Đề Xuất 5/2023 # 10 Vị Trí “Đắc Địa” Để Đặt Chậu Lan Hồ Điệp Hợp Phong Thủy Nhà Ở # Top 14 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 5/2023 # 10 Vị Trí “Đắc Địa” Để Đặt Chậu Lan Hồ Điệp Hợp Phong Thủy Nhà Ở # Top 14 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về 10 Vị Trí “Đắc Địa” Để Đặt Chậu Lan Hồ Điệp Hợp Phong Thủy Nhà Ở mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Trên bàn phòng khách

Phòng khách được xem như là diện mạo chung cho cả ngôi nhà. Thể hiện nét thẩm mỹ, phong cách, lối sống của gia chủ. Cho nên đây được xem là vị trí quan trọng nhất cần được chú trọng trong việc trang trí. Là nơi thích hợp nhất để đặt một chậu lan hồ điệp trên bàn.

2. Hai bên cửa chính – Vị trí đặt lan hồ điệp phong thủy

Cửa chính không đơn thuần là nơi đi ra đi và. Mà còn quyết định nguồn năng lượng tốt hay xấu bên trong ngôi nhà. Vì thế, nếu chọn vị trí đặt lan Hồ điệp là 2 bên cửa chính, bạn nên cân nhắc đến số lượng cành, màu sắc hoa, chất liệu chậu,… Để đảm bảo hài hòa thẩm mỹ và phong thủy nhất.

Đây được xem là vị trí mang lại sự thư giản, thoải mái cho cả gia đình sau một ngày làm việc vất vả, học hành mệt mỏi. Một chậu lan hồ điệp nhỏ đặt cạnh tivi sẽ làm cho những giờ phút thư giãn của cả gia đình càng thêm vui vẻ, gần nhau hơn.

Cầu thang và giếng trời thường được xem là những vị trí yếu điểm trong phong thủy. Nếu không biết cách khắc phục đây sẽ là nơi hứng những luồng không khí xấu vào toàn bộ căn nhà bạn.

Phòng ngủ là nơi rất quan trọng giúp cơ thể thật sự nghỉ ngơi và phục hồi lại thể trạng sau ngày dài làm việc. Đặt một chậu lan hồ điệp nhỏ trong phòng ngủ sẽ mang lại cho bạn cảm giác gần gủi, ấm cúng. Thể hiện sự tôn trọng, yêu thương nhau.

Đây là những khu vực đón nhận ánh sáng và luồng khí từ bên ngoài vào trong nhà. Vì thế rất lý tưởng để đặt hoặc treo những chậu lan Hồ điệp lung linh đầy màu sắc. Tạo cảm giác phấn khởi, tươi mới và tràn đầy năng lượng cho mỗi buổi sáng thức giấc.

Hành lang là lộ trình, là đường đi lưu thông chính của không khí. Bạn có thể chọn đặt chậu lan Hồ điệp dọc hành lang để giúp khu vực này thêm vận khí.

Nếu hàng lang to, có thể đặt những chậu lan Hồ điệp to, nhiều cành để ngăn chặn luồng khí xấu. Giúp không khí lưu thông dễ dàng hơn. Ngược lại, những chậu lan Hồ điệp nhỏ sẽ lý tưởng cho hành lang nhỏ, tạo sự rộng rãi cho lối đi.

Không khí nhà bếp thường ngột ngạt, nhiều mùi khác nhau. Đây là vị trí đặt lan hồ điệp thích hợp giúp không khí được thông thoáng hơn. Tạo cảm giác cân bằng với sự rối rắm của rất nhiều thức ăn, gia vị trong bếp

9. Phòng tắm

Phòng tắm là một nơi riêng tư. Bạn có thể đặt một chậu lan hồ điệp màu sắc (thường là lan hồ điệp màu trắng hoặc các màu sáng) tùy theo ý thích. Đây sẽ là liều thuốc tốt nhất cho cơ thể sau ngày dài mệt mỏi.

Đây là nơi cần được yên tĩnh tuyệt đối để tập trung cho công việc cũng như học bài. Bạn có thể đặt một chậu lan trên bàn tạo sự vui vẻ, sáng tạo. Hoặc cũng có thể đặt một chậu lan hồ điệp lớn dưới đất, cạnh bàn làm việc. Điều này sẽ tạo sự cứng cáp, tập trung, không dễ lay động.

Cách Chọn Vị Trí Cắt Cành Lan Hồ Điệp

Thắc mắc của số đông người trồng lan là làm thế nào để lan Hồ điệp tiếp tục nở hoa sau khi đã nở hoa. Theo đó, trước khi có chế độ chăm sóc phù hợp thì việc chọn vị trí cắt cành là rất quan trọng. Cắt cành đúng vị trí và kỹ thuật không chỉ bảo toàn sức sống cho cây mà còn đảm bảo cây ra hoa đẹp, chất lượng.

Các bước cắt cành lan Hồ điệp

Bước 1: Chọn dụng cụ cắt sạch sẽ, tránh nhiễm trùng cho cây

Dụng cụ cắt vừa sắc bén, sạch sẽ, vừa được tiệt trùng cẩn thận sẽ tránh gây nhiễm khuẩn cho cành cắt cũng như thối gốc, thối lá.

Bước 2: Tìm đúng những mắt trên thân cây

Quanh cành lan Hồ điệp sẽ có các bẹ cây, và dưới những bẹ cây này là mầm mống của những chiếc nụ chưa thành hình. Để tìm chính xác vị trí bẹ này, bạn có thể đếm từ dưới gốc lên đến mắt thứ 2, và cắt cách vị trí này khoảng 1cm lên phía trên. Sau vài tuần, cành mới sẽ mọc dài ra từ vị trí này.

Bước 3: Cố định cành mới và chăm sóc đợi ra hoa

Cố định cành mới bằng cách lấy dải cây nẹp lại 2 bên thân cây. Lưu ý không để cây bị trầy xước vì đây sẽ là điều kiện để cây bị nhiễm trùng và bệnh. Trong thời gian đợi cành mới ra hoa, chỉ cần để cây lan Hồ điệp ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, không bụi bẩn, khói thuốc là được.

Lưu ý sau khi cắt cành

– Không cắt cành vào thời điểm chuẩn bị sang chậu vì lúc này rễ cây đang bị yếu ớt. Cùng với đó, nên cắt cành sát gốc để đảm bảo cây đủ sức sống.

– Lan Hồ điệp có thể ra hoa nhiều lần, nhưng nếu cắt cành quá nhiều lần có thể ảnh hưởng đến chất lượng hoa của mùa sau cũng như khiến sức sống và tuổi thọ của cây bị giảm.

– Dụng cụ cắt sạch sẽ, tiệt trùng; vết cắt nhanh nhạy, sắc bén, không bị xơ hay kéo dài.

– Phương pháp cắt cành chỉ dành cho lan Hồ điệp, nên cân nhắc cho các giống lan Cattleya hay Dendro.

Vị Trí Đặt Hoa Cây Cảnh Trong Nhà

Vị trí đặt hoa cây cảnh trong nhà – không phải ai cũng hiểu hết các giá trị của cây cũng như phong thủy cây cảnh để có thể bài trí hợp lý và khoa học những chậu hoa cây cảnh trong nhà để phát huy hiệu quả nhất tác dụng của chúng.

Ngôi nhà là nơi mà mọi người thường tìm lại cảm giác yên bình, an toàn và thư thái,thoải mái sau những giờ làm việc vất vả, căng thẳng. Vì vậy mà khi thiết kế nhà, gia chủ cần lưu ý tới việc đưa hoa cây cảnh vào không gian nội thất để tăng hiệu quả thẩm mỹ, góp phần thanh lọc không khí và tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên, điều đó có lợi cho sức khỏe và tinh thần của ngay những người sinh sống trong không gian nội thất đó. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết các giá trị của cây cũng như phong thủy cây cảnh để có thể bài trí hợp lý và khoa học những chậu hoa cây cảnh trong nhà để phát huy hiệu quả nhất tác dụng của chúng. Có những vị trí gia chủ có thể bài trí hoa cây cảnh theo cảm quan, nhưng cũng có những vị trí bắt buộc phải lựa chọn thật cẩn thận cả chủng loại, màu sắc, kích cỡ… những chậu cây cảnh để tránh gây tác dụng ngược.

Phòng ăn: Phòng ăn lầ nơi đoàn tụ của các thành viên trong gia đình, hơn nữa đây còn là nơi mà những câu chuyện, những chia sẻ của các thành viên được giãi bày. Vì vậy, những loại hoa cây cảnh bài trí ở đây cần tạo được cảm giác ấm cúng, gần gũi, thoải mái và vui vẻ.

Phòng ngủ:

Phòng ngủ là nơi rất quan trọng trong việc phục hồi lại thể trạng sau một ngày dài làm việc, không những thế đây còn là nơi tạo cảm giác yêu thương, chia sẻ cho vợ chồng. Vì vậy, hoa cây cảnh bài trí trong phòng ngủ cần đạt những tiêu chí nhất định như: tạo cảm giác gần gũi, ấm cúng; màu sắc gợi nên một chút riêng tư, thầm kín, gợi cảm; đặc biệt là cây không gây hại cho sức khỏe; mùi hương không quá đậm mà chỉ nhẹ nhàng hấp dẫn.

Kỹ Thuật Làm Giàn, Mái Che Và Vị Trí Trồng Lan

Về độ thoáng, ánh nắng thì rất lý tưởng, nhưng cần để ý đến vấn đề gió, đối với các sân thượng cao, nhà có nhiều tầng thì cách thiết kế vườn lan như thế nào để khung trụ giàn che, mái che được vững chắc, che cản bớt gió. Ngoài ra đối với sân thượng là nền xi măng, hoặc gạch, do vậy nếu thực hiện vườn lan, chúng ta cần che hết cả sân, nếu không hơi nóng của xi măng sẽ ảnh hưởng đến cây lan. Chúng ta cũng có thể trồng một số dây leo trên giàn vừa làm đẹp, vừa giảm bớt độ nóng bữa trưa.

Giàn che lan và vật liệu xây dựng

Chúng ta cần phân biệt giàn che lan dành cho những cây lan nhỏ, lan cấy mô từ ống nghiệm đưa ra và giàn che dành cho những cây lan trưởng thành, sắp ra hoa.

Đối với trường hợp thứ nhất cũng như trường hợp thứ hai, nếu được chúng ta dùng: Khung sắt hoặc xi măng, thường dùng sắt ấp chiến có chiều cao 2,4 m, trụ chôn xi măng, chiều cao của giàn lan từ mặt đất lên mái có thể từ 2,4-3 m. Sử dụng khung sắt có lợi điểm là thic ông nhanh, chỉ cần bắt ốc các khung ngang ở trên mái che, hơn nữa thời gian sử dụng sẽ lâu, kéo dài trên 10 năm, dĩ nhiên giá sẽ cao. Khung gỗ, nếu dùng gỗ tốt thì tiền cũng đắt như cột sắt, thời gian sử dụng cũng kéo dài 5-10 năm trở lên, việc thi công lâu hơn. Đối với những gia đình ít tiền, để tiết kiệm, có thể sử dụng các cây gỗ, cột là những cây rừng, thời gian sử dụng tối đa 2-3 năm.

Theo ý kiến chúng tôi, nếu cần đầu tư để phát triển nghề trồng lan, đối với những gia đình ít tiền cần tính toán như thế nào để hợp lý hóa mọi vấn đề đầu tư, có lợi nhất. Chẳng hạn có thể dùng khung sắt làm giàn lan, giá cả sắt có cao hơn khung gỗ, thậm chí gấp đôi, nhưng thời gian sử dụng sẽ lâu hơn, ngoài ra cần để ý đến chất lượng vườn lan hơn là số lượng, chẳng hạn thay vì đầu tiên trồng 1.000 cây lan, thì chúng ta chỉ trồng 500 cây thôi, sau khi đã có kết quả chúng ta sẽ nhân đôi diện tích trồng và số lượng lan lên.

Mái che-tre nứa, cót hoặc lưới nylon xanh

Thông thường đối với lan nhỏ, lan cấy mô vừa ra khỏi phòng thí nghiệm, chúng ta dùng cót để làm mái che (ánh sáng 20-30 %), tránh ánh sáng trực tiếp

Trong trường hợp lan trưởng thành (7-8 tháng tuổi) đến sắp và đang ra hoa, cần tăng cường ánh sáng (60%), việc sử dụng các nẹp tre để đóng mái che thường dùng (nẹp tre rộng 3 cm, để hở 2 cm).

Đối với Thái lan và một số nước trồng lan Châu Á, người ta thường dùng lưới nylon xanh, có kể hở đều, dùng cho cả lan con và lan trưởng thành.

Việc sử dụng cót che, hoặc mái che bằng tre, thời gian sử dụng từ 2-3 năm, cần lưu ý là khi dùng cót hoặc nẹp tre trên mái chúng ta nên cột trên mái thật chặt và đều vì gió mạnh sẽ làm tróc mái che đi.

Nhu vậy khi nuôi trồng lan, nếu trồng lan con và lan trưởng thành trên cùng một giàn che, chúng ta chia ra từng ô để sử dụng mái che cho hợp lý.

Việc sử dụng mái che bằng nylon xanh. Chúng tôi chưa dùng, có thể đối với mái che này, anh sáng sẽ đều khắp giàn lan và mạnh, thích hợp cho lan trưởng thành và ra hoa.

Cách bố trí các cây lan

Lan treo trên giàn

Ưu điểm: Thoáng, cây phát triển đều và có thể nhanh, dễ chăm sóc và di chuyển.

Nhược điểm: Choán diện tích, so với lan để trên sạp (25-30 chậu/1m2, chậu có đường kính 12-14cm). Tốn móc kẽm treo và cần có cây ngang trên giàn (tầm vông hoặc sắt để móc) để móc chậu lan.

Lan để trên sạp

Ưu điểm: Chậu lan để được nhiều hơn (45-50 chậu/1m2, chậu Æ 12-14 cm). Vườn lan trồng rất đẹp, như một thảm hoa khi lan đến lúc thu hoạch.

Nhược điểm: Khó chăm sóc cây hơn khi treo giàn. Đôi lúc sâu bệnh nhiều hơn, vì chậu lan không thoáng bằng lúc treo chậu

Trong hai cách trên, nếu trồng qui mô công nghiệp thì nên để chậu lan trên sạp.

Hướng thực hiện giàn lan

Hướng để thực hiện giàn lan chỉ có ý nghĩa đối với các vị trí rộng, qui mô lớn, chẳng hạn từ 0,5 ha trở lên. Vì đối với các vị trí khác chẳng hạn ở các biệt thự balcon, vườn nhà… thì hướng mặt trời đã định sẵn, người ta chỉ che giàn thôi.

Thông thường, để thực hiện một vườn lan lớn, cần tránh xa nhà máy, các nơi đông đúc dân cư, cần thoáng, có ánh nắng đều khắp; vườn lan cách hàng rào từ 5-6m, mái lợp theo hướng Đông-Tây để tất cả các chậu lan đều hưởng được ánh nắng mặt trời từ sáng cho đến chiều, vì nếu cây lan chỉ có ánh nắng buổi sáng, hoặc buổi trưa chiếu thôi thì không tốt; độ nắng, độ ánh sáng của ánh mặt trời trong ngày có tác dụng khác nhau đối với sự phát triển của cây lan. nắng sáng đến trưa, ít gay gắt, cây lan quang hợp dễ dàng hơn và phát triển tốt, nắng từ trưa (12 giờ) đến chiều, rất gay gắt nhất là từ tháng 2 đến tháng 5, nhưng nếu thiếu nắng lúc này cây lan sẽ không cứng cáp, có nhiều sâu bệnh hơn là các cây lan được hượng trọn nắng từ sáng đến chiều.

Vị trí giàn lan

Sân thượng

Về độ thoáng, ánh nắng thì rất lý tưởng, nhưng cần để ý đến vấn đề gió, đối với các sân thượng cao, nhà có nhiều tầng thì cách thiết kế vườn lan như thế nào để khung trụ giàn che, mái che được vững chắc, che cản bớt gió. Ngoài ra đối với sân thượng là nền xi măng, hoặc gạch, do vậy nếu thực hiện vườn lan, chúng ta cần che hết cả sân, nếu không hơi nóng của xi măng sẽ ảnh hưởng đến cây lan. Chúng ta cũng có thể trồng một số dây leo trên giàn vừa làm đẹp, vừa giảm bớt độ nóng bữa trưa.

Trồng trước balcon

Trồng trước balcon đã có sẵn, có thể balcon này có nắng buổi sáng, balcon nhà kia chỉ có nắng buổi chiều, do vậy chúng ta không thể thay đổi gì được, mà chủ yếu để ý giống lan nào dễ trồng, dễ ra hoa mà thôi.

Trồng trong sân các biệt thự

Vị trí sân trong các biệt thự cũng đã có sẵn, chỉ có điều là có thể diện tích nó rộng hơn ở balcon, độ nóng có thể cũng ít gay gắt hơn ở balcon vì ở dưới đất, chúng ta cần tỉa, cắt bớt một số cây cao có nhánh xung quanh vườn lan để ánh nắng lọt được tối đa vào vườn lan.

Ở đây, độ thoáng có thể không bằng các chậu lan được trồng ở sân thượng hoặc ở các balcon. Vì vậy vấn đề sâu bệnh cần quan tâm đúng mức nhất là vào mùa mưa.

Vườn lan trên đồng ruộng

Những vườn lan lớn, qui mô từ vài sào trở lên, việc thiết kế cần đảm bảo độ thoáng, ánh nắng, việc di chuyển  và chăm sóc cây lan. một vườn lan như vậy có thể tồn tại trong vòng 10 năm hoặc hơn, hơn nữa chúng ta cần để ý đến việc nới rộng vườn lan khi có yêu cầu phát triển.

Đối với các vườn lan lớn như vậy, cần để ý hệ thống tưới nước cho đủ nhất là mùa nắng, nếu là nước giếng cần phân tích nước trước khi sử dụng.

Bạn đang đọc nội dung bài viết 10 Vị Trí “Đắc Địa” Để Đặt Chậu Lan Hồ Điệp Hợp Phong Thủy Nhà Ở trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!