Đề Xuất 6/2023 # 4 Điều Cần Chú Ý Khi Trồng Khổ Qua # Top 11 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # 4 Điều Cần Chú Ý Khi Trồng Khổ Qua # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về 4 Điều Cần Chú Ý Khi Trồng Khổ Qua mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trồng khổ qua nói riêng và tất cả cây trồng nói chung, muốn chúng phát triển tốt cần phải quan tâm đến khâu làm đất, xuống giống, sau đó là quá trình chăm sóc nhằm bổ sung chất dinh dưỡng, phát hiện sâu bệnh kịp thời để cây có đủ điều kiện phát triển tốt nhất.

Trồng khổ qua nói riêng và tất cả cây trồng nói chung, muốn chúng phát triển tốt cần phải quan tâm đến khâu làm đất, xuống giống

1. Hạt giống

Hiện nay trên thị trường đã sản xuất một số loại giống khổ qua lai, tuy nhiên có hai loại chính đó là khổ qua trái xanh và loại khổ qua trái trắng đang được ưa chuộng.

Khổ qua là số một trong những cây trồng phổ biến nhất được ưa chuộng để canh tác ở các vùng khí hậu nhiệt đới. Cây mướp đắng có thể trồng được quanh năm, tuy nhiên thích hợp nhất là vào vụ Đông xuân và vụ Hè thu.

2. Đất trồng khổ qua

Nếu trồng khổ qua ở ruộng với diện tích lớn thì có thể gieo trực tiếp ở ruộng, tuy nhiên sẽ khó chăm sóc trong việc quản lý hạt lên cây, điều này khiến tỉ lệ hạt có thể nảy mầm cao. Vì vậy tốt nhất là bạn nên gieo hạt ở các khay ươm hoặc bầu đất riêng. Sau khi gieo hạt cho cây con khỏe mạnh thì mới mang đi trồng vào ruộng.

 Đất để gieo hạt giống cần phải dùng loại đất sạch, sử dụng loại đất nhiều chất dinh dưỡng. Bạn có thể mua các loại đất hữu cơ có bán ở thị trường như Tribat, Multi, đất sạch… Hoặc nếu sử dụng đất bình thường thì cần phải xử lý đất bằng việc rải vôi trộn vào đất phơi nắng 1 tuần để diệt mầm bệnh có trong đất, sau đó bón lót cho đất gieo bằng tro trấu, mùn cưa hoặc xơ dừa với phân chuồng ủ hoại và phân NPK để tăng cường chất dinh dưỡng cho đất gieo

 3. Phân bón

Khổ qua là loại rau ăn quả, vì thế trong quá trình trồng chúng ta cần phải bón thêm 1 lượng phân dưỡng lá, phân chậm tan ( NPK, DAP, Kali…)  theo tiêu chuẩn trồng rau sạch để cây cho năng suất theo mong muốn.

Giai đoạn sau khi trồng cây con được 1 tuần thì bắt đầu bón thúc lần 1 với hỗn hợp phân đạm, lân và urê pha với nước tưới vào gốc cây để giúp bộ rễ cây sinh trưởng tốt.

Khi cây được 4 – 6 lá thì có thể phun phân bón lá HVP 401.N để kích thích cây phát triển thân lá và rễ. Phun theo quy trình cách 7 – 10 ngày phun 1 lần cho đến khi cây bắt đầu ra hoa thì ngưng phun.

Giai đoạn cây được 20 ngày thì tiếp tục bón thúc lần 2 với lượng phân NPK 16-6-16, đạm và urê để kích thích cây phát triển nhánh. Mỗi lần bón thúc nên làm cỏ và vun đất vào gốc cho cây.

Thời điểm cây trồng được 1 tháng trở đi thì cứ cách 10 ngày cần bón thúc 1 lần với hỗn hợp phân NPK 16-6-16, đạm, kali và urê để tăng cường dưỡng chất nuôi cây ra hoa và cho quả. Có thể sử dụng phân chuồng ủ hoại, phân trùn quế, mùn mục hoặc tro trấu để bón vào gốc cây, tuy nhiên cần lưu ý không được dùng phân tươi để bón cho cây trồng.

4. Bệnh thường gặp trên cây khổ qua

Trồng khổ qua cần chú ý đến một số loại sâu bệnh gây hại thường gặp như sâu xanh, sâu cuốn lá, sâu đục quả, ruồi đục trái,.. Đối với những loại sâu gây hại này thì nên luân phiên sử dụng một trong các loại thuốc như: Atabron 5 EC, Aztron 7000 DBMU, Biocin 16WP, Vibamec, Vertimec 1.8EC, Trigard 75WP, Polytrin P 440EC, Sherpa 20 EC, Sumicidin 10 EC, Cyperan 25 EC để tiêu diệt sâu hại.

Nếu phát hiện trên cây khổ qua có sự tấn công của các loại rầy rệp, bọ trĩ, bọ rùa, nhện đỏ,… thì cần sử dụng một trong các loại thuốc như: Hopsan 50EC, Polytrin, Admire 50EC, Vibamec,Vertimec 1.8EC, DC-Tron plus 98.8EC, Comite 73EC, Cofidor 100Sl, Trebon 30EC, Ortus 5SC, Sherpa, Regent, Sakura,… phun vào mặt dưới lá và trên ngọn cây.

Theo khoahoc.tv

Những Điều Cần Lưu Ý Khi Sử Dụng Phân Bón Qua Lá Cho Cây Trồng

Cung cấp dinh dưỡng qua lá là biện pháp phun một hay nhiều loại phân bón cho cây trồng lên phía trên bề mặt của cây (lá, cuống, hoa, trái) với mục đích nâng cao sự hấp thu dinh dưỡng của cây trồng.

Để sử dụng phân bón lá một cách hợp lý và hiệu quả, chúng ta cần phải hiểu rõ được cách thức này.

1. Những trường hợp cần phun phân bón lá

1.1 Đất có dưỡng chất hữu dụng thấp

Ở đất đá vôi có lượng sắt hữu dụng thấp và thiếu sắt phổ biến ở cây trồng trên đất này. Trên loại đất này thì phun dinh dưỡng qua lá sẽ có hiệu quả hơn là bón vào đất. Đây cũng là phương pháp làm giảm tính độc của Mn.

Trong đất có pH cao, nhiều hữu cơ, thiếu Mn có thể khắc phục bằng cách phun phân bón lá có chứa Mn.

Trong đất có acid thì Mo bị cố định, việc phun phân bón lá có chứa Mo sẽ hữu hiệu hơn là bón Mo vào đất.

1.2 Lớp đất mặt bị khô

Ở vùng đất khô hạn, lớp đất mặt bị thiếu nước sẽ làm giảm hữu dụng các dưỡng chất trong suốt thời gián inh trưởng của cây. Trong điều kiện này, việc bón dinh dưỡng vào đất ít hiệu quả hơn so với việc phun qua lá.

1.3 Rễ giảm hoạt động trong thời kỳ sinh sản

Rễ giảm hấp thu dinh dưỡng vào thời điểm bắt đầu giai đoạn sinh sản. Phun dinh dưỡng qua lá có thể bù đắp cho sự thiếu dinh dưỡng này.

Ở những thời điểm quan trọng này thì việc cung cấp dinh dưỡng qua lá giúp cây trồng đạt năng suất cao hơn, đặc biệt là tránh trường hợp cách vụ hay suy kiệt cây mẹ vẫn đảm bảo được sức khỏe cho những vụ sản xuất sau ở những cây đa niên.

1.4 Cây ngập úng, rễ tổn thương

Khi rễ cây gặp tình trạng bị ứ nước, yếm khí khiến rễ không thể hô hấp, dần dần bị thối không hút được nước và dinh dưỡng nuôi cây thì việc cung cấp phân bón qua lá ở thời điểm này là rất cần thiết.

Rễ cây bị tổn thương do côn trùng, nấm bệnh tấn công hoặc tổn thương cơ học (do xới xáo khi chăm bón làm đứt rễ), ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi chất của cây thì có thể cung cấp dinh dưỡng qua lá.

1.5 Đất nhiễm mặn

Đất bị nhiễm mặn ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sinh lý của cây. Cây không thể hút khoáng, nước khiến cây không thể sinh trưởng. Do đó cần phun phân bón lá vào thời điểm này cho cây.

1.6 Gia tăng hàm lượng Ca cho trái

Sự rối loạn Ca phổ biến ở nhiều loại cây trồng. Nhưng do tính di động của ca bị giới hạn nên cần phun nhiều lần và phun thẳng lên trái.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hấp thu dinh dưỡng qua lá

2.1 Giống cây trồng

Cách thức và mức độ hấp thu dinh dưỡng khoáng ở mỗi loại cây, giống cây là khác nhau. Do đó, tùy vào đối tượng cây trồng mà chúng ta lựa chọn hình thức cung cấp dinh dưỡng khoáng phù hợp.

2.2 Độ non hay già của lá

Mức độ hấp thu dinh dưỡng khoáng qua lá thường bị giảm theo tuổi của lá. Lá càng già thì khả năng hấp thu dinh dưỡng càng kém. Do đó chúng ta cần chọn thời điểm phun phân bón lá. Phun khi cây có diện tích lá non lớn và hiệu suất hoạt động cao thì tốc độ hấp thu dinh dưỡng qua lá tốt nhất.

Ví dụ: Trên cây ăn trái, phun phân bón lá vào thời điểm khi lá trên đọt non đang chuyển sang giai đoạn lá lục.

Trên cây lúa phun vào thời điểm cây xuất hiện lá cờ.

Tổng lượng hấp thu dinh dưỡng khoáng của cây trong giai đoạn này lớn và mang lại hiệu quả tốt nhất cho cây.

2.3 Cấu trúc bề mặt của lá

Bề mặt lá ở mỗi cây trồng đều khác nhau. Chúng có thể có lông hay không có lông, có hay không có lớp sáp và lớp sáp dày hay mỏng.

Tùy theo tuổi của lá, loại cây và điều kiện môi trường sống và cấu trúc hay thành phần này sẽ khác nhau. Những loại cây có lông, lớp sáp dày thường khó hấp thu dinh dưỡng qua lá.

Bên cạnh đó, bề mặt dưới lá của cây hai lá mầm hấp thu dinh dưỡng khoáng mạnh hơn mặt trên của lá nên cần tập trung phun vào bề mặt dưới lá. Ngược lại, các đối tượng cây một lá mầm như cây lúa, cây bắp thì cần phun đều cả hai mặt lá.

2.4 Tình trạng dinh dưỡng của cây

Đáp ứng của cây đối với dưỡng chất phun lên lá cũng tùy thuộc vào điều kiện đủ hay thiếu dưỡng chất trong cây (tình trạng của dưỡng chất đó là những chất đó có tác động tương trợ hay đối kháng với dưỡng chất đó trong cây).

Lá cây có thể hấp thu chọn lọc các chất dinh dưỡng tùy thuộc vào nhu cầu của chúng. Cần căn cứ vào điều kiện thực tế sản xuất mà lựa chọn phương pháp cung cấp dinh dưỡng khoáng phù hợp.

Nhận định tình trạng thiếu thừa dinh dưỡng cây dựa vào tình trạng đất, điều kiện thời tiết và biểu hiện của cây, cũng như các biện pháp canh tác đã áp dụng. Hạn chế trường hợp vừa mới bón phân loại dưỡng chất khoáng đó ở rễ mà vẫn phun thêm trên lá, nhất là đối với phân đạm.

2.5 Yếu tố môi trường ngoại cảnh xung quanh cây trồng

Ba yếu tố ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và có ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Sự hấp thu dinh dưỡng qua lá tốt nhất khi ánh sáng tương đối, độ ẩm phù hợp, nhiệt độ tối hảo (ở mức 15 – 30 o C). Ngoài ra các yếu tố này còn ảnh hưởng đến sự phát triển độ dày của lớp sáp trên lá, ánh sáng càng cao làm cho lớp sáp càng dày, lá khó hấp thu dinh dưỡng hơn.

Cần căn cứ vào đặc tính của cây và tính hình ngoại cảnh để chọn thời điểm phun cho phù hợp, tránh ánh nắng gay gắt, nhiệt độ, độ ẩm quá cao hay quá thấp. Có thể chọn thời điểm phun vào lúc trời mát. Thường vào khoảng 9-10 giờ sáng hoặc 2-3 giờ chiều vào mùa mưa và 7-8 giờ sáng hoặc 4-5 giờ chiều vào mùa khô.

Gió mưa: Có thể có các tác động cơ học và vật lý làm lá cây tổn thương, giọt dung dịch dinh dưỡng bị rơi, mau khô hay bị pha loãng, rửa trôi. Ảnh hưởng đến khả năng tiếp xúc của dung dịch với lá cây. Nên cần hạn chế phun phân bón lá vào thời điểm mưa gió lớn.

Ô nhiễm không khí: Khi bụi bám đầy trên những mặt lá sẽ hạn chế sự trao đổi chất của lá với bên ngoài.

3. Những lưu ý khi sử dụng phân bón lá

Cung cấp dinh dưỡng qua lá không phải là phương pháp chính cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Nó là phương pháp hỗ trợ thêm cho hình thức cung cấp qua rễ.

Mỗi loại phân bón lá có thành phần và tỉ lệ các chất khác nhau, thích hợp với mỗi loại cây trồng, mỗi giai đoạn phát triển của cây và mục đích sử dụng khác nhau.

Có thể phun nhiều lần trong vòng đời cây trồng, phun vào các giai đoạn thật sự cần thiết. Thời gian và số lần phun cũng phải theo hướng dẫn, không lạm dụng quá mức có thể gây hại cây hoặc giảm chất lượng nông sản.

Không nên sử dụng phân bón lá khi cây đang nở hoa, thời tiết quá nóng hoặc mưa, gió lớn.

7 Yếu Tố Cần Chú Ý Khi Chăm Sóc Cây Cảnh Mùa Đông

Mùa đông, ngoài yếu tố ánh sáng mặt trời, đặc trưng của không khí lạnh ở miền Bắc lại kèm theo độ ẩm thấp, là nguyên nhân chính gây nên tình trạng sâu bệnh, khiến cây kém thích nghi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Vậy nên trong những ngày này, bạn phải tìm cách tăng độ ẩm cho cây, bằng cánh phun nước dạng hơi sương cho cây cối trong nhà ít nhất 2 lần trong ngày, sáng và tối. Cây cối được bổ sung độ ẩm sẽ tránh được các hiện tượng héo úa, vàng vọt, khô rễ… Một mẹo khác là bạn hãy sử dụng máy phun sương tạo ẩm trong nhà vào mùa đông, vừa cung cấp độ ẩm cho không khí trong nhà tốt cho da người, vừa có tác dụng tốt đến cây cối.

Bón phân theo định kỳ là công việc không cần nhắc nhở khi trồng cây cảnh trang trí nhà , dù ở mùa nào trong năm. Trong mùa đông, bạn phải bón phân với liều lượng gấp rưỡi so với mùa hè cho cây cảnh hơn để cây có đủ sức khỏe chống chọi với giá lạnh. Bón phân giúp rễ cây khỏe mạnh, đủ sức nuôi dưỡng toàn bộ thân lá cành phía trên, đặc biệt là những loại cây nở hoa. Tuy nhiên, bạn lại phải giảm số lần bón phân xuống hoặc bón định kỳ. Với những loài cây dẻo dai thì có thể ngừng hẳn cũng được. Bởi bón phân kích thích mạnh việc cây phát triển. Và chúng phát triển với tốc độ nhanh chóng trong những ngày không thuận lợi về thời tiết dễ khiến cây bị chết sau một thời gian ngắn.

5 Tìm vị trí đặt cây thích hợp

Nếu như mùa hè, xuân, cây cảnh sẽ được đặt ở khung cửa sổ hay ban công, nơi có nhiều nhất nắng và gió. Mùa đông thì bạn lại nên đặt cây cảnh ở bàn trà, bàn học, bàn bếp hay ở kệ trang trí, và kèm theo ánh đèn sưởi ấm cho cây. Cây cảnh không thích hợp với mưa phùn gió bấc. Nếu bạn vẫn thích đặt cây cảnh bên ô cửa sổ, thì cần đảm bảo việc gắn đèn phía trên cửa chiếu xuống cây và đóng cửa sổ trong những ngày dự báo sẽ có gió mưa thất thường.

Tùy từng loại cây cảnh, với những chậu cây nhỏ, bạn có thể dọn dẹp phía dưới gốc cây và nhặt đi những chiếc lá chuẩn bị úa vàng. Với loại cây cảnh có kích thước lớn hơn, bạn nên xem xét cắt tỉa chúng trong những ngày nắng ấm của mùa đông. Việc cắt tỉa định kỳ không chỉ giúp cây cối có kiểu dáng đẹp hơn, mà còn giúp cây phát triển an toàn, tránh được nhiều sâu bệnh trong mùa đông.

Xới đất thường xuyên sẽ giúp rễ cây dễ thở hơn,cũng giúp cây cảnh trong nhà dễ hấp thụ được phân bón, nước và không khí. Hãy dành một chút thời gian để chăm sóc cho những chậu cây trong nhà của bạn khi mùa đông đến, để cây có thể mang lại niềm vui, lan tỏa sức sống cho mọi người trong những ngày không khí ảm đạm.

7 yếu tố cần chú ý khi chăm sóc cây cảnh mùa đông Cây cảnh trang trí nhà

Đăng bởi Bichvan

Tags: Cẩm nang trồng trọt, cây cảnh, chăm sóc cây cảnh, trang trí nhà, trồng cây cảnh

Cần Lưu Ý Điều Gì Khi Trồng Ớt Chỉ Thiên Trong Chậu?

Ớt chỉ thiên VG36 là giống ớt rất cay. Nhưng lại có rất nhiều người yêu thích và lựa chọn trồng ngay tại nhà để tiện cho việc sử dụng bởi ớt rất dễ trồng và không kén đất trồng. Vậy để trồng ớt chỉ thiên trong chậu cho năng suất cao thì bạn cần lưu ý những gì?

Những trái ớt đỏ tươi, đặc biệt là giống ớt chỉ thiên tuy cay nhưng lại là món không thể thiếu trong những bữa ăn của gia đình người Việt. Chính vì vậy, các gia đình hiện đại ngày nay khi có mảnh sân nhỏ ngoài vườn, thì đều lựa chọn trồng rau củ quả tại nhà để đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn, sạch sẽ mà có thể thu hoạch và dùng ngay khi nào cần thiết. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn trồng ớt chỉ thiên trong chậu tại nhà cho mục đích trên nếu bạn áp dụng đúng những hướng dẫn sau:

Tóm tắt nội dung bài viết

Trồng ớt chỉ thiên trong chậu nhà rất đơn giản, bạn chỉ cần có đất sạch, phân hữu cơ (phân dơi Vietgro):

Bạn bỏ đất vào chậu và tiến hành làm sạch cỏ – bón vôi – cày đất – phơi ải từ 7-10 ngày. Mục đích để giúp đất tơi xốp, tăng độ PH, diệt trừ sâu hại và nấm bệnh trong đất.

Sau đó, bạn bón phân hữu cơ vào để bổ sung thêm dưỡng chất cho đất.

Ngâm – ủ hạt giống: ngâm hạt giống ớt chỉ thiên Vietgro trong nước khoảng 1 đêm, sau đó đem ủ trong khăn vải ấm thêm 3-4 ngày cho hạt mọc mầm.

Bạn lấy hạt mọc mầm đó đem rải lên phần đất đã chuẩn bị trong chậu, phủ một lớp đất bột mỏng, phủ một lớp trấu hay rơm rạ và tưới nước để giữ ẩm.

Tưới nước: Vào mùa mưa cần đảm bảo thoát nước tốt, còn mùa nắng phải tưới nước đầy đủ. Bạn nên tưới nước 1-2 lần/ngày (vào sáng sớm và chiều mát).

Tỉa nhánh: Khi cây ớt lên cao hơn 20cm tiến hành tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng. Lưu ý: nên tỉa cành lúc nắng ráo.

Làm giàn: Việc này sẽ giúp giữ cho cây đứng vững, chống đổ ngã và dễ thu trái. Bạn tiến hành cắm 1-2 cây tre theo những nhánh cây lớn và dùng dây buộc lại để giữ cây đứng thẳng.

Khi tiến hành trồng ớt chỉ thiên trong chậu, bạn nên sử dụng các loại phân hữu cơ để bón và tiến hành bón vào 3 thời điểm sau:

Bạn có thể thu hoạch ớt sau 35-40 ngày sau khi trổ hoa hoặc khi trái bắt đầu chuyển màu vàng, đỏ.

Nên ngắt cả cuống trái, tránh làm gãy nhánh.

Nếu bạn chăm sóc tốt khi trồng ớt chỉ thiên trong chậu thì có thể thu hoạch ớt cách 1-2 ngày/1 lần và kéo dài hơn 2 tháng.

Bạn đang đọc nội dung bài viết 4 Điều Cần Chú Ý Khi Trồng Khổ Qua trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!