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!