Đề Xuất 3/2023 # 【Hướng Dẫn】 Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Lan Kèn # Top 10 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # 【Hướng Dẫn】 Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Lan Kèn # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về 【Hướng Dẫn】 Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Lan Kèn mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hoa lan kèn – loài hoa có tên khoa học là Dendrobium Lituiflorum thuộc lớp Chi lan hoàng thảo. Hoa lan kèn thường được gọi với tên gọi khác là hoàng thảo kèn. Loài hoa này vô cùng phổ biến, có nguồn gốc xuất xứ ở rất nhiều nơi, trong đó phải kể đến khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, hoa lan kèn được trồng chủ yếu ở tỉnh Lai Châu.

Đặc điểm của hoa lan kèn

Đặc điểm hình thái của hoa lan kèn Thân: thân cây có dạng thân thòng, rủ xuống phía dưới. Thân khá to, đường kính từ 5-10mm, nảy mầm từ gốc vào thời điểm đầu năm. Thân cây có màu xanh cốm và thường có vài đường sọc trắng mờ. Có 02 loại thân: thân thẳng và thân zíc zắc.

Lá: lá của lan kèn mọc so le và giữa chúng có khoảng cách từ 10-30mm. Cổ lá có những khấc màu xanh trắng rất dễ nhận diện. Mỗi chiếc lá thường dài từ 80-100mm, rộng từ 20-30mm và có màu xanh đậm, mức độ đậm của lá thường tùy thuộc vào lượng ánh sáng và điều kiện môi trường mà cây tiếp nhận được.

Rễ: Rễ lan kèn thuộc loại rễ chùm và phát triển quanh năm, thích hợp với khí hậu nóng. Rễ có màu xanh tím hoặc xanh trắng là chủ yếu. Theo thời gian rễ cây sẽ mọc ra nhiều hơn, sau đó phân nhánh con rồi bám vào chất trồng. Những rễ con này sẽ phát triển về những hướng có ẩm cao.

Hoa: Cần hoa thường rất ngắn và mọc ra từ mắt của thân cây. Mỗi cần sẽ dài khoảng 20-50mm (tùy cây to hay cây nhỏ). Hoa mọc ra rất dày và nhiều, mỗi cần hoa sẽ mọc ra từ 1-3 bông, đôi khi có thể mọc nhiều hơn 3 bông. Mỗi bông hoa lan kèn to khoảng 40-50mm.

Màu sắc, hương thơm: Màu sắc thường thấy ở hoa lan kèn là màu tím tuyền – một màu sắc cực kỳ quyến rũ và nổi bật. Thỉnh thoảng sẽ có một số cây hoa cho hoa 5 cánh trắng lưỡi tím (đây là một trong những trường hợp đột biến hiếm gặp) hoặc hoa lan kèn màu trắng tuyền (cũng thuộc dạng đột biến hiếm). Hoa lan kèn tỏa hương thơm dịu nhẹ, thoang thoảng, dễ chịu khi ngửi.

Điều kiện sinh trưởng của hoa lan kèn

Vào thời điểm cuối năm, cây sẽ bắt đầu ngừng phát triển và bắt đầu quá trình rụng lá. Lá rụng từ gốc đến ngọn. Lúc này, rễ cây đảm nhiệm vai trò hút nước để nuôi thân và hỗ trợ cho cây ra hoa vào năm tới.

Hoa lan kèn ở vùng khí hậu lạnh thường sẽ nở sớm hơn những vùng có khí hậu nóng. Hoa thường nở rộ vào cuối mùa xuân – đầu mùa hè (khoảng tháng 3- tháng 4), với những vùng có nhiệt độ cao hơn thì khoảng tháng 4 – tháng 6 hoa sẽ nở.

Mỗi mùa hoa nở thường kéo dài được từ 7 – 10 ngày (trong điều kiện giữ ẩm và khô ráo cho cây). Khi nhiệt độ và môi trường lý tưởng, có thể kéo dài độ bền của hoa đến 15 ngày.

Ý nghĩa và lợi ích của hoa lan kèn Hoa lan kèn là một loài hoa với sắc tím rất dễ thu hút. Ngoài ra đặc điểm nuôi trồng của loài hoa này cực kỳ đơn giản nên hiện nay, lan kèn chủ yếu được chọn để trồng giải trí, trang trí khu vườn, nhà cửa.

Lan kèn cũng thường xuất hiện như một “màu sắc” trang trí cho những dịp lễ cưới hỏi, khai trương,… với ý nghĩa cầu chúc sự phát đạt, sum vầy. Ngoài ra, lan kèn cũng là một món quà tặng ý nghĩa để tặng bạn bè, người thân, đặc biệt là người phụ nữ vì hầu hết mọi loài hoa lan đều là biểu tượng của cái đẹp, sự dịu dàng, nữ tính.

Cách trồng và chăm sóc hoa lan kèn

Cách trồng hoa lan kèn Bước 1: Chuẩn bị giá thể để trồng hoa như cục gỗ, các loại chậu, đám rêu giữ ẩm. Lưu ý phải chuẩn bị giá thể thật sạch để đảm bảo cây không bị nhiễm các loại nấm bệnh.

Bước 2: Chuyển cây hoa sang chậu: Trước khi tách lan kèn ra khỏi chậu cũ thì cần tưới thật nhiều nước vào cây lan chuẩn bị tách, chờ khoảng nửa tiếng bạn sẽ có thể dễ dàng bóc từng lớp rễ ra khỏi chậu cũ. Hãy tiến hành cắt bỏ những đoạn rễ cây bị khô, sâu bệnh và sau đó chuyển sang chậu mới đã chuẩn bị từ trước.

Đối với những cây lan kèn vừa khai thác từ rừng về, bạn cần dùng thuốc/keo liền sẹo để bôi vào những đoạn cây bị dập. Tiến hành phun thuốc phòng chống mầm bệnh và treo lên chỗ thông thoáng rồi chờ 2-3 ngày mới ghép.

Bước 3: Trồng cây vào giá thể

Khi trồng cây vào chậu/cục gỗ luôn cần phải trồng cây thẳng, ngọn cây hướng về phía có ánh sáng mặt trời để có điều kiện quang hợp tốt nhất. Nên cố định cây một cách chắc chắn để cây không bị lung lay khi chịu va chạm.

Sau khi hoàn thành các bước trồng lan kèn, cần treo hoa ở trên cao, những nơi thoáng khí, hứng ánh sáng tốt. Bên cạnh đó, không nên để hoa hứng ánh sáng trực tiếp từ mặt trời vì sẽ khiến cây dễ bị mất nước, mau héo. Để tránh trường hợp đó bạn có thể bố trí lưới che ở giàn hoa.

Cách chăm sóc lan kèn khoa học Độ ẩm: nên cung cấp cho cây độ ẩm không khí từ 70-80%, đây là độ ẩm lý tưởng giúp cây phát triển tốt nhất và ra hoa đúng kế hoạch.

Ánh sáng: Khi mới trồng cây còn yếu nên hãy cung cấp cho cây khoảng 20% ánh sáng (nếu nhiệt độ trên 30 độc C) và 40% ánh sáng (nếu nhiệt độ dưới 20 độ C). Khi cây đã phát triển một thời gian và bắt đầu ổn định thì hãy cung cấp 30% lượng ánh sáng để cây khỏe mạnh, phát triển quanh năm.

Tưới nước: tưới nước đủ ẩm, không nên tưới quá nhiều để tránh tình trạng cây bị úng nước. Tần suất tưới cây phù hợp là mỗi ngày một lần, đối với những ngày nắng nóng thì có thể tưới 2 lần để cấp nước. Lưu ý nước tươi cây phải thật sạch, thỉnh thoảng hãy tưới vào lá cây để lá cây sạch bụi, diễn ra quá trình quang hợp tốt hơn. Không nên tưới quá mạnh để tránh làm tổn thương đến cây và hoa. Bạn cũng có thể dùng vòi tưới nhiều chế độ để tưới cả xa và gần.

Cách bày trí: nên để hoa có khoảng cách, không nên để các chậu hoa quá sát nhau. Đến mùa đông nên di chuyển cây hoa lan kèn tới những nơi thoáng gió, lúc này hoa cần hấp thụ nhiều ánh sáng hơn để ra hoa bình thường.

Bón phân: hoa cần được bón phân khi cây đang phát triển bộ rễ của nó. Hoa lan kèn dễ hấp thụ loại phân tan chậm hoặc phân bón qua lá. Có thể bón phân quanh năm, nhưng chủ yếu là dịp đầu năm. Khi mùa mưa tới bạn có thể hạn chế bón phân vì trong nước mưa đã cung cấp sẵn một số dưỡng chất cần thiết cho cây.

Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh: Để tránh các mầm bệnh không mong muốn nên phun thuốc phòng bệnh cho cây mỗi tháng 01 lần. Vào mùa mưa nên phun liên tục 10-15 ngày/lần để tăng sức đề kháng cho cây. Lưu ý nên phun thuốc vào lúc trời mát mẻ, không có mưa thì cây sẽ hấp thụ thuốc tốt hơn.

Hoa lan kèn sẽ nở rộ đúng thời mùa và cho ra những bông hoa sắc tím rực rỡ nhất khi bạn tuân theo những kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây. Chúc bạn sẽ luôn chăm sóc tốt nhất cho những cây hoa lan kèn của mình!

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Hoa Loa Kèn

Làm đất

– Để trồng hoa loa kèn, bạn cần chọn loại đất tươi xốp, nhiều bùn, độ ẩm cao, hoa không chịu được nước nên phải thoát nước nhanh. Thông thường hoa loa kèn được trồng trênđất thịt nhưng để đảm bảo sử sinh trưởng tốt bạn lên pha thêm đất sét hay pha cát để cung cấp đất nhiều dinh dưỡng hơn.

– Khi trồng hoa, đất phải cày bừa đập vỡ khoảng 3 lần, mỗi lần cách nhanh từ 5-7 ngày. Sau khi làm đất xong, phải nắm đựợc thành cục bỏ trong tay không bị vỡ ngay là được. Trồng hoa loa kèn phải làm luống cao, mặt luống phải thật phẳng sẻ rãnh rồi bòn phân thật hoai hay bón trước mùa đông rồi mới trồng.

Lưu ý khi trồng hoa loa kèn: Đất trồng hoa phải tránh nắng, tránh xa nơi có lò gạch, gần nhà máy có khói than để hoa có thể phát triển một cách tốt nhất.

Bón phân

Trong kỹ thuật trồng hoa và chăm sóc cây loa kèn, bạn sử dụng các loại phân như sau:

+ Phân ủ mục: 2m3/sào

+ Lân: 5kg/sào

+ Kali 5kg/sào

– Khi trồng đặt củ loa kèn giống vào rãnh hàng cách hành 45cm, củ cách củ 30cm, rồi lấp đất sâu vừa phải 4-5cm. Chú ý không nên lấp sâu quá nếu không cây sẽ khó mọc.

– Khi hoa vươn cao bạn cần tưới nước phân pha loãng 1/2- 1/5 lần, rồi xới xáo vun cao cho cây khỏi đổ. Đến thời điểm thu hoạch, nếu gặp thời tiết nóng ẩm cũng hay có hiện tượng bị rỉ sắt lá, nên phòng chống bằng Shimel 1%.

Thời vụ trồng hoa

Bạn nên bắt đầu trồng hoa loa kèn từ tháng 10-11sẽ cho thu hoạch vào tháng 4 năm sau. Không lên trông quá sớm sau tháng 4 vì cây con có thể bị nắng và chết. Từ trồng đến lúc mọc có thể tới 45-48 ngày. Để tránh cỏ mọc xung quanh cây loa kèn, bạn phải phủ 1 lớp rạ mỏng, vừa hạn chế cỏ vừa che phủ đất để giữ.

Cách chăm sóc hoa để phòng trừ dịch bệnh

– Củ hoa loa kèn không chịu được nước nên rất rễ thối lên bạn cần lưu ý không để quá lâu trong đất. Khi bảo quản củ giống trong đất 15-20 ngày bạn lên đảo lại một lần để loại bỏ củ nhỏ và củ thối.

– Lá thường bị khô đầu lá do thiếu dinh dưỡng. Cần bổ sung dinh dưỡng qua lá hay rễ. Phun lên lá vài lượng lân và 1% ure.

– Trường hợp lá bị sọc vàng gân lá, ta xới thoáng gốc và phun Zinép-Basudin.

– Thời tiết nóng ẩm lúc sang thu hoạch cũng hay có hiện tượng bị rỉ sắt lá, cần chú ý phòng chống bằng Shimel 1%.

– Sâu hại hoa Loa kèn thường ít xảy ra thành dịch.

Thu hoạch và nhân giống loa kèn

– Cắt hoa vào lúc bông hé nứt đầu cánh, chừa lại phần gốc 20-15cm có cả lá để cây nuôi củ. Hoa cắt xong có thể cắm ngay vào nước. Khi nhiều có thể để trong tủ lạnh 10-180C trong vòng 15-18 giờ đồng hồ, để hạn chế héo và nở sớm.

– Phần củ thân còn lại tiếp tục chăm sóc, xới xáo cho đến tháng 4 rồi mới đào củ. Củ đào lên đem rũ đất rồi cho vào cát (như bảo quản bưởi). Khi bảo quản cần giữ nguyên cả thân tới vụ trồng sau. Khi củ đem trồng cần cắt bỏ phần thân củ, phân loại củ to, củ nhỏ, củ nhỡ để trồng theo từng lô riêng, tiện cho việc chăm sóc cho đồng đều. Để thu hoạch làm nhiều thời vụ, cung cấp cho thị trường, cần làm thành nhiều đợt trong thời vụ chính tháng 10-tháng 11.

Chỉ bằng những kỹ thuật trồng hoa đơn giản, bạn sẽ có cho mình những cây hoa loa kèn vừa đẹp mắt, vừa thơm ngát. Với cách trồng hoa và chăm sóc này chắc chắn khu vườn loa kèn của bạn sẽ đơm hoa đúng thời điểm.

Cùng ngắm Hà Nội đẹp dịu dàng khi mùa hoa loa kèn nở:

Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan

Đối với những nguyên chuyên trồng hoa lan để kinh doanh thì phải chuẩn bị vườn trồng lan thật bền và chắc chắn:

Dựng rào xung quanh chắc chắn để chống được gió bão;

Thiết kế dàn che bớt ánh nắng trực tiếp, vừa để tạo bóng râm trong những buổi trưa nắng bằng tấm lưới màu đen, xanh đen, xám;

Giàn đặt chậu hoa có thể được đóng bằng sắt, giàn treo đóng bằng sắt ống nước hoặc tầm vông;

Nên thiết kế hàng trồng hoa theo hướng vuông góc với ánh nắng, nên đặt dọc hướng Bắc Nam

Đối với gia đình trồng lan, bạn có thể lựa chọn nơi thoáng mát, cao ráo như tầng thượng, ngoài ban công để trồng với số lượng nhiều. Còn nếu chơi 1 2 chậu lan nhỏ thì có thể tận dụng bệ cửa sổ để trồng cũng rất thích hợp, ưu tiên hướng cửa sổ ở hướng Đông hoặc hướng Nam để cây nhận được nhiều ánh sáng có lợi nhất.

Lựa chọn chậu và giá thể trồng lan

Loại chậu được sử dụng phổ biến nhất để trồng lan là chậu nhựa hoặc chậu đất nung, yêu cầu dành cho chậu trồng lan là phải có lỗ thoát nước, nếu nước thừa không thoát được ra ngoài thì cây sẽ bị chết.

Giá thể bên trong bạn có thể lựa chọn:

Than gỗ: chặt khúc nhỏ vừa với chậu cây, rồi đem rửa sạch và phơi khô;

Xơ dừa: chọn những quả đã già, khô xé nhỏ rồi đem ngâm khoảng 1 tuần; Vỏ dừa cũng chặt khúc nhỏ, ngâm vào nước vôi 5% để diệt vi khuẩn;

Vỏ lạc: rửa sạch, phơi khô.

Kỹ thuật trồng lan trong chậu

Sau khi đã có giống lan tốt, đã qua xử lý nấm bệnh và kích thích mọc rễ, bạn tiến hành trồng lan trong chậu:

Cho giá thể đã chuẩn bị vào chậu (giá thể chiếm khoảng 1/ 5 chậu), sắp xếp giá thể có kích thước lớn ở dưới, kích thước nhỏ ở trên và độ dày giá thể luôn cách mép chậu 1 – 2cm.

Tiến hành cắm cọc ở mép chậu nếu là hoa lan đa thân, cắm ở giữa chậu nếu là lan đơn thân giúp lan đứng vững;

Đặt cây hoa lan sao cho rễ cây nằm ở giữa lớp giá thể ,dùng dây buộc thân hoa lan vào cọc sao cho cành hướng vào giữa chậu, bên trên phủ lớp xơ dừa để tăng độ ẩm. Cây non mới trồng nên để nơi thoáng mát, có chỗ che nắng, đến khi cây cao khoảng 4cm thì đưa dần ra ngoài.

Cách chăm sóc hoa lan

Chú ý điều chỉnh ánh sáng cho cây

Tùy vào độ tuổi và tùy loai cây mà điều chỉnh độ chiếu sáng cho cây. Có những loại lan không chịu được nắng như Lan Hồ Điệp, trong khi lan Vanda lá dài chịu được 100% ánh nắng. Hãy tìm hiểu kỹ giống hoa lan mà mình đang trồng để có cách chăm sóc phù hợp.

Cường độ chiếu sáng cũng sẽ phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của hoa: giống cây non trồng từ 1 – 10 tháng chỉ cần chiếu sáng 50%, lan trồng từ 11 – 18 tháng có thể chịu được 70% ánh sáng, đặc biệt là thời điểm ra hoa cần phải được chiếu sáng nhiều hơn. Tránh để cây lan ở nơi có ánh sáng trực tiếp vì đa số hoa lan thường ưa bóng râm.

Bón phân đúng cách cho cây

Cây hoa lan cần đầy đủ 13 chất dinh dưỡng gồm đầy đủ chất đa lượng ( Đạm, Lân, Kali), trung lượng (Lưu huỳnh, Magie, Canxi), vi lượng( Kẽm, Sắt, Đồng, Mangan, Bo, Clo, Molypden) cần thiết để phát triển tốt nhất. Theo từng giai đoạn phát triển, cây cần:

Ở thời kỳ sinh trưởng, cây phát triển mạnh ở thân, lá mạnh nên cần cung cấp chất đạm cao, còn lân và kali sẽ thấp hơn;

Ở thời kỳ ra hoa cần lượng đạm thấp, lượng lân và kali cao hơn;

Ở thời kỳ nở hoa thì bổ sung thêm Kali cho cây, phần đạm và lân thấp hơn;

Cây lan cần chất dinh dưỡng nhưng sẽ không chịu được ở nồng độ quá cao, vì vậy khi cung cấp phân bón nên phun qua lá, đây là một cách hiệu quả và được thực hiện nhiều nhất.

Tưới nước cho cây

Cây lan sẽ sinh trưởng tốt trong điều kiện độ ẩm từ 40 – 60% vì vậy hãy tưới nước theo dạng phun sương cho cây. Nước sử dụng để tưới cây không có độ phèn và độ mặn quá cao, Clor trong nước tiêu chuẩn là có độ PH dưới 5,6.

Mỗi tuần chỉ tưới từ 1 – 2 lần với lượng nước vừa phải, tưới vào sáng sớm hoặc chiều mát, đặc biệt không tưới vào giữa trưa nắng

Phòng trừ sâu bệnh cho cây

Cây lan rất dễ bị sâu bệnh nên cần được xịt thuốc phòng chống sâu bệnh cho cây để diệt nấm và vi khuẩn, đặc biệt là vào mùa mưa. Hãy quan sát cây, loại bỏ những phần nhiễm bệnh, lau sạch lá cây và tìm mua thuốc xịt chống nấm và sâu bệnh tại các nhà vườn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Địa chỉ: 79 Trần Văn Đang, Phường 9, Quận 3, Hồ Chí Minh

SĐT: 093 878 00 01 (Zalo / Viber)

Email: giaohoatannoi247@gmail.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/giaohoatannoi

Tác giả: Thanh Hương

Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Hướng Dương

Cập nhật vào 14/11

1. Đặc điểm của cây hoa hướng dương

Hướng dương là loài cây thảo sống 1 năm, thân to thẳng có lông cứng, thường có đốm, cao 1-3m. Lá to, thường mọc so le, có cuống dài, phiến lá hình trứng đầu nhọn, phía dưới hình tim, mép có răng cưa, hai mặt đều có lông trắng. Cụm hoa đầu lớn, đường kính 7-20cm, bao chung hình trứng; Hoa hình lưỡi, ngoài màu vàng; các hoa lưỡng tính ở giữa màu tím hồng. Cây ra hoa vào mùa đông, mùa xuân, có quả vào tháng 1-2 năm sau.

2. Nên trồng hoa hướng dương thời điểm nào là tốt nhất?

Thời điểm tốt nhất để ươm mầm hoa hướng dương là cuối mùa xuân và đầu mùa hè. Nếu gieo hạt quá sớm thì phải trồng hoa trong nhà vì hướng dương không chịu được sương và giá lạnh.

3. Cách trồng hoa hướng dương

Cần chuẩn bị gì trước khi trồng?

Hạt giống hoa hướng dương: Tùy thuộc vào việc người trồng muốn trồng những cây hướng dương lớn khoảng 3m hay loại trung bình từ 1,8m đến 3m hoặc các loại hướng dương loại nhỏ.

Hiện nay, trên thị trường có 3 loại giống hướng dương như sau:

Loại cây thân cao: Hoa to, đường kính trên 30cm, thân cao 2m. Hoa hướng dương có đường kính 20cm, thân cao 2m, thích hợp để cắm hoa. Hắc long là loại rất được ưa chuộng, cánh hoa nhỏ, lá màu bạc.

Loại cây thân thấp (hướng dương hạt đen): Thích hợp để trồng trong luống, thân cao 60 – 70cm.

Loại cây thân lùn: Thích hợp để trồng luống hoặc trong chậu, thân cao 30 – 50cm

Bạn có thể mua hạt giống tại các cửa hàng chuyên cung cấp hạt giống uy tín. (các địa chỉ được thống kê cuối bài viết)

Đất trồng: Hoa hướng dương có thể sinh trưởng và phát triển tốt trên nhiều nền đất khác nhau. Tuy nhiên, nên chọn đất trồng tơi xốp, nhiều dinh dưỡng, thoát nước tốt để trồng cây hoa hướng dương. Bạn có có thể trộn thêm đất + tro trấu + xơ dừa + vôi bột theo tỉ lệ 1:1:1:1.

Chậu trồng: Nên chọn các loại chậu làm từ chất liệu gốm, sứ để chắc chắn. Dưới đáy chậu nên có lỗ thủng để giúp cây có thể thoát nước trong trường hợp trời mưa bão, hay trong trường hợp bạn lỡ tay tưới nhiều nước quá cho cây.

Ngoài ra bạn cũng có thể trồng trong chậu cây hữu cơ. Loại chậu này được làm từ xơ dừa đặc biệt hữu ích, bởi vì chúng có khả năng tự phân hủy khi gặp đất. Do đó, bạn có thể trồng thẳng chậu cây giống sau khi nảy mầm xuống đất hoặc vào chậu cảnh.

Các dụng cụ khác: xẻng, cuốc, bình tưới…

Các bước trồng hoa hướng dương

Bước 1: Ngâm hạt hướng dương vào nước ấm (tỷ lệ 3 sôi 2 lạnh) khoảng 8 tiếng

Bạn cần quan sát điều kiện thời tiết để chắc chắn rằng đã qua mùa sương giá thì mới gieo hạt hướng dương. Nhiệt độ nảy mầm thích hợp cho hoa vào khoảng 12 độ C, cây non có thể chịu nhiệt độ đến dưới -5ºC.

Bước 2: Đổ đất trồng hữu cơ đầy 3/4 chậu ươm cây giống. Gieo hạt giống hoa hướng dương, chú ý mỗi chậu chỉ gieo một hạt. Lấy tay ấn nhẹ hạt hướng dương khuất dưới bề mặt đất hoặc có thể phủ thêm khoảng 2cm đất trồng bên trên.

Chú ý: Hạt giống hoa hướng dương có thể gieo trực tiếp trong vườn hoặc chậu nhưng ươm cây con thì khả năng thành công cao hơn và cây cũng khỏe mạnh hơn.

Bước 3: Khi hạt giống nảy mầm, người trồng hoa nên tưới nước thật đều đặn. đồng thời di chuyển bầu ươm và vị trí mát, ánh sáng mặt trời nhẹ. Không được để cây tiếp xúc với ánh sáng quá gắt, điều này sẽ làm cây không phát triển được.

Quan sát thấy rễ cây non bắt đầu mọc qua đáy chậu ươm thì có thể mang ra trồng vào chậu cảnh cỡ lớn hoặc trồng trực tiếp trong vườn. Đất trồng trong chậu hay ngoài vườn cần được bón thêm phân hữu cơ để tiếp chất dinh dưỡng cho cây non.

Bước 4: Bên cạnh mỗi gốc hoa hướng dương, cần cắm một cây tre/thanh gỗ nhỏ, dùng dây buộc phần thân của hoa vào chúng để giúp cây cứng cáp, không bị gãy đổ.

4. Cách chăm sóc hoa hướng dương

Vào mùa khô, ngày tưới nước 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều tối. Tới mùa mưa, tránh để cây bị ngập úng. Chỉ nên dùng bình tưới loại nhỏ, tưới nhẹ nhàng, lượng nước vừa phải.

Cứ khoảng 15-20 ngày có thể bón phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục hoặc phân NPK pha loãng cho cây.

Thường xuyên nhỏ cỏ và thi thoảng vun xới xung quanh gốc để cây phát triển tốt hơn.

Sau khi trồng khoảng 60-70 ngày thì cây hướng dương sẽ nở hoa.

Bắt các loại sâu bệnh như sâu bướm và mọt trong suốt quá trình phát triển của cây, đồng thời ngắt những lá úa.

5. Ý nghĩa của hoa hướng dương

Hướng dương có mang rất nhiều ý nghĩa sâu sắc. Càng tìm hiểu sâu về loài cây hoa này bạn sẽ càng thấy thú vị và yêu thích nó. Không chỉ thể hiện tình yêu sắt son, đây cũng là hoa tình bạn, là loại hoa gắn kết tình cảm gia đình. Tham khảo chi tiết hơn qua bài viết:

Ý nghĩa của hoa hướng dương: Có thể bạn chưa biết?

6. Công dụng của hoa hướng dương

Trang trí trong không gian thêm đẹp xinh

Hoa hướng dương mang vẻ đẹp ấm áp, vui tươi, chính bởi vậy nhiều người thường cắm bình hoa hướng dương để trang hoàng không gian trong nhà, văn phòng…

Làm quà tặng người thân yêu những dịp đặc biệt

Nếu bạn tặng người yêu hoa hướng dương thì chắc chắn người ấy sẽ hiểu rằng bạn rất quan tâm, chung thủy với họ. Hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời, bạn cũng vậy trái tim luôn hướng về phía người ấy, dù có xa cách về địa lý hay vì bất cứ lý do gì. Những đóa hoa hướng dương màu sắc tươi tắn còn thể hiện ước mơ về một tương lai hạnh phúc giữa hai người.

Ngoài ra bạn cũng có thể tặng bạn bè, người thân, thầy cô với ý nghĩa khích lệ, thể hiện niềm tin hy vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai phía trước.

Chữa một số loại bệnh

Hướng dương có vị ngọt dịu, tính bình. Cụm hoa có tác dụng hạ huyết áp và giảm đau. Rễ và lõi thân tiêu viêm, lợi tiểu, chống ho và giảm đau. Lá tiêu viêm, giảm đau, trị sốt rét. Hạt trị lỵ, bổ cho dịch thể, thúc đẩy bệnh sởi chóng phát ban.

Hướng dương có tác dụng kháng sinh đối với Staphylococus aureus, Escherichia coli và các bào tử của Neurospora, là một loại thuốc giảm sốt, có thể dùng trị sốt rét của trẻ con (cồn chiết hoa và lá) và là thuốc hạ nhiệt không gây phản ứng bảo vệ của cơ thể. Dầu Hướng dương là một lọai dầu ăn tốt vì nó giàu acid béo.

Phì đại tuyến tiền liệt (dạng nhiệt tích ở hạ tiêu): Dùng khay hạt hướng dương thích hợp, mật ong. Khay hạt thái nhỏ, sắc hai nước, trộn nước đầu và nước hai, thêm mật ong vào cho đủ ngọt. Uống thay trà trong ngày.

Chữa viêm tuyến vú: Dùng khay hạt hướng dương, bỏ hết hạt, thái nhỏ, sao vàng, tán thành bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 9-15g, hòa với rượu hoặc nước sôi….

Đại tiện không thông: Dùng rễ cây hoa hướng dương giã nát, vắt lấy nước cốt, hòa thêm chút mật ong uống. Mỗi lần uống 15-30g, ngày uống 2-3 lần.

Chữa tiểu nhỏ giọt, dương vật đau buốt: Dùng rễ cây hoa hướng dương tươi 30g sắc với nước uống (chỉ đun sôi một đôi phút, không nấu quá lâu sẽ mất tác dụng). Hoặc dùng lõi thân và cành cây hướng dương 15g, sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, dùng liên tiếp trong nhiều ngày.

Sỏi thận, sỏi đường tiết niệu: Dùng lõi thân cành cây hướng dương một đoạn dài 1 mét, cắt ngắn, sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, dùng liên tiếp trong một tuần.

Đau bụng kinh: Dùng khay hạt hướng dương 30-60 g, sắc lấy nước, hòa thêm đường đỏ uống trong ngày.

Trị viêm loét bao tử tá tràng: đài hướng dương 60g, sắc uống hoặc đem hầm với bao tử heo 1 cái làm canh ăn.

Trị xuất huyết dạ dày: đài hướng dương 1 cái, sắc uống.

Trị viêm đường tiết niệu và sỏi tiết niệu: đài hướng dương 1 cái sắc uống.

7. Gợi ý một số địa chỉ mua hạt giống hoa hướng dương uy tín

Tại Hà Nội: Siêu thị hạt giống Hạt giống hoa Sunmart Cửa hàng hạt giống hoa quả Hà Nội Thế giới cây và hoa Tại Hồ Chí Minh HẠT GIỐNG THẾ GIỚI Công ty TNHH Hạt giống F1580 Công ty TNHH Hạt Giống Hoa Việt Nam

Địa chỉ: 31/78 Phan Huy Ích, P.15, Q. Tân Bình, TPHCM

Điện thoại: 028-54272155

Bạn có thể mua hạt giống ở 1 số địa chỉ sau:

Bạn đang đọc nội dung bài viết 【Hướng Dẫn】 Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Lan Kèn trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!