Đề Xuất 6/2023 # 8 Loại Lan Giáng Hương Phổ Biến Tại Việt Nam # Top 13 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # 8 Loại Lan Giáng Hương Phổ Biến Tại Việt Nam # Top 13 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về 8 Loại Lan Giáng Hương Phổ Biến Tại Việt Nam mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

8 loại lan giáng hương phổ biến tại Việt Nam

Giáng hương hay giáng xuân là một loại phong lan có mùi hương dễ chịu, nhẹ nhàng và mang một vẻ đẹp hết sức nhẹ nhàng nhưng lại cực kỳ quyến rũ. Giáng hương mọc chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á và loài giáng hương đầu tiên được tìm thấy tại Thừa Thiên Huế có tên là Aerides odorata do giáo sĩ dòng tên Joannis de Loureiro người Bồ Đào Nha tìm thấy.

Tại Việt Nam người ta tìm thấy 8 giống giáng hương chính, cụ thể:

Giáng xuân hay Aerides expansa Rchb. f 1882 là một, chúng có thân cao chừng 20 – 30cm với những chiếc lá dày nhưng ngắn và mọc đều ở hai bên. Mỗi chùm hoa giáng xuân có đến 30 bông, cành hoa dài 20 – 30cm. Hoa giáng xuân có rất nhiều màu sắc khác nhau như hồng, tím đậm hoặc tím nhạt, loài phổ biến nhất chính là những bông hoa có phần cánh với màu đậm, còn bên trong thì nhạt hơn.

Những bông hoa giáng xuân khá lâu tàn, mùi hương của chúng cũng rất tuyệt vời, cây sẽ cho hoa vào mùa xuân và kéo dài đến hết mùa hạ. Thông thường, giáng xuân mọc ở những thân cây rụng lá vào mùa đông và ở độ cao từ 500 – 1300m. Nơi mà người ta tìm thấy loài hoa này nhiều nhất là Lâm Đồng, Đăk Lăk, Komtum, Pleiku…

2. Giáng hương quế (Aerides falcata Lindl. & Paxton 1851)

Giáng hương quế có khá nhiều tên gọi khác như Aerides falcata var. maurandii Guillaumin 1953; Aerides falcata var. houlletiana Lindley (Rchb. f.), loài hoa này có chiều cao khoảng 50cm, đôi khi cũng có những cây mọc cao hơn một thước.

Giáng hương quế có lá dài tầm 35cm, rộng 4cm, bên dưới mặt lá có màu hơi tím và phía trên là màu xanh. Hoa của loài này cũng gần giống với giáng xuân với những chùm dài và có khoảng 30 – 40 bông màu tím. Hoa của giáng hương quế cũng rất thơm, chúng nở vào mùa xuân và cho đến hết hạ. Các tỉnh Tây Nguyên là nơi tìm thấy loài giáng hương quế nhiều nhất do khó hậu mát mẻ, dễ chịu.

Giáng hương quạt – Vanda flabellata (Rolfe ex Downie) Christenson 1985 có thân cao từ 20 – 30cm, phần lá hơi cong và dài tầm 15cm. Hoa của giáng hương quạt thường nở thành chùm, dài đến 25cm, mỗi cành có từ 3 – 7 bông. Hoa của cây có màu nâu vàng với hương thơm rất quyến rũ làm say mê lòng người. Giống hoa này sẽ nở rộ vào thời điểm cuối đông – đầu xuân.

4. Giáng hương quế nâu (Aerides houlletiana Rchb. f 1872)

Giáng hương quế nâu còn có tên gọi khác là Aerides falcata var houlletiana [Rchb. f] Veitch ?; Aerides picotianum Rchb. f. 1888; Aerides platychilum Rolfe 1893. Theo các nghiên cứu những chuyên gia cho rằng giáng hương quế nâu chính là một biến thể của loài Aerides falcata. Hai loài này khác nhau về màu sắc và phần lá, tuy nhiên sự khác biệt này không nhiều. Cây giáng hương quế cao chừng 30 – 40cm, phần lá cứng và dày dài khoảng 20 – 25cm. Chúng có những bông hoa mọc thành chùm từ 15 – 20 bông, có màu nâu nhạt hoặc nâu vàng. Hoa nở rộ vào mùa xuân và mùa hạ, chúng có mùi hương nhẹ, dịu dàng và được tìm thấy nhiều tại Đà Lạt, Tây Ninh…

5. Giáng hương nhiều hoa (Aerides multiflora Roxbury 1823)

Aerides affinis Wall 1833; Aerides godefroyana Rchb.f 1886; Aerides lobbii Hort. ex Lem. 1868; Aerides trigona Klotsch 1855 là những tên gọi khác của giống giáng hương nhiều hoa. Loài giáng hương này mọc thành từng khóm nhỏ chứ không mọc tách rời như những loại giáng hương khác.

Mỗi chùm hoa có khá nhiều bông, khoảng chừng 50 bông, hoa có màu tím nhạt, hương thơm nhẹ và nở rộ vào mùa hạ. Giáng hương nhiều hoa mọc chủ yếu ở khu vực Nam Cát tiên và Tây Nguyên.

Giáng hương thơm là giống cây có thân khá cao, có những cây cao tới 1m, chúng có tên gọi khác là Aeridium odorum Salis. 1812; Aerides ballantiniana Rchb. f. 1885; Aerides cornuta Roxb. 1832; Aerides dayana hort. 1933; Aerides jucunda. Lá của loài giáng hương này khá dày và cứng, những bông hoa sẽ mọc thành chùm với chiều dài chừng 30cm. Mỗi chùm hoa có từ 20 – 30 chiếc với màu hồng, cánh môi tròn, đây chính là điểm khác biệt của giáng hương thơm so với những giống lan khác.

7. Giáng hương hồng (Aerides rosea Loddiges ex Lindl. & Paxt. 1851)

Giáng hương hồng có tên gọi khác là Aerides affine var. roseum (Lodd. ex Lindl. & Paxton) C. S. P. Parish 1883; Aerides fieldingi Lodd. ex E. Morren 1876. Hoa có màu tím hồng, mỗi chùm có từ 20 – 25 bông mọc sát nhau. Hoa thường nở vào mùa xuân và kéo dài đến hết hạ.

8. Giáng hương hồng nhạn đặc hữu của Việt Nam (Aerides rubescens Schltr. 1915 )

Giáng hương hồng nhạn đặc hữu của Việt Nam mọc nhiều nhất tại Lâm Đồng – Đà Lạt, chúng có tên gọi khác là Ascocentrum rubescens (Rolfe) P. F. Hunt 1970. Mỗi cành hoa của cây sẽ có khoảng 30 bông với màu hồng nhẹ nhàng, hoa tuy không có mùi hương nhưng lại rất đẹp và quyến rũ.

8 Loại Giáng Hương Việt Nam Phải Sưu Tầm Ngay

Người mới chập chững trồng lan hay tưởng lầm loại lan Giáng hương với lan Ngọc Điểm vì mới nhìn sơ qua hai cây này từ cách cấu tạo từ rễ, thân, lá và màu hoa tương tự nhau vì cùng một họ Vandeae

Giáng Hương ví như Thúy Kiều với bộ rễ mọc dài theo thân nảy ra từ cuống của những chiếc lá, thon, nhọn ẻo lả và những chùm hoa dài mang những đóa hoa màu trắng, màu hồng và tím lạt đổ xuống như những giòng thác nhỏ, hoa không những lâu tàn còn được trời ban tặng cho mùi hương quyến rũ mặn mà, còn cây ngọc điểm lá to bản và ngắn hơn.

8 LOẠI CÂY AERIDES MỌC Ở VIỆT NAM

* Aerides crassifolia lá dày (giáng xuân), đặc điểm lá dày, cứng và xòe sang hai bên, hoa nở vào mùa xuân, rất lâu tàn mầu hồng tím và tím đậm. Lan mọc ở Trung và Nam bộ: Đà lạt, Blao, Đắc lắc…

Hoa mọc từng chùm dài 15-30 cm, hoa to khoảng 3-4 cm, lâu tàn có hương thơm và nở vào mùa Xuân đến mùa Hạ.

Từ Sơn La của vùng cao nguyên miền Bắc, chạy dài theo những tỉnh Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đà Lạt của cao nguyên miền Trung kéo dài đến Tây Ninh của miền Đông Nam Phần có Giáng Xuân hay Giáng Hương quế (Aerides falcata var. maurandii) dài khoảng 50-70 cm, lá màu xanh đậm có sọc, mặt dưới của lá hơi tím đỏ. Chùm hoa dài 30-50 cm với khoảng 15-30 hoa to từ 2,5-3 cm, có hương thơm và nở vào mùa Xuân qua mùa Hạ.

* Aerides falcata lindl (tam bảo sắc), Giáng hương quế, hoa nở vào tháng 5-6 mầu hồng nhạt với những vệt tím hồng, mọc ở các tỉnh miền Trung dọc theo dãy núi Trường sơn.

* Aerides flabellata Rolfe, Giáng hương môi quạt: hoa nở vào mùa xuân, mầu nâu tươi môi có gai vàng cong ra phía trước, mọc ở miền Bắc.

Chỉ mọc trên cao nguyên miền Bắc ở hai tỉnh Lai Châu và Sơn La, Giáng Xuân quạt hay Giáng Hương quạt (Aerides flabellata), có lá xòe ra hai bên như chiếc quạt dài từ 15-16 cm, chiều ngang từ 2-3 cm. Chùm hoa thưa chứ không dày như những loại Giáng Hương khác, dài rũ xuống khoảng 10-25 cm, màu hoa cũng khác có 5 cánh lớn màu xanh vàng chấm nâu và lưỡi màu hồng tím, hoa lớn khoảng 2 cm, thơm và nở vào mùa xuân.

* Aerides houlletiana, Giáng hương quế nâu: hoa nở vào mùa hè mầu vàng nâu, hay vàng chanh, môi tím mọc ở miền Nam: Đà Lạt, Tây ninh.

Ở hai tỉnh Kontum, Đắc Lắc của cao nguyên miền Trung, tỉnh Tây Ninh của miền Đông Nam Phần và ở đảo Phú Quốc có Giáng Hương quế nâu hay là Họa Mi (Aerides houlettiana hay Aer falcata, Aer picotianum, Aer platychilum) thân dài từ 50-70 cm, lá xanh ngắt dài từ 30-40 cm, chiều ngang từ 2-3 cm. Chùm hoa rũ xuống dài từ 30-40 cm, hoa dày từ 20-30 chiếc, to khoảng 2,5 cm, có nhiều màu vàng lạt hay xanh lá cây lạt hơn là màu hồng hay tím, thơm ngát như mùi chanh hay cam và nở vào mùa Xuân và mùa Hạ.

* Aerides multiflora Roxbury (giáng hương Sóc Lào): Giáng hương nhiều hoa, lá dài và cong, hoa nhiều mọc sát với nhau, hoa nở vào mùa hè, mầu hồng nhạt có chấm và đỉnh mầu tím, mọc ở Thủ đầu một, Bì đúp, Tân Uyên, Đắc Lắc.

* Aerides odorata (Quế lan hương): Giáng hương thơm, thân dài đến 1 thước, lá dài chừng 30 phân, hoa nở vào mùa hè, cánh hoa trắng hồng viền tím,môi cuộn tròn lại. Lan mọc ở khắp Bắc, Trung và Nam.

Aerides odorata gồm nhiều nhánh nhỏ:

1/ Aerides odorata : Giáng hương quế hay còn gọi là Quế lan hương

Dòng này thì tương đối phổ biến và cũng dễ phân biệt do có mùi thơm của quế

2/ Aerides odorata var alba : Giáng hương Bạch nhạn

Thân tròn, nhỏ, dài trung bình, lá dài từ 10 đến 20 cm,nhỏ hơn cỡ 2 cm, lá xếp đều hai bên thân, dựng và hơi khum vào phía trong, mầu xanh nhạt hơn, khoảng cách giữa các lá thưa hơn. Vòi bông đam ra từ nách lá, có trung bình 10 đến 15 bông trên một vòi hoa nếu cây phát triển tốt và già cây thì vòi hoa có thể lên tới trên 30 bông trên một vòi. Hoa mầu trắng , nở muộn hơn Hồng sắc trong khoảng tháng 6 , 7 mùi thơm nhẹ.

3/ Aerides odorata var micholitzii hay Aerides odorata var rosea (còn gọi là hồng nhạn)

* Aerides rosea Loddiges (Đuôi cáo, đuôi chồn): Giáng hương hồng, hoa mầu hồng tím rất đẹp, nở vào mùa xuân. Lan mọc ở cao Bằng, Lạng sơn.

Trên cao nguyên Bắc phần từ những tỉnh Sơn La, Hòa Bình đến tỉnh Kontum, Bù Đốp, Đắc Lắc của cao nguyên Trung phần và ở Nam Cát Tiên National Park có Giáng Hương nhiều hoa, hay gọi nôm na là Đuôi Cáo, Sóc lào (Aerides multiflora hay Aer affinis, Aer godefroyana) thân ngắn, lá có chừng 12 chiếc, cứng và ngắn hơn chùm hoa. Chùm hoa Đuôi Cáo này dài từ 30-40 cm hoa rất nhiều khoảng 30-50 chiếc to khoảng 2,5 cm mọc sát vào nhau, cánh dầy, hoa thơm nở vào mùa Xuân và mùa Hạ, loại Giáng Hương này rất có rất nhiều người nhầm lẫn là Ngọc Điểm (Rhynchostylis).

* Aerides rubescens (Giáng thu): cây nhỏ hoa nở vào cuối xuân, đầu hạ mầu hồng tím mọc ở Lâm Đồng, Phan Rang.

Các nhà khoa học vừa công bố loài lan mới tên giáng hương ở Ninh Thuận. Đây là kết quả nghiên cứu của nhóm chuyên gia Việt Nam và Nga. Loài mới được đặt tên lan giáng hương phong Aerides phongii, nhằm vinh danh ông Nguyễn Phong, người đã phát hiện và thu mẫu loài hoa lan này ở Việt Nam.

(Tổng Hợp)

Các Loại Hoa Lan Phổ Biến Ở Việt Nam

Hiện tại ngoài hoa lan mọc hoang dã, hoa lan còn được gây trồng đại trà tại một số nơi, nhiều nhất là ở Tây Nguyên trong đó Đà Lạt, Sa Pa, Yên Bái là một trong những nơi có nhứng loài hoa đẹp trong đó hoa lan được trồng rộng rãi nhất cả nước mỗi nơi trên đất nước đều có những loài hoa lan mang màu sắc riêng nói về khí hậu nơi đấy. Các loài hoa lan phổ biến ở Việt Nam

Theo quyển sách phong lan Việt Nam của Trần Hợp thì Việt Nam có 137-140 chi gồm trên 800 loài lan rừng. Các loài hoa lan đước phân bố khắp cả nước: Lan tiểu hoàng đỏ, Lan thạch hộc gia lu, Lan thanh đạm, Lan sứa ba răng, Lan sớn, Lan phích Việt Nam, Lan nhục sơn trà, Lan ngọc kiện khê, Lan mật khẩu giả, Lan mật khẩu bì đúp, Lan len nỉ, Lan lá nhẵn petelot, Lan kim tuyến sapa, Lan kim tuyến, Lan huyết nhung trung, Lan hoàng thảo trinh bạch, Lan hoàng thảo thơm, Lan hoàng thảo tam đảo, Lan hoàng thảo sừng dài, Lan hoàng thảo đốm tía, Lan hoàng thảo đốm đỏ, Lan hành hiệp, Lan dáng hương quế, Lan chiểu tixier, Lan bạch manh, Lan bắp ngô ráp, Dực giác lá hình máng, Cầu điệp tixier, Cầu điệp evrard, Đơn hành hai màu, Lan hoàng thảo vạch đỏ, Lan hành averyanov, Lan hài lông, Lan hài hồng, Lan hài đài cuộn, Lan dáng hương hồng, Lan ý thảo..

Các loài hoa lan Việt Nam

1. Dendrobium ( là giống lan kinh doanh phổ biến nhất ở VN và Thái Lan)

– Có 2 dạng: dạng thòng và dạng đứng

– Đặc điểm: Là cây đa thân. Hoa thường mọc ở đỉnh giả hành, cành hoa ko phân nhánh. Mau ra hoa trồng từ 18-24 tháng sẻ ra hoa, hoa lâu tàn, Cường độ ánh sáng cao 80% ánh sáng trực tiếp. Nước tưới có PH từ 6-7. Vườn phải thoáng. Dể trồng.

– Có 2 nhóm thân:

Nhóm thân mía: cao lơn mạnh khỏe, cành hoa dài, số lượng nhiều nhưng bông nhỏ, màu sắc không phong phú.

Nhóm thân chao: thân lá nhỏ có từ 5-7 lá/thân, lá mỏng và có màu xanh nhạt, hoa ít (8-10 hoa/cành), đặc biệt hoa có màu sắt đẹp, to.

Thị trường tiêu thụ mạnh. Hoa cắt cành bán dc 600d/cành : chú ý chọn giống siêng bông, màu sắc tươi thắm. Bán chậu thì khoảng 30-40k/chậu : chú ý chọn giống có hoa đẹp, lá nhiều màu xanh đậm

2. Cattleya ( nữ hoàng các loài hoa Lan)

– Là cây đa thân, thân mang 1-2 lá/thân. 1 giả hành chỉ cho 1 cành hoa, hoa nở tuần tự giả hành từ già tới mới, nếu giả hành mới nở hoa thì những giả hành cũ không nở trở lại.

– Đặc biệt có hương thơm, đậm nhất vào buổi sáng 8-9h. Hiếm khi có trái, trừ thụ phấn nhân tạo. Ra hoa tùy thuộc vào ánh sáng ( ngày dài, ngày ngắn), 50-60% ánh sáng trực tiếp.

– Có 3 nhóm màu

1 hồng – tím: hoa cực lớn 20-24 cm, rất đẹp sinh trưởng mạnh dể trồng

2 vang – trắng – xanh : độ lớn trung bình 16-18cm

— Cây đa thân, 1 giả hành có thể cho nhiều cành hoa. Dể trồng, ra hoa quanh năm

– Hoa có phân nhánh, 40-50% ánh sáng. Trồng 18-24 tháng ra hoa

4. Phalaenosis (Hồ Điệp) Vua của các loài hoa Lan

– Cây đơn thân. Nước ngoài chuộng cây có màu Trắng, Hồng còn ở VN chuộng cây có nhiều hoa văn và phức tạp. Hoa đẹp lâu tàn khi ở trên cây, khi cắt cành thì mau tàn. Trồng 18-24 tháng ra hoa. Khó trồng: nắng ko ưa, mưa ko chịu. Ra hoa theo nhiệt độ ( lạnh) là cây Thụ hàn tập trung nở hoa vào tháng cuối năm. Nhiệt độ phù hợp 25-27oC, 20-30% ánh sáng – Ưa ẩm cao. Bốc hơn nhiều nước, mất nhiều nước do ko có giả hành, giử ẩm 24/24, PH nước tưới 5.5 – 6

Tuy không rực rỡ sắc màu như các giống lan lai ngoại nhập nhưng lan rừng có vẻ đẹp tự nhiên, thanh thoát và phần lớn có hương thơm nên hấp dẫn giới hâm mộ. Lan rừng Việt Nam có khoảng trên dưới 800 loài.

Mỗi loài hoa đều có vẻ đẹp riêng. Hoa lan chiếm lĩnh thế giới thực vật bởi sự kỳ diệu, phong phú và tính đa dạng của chúng.

Tuy không rực rỡ sắc màu như các giống lan lai ngoại nhập nhưng lan rừng có vẻ đẹp tự nhiên, thanh thoát và phần lớn có hương thơm nên hấp dẫn giới hâm mộ. Lan rừng Việt Nam có khoảng trên dưới 800 loài.

Dựa vào hình thái, cấu trúc thân cây, hoa lan phân thành 2 nhóm (theo Pfitzer):

– Nhóm đa thân (Symbodial)

– Nhóm đơn thân (monopodial)

Ngoài ra còn có một nhóm trung gian giữa 2 nhóm trên nhưng gồm rất ít giống.

Nhóm lan đơn thân gồm những cây lan tăng trưởng theo chiều cao và thân ngày càng dài ra, có thể phân nhánh trên thân, thường có nhiều rễ gió mọc dọc theo thân. Lan đơn thân rừng thường được nhân giống bằng cách tách nhánh, một số loài hiện đã được nhân giống bằng phương pháp cấy mô. Kiểu trồng tốt nhất là nên trồng ghép trên khúc gỗ, thân cây sống hoặc chết, trong giỏ gỗ với giá thể thông thoáng, thoát nước tốt.

1- CÂY LAN HỎA HOÀNG

Tên khác: Hoàng Yến (không phổ biến)

Tên khoa học: Ascocentrum miniatum Lindley 1913

a- Đặc điểm hình thái, sinh vật học: Cây thân nhỏ, lá dày, mọc hai dãy đều nhau, dày cứng màu xanh bóng. Phát hoa đứng thẳng, mọc ra từ nách lá, chùm hoa mang nhiều hoa nhỏ xếp dày đặc; đài và cánh hoa giống nhau, nở xòe rộng màu vàng cam rất đẹp. Môi gắn chặt vào gốc trụ, phân ba thùy, thùy bên nhỏ, đứng, thùy giữa to dạng cái lưỡi, có túi cựa. Nở hoa vào khoảng tháng 3-4, đặc biệt rất lâu tàn (1-2 tuần).

b- Yêu cầu về điều kiện sinh thái: – Nhiệt độ: 20-25°C – Ánh sáng: 70-80%. – Ẩm độ: 40-70%.

c- Một số cây lan rừng tự nhiên Việt Nam khác thuộc chi Ascocentrum: – Ascocentrum christentionianum (Tử hoàng): Hoa màu tím. – Ascocentrum pusillum Averyanov

Cây Tử Hoàng (Ascocentrum christensonianum Haager 1993):

Lá hình dãi, màu đỏ xanh. Hoa màu tím, phát hoa dài 10-15 cm, mọc thẳng đứng từ nách lá, hoa nở vào mùa xuân.

(Photo courtesy of Jay Pfahl)

2- CÂY LAN CÙ LAO MINH

– Tên Khác: Uyên ương (không phổ biến và có lẽ không phù hợp). – Tên khoa học: Christensionia vietnamica

a- Đặc điểm hình thái, sinh vật học: Cây đơn thân, lá màu xanh lục trãi ra, chốp lá phân thùy. Có 2 dạng cây: cây lá ngắn và cây lá dài, đều cho hoa giống nhau. Hoa lớn, phát hoa thường mang 4 hoa màu xanh lá cây sáng, môi có họng cùng màu cánh hoa, bờ môi có màu trắng. Hoa nở vào khoảng tháng 6-7, hoa lâu tàn.

b- Đặc điểm sinh thái học: – Phân bổ sinh thái tự nhiên: Đây là giống lan đặc hữu của Việt Nam. Trong tự nhiên, mọc dọc theo suối Ea Dong tỉnh Khánh Hòa và các khe suối ở đèo Mang Yang tỉnh Gia Lai.

– Một số yêu cầu về điều kiện sinh thái: Nhiệt độ: 20-25°C, ánh sáng: 50%, ẩm độ: 40-70%.

Cây lá ngắn

Cây lá dài

3- CÂY LAN NGỌC ĐIỂM

Tên khác: Nghinh Xuân, Tai Trâu, Đai Châu, Lan Me. – Tên khoa học: Rhynchostylis gigantea

a- Đặc điểm hình thái, sinh vật học: Cây thuộc nhóm đơn thân, tăng trưởng theo chiều thẳng đứng, có rất nhiều rễ gió mọc thẳng từ thân. Lá dày, hẹp, tận cùng có hai thùy, có nhiều sọc nhạt màu chạy dọc theo chiều dài của lá. Phát hoa thòng hay cong, dài khoảng bằng chiều dài của lá, mang nhiều hoa màu trắng có điểm tím, môi có 3 thùy.

Hoa có mùi thơm dễ chịu. nở hoa vào khoảng tháng 12 đến tháng 1-2, trùng vào dịp tết Nguyên Đán nên rất được ưa chuộng.

(Theo dõi cho thấy: có hai dạng cây, cây có lá màu xanh hơi vàng, sọc trên lá rất rõ, dạng này trên cánh hoa có nhiều điểm tím hồng rất đẹp; dạng lá màu xanh lục, sọc trên lá rất nhạt hay không có sọc, dạng này trên cánh hoa có những vệt tím ít hơn, màu trắng nhiều hơn, không đẹp bằng dạng lá sọc?)

b- Yêu cầu về điều kiện sinh thái: – Nhiệt độ: 25-30°C. – Ánh sáng: 60%. – Ẩm độ: 40-70%.

c- Một số cây Ngọc Điểm lai nhập từ Thái lan:

4- CÂY LAN HẢI YẾN

– Tên khác: Ngọc Bích, Hải Âu. – Tên khoa học: Rhynchostylis coelestis

a- Đặc điểm hình thái, sinh vật học: Cũng giống như Ngọc Điểm nhưng thân lá nhỏ hơn, màu xanh mướt, lá xếp theo rãnh, giữa cong quằn xuống, hai thùy lá không đều nhau. Phát hoa đứng thẳng, hoa màu trắng , ở phần chót có màu xanh lam, môi màu xanh hoa cà. Hương thơm đài các. Cây nở hoa vào khoảng tháng 3 – tháng 5.

b- Yêu cầu về điều kiện sinh thái: – Nhiệt độ: 20-25°C. – Ánh sáng: 60%.

– Ẩm độ: 40-70%.

(Ảnh: trên mạng Dalatrose.com)

5-CÂY LAN BẠCH VĨ HỒ

– Tên khác: Đuôi chồn, Đuôi sóc, Sóc lào. Ở miền Nam gọi là Đuôi chồn nhưng thường không phổ biến vì rất hiếm, miền Bắc gọi là Đuôi sóc, Sóc lào. Tên Bạch vĩ hồ có người cho rằng dùng để gọi cây Rhynchostylis retusa var alba màu trắng (xem ảnh dưới). – Tên khoa học: Rhynchostylis retusa

a- Đặc điểm hình thái, sinh vật học: Lá dài, hơi mỏng và cong quặn, chốp lá phân thùy. Phát hoa dài, rũ thòng, mang nhiều hoa màu trắng hồng điểm tím, hoa có mùi thơm khá gắt, nở vào khoảng tháng 5-7.

b- Yêu cầu về điều kiện sinh thái: – Nhiệt độ: 20-25°C. -Ánh sáng: 60%. -Ẩm độ: 40-70%.

* Cây Bạch vĩ hồ đột biến màu trắng:

6- CÂY LAN HỒNG NGỌC

– Tên khác: Đuôi Cáo, Giáng Hương Nhiều Hoa

. Ở miền Nam thường gọi là Đuôi cáo và gần như trở thành tên gọi dân gian phổ biến.

-Tên khoa học Aerides multiflora

a- Đặc điểm hình thái, sinh vật học: Cây thân thẳng đứng. Lá dày, xếp thành hai dãy đối xứng, màu xanh hơi vàng và hơi nhăn nheo, có hai thùy không đều nhau. Phát hoa cong hay thòng, hoa màu trắng hồng với nhiều đốm đỏ hồng hay tím hồng,môi hầu như không có cựa, có ba thùy, thùy giữa hình tam giác màu tím đậm, hoa thơm, lâu tàn, nở vào mùa hè đến đầu mùa thu.

(www.pbase.com/schnitz/orchid)

b- Yêu cầu về điều kiện sinh thái: – Nhiệt độ: 20-25°C. – Ánh sáng: 50 %. – Ẩm độ: 40-70%.

7- CÂY LAN BÒ CẠP TÍA

Tên khác: Lan nhện –

Tên khoa học

: Arachnis annamensis (Rolfe.) J. J. Smith

a- Đặc điểm hình thái, sinh vật học: Thân khá dài, leo bò và phân nhánh. Lá tròn, dài, đầu lá có 2 thùy, mọc cách. Phát hoa dài, đứng. Hoa to màu khảm, có nhiều vết rằn ri màu nâu tía. Lá đài và cánh hoa bằng nhau, hẹp dài, trãi ra, hơi rộng ở đỉnh, đỉnh lệch cong về phía bên dưới. Hai lá đài bên cong như hai càng của con bò cạp nên được gọi là lan Bò Cạp. Môi gắn vào trụ thành một khối rất ngắn, mập, có cựa rất ngắn, môi phân làm 3 thùy, thùy giữa dài và nhọn. Ra hoa vào mùa hè, khoảng tháng 3-5, hoa lâu tàn, có mùi thơm.

(Hình: www.pbase.com/glazemaker/orchid)

b- Đặc điểm sinh thái học: – Lan Bò cạp rất dễ trống, trồng ghép với gốc cây hoặc trồng như lan cắt cành, có nơi trồng làm hàng rào. Loài này cần nhiều ánh sáng, có thể trồng ngoài nắng trực tiếp. – Một số yêu cầu về điều kiện sinh thái: Nhiệt độ: 25-30°C; Ánh sáng: 70-100 %; Ẩm độ: 40-70%.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Tuyệt chiêu chăm sóc phong lan đẹp mỹ miều

Trong số các loài hoa cảnh, hoa Phong Lan rất được “cưng chiều” bởi chúng sở hữu một vẻ đẹp kiêu sa, đài các và mỏng manh. Sở dĩ nhiều người trồng và chơi Phong Lan cứ phải nâng niu chúng như vậy là vì chưa thực sự hiểu rõ về loài hoa này.

Hiện nay, cứ nhắc đến cái tên hoa Phong Lan thì ai nấy đều cho rằng đây là một loài hoa khó trồng, khó chăm sóc. Chỉ một chút sơ hở nhỏ cũng có thể giết chết cây hoa vừa đẹp vừa quý. Nếu đem so cách trồng hoa Phong Lan với cách trồng hoa Hồng, hoa Cẩm chướng thì cũng dễ trồng như nhau.

Khi trồng hoa Phong Lan cũng như các loài hoa cảnh khác, chúng ta cần hiểu rõ loài cây đó cần nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm và chất dinh dưỡng ra sao.

1. Chọn hoa Phong lan

Trước khi quyết định trồng hay mua một chậu hoa Phong Lan, bạn nên cân nhắc một số câu hỏi như chúng thuộc loài nào? Có thích hợp với nhiệt độ và ánh sáng nơi bạn đang ở hay không? Vị trí đặt hoa Phong Lan trong nhà ở đâu?…

Chọn đúng loài hoa quyết định phần lớn sự thành công khi trồng hoa Phong Lan. Đối với khi hậu Việt Nam, bạn có thể tìm mua một số loài Phong Lan như Cattleva – Cát Lan, Phalaenopsis – Lan Hồ Điệp, Oncidium – Lan Vũ Nữ, Dendrobium – Lan Hoàng Thảo và Paphiopedilum – Lan Hài,…

Lan Hồ Điệp là loài Phong Lan dễ trồng nhất và phổ biến nhất tại Việt Nam.

2. Chăm sóc hoa Phong Lan

Trên thực tế, rất nhiều loài hoa Phong Lan chỉ ra hoa duy một lần trong năm. Bí quyết để cây hoa của bạn có thể tái ra hoa là cung cấp đủ ánh sáng cho chúng. Hoa Phong Lan không chịu được ánh sáng mặt trời chói chang chiếu trực tiếp, chúng sẽ không thể sống lâu được. Lan chỉ thích hợp với bóng râm để hoa luôn giữ được màu sắc tươi tắn và sống lâu hơn.

Hoa phong lan thích ánh sáng nhẹ của buổi sáng và không chịu được ánh sáng quá mạnh.

Tất cả các loài hoa Phong Lan đều yêu thích độ ẩm, vì thế, chúng cũng hay được trồng trong phòng tắm hoặc gần bồn rửa bát. Nếu bạn muốn cung cấp đổ ẩm cho cây Phong Lan của mình, hãy đặt chậu hoa lên một chiếc khay sỏi đầy nước. Nên nhớ, bạn chỉ đặt chậu hoa trên bề mặt sỏi, phía trên mặt nước chứ không chìm trong nước, điều này đảm bảo cây hoa của bạn được bao quanh một môi trường ẩm ướt.

Đảm bảo bên trong chậu hoa Phong Lan luôn có độ ẩm.

Không nên tưới quá nhiều nước cho hoa Phong Lan. Có đến 70 – 80% hoa Phong Lan bị chết là do tưới nước quá nhiều. Trong tự nhiên, hoa Phong Lan mọc ở trong rừng, trong núi không có mưa nhiều tháng vẫn có thể sống.

Vào mùa hè, khi cây hoa Phong Lan ra mầm mới, rễ cây mọc nhiều mới cần tưới nhiều nước. Sang đến mùa thu khi cây ngưng tăng trưởng phải giảm bớt việc tưới nước và vào mùa đông chỉ tưới nhẹ cho cây khỏi bị khô, ngoại trừ trường hợp cây đang ra hoa.

Nước tưới hoa Phong Lan tốt nhất là không có chất vôi, nên để lắng trước đó vài ngày.

Bạn có thể nhận thấy rằng các cây hoa Phong Lan bạn nhìn thấy ở cửa hàng không trồng trong đất giống như các loài cây cảnh khác. Điều này là bởi vì rễ của chúng cần nhiều không khí. Hoa Phong Lan thường được trồng trong hỗn hợp vỏ cây hoặc rêu.

Đất trồng là hỗn hợp thật xốp gồm 7/10 vỏ cây thông + 2/10 đất sét giãn nở + 1/10 mousse polyuréthane, có thể mua tại các cửa hàng hoa kiểng. Khi trồng hoa, hãy kiên nhẫn chờ khoảng 10 ngày rồi mới tưới và 3 tuần sau mới bón phân. Sau đó, chỉ tưới một lần trong tuần, không làm ướt hoa. Nếu cần, nên phun xịt cho rễ cây (khi rễ xanh tươi nghĩa là đầy đủ nước, ngả mầu xám là thiếu nước). Nửa tháng một lần phun xịt phân bón, sau khi tưới.

Làm sạch các phiến là của cây thường xuyên bằng nước ở nhiệt độ phòng là việc làm cần thiết và rất hữu ích. Cách này loại bỏ bụi bẩn bám trên lá cây cản trở ánh sáng và hạn chế sự phá hoại của côn trùng.

Giữ các phiến lá sạch sẽ giúp cây Phong Lan hấp thụ ánh sáng được tốt hơn.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý tránh đặt chậu hoa Phong Lan ở những nơi tiếp xúc với luồng gió mạnh như gần cửa sổ, cửa ra vào hoặc các thiết bị tản nhiệt, tản gió trong gia đình, bởi chúng gây hại đến cây.

Nhiệt độ tối ưu là từ 20oC – 25oC vào ban ngày và 18oC vào ban đêm. Do vậy, bạn nên chọn nơi thoáng mát để đặt hoa, cách xa cửa sổ tối thiểu 1 mét.

Chọn vị trí thoáng mát, tránh gió để không làm hại cho cây.

Những Giống Lan Giáng Hương Rừng Tại Việt Nam

Hiện nay tại nước ta chỉ có 8 loại trên tổng số 20 loại Giáng hương của thế giới, cụ thể như sau:

1. Aerides crassifolia Parish (giáng hương lá dày): 2. Aerides falcata Lindl (hồng dâu) 3. Aerides flabellata Rolfe (giáng hương môi quạt) 4. Aerides houlletiana (giáng hương quế nâu) 5. Aerides multiflora Roxbury (đuôi chồn) 6. Aerides odorata (quế lan hương)

Cây có lá dày, cứng và xòe sang hai bên. Hoa thường nở vào mùa xuân với 2 màu chính là tím đậm và hồng đậm nên được gọi là Giáng Xuân. Khi nở, hoa ra theo từng chùm dài từ 15 đến 30cm, mỗi hoa toa khoảng 3 – 4cm.

Còn được nhiều người gọi là Giáng hương quế. Giống lan này chủ yếu mọc ở các tỉnh miền Trung, dọc theo vùng núi Trường Sơn. Thời gian nở rộ vào tháng 5 – tháng 6, hoa có màu hồng nhạt với những vệt tím hồng đẹp mắt.

Giống Giáng hương này chỉ nở từ 3 – 7 bông trên một cành, nhưng kích thước hoa to hơn hai loại vừa kể trên. Môi hoa nở xòe ra như hình cánh quạt với nhiều màu sắc pha trộn vô cùng độc đáo.

7. Aerides rosea Loddiges (sóc lào) 8. Aerides rubescens (giáng thu)

Phần thân cây chỉ cao khoảng 40cm, bộ lá dày và cứng. Khi cây đến độ tuổi trưởng thành sẽ cho ra 2 – 3 cành, mỗi cành nở từ 15 – 20 hoa so le với nhau. Đúng như tên gọi, Giáng hương quế nâu chỉ cho hoa 2 màu chủ yếu là nâu nhạt hoặc nâu vàng đặc trưng. Giống lan này thường mọc ở các tỉnh miền núi như Tây Nguyên, Tây Ninh, Đà Lạt, KonTum, Sơn La… ra hoa vào đầu mùa hạ, cho hương thơm như mùi cam rất dễ chịu.

* Cách chăm sóc Lan Giáng hương tại nhà 1. Xử lý lan Giáng Hương mới mua về 2. Trồng lan Giáng Hương trong chậu

Giống lan này có nhiều hoa nhất trong tất cả các loài Giáng hương, mỗi chùm hoa có khi dài tới 30cm, cho hơn 50 bông có kích thước lớn. Hoa của giống Giáng hương này có nhiều màu sắc, chủ yếu là màu tím nhạt, hồng nhạt có chấm, đỉnh màu tím. Giống lan Aerides multiflora Roxbury thường mọc ở Nam Cát Tiên, Tây Nguyên, Tân Uyên, Đăk Lak…

3. Trồng lan Giáng Hương vào khúc gỗ 4. Chế độ bón phân

Quế lan hương có thân dài đến 1 mét, lá khoảng 30cm, hoa thường nở vào đầu hè, cánh trắng hồng viền tím, môi hoa cuộn tròn lại không thể lẫn với các giống lan bình thường khác. Giống lan này được chia ra thành nhiều nhánh nhỏ như:

– Aerides odorata : Giáng hương quế hay còn gọi là Quế lan hương rất được ưa chuộng và phổ biến ở nhiều nơi của nước ta. Khi nở hoa có mùi thơm của hương quế rất dễ chịu.

– Aerides odorata var alba (bạch nhạn): hoa nở ra từ nách lá, trung bình có khoảng 10 đến 15 bông trên một vòi, đến khi cây già số lượng bông có thể lên đến trên 30 bông/vòi. Hoa lan bạch nhạn màu trắng nở muộn hơn hoa màu hồng (hồng nhạn) trong khoảng tháng 6 – 7 hằng năm.

5. Độ ẩm và chế độ nước tưới

– Aerides odorata var micholitzii hay Aerides odorata var rosea (hồng nhạn): đặc điểm cây giống như Lan Giáng hương bạch nhạn, tuy nhiên thời gian cho hoa sớm hơn.

Giống Giáng hương này có thân ngắn, lá chừng 12 chiếc, cứng và ngắn hơn chùm hoa. Hoa ra dạng chùm, dài từ 30 – 40cm với khoảng 30 – 50 bông. Thời điểm hoa nở rộ thường vào mùa xuân, mùa hạ với hương thơm được nhiều người yêu thích.

Giống Giáng thu có dáng cây nhỏ, hoa thường nở vào cuối xuân, đầu hạ có màu tím hồng nhẹ nhàng. Cây thường mọc ở vùng Lâm Đồng, Phan Rang.

Gần đây nhất, các nhà khoa học vừa công bố thêm một giống Giáng Hương mới tại Ninh Thuận. Loài lan này có tên là lan giáng hương phong Aerides phongii, nhằm vinh danh ông Nguyễn Phong, người đã phát hiện và thu mẫu loài hoa lan này ở Việt Nam.

Khi mới mua cây về, bạn nên tiến hành làm sạch thân, lá và rễ của chúng. Cắt bỏ những thân rễ già, hư để không làm ảnh hưởng đến cây sau này. Tiến hành ngâm rễ vào dung dịch sát khuẩn trong 1 giờ, phơi trong 1 ngày rồi bắt đầu ngâm Giáng hương trong hỗng hợp phân NPK và đường cùng 4 lít nước trong khoảng 4 tiếng. Tiếp tục treo cây ở nơi thoáng mát và phun nước định kỳ mỗi ngày 1 lần.

Cách trồng lan Giáng Hương trong chậu cũng tương tự như trồng một số loại lan khác như Lan Hồ điệp hay lan Cattleya. Cuốn rễ thành quanh tròn và để vào dưới đáy chậu, cố định thân lan Giáng hương vào dây treo chậu. Khoảng trống giữa gốc nên chen thêm những miếng gỗ mục để cây dựa vào nhau, không bị lắc lư khi tưới nước hay bón phân.

Để chậu ở nơi thoáng mát, tưới nước dạng phun sương mỗi buổi sáng, khoảng 1 tháng sau cây sẽ đâm thêm các nhánh rễ từ cọng rễ chính và bắt đầu sinh trưởng ổn định.

Bố trí các cây lan xung quanh khúc gỗ mà bạn muốn trồng, việc này giúp cho khi cây phát triển ổn định sẽ cho hoa đều quanh thân gỗ vô cùng đẹp mắt. Bạn dùng nilong cột chặt rễ, thân lan vào cây chính, đặt ở nơi thoáng mát và chăm sóc như khi trồng trong chậu. Lưu ý, Giáng hương thuộc nhóm Phong lan, có sức sống mạnh và tự lấy dinh dưỡng từ không khí nên việc bón phân cần thực hiện theo liều lượng nhất định.

Để bón phân cho lan Giáng Hương, bạn nên dùng phân 20.20.20 hòa tan ½ thìa café trong 4 lít nước sạch. Dùng hỗn hợp vừa pha phun đẫm trên lá, rễ định kỳ 15 ngày/ lần vào buổi sáng.

Dùng túi lưới nilon chụp hoa cúc để đựng phân chì tan chậm để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây. Quấn quanh mỗi khúc gỗ trồng Giáng hương từ 5 – 7 túi.

Mùa hoa Giáng hương bắt đầu từ đầu mùa xuân đến hết mùa hè, khi cho hoa cây sẽ tiết ra nhiều dịch trắng, thường thu hút sâu bệnh và côn trùng. Vì vậy bạn cần phun thêm thuốc ngừa bệnh hoặc pha loãng nước tỏi ngâm cho lan.

Lan Giáng hương là loài ưa thích khí hậu có độ ẩm cao, vì vậy bạn nên tưới nước cho cây mỗi ngày. Ở noi có nhiệt độ cao, bạn nên đặt thêm một chậu nước bên dưới để làm tăng độ ẩm trong không khí để lan phát triển tốt.

Khi Giáng hương cho hoa, tránh tưới nước trực tiếp vào các chùm nụ, hoa đang nở rộ để giữ được thời gian tươi lâu hơn.

Bạn đang đọc nội dung bài viết 8 Loại Lan Giáng Hương Phổ Biến Tại Việt Nam trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!