Đề Xuất 5/2023 # 10 Nguyên Tắc Bón Phân Hiệu Quả Nhất # Top 6 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 5/2023 # 10 Nguyên Tắc Bón Phân Hiệu Quả Nhất # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về 10 Nguyên Tắc Bón Phân Hiệu Quả Nhất mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bón phân là giải pháp tác động lên quá trình chu chuyển vật chất trong tự nhiên. Việc bón phân cho cây trồng không trực tiếp tạo ra nông sản mà là để phối hợp tốt với thiên nhiên tăng năng suất, chất lượng nông sản trong quá trình chu chuyển vật chất.

Nguyên tắc số 1: 

Bón phân hợp lý cho cây Tức là phối hợp tốt với thiên nhiên để tạo ra sản phẩm có ích cho con người, chứ không phải là áp đặt ý muốn của con người lên thiên nhiên, cho nên con người muốn tạo ra nhiều nông sản thì cần nắm bắt được các quy luật chuyển hoá vật chất, làm quá trình chu chuyển vật chất diễn ra với quy mô lớn, cường độ mạnh, tốc độ nhanh.

Nguyên tắc số 2:

Mọi tác động đều chỉ nên vừa đủ, mọi thứ thừa hay thiếu đều gây hại cho hoạt động bình thường của nó.Nhiều người cho rằng cái gì đã tốt thì càng nhiều càng tốt, cái gì đã xấu thì càng nhiều càng xấu.

Tuy nhiên thực tế không như vậy, bón phân quá nhiều cũng gây hại cho cây, thậm chí làm cho cây chết. Ví dụ như: Đồng (Cu) là phân vi lượng đối với cây, nếu phun với nồng độ cao (trên 1%) làm cho lá cây bị cháy.

khi bón phân cho cây, điều quan trọng không phải chỉ là không để cây thiếu chất, mà còn không bón thừa yếu tố dinh dưỡng nào cho cây.

Sức chịu cũng như khả năng hấp thụ của các bộ phận trên cây cũng khác nhau. Cùng một loại phân bón, cùng hàm lượng nhưng có thể đối với bộ phận này là thừa, bộ phận khác lại thiếu. Vì thế cần nghiên cứu tính chất của từng loại phân bón, đặc điểm của các giống cây để lừa chọn cách cung cấp cho cây cho phù hợp.

Nguyên tắc số 3:

Khoa học ngày càng phát triển nhanh, cùng với đó tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng nhiều nhưng thiên nhiên cũng còn nhiều điều ta chưa biết tới. Thái độ chủ quan, có thể dẫn đến những sai lầm, nhiều thất bại trong sản xuất.

Để có thể bón phân hợp lý, phải thường xuyên quan sát, đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn. Kinh nghiệm tích lũy được kết hợp với những hiểu biết khoa học, giúp chúng ta ngày càng nâng cao mức độ hợp lý của việc bón phân.

Nguyên tắc số 4: 

Các kết quả nghiên cứu khoa học thu được từ phòng thí nghiệm thường rất xa so với điều kiện trên đồng ruộng, đất canh tác đại trà. Muốn có được kết quả như trong phòng thí cần đầu tư rất tốn kém để tại được môi trường và điều kiện tương tự. Vì vậy khi áp dụng đại trà, các kết quả khoa học không mang lại kết quả như mong muốn.

Chẳng hạn: Những phương pháp bón phân không để ý đến các loài sinh vật khác trên đồng ruộng, không chú ý đến mói quan hệ giữa chúng, thì sẽ làm giảm tác dụng của phân bón, thậm chí có hại.

Nguyên tắc số 5: 

Khoa học phân bón giúp ta bón phân hợp lý, tuy vậy nếu quá chuyên biệt trong lĩnh vực này sẽ làm cho kiến thức hiểu biết của ta về thiên nhiên trở nên manh mún và có nguy cơ dẫn đến thất bại.

Tuy nhiên, việc bón phân hợp lý để tạo ra năng suất cây trồng cao, bảo vệ tốt môi trường không chỉ đơn thuần là sự liên kết, sự giao thoa, sự liên ngành của một số lĩnh vực khoa học khác nhau, mà là sự tìm tòi nghiên cứu trong một lĩnh vực khoa học mà đối tượng của nó là sự sống, là quá trình tạo thành năng suất kinh tế. Đây là một loại đối tượng tổng hợp mà càng chia nhỏ ra càng chuyên biệt hoá, càng đi xa khỏi bản chất của đối tượng nghiên cứu.

Nguyên tắc số 6: 

Trong các hệ sinh thái, mỗi tác động từ bên ngoài đưa vào hệ, thường tạo ra những phản ứng dây chuyền, lan rộng ra trong không gian theo các mạng lưới dinh dưỡng, năng lượng, thông tin, v.v… và kéo dài theo thời gian, cho đến khi toàn bộ hệ sinh thái thiết lập được trạng thái cân bằng mới.

Mỗi hiện tượng xảy ra trong hệ sinh thái đều là kết quả của nhiều nguyên nhân, mặt khác một nguyên nhân có thể dẫn tới những kết quả khác nhau.

Bón phân cũng như những biện pháp kỹ thuật canh tác khác nhau, thường không chỉ gây ra một tác động trực tiếp dẫn đến một kết quả nào đó mà thường có nhiều tác động lên các thành tố trong hệ sinh thái và có thể dẫn đến những kết quả khác nhau, trong đó có thể có những kết quả mà con người không ngờ tới.

Bón phân hợp lý không cần sử dụng lượng phân bón nhiều mà có thể đạt được hiệu quả rất cao.

Nguyên tắc số 7:

Bón phân, con người nghĩ rằng đó là đưa điều tốt đến cho cây, vì vậy càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, hiệu quả của việc bón phân đạt cao nhất khi bón hợp lý, có nghĩa là phù hợp với hệ sinh thái nông nghiệp. Bón phân không hợp lý sẽ gặp phải phản ứng chống lại của tự nhiên, gây ra hậu quả xấu.

Nguyên tắc số 8: 

Cây trồng, hệ sinh thái nông nghiệp là những hệ thống thống nhất và hoàn chỉnh, mỗi bộ phận đều có vị trí và chức năng của mình. Bón phân cho cây trồng nằm tăng chất dinh dưỡng cho cây để tạo ra nhiều nông sản. Tuy nhiên cây trồng là một bộ phận của hệ sinh thái đồng ruộng do vậy không thể chỉ cải thiện một bộ phận của hệ sinh thái mà cần quan tâm đến sự hài hoà trong toàn bộ hệ sinh thái đồng thời thúc đẩy các hoạt động của toàn bộ hệ sinh thái hướng tới việc tạo ra năng suất cao.

Nguyên tắc số 9:

Bón phân là để làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng của nông sản, phải đáp ứng được nhu cầu của con người. Nếu chỉ quan tâm đến năng suất, để dư lại phân bón trong nông sản, khi nông sản có nhiều NO3, nhiều kim loại nặng thì nông sản không tốt cho sức khỏe con người. Bón phân không hợp lý có thể làm giảm phẩm chất nông sản rất đáng kể.

Ngoài ra, phân bón có ảnh hưởng đến thời gian bảo quản và chuyên chở nông sản, rau quả nhiều đạm rất nhanh hỏng, úng.

Bón phân không hợp lý thường để lại trong môi trường đất, nước, không khí những dư lượng phân bón gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Bón phân hợp lý không chỉ phát huy hiệu quả của phân bón mà còn đảm bảo cho môi trường trong lành và thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng tiến bộ.

Nguyên tắc số 10: 

Cần có cách nhìn toàn diện, khi canh tác bất cứ loại cây trồng nào cũng không thể tách rời ra khỏi đặc điểm của cây, phải có cách nhìn toàn diện và đặt đúng vị trí của nó trong hệ sinh thái đồng ruộng.

Sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện thời tiết từng năm và tính chất đất của từng địa phương. Người nông dân thường lấy kinh nghiệm sản xuất của năm nay để áp dụng cho năm sắp tới.

Muốn đạt năng suất chất lượng cao, người nông dân cần có cái nhìn toàn diện, cố gắng đi vào bản chất của các hiện tượng, không bị những nhiễu loạn nhất thời làm che mất bản chất.

Bón phân hợp lý dựa vào phân tích hệ sinh thái nông nghiệp, phân tích hiện tượng đã xảy ra và dự báo những hiện tượng có thể xuất hiện trong vụ tới để đưa ra giải pháp bón phân mang lại hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội cũng như môi trường.

10 Nguyên Tắc Trong Sử Dụng Phân Bón

* Nguyên tắc 1:

Bón phân hợp lý cho cây là tìm mọi cách để phối hợp tốt với thiên nhiên để tạo ra sản phẩm có ích cho con người, chứ không phải là chinh phục, là áp đặt ý muốn của con người lên thiên nhiên.

Nông sản là sản phẩm của quá trình chu chuyển vật chất trong thiên nhiên, cho nên con người muốn thu hút được nhiều nông sản thì cần nắm bắt được các quy luật chuyển hóa vật chất và tác động làm cho quá trình chu chuyển vật chất diễn ra với quy mô lớn, cường độ mạnh, tốc độ nhanh.

Bón phân là để tác động lên quá trình chu chuyển vật chất trong tự nhiên. Việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng không hoàn toàn là để cây trực tiếp tạo ra nông sản mà là để phối hợp tốt với thiên nhiên tạo ra sản phẩm trong quá trình chu chuyển vật chất.

* Nguyên tắc 2:

Đối với thiên nhiên mọi tác động chỉ cần vừa đủ, mọi thứ thừa hay thiếu đều gây hại cho mọi hoạt động bình thường của nó.

Theo cảm tính, nhiều người cho rằng cái gì đã tốt thì càng nhiều càng tốt, cái gì đã xấu thì càng nhiều càng xấu.

Bón phân quá nhiều hoặc với liều lượng cao đều gây tác hại cho cây, thậm chí làm cho cây chết. Nguyên tố đồng (Cu) là phân vi lượng đối với cây, nhưng phun với nồng độ cao (trên 1%) làm cho lá cây bị cháy. Trong việc bón phân cho cây, điều quan trọng là không những không để cây bị thiếu phân, mà phải không bón thừa bất cứ chất dinh dưỡng nào cho cây.

Cần lưu ý là sức chịu đựng cũng như mức độ tiếp thu các tác động từ bên ngoài của các bộ phận trên cây rất khác nhau. Đối với một loại phân bón, có thể đối với bộ phận này là thừa nhưng đối với bộ phận khác lại là chưa đủ. Chính vì thế mà có những loại hoá chất chỉ có thể bón cho cây vào đất mà không thể phun lên lá được.

Điều đáng chú ý là cho đến nay, trồng trọt, do tâm lý sợ thiếu cho nên người nông dân đã làm nhiều việc quá thừa, trong khi đó nhiều việc cần làm lại không biết làm.

Nếu có những hiểu biết đầy đủ hơn về cây trồng, hiểu được những nhu cầu của cây và con đường mà thiên nhiên thường đáp ứng nhu cầu cho nó, hiểu được các mối quan hệ giữa các loài sinh vật trong hệ sinh thái, con người có thể tiết kiệm được bao nhiêu việc làm thừa, đồng thời chỉ cần tiến hành những việc làm thật hợp lý để đạt được những khối lượng nông sản lớn.

* Nguyên tắc 3:

Thiên nhiên còn nhiều điều mà con người chưa biết hết, vì vậy không được chủ quan khi sử dụng phân bón.

Khoa học ngày càng phát triển nhanh, thành tựu khoa học ngày càng nhiều nhưng con đường khám phá thiên nhiên đang còn dài và còn nhiều quanh co khúc khuỷu. Thái độ chủ quan, cho rằng chúng ta đã có những hiểu biết quá đủ là không phù hợp, là có thể dẫn đến những sai lầm.

Điều đáng lo ngại là con người coi thường những gì chưa biết trong thiên nhiên và cho rằng những gì khoa học đã biết đủ cho con người hoạt động theo ý muốn của mình. Nhiều thất bại trong sản xuất có nguồn gốc từ sự ngộ nhận này.

Để có thể bón phân hợp lý, cần thường xuyên quan sát và rút kinh nghiệm từ thực tiễn sản xuất. Kinh nghiệm tích lũy được qua nhiều năm kết hợp với những hiểu biết khoa học, những kết quả của nghiên cứu khảo nghiệm giúp chúng ta ngày càng nâng cao mức độ hợp lý của việc bón phân.

* Nguyên tắc 4:

Trong thiên nhiên sống, các loài sinh vật tồn tại và phát triển trong các mối liên hệ chặt chẽ với nhau và với thế giới không phải sinh vật.

Các kết quả nghiên cứu khoa học được tiến hành trong các phòng thí nghiệm, trong các chậu vại, trong các ô thí nghiệm thường rất xa so với điều kiện môi trường sống của cây trên đồng ruộng.

Nhiều trường hợp, muốn có được kết quả như đã thu được trong phòng thí nghiệm người ta phải đầu tư rất tốn kém để tạo được môi trường và điều kiện tương tự như trong phòng thí nghiệm. Khi không có được những điều kiện này, các kết quả khoa học thường phát huy tác dụng rất kém, thậm chí còn làm nảy sinh nhiều vấn đề và người nông dân lại phải lao theo để giải quyết. Như thế, phải làm thừa ra bao nhiêu việc mà đáng lẽ không phải làm.

Thực tế cho thấy: những phương pháp bón phân nào mà không chú ý đến các loài sinh vật khác trên đồng ruộng, không chú ý đến các mối quan hệ chằng chịt giữa chúng với nhau, thì đó chỉ là những việc làm vô nghĩa và có khi có hại.

* Nguyên tắc 5:

Khoa học phân bón giúp ta bón phân hợp lý, tuy vậy nếu quá chuyên biệt trong lĩnh vực này sẽ làm cho kiến thức hiểu biết của ta về thiên nhiên trở nên manh mún và có nguy cơ dẫn đến thất bại.

Các ngành khoa học ngày càng chuyên hoá để đi sâu tìm hiểu kỹ đối tượng nghiên cứu. Người ta đã chú ý đến tình trạng này và thấy được nguy cơ của siêu hình. Vì vậy, đã có nhiều cố gắng để liên kết các ngành khoa học, nói đến những khoa học liên ngành.

Tuy nhiên, việc bón phân hợp lý để tạo ra năng suất cây trồng cao, bảo vệ tốt môi trường không chỉ đơn thuần là sự liên kết, sự giao thoa, sự liên ngành của một số lĩnh vực khoa học khác nhau, mà là sự tìm tòi nghiên cứu trong một lĩnh vực khoa học mà đối tượng của nó là sự sống, là quá trình tạo thành năng suất kinh tế. Đây là một loại đối tượng tổng hợp mà càng chia nhỏ ra càng chuyên biệt hoá, càng đi xa khỏi bản chất của đối tượng nghiên cứu.

* Nguyên tắc 6:

Trong các hệ sinh thái, mỗi tác động từ bên ngoài đưa vào hệ, thường tạo ra những phản ứng dây chuyền, lan rộng ra trong không gian theo các mạng lưới dinh dưỡng, năng lượng, thông tin, v.v… và kéo dài theo thời gian, cho đến khi toàn bộ hệ sinh thái thiết lập được trạng thái cân bằng mới.

Mỗi hiện tượng xảy ra trong hệ sinh thái đều là kết quả của nhiều nguyên nhân, mặt khác một nguyên nhân có thể dẫn tới những kết quả khác nhau.

Từ một hiện tượng là năng suất cây trồng có thể có một chuỗi các nguyên nhân và kết quả với 7 bậc nhân – quả khác nhau. Trong thực tế, một hiện tượng xảy ra có thể có nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân này lại có những nguyên nhân khác đi trước trong một mạng lưới các sự kiện và yếu tố đan chéo nhau toả ra đến vô tận.

Bón phân cũng như những biện pháp kỹ thuật canh tác khác nhau, thường không chỉ gây ra một tác động trực tiếp dẫn đến một kết quả nào đó mà thường có nhiều tác động lên các thành tố trong hệ sinh thái và có thể dẫn đến những kết quả khác nhau, trong đó có thể có những kết quả mà con người không ngờ tới.

Do đặc điểm của quá trình phản ứng dây chuyền và quá trình tiếp nhận các tác động từ bên ngoài vào các hệ sinh thái mà có thể có những tác động rất mạnh nhưng không gây ra hiệu quả gì đáng kể, trong khi đó, có những tác động nhẹ nhàng, nhưng được nhân lên trong phản ứng dây chuyền và tạo nên những hiệu quả rất lớn.

Bón phân hợp lý có thể không cần sử dụng những lượng phân bón mà có thể đạt được hiệu quả rất cao.

* Nguyên tắc 7:

Con người phân biệt ra trong thiên nhiên có cái tốt, cái xấu. Tốt xấu ở đây được đánh giá trên cơ sở lợi ích của con người. Từ việc phân chia các sự vật và hiện tượng thành 2 nhóm tốt và xấu, con người thường cố công để loại trừ, tiêu diệt những cái xấu và nhân lên, tăng thêm những cái tốt, với hy vọng là thu được lợi ích lớn. Đối với thiên nhiên, mọi thứ đều có vị trí của nó và cần thiết cho sự hài hoà và phát triển. Bằng các tác động đưa thêm các cái “tốt” và loại bỏ các cái “xấu” con người đã phá vỡ cân bằng trong các hệ sinh thái. Và như vậy, các tác động của con người đã thúc đẩy hoạt động của cơ chế điều tiết của hệ sinh thái để thiết lập trạng thái cân bằng. Với hoạt động của cơ chế này, những tác động của con người bị trung hoà và bị triệt tiêu. Hy vọng thu được lợi ích lớn không những không đạt được, mà những đảo lộn trong hệ sinh thái có thể dẫn đến nhiều hiệu quả tiêu cực.

Bón phân, con người nghĩ rằng đó là đưa điều tốt đến cho cây, vì vậy càng nhiều càng tốt. Thế nhưng hiệu quả của việc bón phân chỉ có thể thu được khi bón hợp lý, có nghĩa là phù hợp với hoạt động bình thường của hệ sinh thái nông nghiệp. Bón phân không hợp lý sẽ gặp phải phản ứng chống lại của hệ sinh thái đồng ruộng và chỉ có thể dẫn đến những hậu quả xấu.

* Nguyên tắc 8:

Trong nông nghiệp, không thể cải thiện thể hữu cơ thống nhất. chỉ bằng cách thay thế từng bộ phận của thể đó.

Cây trồng, hệ sinh thái nông nghiệp là những hệ thống thống nhất và hoàn chỉnh. Trong hệ thống đó mỗi bộ phận đều có vị trí và chức năng của mình. Mỗi bộ phận trong hệ thống được quy định không những chỉ phụ thuộc vào các yếu tố bên trong bộ phận đó, mà còn phụ thuộc vào các bộ phận kế cận, các bộ phận xung quanh và vào toàn bộ hệ thống.

Bón phân cho cây trồng chúng ta muốn tăng chất dinh dưỡng cho cây để tạo ra nhiều sản phẩm cho con người. Tuy nhiên cây trồng là một bộ phận của hệ sinh thái đồng ruộng. Chúng ta không thể cải thiện một bộ phận của hệ sinh thái là cây trồng mà không tính gì đến các bộ phận khác của hệ sinh thái đó. Nhiều trường hợp bón phân không mang lại kết quả là do chúng ta gặp phải những phản ứng điều tiết của hệ sinh thái.

Bón phân hợp lý là có tính toán đầy đủ đến các yếu tố trong hệ sinh thái, tạo sự hài hoà trong toàn bộ hệ sinh thái đồng ruộng đồng thời thúc đẩy các hoạt động của toàn bộ hệ sinh thái hướng tới việc tạo ra năng suất cao.

* Nguyên tắc 9:

Nền nông nghiệp tiến bộ phải là nền nông nghiệp nuôi dưỡng được con người cả thể xác lẫn tinh thần.

Bón phân là để làm tăng năng suất cây trồng. Năng suất đó phải đáp ứng được nhu cầu của con người. Vì vậy, nếu phân bón còn để lại dư lượng trong nông sản, nếu trong nông sản có nhiều NO3-, nhiều kim loại nặng thì nông sản không đáp ứng được nhu cầu của con người.

Phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nông sản. Đối với các sản phẩm cây công nghiệp, cây dược liệu, cây hương liệu, cây tinh dầu v.v… bón phân không hợp lý có thể làm giảm phẩm chất nông sản rất đáng kể.

Phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cất giữ, bảo quản và chuyên chở nông sản. Sản phẩm rau quả chứa nhiều đạm, nhiều nước rất chóng bị hỏng.

Ngoài việc đáp ứng nhu cầu của con người về vật chất, nông nghiệp còn đáp ứng nhu cầu của con người được lao động, được tiếp xúc với thiên nhiên, được khám phá những điều bí ẩn của tự nhiên. Bón phân không hợp lý thường để lại trong môi trường đất, nước, không khí những dư lượng phân bón có ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ, đến tâm trạng con người. Càng ngày việc thoả mãn nhu cầu đời sống tinh thần của con người càng tăng lên. Vai trò của nông nghiệp trong việc đảm bảo ổn định cuộc sống, ổn định xã hội cũng ngày một được nâng cao.

Bón phân hợp lý không những phát huy đến mức cao hiệu quả của phân bón mà còn đảm bảo cho môi trường trong lành và thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng tiến bộ.

* Nguyên tắc 10:

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, khi tiếp xúc với bất kỳ loại cây trồng nào cũng không thể tách rời chúng ra khỏi điều kiện sống của nó mà phải có cách nhìn toàn diện và đặt đúng vị trí của nó trong hệ sinh thái đồng ruộng. Thông thường người làm nông nghiệp chỉ biết có cây trồng mà quên mất cây trồng tồn tại và phát triển trong hệ sinh thái.

Kết quả của sản xuất nông nghiệp thường chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện cụ thể từng địa phương cũng như điều kiện khí hậu thời tiết của từng năm. Người nông dân thường lấy kinh nghiệm sản xuất của năm nay để áp dụng cho năm sắp tới.

Như vậy, việc tiến hành sản xuất nông nghiệp của nông dân thường chịu ảnh hưởng của cái nhìn hẹp và ngắn.

Muốn đạt được kết quả tốt, người nông dân cần có cái nhìn toàn diện đồng thời cần biết cách thoát ra khỏi hoàn cảnh cụ thể của một năm sản xuất, không để cho hoàn cảnh lung lạc mình và phải có cách nhìn vượt lên trên không gian và thời gian, cố gắng đi vào bản chất của các hiện tượng. Cách nhìn này không phải là không dựa trên cơ sở thực tế mà là cách nhìn xuyên sâu vào bản chất của thực tế, làm cho thực tế hiện rõ lên, không bị những nhiễu loạn nhất thời làm che mất bản chất.

Bón phân hợp lý là tìm ra những kết luận từ việc phân tích toàn diện hệ sinh thái nông nghiệp, phân tích thực chất các hiện tượng đã diễn ra, dự báo những hiện tượng và trạng thái có thể xuất hiện trong vụ tới để đề ra giải pháp bón phân mang lại hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội cũng như môi trường.

Nguồn: Giáo trình trồng và chăm sóc cây thanh long – Bộ NN&PTNT

Nguyên Tắc Khi Bón Phân Cho Hoa Hồng

Sử dụng đúng loại phân mà cây trồng yêu cầu và phù hợp với từng loại đất. Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Cây trồng yêu cầu phân gì bón phân đó. Bón đúng không những đáp ứng được yêu cầu của cây mà còn giữ ổn định của môi trường đất. Đất chua tuyệt đối không bón những loại phân có tính axít cao quá ngưỡng ;đất kiềm không bón các loại phân có tính kiềm cao quá ngưỡng.

Chat ngay với chuyên gia Chat ngay với chuyên gia

Trước đây khi mới bắt đầu trồng hoa hồng, mình bắt đầu với hoa hồng cổ Việt Nam như hoa hồng cổ sapa, hoa hổng cổ bạch vân khôi, hoa hồng đào cổ, hổng bạch xếp cổ, hoa hồng bạch ho, hoa hồng nhung cổ, hoa hồng cổ son môi, hoa hồng cổ sơn la, hoa hồng leo cổ Hải Phòng, hoa hồng cổ Huế, việc bón phân mình dùng chung một công thức cho tất cả các loại hồng cổ trên, tuy nhiên sau đó mình chuyển sang sản xuất hoa hồng ngoại, mình cũng áp dụng đúng quy trình bón phân như vậy thì hầu như các loại đều không sao, duy chỉ có hoa hồng ngoại Chant rose misato (hay hoa hồng ngoại Soeur Emmanuelle) thì có bao nhiêu cây là chết bấy nhiêu cây, sau đó mình tìm hiểu thì thấy cứ bón phân hóa học N – P – K với liều lượng giống các cây khác là Chant rose misato sẽ chết. Vậy nên người chăm hồng cần có nhạy cảm với từng loại giống để tránh bón không đúng loại phân bón vừa tốn lại vừa không cho hiệu quả như ý mà lại còn gây tổn hại như chết cây. Với mình thì Chant rose Misato thì không nên bón phân hóa học hoặc nếu bón thì bón với lượng thật ít sẽ cho hiệu quả cao.

Chat ngay với chuyên gia

II. Đúng liều

– Bón đủ lượng cho từng giai đoạn sinh trưởng, khả năng chịu đựng của từng loại cây vì có loại ưa bón ít một chứ bón nhiều xót rễ nhưng có cây lại chịu được bón nhiều.

– Như ở trên mình có ví dụ với hoa hồng ngoại Chant Rose Misato thì ta nên bón đúng liều lượng đó là giảm hẳn so với các loại khác. Còn khi cây vừa sang chậu thì nên bón liều lượng giảm đi, ưu tiên những loại phục hồi rễ, khi cây đã ổn định và phát triển mạnh mẽ thì liều lượng có thể tăng lên để đáp ứng đủ nhu cầu của cây.

Chat ngay với chuyên gia

– Có những cây đang bị bệnh nặng thì không nên bón phân hoặc bón với liều lượng cực thấp, cây đang bị bệnh, sức khỏe rất yếu, không thể hút dinh dưỡng như bình thường, nếu bón phân vào thậm chí có thể gây chết cây. Cây đang còi cọc chậm lớn bón thử dần, nói chung là người trồng và chăm sóc hoa hồng cần có nhạy cảm với tình hình cây tại vườn mà đánh giá chuẩn tình hình sức khỏe của cây để có liều lượng bón phân hợp lý.

– Cái này cần đặc biệt chú ý với những bạn mới chơi hoa, vì sao thế? Đối với thiên nhiên mọi tác động chỉ cần vừa đủ, mọi thứ thừa hay thiếu đều gây hại cho mọi hoạt động bình thường của nó. Theo cảm tính, nhiều người cho rằng cái gì đã tốt thì càng nhiều càng tốt, cái gì đã xấu thì càng nhiều càng xấu. Bón phân quá nhiều hoặc với liều lượng cao đều gây tai hại cho cây, thậm chí làm cho cây chết. Nguyên tố đồng (Cu) là phân vi lượng đối với cây, nhưng phun với nồng độ cao (trên 1%) làm cho lá cây bị cháy. Trong việc bón phân cho cây, điều quan trọng là không những không để cây bị thiếu đói, mà phải không bón thừa bất cứ chất dinh dưỡng nào cho cây. Cần lưu ý là sức chịu đựng cũng như mức độ tiếp thu các tác động từ bên ngoài của các bộ phận trên cây rất khác nhau. Đối với một loại phân bón, có thể đối với bộ phận này là thừa nhưng đối với bộ phận khác lại là chưa đủ. Chính vì thế mà có những loại hoá chất chỉ có thể bón cho cây vào đất mà không thể phun lên lá được. Các nguyên tố trung – vi lượng là rất cần thiết cho sự phát triển của cây, nếu ta bón thiếu liều lượng cây sẽ không phát triển cân đối, nhưng nếu phun thừa liều lượng thì cây sẽ bị nhiễm độc (nhiễm kim loại nặng), vì thế mọi thứ chỉ nên vừa đủ.

III. Đúng lúc

Chat ngay với chuyên gia

Là bón đúng lượng phân và đúng loại phân khi cây trồng cần. Trong suốt thời kỳ sống, cây trồng luôn luôn có nhu cầu các chất dinh dưỡng khác nhau cho sinh trưởng và phát triển của từng giai đoạn, vì vậy nên chia ra bón nhiều lần theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh, không bón một lúc quá nhiều, Việc bón quá nhiều phân một lúc sẽ gây ra thừa lãng phí, ô nhiễm môi trường, cây sử dụng không hết sẽ làm biến dạng dễ nhiễm bệnh, năng suất chất lượng nông sản thấp.

IV. Đúng cách

– Ví dụ bón phân chuồng thì bón lót lúc sớm vùi sẵn hay trộn đều trong đất để có độ ẩm ổn định cho các vi sinh sinh sống và phát triển , chớ bón trên mặt đất phơi nắng vừa mất đạm vừa tiêu diệt các vi sinh vật.

– Đừng bón sát gốc cây mà bón hơi xa gốc để nước mưa hoặc nước tưới ngấm từ từ xuống phần rễ bên dưới , bón sát gốc quá độ đậm đặc của phân chưa hòa loãng làm cháy gốc thối gốc và các rễ nổi quanh gốc. Cho nên bón hóa học phải tưới nhiều nước nhiều lần 1 lúc cho phân loãng ra nếu mưa nhỏ cũng phải tưới lại , nhưng tốt nhất là hòa loãng phân vào nước tưới, khi tưới tất cả bộ rễ, lá, đều hấp thụ hết số phân không bị thất thoát và hại như rắc, nên đỡ tốn phân hơn rắc nếu là đất màu hay cây công nghiệp

– Phân bón lá thì xịt đều trên lá vào chiều mát, nhưng đối với lá non, chứ lá già kém hấp thụ phân hơn.

– Khi bón phân xong nhất định phải tưới nước luôn, dùng vòi chia tia nhỏ để phun lại toàn bộ vườn một lượt để phân bị dính vào lá trôi xuống gốc nếu không sẽ bị cháy lá gây hại cho cây, vừa để phân bón ở gốc ngấm đều xuống đất, giá thể cho cây hấp thụ.

– Thời gian bón tốt nhất là vào sang sớm hoặc chiều mát. Thời tiết quá nóng và dưới tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời thì không phù hợp cho việc bón phân. Như đợt nóng kỷ lục 42.5 độ C vào tháng 6 năm 2017 vừa rồi nếu tưới phân thì không hợp lý. Đang đợt mưa bão, mưa liên tiếp nhiều ngày với lưu lượng rất lớn thì cũng không nên bón phân.

– Khi hoa đang nở to rồi thì không nên bón phân nữa vì dễ bị rụng hoặc cháy hoa

https://www.facebook.com/messages/t/noihoituhuongsacviet

Hotline: 0889098986

Comments

Nguyên Tắc “4 Đúng” Trong Sử Dụng Phân Bón

1. Đúng loại:

– Sử dụng đúng loại phân mà cây trồng yêu cầu và phù hợp với từng loại đất. Vì vậy cần phải hiểu rõ yêu cầu của từng loại cây: cần loại phân gì, tỷ lệ bao nhiêu tùy theo từng thời kỳ sinh trưởng, và nó được trồng trên loại đất có tính chất ra sao…

– Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Có loại cây ở giai đoạn sinh trưởng cần kali hơn đạm; cũng có loại cây ở thời kỳ phát triển lại cần đạm hơn kali. Bón đúng loại phân mà cây cần mới phát huy hiệu quả.

– Cây trồng yêu cầu phân gì bón phân đó. Phân bón có nhiều loại, nhưng có 4 loại chính là: N, P, K, S; mỗi loại có chức năng riêng. Bón phân không đúng yêu cầu, không phát huy được hiệu quả còn gây hại cho cây.

Ví dụ: Giai đoạn đầu của hầu hết các loại cây trồng đều cần loại phân có hàm lượng Đạm cao hơn. Nếu dùng phân hỗn hợp NPK để bón cho cây thì chọn loại có hàm lượng đạm cao như: NPK 20-10-10, NPK16-16-8,….

– Bón đúng không những đáp ứng được yêu cầu của cây mà còn giữ ổn định của môi trường đất. Đất chua tuyệt đối không bón những loại phân có tính axít cao quá ngưỡng ; đất kiềm không bón các loại phân có tính kiềm cao quá ngưỡng.

Ví dụ: Ở vùng đất quá chua, phèn thì nên sử dụng phân lân nung chảy hoặc lân có trong NPK để bón cho cây. Không nên sử dụng phân có gốc axít (phân lân supe) sẽ làm tăng độ chua của đất, cây không hấp thu được dinh dưỡng, bộ rễ không phát triển được.

2. Đúng liều

– Liều dùng là bao nhiêu? Hầu hết trên nhãn bao bì đều có hướng dẫn. Để sử dụng đúng liều lượng phân bón nhằm tiết kiệm được kinh tế, phù hợp với yêu cầu của cây trồng, tránh lãng phí phân bón, thì người sử dụng phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và kết hợp với quan sát hình thái và tình trạng của cây, đất đai nơi trồng cây, thời tiết, mùa vụ để quyết định bón lượng phân thích hợp.

Ví dụ: Vụ đông xuân ở miền bắc, thời tiết lạnh làm cho cây trồng hút ít dinh dưỡng hơn các vụ khác thì nên bón với số lượng ít hơn vừa tiết kiệm được chi phí lại không gây lãng phí.

– Trong canh tác, nông dân cũng có thể tùy theo sức sinh trưởng, sức đậu và nuôi trái của cây trồng mà gia giảm lượng phân cho tương đối, bên cạnh đó cũng cần lưu ý điều kiện thổ nhưỡng và pH của môi trường đất.

Ví dụ: Trên bao bì sản phẩm phân bón lá có ghi pha 10 g cho một bình 8 – 10 lít, lắc đều cho tan. Thì phải pha đúng theo hướng dẫn nếu pha với lượng nước ít hơn thì sẽ làm cháy lá, nhiều hơn thì hiệu quả không cao…

3. Đúng lúc

– Đúng lúc là bón đúng lượng phân và đúng loại phân khi cây trồng cần. Trong suốt thời kỳ sống, cây trồng luôn luôn có nhu cầu các chất dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển, vì vậynên chia ra bón nhiều lần theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh, không bón một lúc quá nhiều, sai nguyên tắc. Việc bón quá nhiều phân một lúc sẽ gây ra thừa lãng phí, ô nhiễm môi trường, cây sử dụng không hết sẽ làm biến dạng dễ nhiễm bệnh, năng suất chất lượng nông sản thấp.

Ví dụ: Để cây ăn trái ra bông và đậu trái nhiều thì ta phải bón phân cho cây ở thời điểm chuẩn bị ra bông và trong thời kỳ nuôi dưỡng trái bón thêm phân bón lá…

4. Đúng cách

– Bón đúng cách là bón phân sao cho cây trồng hấp thu hiệu quả nhất lượng phân bón vào (đúng theo hướng dẫn của nhà SX).

– Một khi đã xác định được đúng phân, thuốc, pha đúng liều lượng và chọn đúng thời điểm để xử lý mà cách dùng lại không đúng thì làm giảm tối đa hiệu quả sử dụng.

Ví dụ: Phân bón lá thì phải phun vào lúc trời mát, khoảng 8–10 giờ sáng hoặc 15–17 giờ chiều, thì lúc đó cây mới không bị cháy lá, hấp thu tối đa lượng phân được phun…

– Sử dụng phân phun qua lá sẽ không mang lại hiệu quả mà ngược lại sẽ làm tổn thương cây (cháy lá) nếu sử dụng không đúng cách. Lá cây trồng, ngoài chức năng quang hợp còn có vai trò thoát hơi nước qua hệ thống khí khổng, đó là những lỗ nhỏ li ti nằm phần lớn ở mặt dưới lá và cũng chính nơi đây mới có điều kiện hấp thu phân qua lá. Do đó khi sử dụng phân phun qua lá cần phải phun tập trung ở mặt dưới lá.

– Trong sử dụng phân bón hữu cơ khuyến cáo khi bón phân hãy đào rãnh và bón vòng theo hình chiếu của tán cây, phân hóa học như NPK bón theo đường rãnh cách  gốc 2/3 hình chiếu của tán cây, bởi cây nhận được phân qua hệ thống lông hút của rễ, mà hệ thống lông hút lại tập trung ở gần đầu chóp rễ và tồn tại không quá 24 tiếng do quy luật phát triển của cả hệ thống rễ, bên cạnh đó phân khi bón vào đất phải có quá trình hòa tan, phân ly tạo các ion và bám vào keo đất. Do đó bón phân theo hình chiếu tán, để phân có thời gian hòa tan, rễ có thời gian tìm đến để hấp thu phân.

* Việc sử dụng đúng 04 nguyên tắc trên ngoài việc giảm tối đa chi phí đầu vào cho việc sản xuất hàng nông sản còn làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, và không gây ảnh hưởng đến môi trường.

Nguồn: Internet

Bạn đang đọc nội dung bài viết 10 Nguyên Tắc Bón Phân Hiệu Quả Nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!