Đề Xuất 5/2023 # 13 Nguyên Tố Dinh Dưỡng Thiết Yếu Cho Cây Lúa # Top 13 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 5/2023 # 13 Nguyên Tố Dinh Dưỡng Thiết Yếu Cho Cây Lúa # Top 13 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về 13 Nguyên Tố Dinh Dưỡng Thiết Yếu Cho Cây Lúa mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Từ lâu các nhà khoa học đã xác định được 13 nguyên tố dinh dưỡng được coi là thiết yếu cần được cung cấp qua phân bón cho cây trồng.

Dựa vào số lượng cây lúa cần sử dụng người ta chia các nguyên tố thiết yếu thành 3 nhóm: Đa lượng, trung lượng, vi lượng.

Nhóm nguyên tố dinh dưỡng cây cần nhiều được gọi là đa lượng gồm đạm (N), lân (P), kali (K), nhóm nguyên tố dinh dưỡng cây cần trung bình được gọi là trung lượng gồm có canxi (Ca), magie (Mg), silic (Si), lưu huỳnh (S), nhóm nguyên tố dinh dưỡng cây cần ít được gọi là vi lượng gồm có 6 nguyên tố: Sắt (Fe), kẽm (Zn), man gan (Mn), đồng (Cu), bo (B), mô líp đen (Mo).

– Vai trò của canxi: Canxi là một thành phần thiết yếu cấu tạo của tế bào, giúp cho sự hình thành và phát triển rễ, canxi làm tăng hoạt tính của một số men, trung hòa các axit hữu cơ trong cây giúp cho sự đồng hóa đạm nitrat và vận chuyển đường đến hạt của cây lúa, canxi còn giúp cho cây lúa chịu úng, khi bón canxi vào đất vai trò đầu tiên là làm giảm độc hại của Fe, Al.

– Vai trò của magie (Mg): Là thành phần cấu tạo diệp lục, nâng cao hiệu suất quang hợp, tổng hợp gluxit trong cây, tham gia vào nhiều loại men, hợp protein cho hạt, Mg giữ cho độ pH trong tế bào của cây ở phạm vi thích hợp, tạo điều kiện tốt cho các quá trình sinh học để tổng hợp dinh dưỡng.

– Vai trò của lưu huỳnh (S): Tham gia trong quá trình hình thành các axit amin, protein, xúc tiến nhiều quá trình sinh học trong cây như quang hợp, hô hấp, xúc tiến quá trình chín của hạt.

– Vai trò của silic (Si): Si khi phân tích trong cây lúa ta thấy, 1 tấn thóc cây lúa hút khoảng 15 – 20 kg N thì có đến 80 kg SiO2, như vậy cây lúa hút Si nhiều hơn gấp 4 lần đạm. Si có vai trò đặc biệt để hình thành lông, gai ở bẹ và thân lá lúa, làm tăng khả năng chống đổ ngã, chống sự thâm nhập của sâu bệnh.

– Vai trò của các nguyên tố vi lượng (Fe, Zn, Mn, Cu, B và Mo) các nguyên tố vi lượng có vai trò đặc biệt quan trọng tham gia vào hoạt động của các men để hình thành các vitamin, khoáng hòa tan, tổng hợp dinh dưỡng dự trữ vào hạt làm tăng hương vị, chất lượng cho hạt gạo, giảm gạo gẫy tăng độ bóng, độ trong của hạt gạo, tăng mùi thơm, tăng độ dẻo, tăng giá trị nông sản.

– Phân lân Văn Điển ngoài lân dễ tiêu (P2O5) = 16%, còn có hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng trung lượng là canxi 28 – 30%, magie 15 – 17%, silic 24 – 30% cùng các chất vi lượng: Sắt 4%, đồng 0,02%, kẽm 0,02%, bo 0,04%, mô líp đen 0,02% và mangan 0,02%.

Tổng hàm lượng các chất dinh dưỡng trung vi lượng lên đến 72% với cây lúa trên các loại đất không phải là đất phèn thì chỉ cần bón 400 – 500 kg/ha là thỏa mãn đủ lân, canxi, magie, silic và 6 chất vi lượng.

Còn trên đất phèn, phèn mặn thì lượng bón cao hơn từ 600 – 700 kg/ha, đã thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cho cây lúa.

– Phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển ngoài 3 chất dinh dưỡng đa lượng NPK còn chứa 10 nguyên tố dinh dưỡng trung vi lượng: Canxi, magie, silic, lưu huỳnh, sắt, kẽm, đồng, bo, mô líp đen, mangan.

Gồm phân chuyên dùng bón lót trước khi cấy hoặc gieo sạ có các dòng sản phẩm: ĐYT NPK 5.10.3, ĐYT NPK 6.11.2, ĐYT NPK 10.12.5. Các loại này có hàm lượng dinh dưỡng trung vi lượng chiếm đến 48%, với lượng bón lót từ 700 – 800 kg/ha đối với ĐYT NPK 5.10.3 hoặc 6.11.2.

Hoặc bón 500 – 600 kg/ha đối với ĐYT NPK 10.12.5 là thỏa mãn tất cả các chất đa trung vi lượng cho cây lúa trong thời kỳ làm đòng.

Phân chuyên dùng bón thúc đẻ nhánh có các dòng sản phẩm ĐYT NPK 16.5.17, ĐYT NPK 12.8.12 chứa các chất trung vi lượng từ 22 – 40% tùy theo từng loại. Với định mức bón 360 – 400 kg/ha ĐYT NPK 16.5.17 hoặc bón 450 – 500 kg/ha ĐYT NPK 12.8.12 là cây lúa thỏa mãn tất cả nhu cầu dinh dưỡng để đẻ nhánh.

Thực tế nhiều năm qua cho thấy phân bón Văn Điển đã được bà con nông dân cả nước tin dùng và mang lại hiệu quả. Hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật, giảm ô nhiễm môi trường, tăng năng suất, tăng chất lượng gạo, giảm chi phí đầu tư.

Phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển ngoài 3 chất dinh dưỡng đa lượng NPK còn chứa 10 nguyên tố dinh dưỡng trung vi lượng: Canxi, magie, silic, lưu huỳnh, sắt, kẽm, đồng, bo, mô líp đen, mangan.

↔ Bảng giá sản phẩm : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon

↔ Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng

↔ Điện thoại : 023.688.4489, 023.688.5174 Fax: 023.688.4277

↔ E-mail : vandienfmp@gmail.com

↔ Liên hệ fanpage công ty : https://www.facebook.com/vandienfmp.vn/

Yếu Tố Trung Lượng Thiết Yếu Cho Cây Trồng

Tên gọi chung của các loại phân cung cấp Mg2+ cho cây trồng

Hàm lượng magiê trong cây gần bằng lưu huỳnh và cao hơn lân. Số lượng magiê trong một tấn thóc còn cao hơn lưu huỳnh. 1 tấn thóc chứa 3.99kg MgO. Trong 1 tấn lua mì có 2kg MgO và nếu tính cả rơm rạ là 3.5 kg MgO.

vai trò của Magiê vừa là vai trò của yếu tố cấu tạo (cấu tạo nên sắc tố) vừa là yếu tố gây tác động đến các quá trình chuyển hóa như các vi lượng. Nó là thành phần của các enzim hoặc có tác dụng xúc tác hoạt động của các enzim. Vì vậy yếu tố magiê thường được đưa vào hỗn hợp các phân vi lượng, Trong trường hợp này nó nên được xem là loại phân sinh hóa.

Các tác dụng chính của Magiê đến đời sống cây trồng có thể kể ra như sau:

1. Là thành phần cấu tạo của Clorofin, và của các xantofin và caroten, do đó ảnh hưởng đến hoạt động quang hợp và tính chống chịu và chất lượng sản phẩm.

2. Ảnh hưởng đến sự tạo thành gluxit, các chất béo, protit do tác động đến quá trình vận chuyển lân trong cây.

3, Ảnh hưởng đến quá trình hút lân, vận chuyển lân và tạo thành các hợp chất lân dự trữ như estephotphoric, phytin

4. Ảnh hưởng đến sự tạo thành các lipit. Hiện tượng này có thể do tác động đến sự vận chuyện các hợp chất có chứa lân

5. Magiê làm tăng tính trương nước của tế bào do đó tăng tính giữ nước của tế bào giúp cho cây chống hạn.

6. Magiê có tác dụng đối kháng với các cation khác (Ca++, NH4++, K++…) do đó giữ được pH thích hợp trong cây giúp chây chịu chua

7. Một tác dụng đáng chú ý của Magiê là tạo được sự cân đối với Ca, làm cho chất lượng của sản phẩm chăn nuôi tốt hơn trách nhiệm tránh bệnh uốn ván do cỏ.

Magiê giúp cho sự vận chuyển đường bột về các cơ quan dự trữ của cây vì vậy cung cấp đủ Magiê là cho củ hạt nhiều bột, mía nhiều đường, quả ngọt hơn. Magiê làm tăng hiệu quả phân lân và phân đạm, tăng sự tổng hợp protein trong hạt các cây họ đâu, Magiê cần cho sự hình thành chất béo, có lợi cho cây lấy dầu (lạc, vừng, đậu tương, cọ dầu, dừa…). Magiê cần cho sự hình thành tinh dầu có lợi cho cây lấy tinh dầu (bạc hà, sả, cà phê, chè, ca cao). Magiê cần cho sự hình thànhnhựa mù (cao su, thông nhựa sơn). Tỷ lệ Magiê cao trong hạt củ quả và thức ăn gia súc làm cho giá trị nuôi dưỡng người và gia súc tăng lên.

Người ta đã phát hiện hiện tượng cỏ chăn nuôi thiếu Magiê do nhiều năm bón Kali gây ra bệnh uốn ván cho bò cừu và các loại ăn cỏ đó.

Magiê có ảnh hưởng đến chất lượng lá dâu cho tằm ăn. Dau được bón đủ magiê lá dày hơn, tằm ăn ít bệnh, dày kén, tơ dài và bền hơn.

Hiện tượng thiếu Magiê thường biểu hiện trước tiên ở các lá già. Lá bị mất màu xanh. Phần thịt lá mất màu trước. Không giống như thiếu Kali, sự mất màu xanh bắt đầu ở mép lá, sự mất màu xanh do thiếu Magiê xuất hiện trước tiên ở phần thịt giữa các gân lá tạo thành các đốm vàng rất rõ. Sau một thời gian phần đó chết đi và lá rụng sớm. Hiện tượng lan dần lên các lá phía trên nếu thiếu trầm trọng. Đốm vàng là do sự tạo thành anthoxyan, nên nhiều khi lá chuyển sang màu vàng đỏ. Đối với cây dứa thiếu Magiê, các lá phía dưới xuất hiện màu vàng, sau đó lá héo queo như bị luộc, vì vậy được gọi là bệnh luộc lá dứa. Bệnh này thwòng xuất hiện trong mùa rét và khô hanh, có thể do điều kiện rét và khô hanh làm cho sự hút magiê khó khăn hơn và hoạt động các enzym yếu đi. Đối với cây ngô, mép lá cây thiếu magiê hơi gợn sóng và giữa các gân lá thứ cấp vẫn có màu vàng, tọa thành các sọc xanh vàng rất rõ.

Đối với lạc và đậu tương, gân lá nhỏ nên hiện tượng vàng gần như toàn lá, và chỉ có những vết hoại thư trên lá biểu hiện rõ.

Hiện tượng thiếu Magiê thường xuất hiện ở giai đoạn cuối của cây.

Cần chú ý bảo đảm nhu cầu Magiê cho các loại cây sau đây:

1. Cây hòa thảo: ngô, lúa, lúa mì

2. Cây học cà: cà chua, khoai tây

3. Cây họ thập tự

4. Cây họ đậu

5. Cây ăn quả: dứa, cam quýt, nho

6. Cây lấy tinh dầu và nhựa mủ.

 

Độ dinh dưỡng của phân Magie được đánh giá bằng hàm lượng %MgO trong phân.

Magiê (Mg) là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho thực vật, là thành phần quan trọng của clorophyll và đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp.

Ở thực vật, Mg được hấp thụ ở dạng ion Mg2+. Giống như canxi (Ca2+), Mg tới các rễ cây do di chuyển theo trọng lượng và khuếch tán. Lượng Mg do các cây trồng hấp thụ thường ít hơn Ca hoặc K. Mg trong các phân tử clorophyll chiếm khoảng 10% tổng Mg ở lá. Hầu hết Mg ở cây trồng đều nằm trong nhựa cây và tế bào chất.

Cấu tạo clorophyll (diệp lục)

Mg được phân loại như một chất dinh dưỡng trung lượng. Mg thực hiện một số chức năng điều chỉnh, hóa sinh và sinh lý trong thực vật như: Hình thành clorophyll, kích hoạt của enzym, tổng hợp protein và hình thành nhiễm sắc thể, chuyển hóa hyđrat cacbon và vận chuyển năng lượng.

Ngoài ra, Mg còn hoạt động như một chất xúc tác trong các phản ứng khử oxy hóa trong các mô thực vật. Nó cũng hỗ trợ hoạt động của sắt (Fe) và giúp các thực vật chống lại tác động có hại của quá trình thông khí kém. Bằng cách sử dụng một tác động tích cực dựa vào các màng tế bào và các màng thấm, Mg có thể làm tăng khả năng chống lại khô hạn và bệnh tật của cây trồng.

 

Các loại phân và hợp chất chứa Magie

 

1. Phân lân nung chảy (Văn Điển, Ninh Bình) chứa 15 – 17% MgO.

 

 

Như vậy bón 60kg/ha P2O5 (360kg phân) có thể cung cấp cho cây 54 kg MgO một lượng MgO đủ để đảm bảo cân bằng magie.

 

2. Photphat cứt sắt (photphat xỉ lò) có 2-5% MgO

 

Phân bón phốt phát từ xỉ lò được sử dụng trong nông nghiệp ở một số quốc gia.

Bảng Thành phần của xỉ cơ bản: P2O5: 15 – 20%; Al2O3: 0.5 – 2.5%; CaO: 42 – 50%; Fe2O3: 9 – 13%; SiO2: 4 – 6%; MnO: 3 – 6%; MgO: 2 – 5%

 

3. Phân sunphat kali – magiê chứa 5 – 10% MgO

 

Các dạng khoáng vật bao gồm:

§     Kainit: MgSO4• KCl• H2O (19% K2O; 12,9% S; 9,7% MgO)

§     Schönit: K2SO4 • MgSO4 • 6 H2O

§     Leonit: K2SO4 • MgSO4 • 4 H2O

§     Langbeinit: K2SO4 • 2 MgSO4

§     Glaserit: K3Na(SO4)2

§     Polyhalit: K2SO4 • MgSO4 • 2 CaSO4 • 2 H2O

 

 

4. Dolomite và dolomite nung

 

Dolomite là loại đá vôi có khá nhiều ở nước ta. Tỷ lệ magie trong dolomite nước ta trình bày trong bảng sau:

 

Tỷ lệ %

CaO/MgO

CaO

MgO

Đá vôi dolomite A

54,7 – 42,4

0,9 – 9,3

90/10

Đá vôi dolomite B

42,4 – 31,6

9,3 – 17,6

75/25

Dolomite

31,6 – 30,2

17,6 – 20

60/40

Đá vôi

56,1 – 54,7

0 – 0,9

 

 

Có thể dùng  ở dạng MgO (dolomite nung) hay MgCO3 (dolomite nghiền). Tỷ lệ MgO trong dolomite nung cao hơn dolomite nghiền. Tỷ lệ MgO trong một số dolomite nung như sau:

Nung từ dolomite: 29,3 – 33,3% MgO

Nung từ đá vôi dolomite A 1,5 – 5,5% MgO

Nung từ đá vôi dolomite B 15,5 – 29,3 MgO

 

5. Secpentin

 

6. Phân borat magiê (admontit) chứa 19% Mg

Admontit là một khoáng vật borat magie với công thức hóa học MgB6O10·7H2O. Nó được đặt theo tênAdmont, Úc. Khoáng vật này có độ cứng 2 đến 3.

 

7. Quặng Dunit và Kiserit.

Dunit Mg2SiO4 + Fe2SiO4 là loại quặng chứa 24-28% MgO 35-39% SiO2 và 3-8% FeO.

Mg2SiO4 không hòa tan trong nước, nhưng Mg có thể trao đổi với ion H trong phức hệ hấp thu, vừa khử chua vừa làm giàu Mg.

4.H2O) và magie sunphat (MgSO4.7H2O) là hai loại muối hòa tan.

Kiserit (MgSO.HO) và(MgSO.7HO) là hai loại muối hòa tan.

Trong Kiserit có chứa 29,13% MgO, magie sunphat có chứa 16,2% MgO.

 

8. Phân Magie Chelate (EDTA-Mg-6)

Tên hóa học:

Ethylenediaminetetraacetic acid, Magnesium – Disodium complex, Magnesium sodium ethylenediaminetetraacetate

EDTA-MgNa2

Công thức phân tử: C10H12N2O8MgNa2

Khối lượng phân tử: 358.52

pH = 6.5 – 7.5

Hoa Lan: Dinh Dưỡng Nào Cần Thiết Để Cây Khỏe Đẹp

Hoa lan cần những dinh dưỡng nào?

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với hoa lan, nhất là đối với việc trồng qui mô lớn, khai thác hàng hoá. Khi hoa lan đầy đủ dinh dưỡng, cây sinh trưởng và phát triển tốt, cây ra nhiều hoa, hoa to, bền. Khi cây thiếu dinh dưỡng thì còi cọc, kém phát triển, không hoặc ít có hoa.

Cây hoa lan cần 13 chất dinh dưỡng khoáng, thuộc nhóm đa, trung và vi lượng. Dinh dưỡng đa lượng gồm Đạm (N), Lân (P) và Kali (K). Dinh dưỡng trung lượng gồm Lưu huỳnh (S), Magiê (Mg) và Canxi (Ca). Dinh dưỡng vi lượng gồm Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Bo (B), Molypđen (Mo) và Clo (Cl).https://caykieng.farmvina.com/ky-thuat-trong-hoa-lan/

Các triệu chứng biểu hiện của cây khi thừa, thiếu dinh dưỡng:

Thiếu đạm: Cây còi cọc, ít ra lá, ra chồi mới, lá dần chuyển màu vàng theo qui luật lá già vàng trước, lá non sau. Rễ mọc ra nhiều nhưng cằn cõi, cây khó ra hoa.

Thừa đạm: Thân lá xanh mướt nhưng mềm yếu, dễ đổ ngã và sâu bệnh hại, đầu rễ chuyển sang màu xám đen, cây khó ra hoa.

Thiếu lân: Cây còi cọc, lá nhỏ, ngắn, chuyển sang xanh đậm, rễ không trắng sáng mà chuyển sang màu xám đen, cây không ra hoa.

Thừa lân: Cây thấp, lá dày, ra hoa sớm nhưng hoa ngắn, nhỏ và xấu, cây mất sức rất nhanh sau khi ra hoa và khó phục hồi. Thừa lân thường dẫn đến thiếu kẽm, sắt và Mangan.

Thiếu Kali: Cây kém phát triển, lá già vàng dần từ 2 mép lá và chóp lá, sau đó lan dần vào trong; lá đôi khi bị xoắn lại, cây mềm yếu dễ bị sâu bệnh tấn công, cây chậm ra hoa, hoa nhỏ, màu sắc không tươi và dễ bị dập nát.

Thừa Kali: Thân, lá không mỡ màng, lá nhỏ. Thừa Kali dễ dẫn đến thiếu Magiê và Canxi.

Thiếu Lưu huỳnh: Lá non chuyển sang màu vàng nhạt, cây còi cọc, kém phát triển, sinh trưởng của chồi bị hạn chế, số hoa giảm.

Thiếu Magiê: Thân, lá èo uột, xuất hiện dải màu vàng ở phần thịt của các lá già trong khi 2 bên gân chính vẫn còn xanh do diệp lục tố tạo thành không đầy đủ, cây dễ bị sâu bệnh và khó nở hoa.

Thiếu Canxi: Cây kém phát triển, rễ nhỏ và ngắn, thân mềm, lá nhỏ, cây yếu, dễ bị đổ ngã và sâu bệnh tấn công.

Thiếu Kẽm: Xuất hiện các đốm nhỏ rải rác hay các vệt sọc màu vàng nhạt chủ yếu trên các lá đã trưởng thành, các lá non trở nên ngắn, hẹp và mọc sít nhau, các đốt mắt ngọn ngắn lại, cây thấp, rất khó ra hoa.

Thiếu Đồng: Xuất hiện các đốm màu vàng và quăn phiến lá, đầu là chuyển trắng, số hoa hình thành ít, cây yếu, dễ bị nấm bệnh tấn công.

Thiếu Sắt: Các lá non úa vàng sau đó chuyển sang trắng nhạt, cây còi cọc, ít hoa và dễ bị sâu bệnh tấn công.

Thiếu Mangan: Uá vàng giữa các gân của lá non, đặc trưng là sự xuất hiện của các đốm vàng và hoại tử, các đốm này xuất hiện từ cuống lá non sau lan ra cả lá, cây còi cọc, chậm phát triển.

Thiếu Bo: Lá dày, đôi khi bị cong lên và dòn, cây còi cọc, dễ bị chết khô đỉnh sinh trưởng, rễ còi cọc, số nụ ít, hoa dễ bị rụng, không thơm và nhanh tàn.

Thiếu Molypden: Xuất hiện đốm vàng ở giữa các gân của những lá dưới, nếu thiếu nặng, các đốm này lan rộng và khô, mép lá cũng khô dần, cây kém phát triển.

Thiếu Clo: Xuất hiện các vệt úa vàng trên các lá trưởng thành, sau đó chuyển sang màu đồng thau, cây còi cọc, kém phát triển.

Cây hoa lan rất cần phân bón nhưng không cần nồng độ dinh dưỡng cao. Vì vậy, việc bón phân cho cây lan phải thực hiện thường xuyên và tốt nhất là bằng cách phun qua lá. Phân bón cho lan phải chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng với thành phần và tỉ lệ phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây. Nguyên tắc chung là lan trong thời kỳ sinh trưởng thân, lá mạnh nên cần hàm lượng đạm cao; hạm lượng lân và kali thấp. Trước khi cây ra hoa cần hạm lượng lân và kali cao, đạm thấp; trong khi cây nở hoa cần Kali cao, đạm và lân thấp.

Các loại phân bón thường sử dụng cho lan là Growmore, Miracrle, HVP, Phân bón đầu trâu, Dynamic, phân cá (Fish emulsion),… Bên cạnh đó, có thể sử dụng nguồn phân hữu cơ sẵn có để ngâm ủ rồi sử dụng như bánh dầu, phân chuồng, xác bã động vật (có bổ sung EM để mau phân hủy và ít có mùi hôi).

Dinh Dưỡng Cho Cây Thủy Sinh

Một bài viết của tác giả vnreddevil (diendancacanh.com) với những kiến thức quý báu mà bouaqua muốn giới thiệu tới các độc giả. Do bài viết hơi dài, bouaqua xin phép được biên tập lại chút đỉnh để các bạn tiện theo dõi.

Cây thủy sinh cần chất hữu cơ và chất khoáng để duy trì sự tăng trưởng và sức khỏe nói chung. Hầu hết các chất dinh dưỡng này chỉ cần thiết ở một lượng cực nhỏ nhưng nếu thiếu chúng, những chức năng sinh học sống còn không thể hoạt động một cách hữu hiệu. Chất dinh dưỡng được coi như là “thức ăn” của cây; mà nếu chúng không thích hợp, những vấn đề về sức khỏe sẽ nảy sinh và cây sẽ “đổ bệnh”. Số lượng chất dinh dưỡng cần thiết đối với mọi loài cây là rất lớn và có thể được cung cấp bằng nhiều cách khác nhau. Tìm hiểu công dụng của một loạt dưỡng chất, mức độ sẵn có của chúng trong hồ thủy sinh và đánh giá tầm quan trọng của chúng là cách thức xây dựng một “danh sách mua sắm” những loại phân bón thích hợp.

Đa lượng và vi lượng

Dưỡng chất thường được phân thành đa lượng và vi lượng tùy thuộc và mức độ tiêu thụ của cây. Đa lượng (macronutrients) là những chất được tiêu thụ với số lượng lớn như can-xi, cac-bon, hy-dro, ma-nhê, ni-tơ, ô-xy, phốt-pho, lưu huỳnh và kali. Vi lượng (micronutrients) là những chất được tiêu thụ chỉ với số lượng rất nhỏ và thường được gọi là nguyên tố vi lượng. Chất vi lượng bao gồm bo, đồng, măng-gan, molyp-đen, clor, nic-ken, sắt và kẽm. Cả đa lượng lẫn vi lượng đều quan trọng như nhau đối với sức khỏe chung của cây thủy sinh.

Nước máy

Mặc dù nước máy là nguồn cung cấp chất vi lượng tốt, chất lượng của nó cũng thay đổi rất nhiều tùy vào mỗi vùng.

Dưỡng chất khác

Khi bạn lựa chọn chất dinh dưỡng, nên nhớ rằng một số loại phân bón bao gồm những chất vi lượng không thích hợp đối với cây thủy sinh và không nên dùng. Một số cây trên cạn có thể dùng những chất vi lượng này cho các chức năng vốn không hiện diện ở cây thủy sinh, chẳng hạn như hấp thu ni-tơ (từ không khí). Những chất như vậy gồm na-tri, silic, i-ốt và cô-ban. Cây thủy sinh không cần những chất này.

Nguồn nước máy biến thiên về độ cứng, độ a-xít và lượng kim loại và nên được kiểm tra trước khi sử dụng cho hồ thủy sinh. Nước cứng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn, và việc thay nước định kỳ với số lượng nhỏ sẽ duy trì dưỡng chất ở mức độ đầy đủ đối với hầu hết cây thủy sinh. Việc sử dụng nước máy phải dựa vào đặc tính của cây thủy sinh và chúng là loài nước cứng hay nước mềm. Trong bất cứ trường hợp nào, tốt nhất nên sử dụng nước máy (hơn là nước mưa hay lọc thẩm thấu ngược) vì ít ra nó phần nào là nguồn cung cấp dưỡng chất cho hồ thủy sinh.

Cây nước cứng và cây nước mềm

Tùy vào địa bàn phân bố của loài thủy sinh ngoài tự nhiên, mà chúng thích nghi với lượng dưỡng chất ở vùng đó. Yếu tố chính ảnh hưởng đến lượng dưỡng chất là độ cứng, không nên nhầm với độ pH và độ a-xít/độ kiềm. Cây thủy sinh ở vùng nước cứng cần nhiều can-xi, ma-nhê và kali hơn cây thủy sinh nước mềm, bởi vì những chất này có nhiều trong nước cứng. Mặt khác, cây nước mềm thích nghi tốt với nước có nồng độ các chất này thấp và không cần quá nhiều. Một số dưỡng chất, bao gồm nhiều loại vi lượng, không hiện diện trong nước cứng bởi vì chúng thường hiện diện dưới dạng ô-xít kim loại và không có tác dụng như là dưỡng chất. Trong trường hợp này, cây thủy sinh nước cứng trong hồ sẽ cần những chất này ít hơn bởi vì cây thích nghi tối đa với nhu cầu về chúng.

Nhìn chung, đa số cây thủy sinh xuất xứ từ vùng nước mềm, vì vậy hầu hết người chơi thủy sinh cố tạo môi trường nước mềm cho cây thủy sinh để đảm bảo rằng chúng được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, cây nước mềm có thể trồng trong nước cứng nếu bạn đều đặn cung cấp CO2, dưỡng chất duy nhất có thể thiếu ở cây nước mềm. Trồng cây nước cứng trong nước mềm khó khăn hơn nhiều, vì vậy nếu bạn trồng chung cây nước cứng với cây nước mềm thì cách tốt nhất nên hỗ trợ CO2 cho nguồn nước cứng ở mức độ trung bình. Trong môi trường hỗn hợp này, đa số cây vẫn phát triển tốt.

Dị hợp chất

Nguồn dinh dưỡng

Trong hồ thủy sinh, dưỡng chất có thể được cung cấp cho cây từ nhiều nguồn. Bởi vì cây hấp thu dưỡng chất qua cả lá lẫn rễ nên dưỡng chất phải hiện diện ở nền đáy và trong nước.

Vi lượng, hay chất vi lượng chỉ được tiêu thụ với lượng rất nhỏ và thường có sẵn trong hầu hết nguồn nước máy. Tuy nhiên, một số có thể nhanh chóng kết hợp với những nguyên tố khác thành các phân tử lớn hơn khiến cây không thể hấp thu được. Chúng cũng phần nào nên được cung cấp ở nền đáy hay bằng phân nước.

Khác biệt chính giữa phân nước và phân nền đó là phân nước cần được cung cấp hàng tuần hay mỗi hai tuần, trong khi phân nền thường tồn tại lâu hơn. Nền đáy của hồ thủy sinh có chức năng “dự trữ” các chất dinh dưỡng. Lượng ô-xy thấp và sự cố định của một đáy nền lèn chặt sẽ ngăn cản dưỡng chất bị trôi, ô-xy hóa, tác động với cac-bon hay bất kỳ phản ứng nào không có lợi đối với cây. Hơn nữa, sự dồi dào chất hữu cơ trong hầu hết nền đáy sẽ khiến dị hợp chất (chelated nutrients) kết hợp với dưỡng chất, khiến tạo ra lượng lớn dưỡng chất dự trữ, trong khi chỉ một lượng nhỏ dưỡng chất tan ra một cách từ từ. Phân nền được trộn từ nhiều dưỡng chất riêng rẽ hay sử dụng phân viên.

Thức ăn của cá

Những sinh vật bậc cao hơn cũng được cấu thành bởi các nguyên tố cơ bản tương tự. Do vậy mà thức ăn của cá, vốn được sản xuất dựa trên nguồn gốc động vật (thường là cá trong trường hợp thức ăn khô, chẳng hạn như tấm, viên, hay thỏi), bao gồm tất cả chất dinh dưỡng mà cá cũng như cây cần đến. Hầu hết những nguyên tố như vậy được cá thải ra và trở thành chất dinh dưỡng có ích cho cây. Nhiều loại thức ăn cá đặc biệt giàu phốt-phát và kali, và trong một hồ thủy sinh được chăm sóc tốt, có thể cung cấp đủ loại dưỡng chất này cho hầu hết cây cối. Tuy nhiên, đừng cố cho cá ăn quá nhiều vì thức ăn thừa, hư thối sẽ gây ra một số vấn đề cho hồ thủy sinh.

Nền đa dưỡng (rich-nutrient substrate)

Các chất phụ gia giàu dưỡng chất luôn sẵn có và thường được dùng làm nền đáy hay được trộn chung với chất nghèo dinh dưỡng. Nền thường chứa nhiều loại dưỡng chất cần thiết cho cây và không có sẵn ở các nguồn khác (nước máy, quá trình tự nhiên…). Trong một hồ đã thiết lập, phần lớn các chất này được nhả dần dần trong một thời gian dài, điều khiến nền đa dưỡng là giải pháp bón phân lý tưởng và lâu dài. Hầu hết nền đa dưỡng chỉ mất chất sau từ hai đến ba năm. Tuy nhiên nếu bạn thường xuyên thay một lượng nước nhỏ và để chất thải tích tụ trên nền đáy, nó sẽ trở thành bể lắng tự nhiên và từ từ nhả chất dinh dưỡng một cách liên tục. Nên thường xuyên thay một lượng nước nhỏ và châm đủ phân sắt để tái nạp cho nền đã thiết lập với phụ gia giàu dưỡng chất.

Nền đất trồng cây (soil-based substrate)

Mặc dù bạn phải để ý khi dùng loại nền đất trồng cây, tuy nhiên đúng là đất trồng cây chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng – hơn các phương pháp bón phân khác rất nhiều. Ngoài cac-bon, clor, hy-dro, nic-ken và ô-xy, đất trồng cây sẽ cung cấp những dưỡng chất cần thiết khác cho cây trong nhiều năm trời. Bởi vì hy-dro, clor, nic-ken và ô-xy đã có sẵn trong nước, hoàn toàn có thể chỉ sử dụng đất trồng cây và CO2 như là một giải pháp bón phân toàn phần. Trong 6-12 tháng đầu tiên, cac-bon được phát sinh dưới dạng CO2 đủ nhiều để không cần quan tâm đến việc cung cấp CO2.

Phân nước

Có nhiều loại phân nước “trộn sẵn” dành cho cây thủy sinh nhưng nên tránh sử dụng quá liều khiến tảo phát triển và gây nhiễm độc kim loại. Nói chung, hàng nào của nấy, một số loại phân nước đặc biệt hơn có tác dụng tốt hơn rất nhiều và bao gồm một lượng dưỡng chất cần thiết vừa đủ, không có quá nhiều hay quá ít một số nguyên tố nào đó.

Phân nước đặc biệt hiệu quả trong việc cung cấp dị hợp chất của sắt cho hồ thủy sinh. Mặc dù sắt là chất vi lượng và chỉ cần một lượng rất nhỏ, hồ thường thiếu chất này trừ phi được cung cấp dưới dạng dị hợp chất mà chúng tan ra từ từ trong một thời gian dài. Nhiều dưỡng chất trong phân nước trở nên vô tác dụng sau một thời gian ngắn, thường là do kết hợp với những nguyên tố khác hay bị ô-xy hóa. Vì lý do này, cần bón cho hồ một cách thường xuyên, thường là hàng tuần hay mỗi hai tuần.

Phân viên

Phân viên cung cấp dưỡng chất một cách cục bộ. Chúng là dạng phụ gia giàu dưỡng chất và đặc biệt nhiều sắt. Một số loài cây phát triển nhanh cần rất nhiều sắt, và việc cung cấp chất phụ gia ngay tại gốc sẽ giúp phòng tránh bệnh thiếu sắt. Bệnh thiếu sắt ở những cây khác, vốn không thể cạnh tranh tiêu thụ chất sắt, cũng sẽ giảm hay tránh được. Đừng sử dụng phân viên để bón hay cung cấp chất sắt cho “toàn bộ hồ” mà chỉ nên sử dụng như là chất phụ gia cho từng cây riêng biệt. Phân viên không cần thiết, dù chỉ dùng cục bộ, một khi sử dụng nền đất trồng cây.

CO2

Trong hầu hết hồ thủy sinh, CO2 cần thiết cho sức khỏe của cây và thường là yếu tố giới hạn sự tăng trưởng chung. Nếu lượng CO2 không đủ, cây không thể quang hợp một cách hiệu quả và do đó không thể tạo ra đủ năng lượng cần thiết để thực hiện các chức năng sinh lý cơ bản. Có nhiều cách để cung cấp CO2 cho hồ thủy sinh. Nó phát sinh một cách tự nhiên từ cá và sự hô hấp của cây, nhưng chủ yếu là từ vi khuẩn khi chúng phân hủy chất hữu cơ. Nhiều nền đất trồng cây và nền đã vận hành sẽ tiếp tục tạo ra CO2, mà chúng được cây sử dụng. Tuy nhiên, khối lượng tạo ra bởi các quá trình này nhỏ và không đủ cho hồ mật độ cao. Đấy là lý do tại sao việc bổ sung là cần thiết. Hơn nữa, sự trao đổi nước/không khí trong hồ liên tục nhả một lượng lớn CO2 vào không khí nên cũng cần được bổ sung.

Bởi vì CO2 là chất khí, không thể cung cấp chúng cho hồ thủy sinh theo cách thông thường như phân nước và phân nền. Có hàng loạt dụng cụ được thết kế để cung cấp CO2 cho hồ mà người chơi thủy sinh có thể lựa chọn và bao gồm việc sử dụng viên nén nhả CO2 từ từ, lọ phản ứng hóa học nhả khí từ từ và bình khí nén CO2 mà chúng có thể được điều chỉnh và thiết lập chế độ hoạt động nhờ bộ định thời. Tất cả những hệ thống này nhả khí CO2 trực tiếp vào nước hồ. Mục đích là để duy trì sự hòa tan của khí trong nước đủ lâu để cây có thể hấp thu.

Nguồn: http://www.diendancacanh.com/forum/…

Bạn đang đọc nội dung bài viết 13 Nguyên Tố Dinh Dưỡng Thiết Yếu Cho Cây Lúa trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!